SKKN Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “Hô hấp” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8

docx 26 trang binhdn2 09/01/2023 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “Hô hấp” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_trong_chu_de_ho_hap_nham_nang.docx

Nội dung text: SKKN Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “Hô hấp” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8

  1. TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ “HÔ HẤP” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Đã từ lâu ngành giáo dục chúng ta dạy học theo những phương pháp truyền thống, mỗi môn học có phương pháp riêng, và dạy học các môn gần như độc lập nhau. Vì thế việc liên hệ kiến thức thực tế giữa môn học này với các môn học khác đối với học sinh rất khó khăn và chưa có sự gắn kết kiến thức trong quá trình học tập. Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ để tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với đó trong những năm qua phòng GD& ĐT huyện CưMgar cũng tổ chức nhiều cuộc thi viết bài theo chủ đề tích hợp và liên môn dành cho giáo viên và học sinh và cũng từ đó việc dạy học theo chủ đề tích hợp trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường trung học. Như vậy, đối với người làm công tác giáo dục phải thay đổi quan điểm, cách thức, phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp trong giáo dục và dạy học để phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trên, nhằm giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh, so với việc học các môn, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp trong phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học, trước yêu cầu của thực tế giảng dạy ngày càng hiện đại đòi hỏi phải đào tạo con người phát triển toàn diện, bản thân tôi băn khoăn trăn trở, làm thế nào để phương pháp dạy học bộ môn Sinh học được thực sự là dạy học theo chủ đề tích hợp, góp phần đào tạo các em HS trở thành những con người có khả năng thích ứng với thời đại mới? Điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “ Hô hấp ” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8.
  2. 2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Tích hợp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau. Giữa các bộ môn khoa học tự nhiên có quan hệ với nhau: Giữa Toán- Lý- Hóa, giữa Lý-Hóa-Sinh, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, hoặc giữa bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như Hóa- Sinh- Địa- Văn học, Giáo dục công dân Vì vậy vận dụng dạy học tích hợp không chỉ giúp cho học sinh nắm được nội dung kiến thức tổng thể mà còn biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa chúng để nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tiễn một cách tốt nhất. Việc thực hiện tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 3.Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 8 trường THCS Phan Đình Phùng 4.Giới hạn của đề tài Với đề tài này tôi chỉ áp dụng đối với chương hô hấp trong chương trình Sinh học 8 5.Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp Giáo dục được áp dụng trong quá trình nghiên cứu: Việc tổ chức dạy học có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù. Vì vậy, ngoài các phương pháp chung như : Thảo luận , vấn đáp, trực quan- tìm tòi, trình bày một phút, còn vận dụng nhiều phương pháp khác như : - Phương pháp sáng tạo trong trình bày. - Phương pháp động não
  3. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ . - Phương pháp tư duy logic II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ để tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường trung học. Với việc vận dụng dạy tích hợp, người thầy không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu; tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn. Theo hướng tích hợp, nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng sẽ đưa vào trường trung học các môn học như: Khoa học tự nhiên (tích hợp Lý, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (tích hợp: Văn, Sử, Địa), Hoạt động giáo dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) Điều này cho thấy việc dạy học tích hợp các môn sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất không chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc các môn học khác nhau để giải quyết. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông
  4. minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. 2. Thực trạng Đã từ lâu việc dạy và học các môn học riêng rẽ như một lối mòn trong suy nghĩ và hoạt động của giáo viên cũng như học sinh ở trường THCS. Chính vì thế kiến thức giữa các môn học gần như rời rạc nhau, không có sự gắn kết với nhau nên khi vận dụng chúng vào thực tiển các em rất lúng túng, hoạt động khó khăn và không hiệu quả. Trước những yêu cầu của cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn, mà yêu cầu đó hiện nay hầu như các em chưa đáp ứng được. Vì thế tôi đã mạnh dạng nghiên cứu và vận dụng đề tài Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “ Hô hấp ” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 ở trường THCS Phan Đình phùng. Thời gian đầu vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định nhưng tôi đã từng bước khắc phục dần và cũng đã gặt hái được những kết quả nhất định: Học sinh rất thích thú, đam mê học tập, nhất là những chủ đề liên quan đến những vấn đề về đời sống, thực tiễn như quá trình hô hấp ở người, quá trình quang hợp của cây xanh, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm bầu không khí, Không những thế mà học sinh còn xâu chuỗi, liên kết được các kiến thức thành một hệ thống nhất từ đó hình thành và phát huy những kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống bổ ích. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Dạy chủ đề “ Hô hấp ” trong thời gian là 2 tiết. Trong quá trình dạy, giáo viên đã vận dụng tích hợp kiến thức: - Môn Toán học, Hóa học, Công nghệ nhằm làm rõ hơn cho kiến thức của bộ môn Sinh học về hô hấp và giáo dục cho học sinh kỹ năng sống như: Khi nấu nướng bằng củi,
  5. chúng ta không nên dùng củi ướt, vì khi đốt củi ướt thiếu ô xi nên tạo ra rất nhiều khí cacbon ôxit và đặc biệt không dùng miệng để thổi lửa vì khi đó vô tình ta đã hít khí cacbon ôxit vào trong phổi làm cho ta bị ngạt và khi đứng lên sẽ bị chóng mặt và xay xẩm. Hoặc là khi ăn uống không được cười đùa vì như thế thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp và gây nguy hiểm - Tích hợp các kiến thức của môn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Thể dục giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống : Giáo dục cho học sinh phải biết tự rèn luyện bằng cách chọn cho mình một hoạt động và phương pháp luyện tập thể dục thể thao phù hợp để có được một hệ hô hấp khỏe mạnh, từ đó học tập tốt, lao động tốt. Đồng thời phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản thân và những người xung quanh. - Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh những kĩ năng cơ bản để bảo vệ và rèn luyện cơ thể nói chung và bảo vệ hệ hô hấp nói riêng. Từ đó, giúp học sinh hình thói quen sống khoa học để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của con người. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp - Để thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong bộ môn Sinh học 8, đầu tiên bản thân sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường nghiên cứu kiến thức các môn học khác có liên quan tích hợp vào chủ đề đang dạy, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp thuộc các bộ môn có liên quan để trao đồi thêm kiến thức nhằm giúp cho tiết học hấp dẫn, sinh động và giúp học sinh nắm được cốt lõi của vấn đề. Tiếp theo biên soạn giáo án và giảng dạy theo chủ đề tích hợp. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống. - Xác định được các cơ quan hô hấp ở người và chức năng của chúng. - Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hệ hô hấp. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao.
  6. - Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. 2. Kĩ năng: * Học sinh cần đạt kĩ năng vận dụng các kiến thức sau: - Môn Hóa học: Biết được các khí nitơ ôxit, lưu huỳnh ôxit, cacbon ôxit được tạo ra như thế nào và đó là những khí độc. - Môn Toán học: Cách tính toán để giải một bài toán tính khí hữu ích đi vào phế nang khi hít thở bình thường và khi hít thở sâu. - Môn Thể dục: Biết được khi tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng. - Môn Địa lí: Nắm rõ nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong lớp 7: Ô nhiễm môi trường nhiệt đới ôn hòa - Môn Ngữ văn: Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội trong chương trình Văn lớp 8: Ôn dịch, thuốc lá. - Môn GDCD: Biết được sức khỏe là vốn quí nhất của con người nên con người phải biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe, vai trò của môi trường trong đời sống con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường trong chương trình lớp 6: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể và chương trình lớp 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Môn Công nghệ: Biết được tác hại của CO2 là gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học và vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiển một các linh hoạt. • Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài học: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi quan sát tranh, ảnh. - Kĩ năng hoạt động nhóm tích cực.
  7. - Kĩ năng quản lí thời gian. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. - Kĩ năng tự bảo vệ hệ hô hấp trong sinh hoạt hàng ngày, khi thời tiết thay đổi. II. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học: - Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, đặt vấn đề. - Gợi mở, kĩ thuật tia chớp. - Sơ đồ tư duy, kiểm tra, đánh giá, trò chơi. - Phương pháp sáng tạo trong trình bày. - Phương pháp động não - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ . - Phương pháp tư duy logic III. Phương tiện dạy học: * Giáo viên: + Tranh ảnh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. + Tranh ảnh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. + Máy chiếu, máy vi tính. + Các tư liệu về: Các bệnh hô hấp, tác hại của thuốc lá, các bụi không khí, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, luật bảo vệ môi trường. + Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức. *Học sinh: - Tìm hiểu các bệnh về hô hấp - Bảng nhóm, bút lông, bút màu - Tìm hiểu những kiến thức các môn học có liên quan IV. Tiến trình dạy học thực hiện tích hợp vào chủ đề như sau: 1. Ổn định. 2. Bài cũ: ( kiểm tra trong quá trình dạy học)
  8. 3. Khám phá: - GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để giới thiệu bài mới cho HS Nhờ đâu mà máu lấy được khí O2 để cung cấp cho các hoạt động của tế bào? Đó là nhờ hệ hô hấp đã lấy O 2 từ không khí rồi chuyển vào máu đến cho các tế bào. Vậy hệ hô hấp có cấu tạo như thế nào mà đảm nhiệm được chức năng đó, chúng ta tìm hiểu trong chủ đề hôm nay: “Hô hấp”. 4. Kết nối: Chủ đề : HÔ HẤP. * Hoạt động 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - GV chiếu đoạn phim minh họa về hô hấp- Học sinh quan sát. - GV hỏi: Hô hấp là gì? (Kèm các hình ảnh minh họa)-HS trả lời cá nhân. - GV: chốt đáp án hô hấp là quá trình cung cấp O 2 cho các tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. - GV yêu cầu HS quan sát H20.1, thảo luận nhóm và thực hiện  mục I/SGK/65. - HS: quan sát H20.1, thảo luận nhóm và thực hiện lệnh SGK vào bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV: chốt đáp án đúng. - GV hỏi: Vậy hệ hô hấp có vai trò gì ? - HS: trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. - GV: Hãy viết sơ đồ cụ thể để giải thích vai trò của hô hấp. - HS: Vận dụng kiến thức hóa học để viết sơ đồ Gluxit + O2 ATP + CO2 + H2O - GV: Các chất hữu cơ đã được ôxi hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể. - GV chia lớp thành hai đội thi “Ai nhanh hơn” bằng cách ghép các mảnh ghép vào tranh câm sao cho đúng. - HS mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi, đội nào nhanh hơn sẽ được điểm cộng.
  9. - GV: Qua tranh mà các em vừa hoàn thành hãy cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào và chức năng của mỗi cơ quan ? - HS: Trả lời cá nhân - GV: Chốt đáp án, hệ hô hấp gồm hai phần là đường dẫn khí và hai lá phổi. - GV: Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi ? - HS: Liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. - Qua đó GV giáo dục cho HS kĩ năng sống: vào mùa đông chúng ta cần giữ ấm cho cơ thể để cơ thể không bị nhiễm lạnh vào phổi. * Hoạt động 2: Vệ sinh hô hấp - GV hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hấp ? - HS: Trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. - GV: Hãy kể một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. - HS: Kể một số bệnh theo hiểu biết của mình. - GV Cho HS quan sát các hình ảnh về bệnh liên quan đến đường hô hấp. - GV: Cho HS xem một số hình ảnh về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và hỏi hệ hô hấp bị tổn hại do những tác nhân nào ? - HS: Trả lời cá nhân - GV: hỏi các khí SOx, NOx, CO, CO2 được sinh ra từ đâu? Chúng có đặc tính gì? - HS dựa vào kiến thức hóa học để trả lời . - GV: Yêu cầu HS viết các phản ứng tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2. - HS: Bằng kiến thức hóa học viết các phản ứng: S + O2 SOx N + O2 NOx thiếu O2 C + O2 CO thừa O2 C + O2 CO2 - GV chốt ý: các khí SOx, NOx, CO, CO2 được tạo ra từ các hoạt động của con người, nhất là cơ chế tạo ra khí CO là do quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các chất
  10. đốt và đây đều là những khí rất độc. Ngoài ra GV cho HS hiểu biết thêm về tác hại của khí CO2 là gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, các khí SO2, NOx là tác nhân của hiện tượng mưa axit. • Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt đất hấp thụ , nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất vào vũ trụ lại được khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá , dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. GV giáo dục kĩ năng sống cho HS: Khi nấu nướng bằng củi, chúng ta không nên dùng củi ướt,vì đốt củi ướt thiếu ô xi nên sinh ra rất nhiều khí cacbon ôxit và đặc biệt không dùng miệng để thổi lửa vì khi đó vô tình ta đã hít khí cacbon ôxit vào trong phổi làm cho ta bị ngạt và khi đứng lên sẽ bị chóng mặt và xay xẩm.
  11. Ngoài ra GV còn giáo dục thêm cho HS khi ăn uống không được đùa giỡn vì nếu đùa giỡn thì thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với em bé. - GV: Hãy cho biết các chất độc (nicôtin, nitrôzamin) có nguồn gốc từ đâu ? - HS: trả lời từ khói thuốc lá. - GV: Khói thuốc lá có tác hại rất lớn đối với hệ hô hấp của chúng ta. Trong môn văn học lớp 8 có một văn bản đã đề cập đến tác hại của khói thuốc lá, em hãy cho biết văn bản đó có tên là gì và tác giả là ai? - HS: trả lời theo kiến thức môn văn học. - GV: Trong văn bản ”Ôn dịch, thuốc lá”, tác giả Nguyễn Khắc Viện đã so sánh giữa tác hại của AIDS và tác hại của thuốc lá và ông cho rằng thuốc lá đe dọa tính mạng con người còn hơn cả AIDS. - GV: Các tác nhân trên gây ra những tổn thương nào cho hệ hô hấp? HS trả lời cá nhân. Vậy để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp cũng như sức khỏe của con người nhà nước ta đã đề ra những biện pháp gì? HS trả lời cá nhân. GV
  12. chốt ý: Nhà nước ta đã ban hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. - GV: Vậy các tác nhân trên đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó gây nên những tác hại cho hệ hô hấp. Vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta. Ở địa phương em đã có những hành động cụ thể nào để hạn chế ô nhiễm môi trường? - HS: trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. Qua đó GV liên hệ ở địa phương đã có những hành động cụ thể để hạn chế ô nhiễm môi trường như:
  13. Hưởng ứng giờ trái đất Hưởng ứng ngày không khói thuốc GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tại đia phương, toàn dân thực hiện chiến dịch nào góp phần bảo vệ môi trường ? HS: Chiến dịch “ vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa ven đường, trồng và bảo vệ cây xanh” - GV: Là học sinh, bản thân em đã có những hành động gì để góp phần bảo vệ môi trường ? HS trả lời theo hiểu biết của mình. GV giáo dục HS cần lao động lớp học, nhà ở của mình sạch sẽ để đảm bảo cho mình có một hệ hô hấp khỏe mạnh, tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.Vì bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh là bảo vệ lá phổi xanh của trái đất cũng chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta. - GV: Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh ? - HS: Trả lời theo hiểu biết của bản thân như: tập luyện TDTT và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé. - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành lệnh mục II/SGK: + Hãy giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ? + Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp bằng cách cho HS giải bài tập: Một người thở ra là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml không khí. Nhưng khi người đó thở sâu, nhịp thở là 12 nhịp/phút,
  14. mỗi nhịp hít vào là 600 ml. Hỏi khí hữu ích đi vào phế nang trong trường hợp nào nhiều hơn? Biết khí vô ích ở khoảng chết là 150ml/nhịp. - HS: thảo luận nhóm và hoàn thành lệnh mục II/SGK. HS dựa vào kiến thức toán học để giải. - GV: đưa ra đáp án: * Khi nhịp thở 18 nhịp/phút: Khí lưu thông/phút: 18 . 400 = 7200ml Khí vô ích ở khoảng chết: 150 . 18 = 2700ml Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 - 2700 = 4500ml * Khi người đó thở 12 nhịp/ phút: Khí lưu thông: 600 . 12 = 7200ml Khí vô ích ở khoảng chết: 12 . 150 = 1800 ml Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 1800 = 5400 ml Vậy thở sâu và giảm nhịp thở sẽ tăng hiệu quả hô hấp. - GV: Theo em những bài tập thể dục nào giúp em phát triển lồng ngực? Vì sao? - HS: trả lời theo hiểu biết của bản thân. Qua đó, GV cho HS biết : Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng ngực đó là bài thể dục phát triển chung (đặc biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực), các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhận nhiều oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến lồng ngực nở ra. - GV chốt và chiếu một số hình ảnh minh họa thêm.
  15. GV: Vận động viên này có tên là gì và cô đã thi đấu môn nào? HS trả lời theo hiểu biết của mình. GV: Đây là vận động viên Vũ Thị Hương, là một vận động viên điền kinh. Do thành tích thi đấu nổi bật trên đấu trường Đông Nam Á, cô được giới truyền thông Việt Nam mệnh danh là "nữ hoàng tốc độ" chạy cự ly ngắn của thể thao Việt Nam. VĐV đạt HCV VĐV đạt HCV
  16. GV mở rộng giáo dục ý thức cho HS: Vậy bài tập thể dục giữa giờ rất quan trọng, không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn tốt cho cả cơ thể. Vì vậy các em cần tham gia tập thể dục giữa giờ một cách tích cực 5: Thực hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3. HS chuẩn bị sẵn giấy A3 hoặc giấy rôki, bút lông, bút màu để vẽ. Sau đó, GV gọi đại diện 1-2 nhóm mang kết quả đính lên bảng. Các nhóm còn lại đối chiếu, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chiếu sơ đồ tư duy cho HS tham khảo thêm.
  17. Để kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức bài học của học sinh, GV tổ chức trò chơi « Hộp màu bí ẩn » GV nêu luật chơi: Có 6 hộp màu, trong đó 5 hộp màu chứa 5 câu hỏi củng cố và 1 hộp màu may mắn. Đại diện mỗi tổ sẽ chọn 1 hộp màu và trả lời. Tổ nào trả lời đúng được 10đ, nếu trả lời sai thì tổ viên khác trong tổ bổ sung. Nếu không được thì nhường quyền trả lời cho tổ khác. Tùy theo mức độ mà giáo viên ghi điểm cho phù hợp. Còn tổ nào chọn được hộp màu may mắn thì cũng ghi được 10đ. Sau đó, GV tổng kết và khen thưởng.
  18. Trò chơi:’’ Hộp màu bí ẩn” 1 2 3 4 5 6 Các câu hỏi trong hộp màu bí ẩn: 1. Quá trình không ngừng cung cấp khí ôxi cho các tế 2. Các tác nhân gây bào của cơ thể và loại khí cácbônic do các tế bào thải hại cho hoạt động hô ra khỏi cơ thể gọi là gì? hấp là . . . . . Bụi; Các khí độc(NO ; HÔ HẤP x SOx; CO; nicôtin; nitrôzamin; vi sinh vật. . .
  19. 4. Cần luyện tập Chúc mừng bạn như thế nào để nhận được một có một hệ hô phần thưởng hấp khỏe mạnh? Cần luyện tập TDTT vừa sức và tập thở sâu giảm nhịp hô hấp thường xuyên từ bé 5. Nêu các cơ quan 6. Virus này có trong gia trong hệ hô hấp cầm, khi lây sang người sẽ có khả năng tạo ra đại dịch làm chết nhiều người. Virus đó có tên là gì? Đường dẫn khí và hai lá phổi H5N 1 6: Vận dụng + Học thuộc nội dung phần ghi nhớ /sgk + Trả lời các câu hỏi và bài tập/sgk + Nghiên cứu bài 23: “Thực hành: Hô hấp nhân tạo” + Các nhóm chuẩn bị dụng cụ theo sách giáo khoa. c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Qua thực hiện dạy học tích hợp vào chủ đề “Hô hấp”, tôi đã đạt được những kết quả khả quan như sau:
  20. + Tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng, thú vị, sinh động, hấp dẫn, học sinh học tập rất tích cực, học sinh nắm và khắc sâu được kiến thức ngay tại lớp, không chỉ kiến thức môn Sinh học mà học sinh còn biết cách vận dụng, tổng hợp các kiến thức của các môn học khác: Toán, Hóa, Lý, Giáo dục công dân, Lịch sử, Thể dục để giải quyết vấn đề trong bài học, giải thích những hiện tượng trong thực tiễn một cách rất sáng tạo và linh hoạt. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. + Vận dụng dạy học tích hợp đã giúp hình thành và phát huy kỹ năng, tư duy cho học sinh trong quá trình phân tích, tổng hợp, giải quyết những vấn đề được đặt ra, đồng thời giáo dục được cho học sinh những kỹ năng sống rất bổ ích + Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. + Dạy học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét học sinh nhiều kiến thức lý thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. * Kết quả đối chứng: Qua giảng dạy và cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá năng lực sau khi thực hiện xong chủ đề. Giữa lớp thực hiện theo dạy học tích hợp liên môn (Lớp 8 – năm học 2017 - 2018) đạt chất lượng cao hơn hẳn lớp dạy không thực hiện tích hợp liên môn (Lớp 8 – năm học 2016 - 2017). Cụ thể như sau: Lớp 8 năm học :2017 - 2018 GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU KÉM >=TB LỚP TSHS S SL % SL % SL % SL % % SL % L 8a1 32 16 50 10 34,4 6 15.6 0 / 0 / 18 100%
  21. Lớp 8 năm học : 2016 – 2017: GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU KÉM >=TB LỚP TSHS SL % SL % SL % SL % SL % SL % 31 6 19,4 9 29 12 38,7 4 12,9 0 / 70 % 8a1 III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận: Qua việc vận dụng dạy học tích hợp vào giảng dạy chủ đề: “Hô hấp” môn Sinh học 8, chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể như sau: + Đối với học sinh: Vận dụng dạy học tích hợp vào chủ đề “Hô hấp” có tính thực tiễn cao nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. + Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề tích hợp không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
  22. 2. Kiến nghị: Nhà trường, phòng giáo dục cần tạo điều kiện mở thêm các buổi trao đổi chuyên môn giữa các trường, các bộ môn để giáo viên trao dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy Quảng Hiệp, ngày 25 tháng 02 năm 2019 Người viết Thân Thị Hiển
  23. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 2. Sách giáo khoa Hóa học lớp 8 3. Luật bảo vệ môi trường 4. Luật phòng chống thuốc lá 5. Nguồn internet
  24. MỤC LỤC : Mục lục Trang I. Phần mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2 3 . Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 5 Phương pháp nghiên cứu . 2 II. Phần nội dung 3 1 . Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng. 4 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 4 a. Mục tiêu của giải pháp 4 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5 c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học phạm vi ứng dụng và 19 hiệu quả. III . Phần kết luận, kiến nghị 20 1. Kết luận. 20 2. Kiến nghị 21 Tài liệu tham khảo 22
  25. PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 1. Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường Hội đồng khoa học trường THCS Phan Đình Phùng thống nhất xếp loại . Chủ tịch Hội đồng khoa học trường Hiệu trưởng 2. Đánh giá của Hội đồng khoa học huyện CưMgar Hội đồng khoa học ngành Giáo dục huyện CưMgar thống nhất xếp loại . Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Giáo dục huyện CưMgar 3. Đánh giá của Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk thống nhất xếp loại . Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk