Sinh 8 - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen

doc 44 trang hoaithuong97 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sinh 8 - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_8_chuong_i_cac_thi_nghiem_cua_menden.doc

Nội dung text: Sinh 8 - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen

  1. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 3 - Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của bố mẹ. - Ý nghĩa của quy luật phân li: + Xác định tương quan trội – lặn để tập trung nhiều gen trội quý vào cùng một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao. + Tránh sự phân li tính trạng trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới năng xuất - Ứng dụng cuả quy luật phân ly trong sản xuất: + Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tính trạng tốt còn tính trạng lặn là tính trạng xấu hại . Do đó trong sản xuất để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về tính trạng trội( AA) Ví dụ: P: AA( trội) x AA( Trội) Gp: A A F1: AA Kiểu đồng tính trội Hoặc P: AA( trội) x aa( lặn) Gp: A a F1: Aa( Kiểu hình đồng tính trội) + Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn( xấu) người ta không sử dụng cơ thể dị hợp( không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn( xấu). Ví dụ:P: Aa( không thuần chủng) x Aa( không thuần chủng) Gp: A,a A,a F1: 1AA, 2Aa,1aa Kiểu hình có ¼ mang tính trạng lặn( xấu) -Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra. Câu 6.3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? Nôi dung sơ đồ hình 2.3( sgk) Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng. Câu 7: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là: - Đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. - Phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Hoặc tiến hành tự thụ phấn: Nêú kết quả của phép lai:
  2. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 4 - Đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. - Phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Câu 8: Thế nào là lai phân tích? Trình bày mục đích và ý nghĩa của phép lai này. - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. - Mục đích: Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Nếu kết quả phép lai là đồng thì thì các thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. - Ý nghĩa: Ứng dụng để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Câu 9.1: Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Câu 9.2: Menđen đã dựa vào căn cứ nào để khẳng định nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp? - Qua kết quả thông kê về tỉ lệ kiểu hình ở F2, thu được tỉ lệ 3 cây hạt vàng: 1 cây hạt xanh =>F2 có 4 kiểu tổ hợp giao tử =>Cây F1 có 2 loại giao tử.Vì F1 có 2 loại giao tử, cho nên suy ra F1 có 1 cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng màu hạt. - Kết quả lai phân tích cơ thể F1 cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây hạt vàng: 1 cây hạt xanh. => Cây F1 cho 2 loại giao tử. Vì F1 có 2 loại giao tử, cho nên suy ra F1 có 1 cặp nhân tố di truyền quy đinh tính trạng màu hạt. Bài 4 – 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG Câu 10: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập, điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập? - Nội dung của quy luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”. -Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: +Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) nằm trên các cặp NST khác nhau. +Các cặp NST phân li ngẫu nhiên (độc lập)trong quá trình giảm phân - Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: + Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của giao tử trong quá trình thụ tinh. + Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống.
  3. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 5 Câu 11: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của mình bằng quy luật phân li độc lập, nghĩa là các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Kết quả thí nghiệm được Menđen giải thích qua sơ đồ lai: P: Vàng, trơn x xanh, nhăn AABB aabb G: AB ab F1: AaBb (100% vàng, trơn) F1 x F1: AaBb x AaBb G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: ♂ AB Ab aB ab ♀ AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb. Kiểu hình: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Câu 12: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Men đen căn cứ vào tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó, nên đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. Cụ thể: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn = ( 3 vàng : 1 xanh ) (3 trơn : 1 nhăn ). Câu 13: Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ về biến dị tổ hợp. Nó được xuất hiện với hình thức sinh sản nào?tại sao? a) Khái niệm: Biến dị tổ hợp là loại biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại các gen của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con cháu xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ. b) Ví dụ: Thực hiện phép lai hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan P: Thuần chủng hạt vàng, trơn x thuần chủng hạt xanh, nhăn F1: Tất cả đều vàng, trơn F1: Tự thụ phấn F2: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn. Sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. c) Biến dị tổ hợp khá phổ biến ở những loài sinh sản hữu tính (giao phối). - Sinh sản hữu tính được thực hiện bằng con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh có xảy ra sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi đoạn giữa các NST đã tạo ra nhiều giao tử, nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc .
  4. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 6 Câu 14: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? - Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa. - Ở các loài sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất gen thường tồn tại ở thể dị hợp. Do đó, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu. Điều đó, giải thích vì sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn so với loài sinh sản vô tính. Câu 15: Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan? Những quy luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? - Menđen thường tiến hành các thí nghiệm của mình trên đậu Hà Lan vì: + Hoa đậu Hà Lan là một loài hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. Đặc điểm này của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai ở đời F1, F2, từ một cặp bố mẹ ban đầu. + Bên cạnh đó, với đặc điểm dễ gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu. - Các quy luật di truyền của Menđen phát hiện không chỉ áp dụng cho đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác. Vì, mặc dù thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan nhưng để khái quát thành quy luật. Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau Menđen mới dùng toán thống kê toán học để khái quát thành quy luật. Câu 16: So sánh quy luật phân li với quy luật phân li độc lập. 1. Những điểm giống nhau: - Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như: + Bố mẹ mang lai phải thuần chủng cặp tính trạng được theo dõi. + Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn. + Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn. - Ở F2 đều có sự phân li tính trạng (xuất hiện nhiều kiểu hình). - Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. 2. Những điểm khác nhau: Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập - Phản ánh sự di truyền của một cặp - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. tính trạng. - F1 dị hợp một cặp gen, tạo hai loại - F1 dị hợp hai cặp gen, tạo bốn loại giao tử. giao tử. - F2 có hai loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 - F2 có bốn loại kiểu hình với tỉ lệ: 9 : trội: 1 lặn. 3 : 3 : 1. - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp. - F2 có bốn tổ hợp với ba loại kiểu - F2 có mười sáu tổ hợp với chín loại gen. kiểu gen.
  5. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 7 Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ Câu 17: NST là gì? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó. - NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. - Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa: NST gồm hai crômatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST còn có eo thứ hai. Mỗi crômatit bao gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histôn. Câu 18: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng. - NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền. - NST có đặc tính tự nhân đôi (nhờ ADN tự sao) do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 19: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. a) Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn định qua các thế hệ. - Ví dụ về số lượng NST: Ở người 2n = 46; tinh tinh 2n = 28; gà 2n = 78; ruồi giấm 2n = 8, ngô 2n = 20; cà chua 2n = 24. - Ví dụ về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có bốn cặp NST có hình dạng khác nhau: Hai cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hình que (X), một hình móc (Y) ở con đực. b) Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội: - Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên cặp NST tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n). - Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong giao tử có NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n). Bài 9: NGUYÊN PHÂN Câu 20: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt. Đầu - Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. - Các NST kép đóng xoắn cực đại. Giữa - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
  6. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 8 bào. - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai Sau cực của tế bào. - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc Cuối chất. Câu 21: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân? - Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kì trung gian trước khi quá trình nguyên phân bắt đầu, tạo thành hai NST kép gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động. - Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép, làm cho các NST được phân phối đều về hai tế bào con sau này. Nhờ cơ chế trên đã đảm bảo tính ổn tính của bộ NST trong quá trình nguyên phân. Câu 22: Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng? 1. NST kép và cặp NST tương đồng: a) NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm có hai crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc: Hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. b) Cặp NST tương đồng là cặp gồm hai NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng và kích thước, mang tính chất hai nguồn gốc: Có một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 2. Khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng: NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là một chiếc NST gồm hai crômatit - Gồm hai NST độc lập giống nhau về giống nhau, dính nhau ở tâm động. hình dạng và kích thước. - Mang tính chất một nguồn gốc: Hoặc có - Mang tính chất hai nguồn gốc: Một nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc mẹ. có nguồn gốc từ mẹ. - Hai crômatit hoạt động như một thể - Hai NST của cặp tương đồng hoạt thống nhất. động độc lập nhau. Câu 23: -Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau: a. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa, sau đó dãn xoắn tối đa vào kì cuối. b. Màng nhân biến mất vào kì đầu, sau đó xuất hiện trở lại vào kì cuối. c. Thoi tơ vô sắc xuất hiện vào kì đầu, sau đó lại biến mất vào kì cuối. a -.Ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại là để bảo vệ NST và giúp cho NST dễ dàng trượt về 2 cực tế bào mà không bị đứt gãy. Nếu NST không đóng xoắn cực đại thì đến kì sau, khi NST phân li sẽ dễ bị đứt gãy.
  7. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 9 - Đến kì cuối NST tháo xoắn để các gen trên NST thực hiện sao mã, phân tử AND nhân đôi và NST nhân đôi. b. - Màng nhân bao gói NST. Nếu màng nhân không biến mất thì không giải phóng NST vào tế bào chất nên NST không tiếp xúc với thoi tơ vô sắc dẫn tới không phân li về hai tế bào con. - Đến kì cuối màng nhân xuất hiện để bao gói NST và bảo vệ NST c. Thoi tơ vô sắc xuất hiện để giúp cho NST phân li và biến mất để phân chia tế bào . Nếu ở kì cuối , thoi tơ vô sắc không biến mất thì không thể eo lại để tạo nên 2 tế bào con Câu 24: Trong các kì nguyên phân hãy chỉ ra đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó? Các kì Sự biến đổi hình thái NST Ý nghĩa Kì trung NST tháo xoắn cực đại - Tạo điều kiện cho các hoạt gian -NST tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm động di truyền ( NST nhân đôi, 2cromatit các gen sao mã) -Tạo điều kiện cho sự phân chia NST vào kì sau Kì đầu Các NST tiếp tục đóng xoắn dày hơn, Tạo điều kiện thuận lợi cho NST ngắn hơn nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa. Kì giữa NST đóng xoắn cực đại, ngắn nhất nhìn Tạo hình thái đặc trưng về bộ rõ hình dạng đặc trưng cho loài NST của loài. NST co ngắn dày để tạo điều kiện phân li vào kì sau. Kì sau 2 cromatit trong NST kép tách nhau thành Sự phân li đồng đều của các NST 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào về 2 tế bào con Kì cuối Các tế bào tháo xoắn trở về dạng sợi -Giúp NST tự nhân đôi vào kì mảnh trung gian ở lần phân bào tiếp theo. Bài 10: GIẢM PHÂN Câu 23: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân. Các kì Giảm phân I Giảm phân II - Các NST xoắn, co ngắn. - NST co lại cho thấy số lượng - Các NST kép trong cặp tương NST kép trong bộ đơn bội. Đầu đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau. - Các cặp NST tương đồng tập trung - Các NST kép xếp thành một và xếp song song thành hai hàng ở hàng ở mặt phẳng xích đạo của Giữa mặt phẳng xích đạo của thoi phân thoi phân bào. bào.
  8. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 10 - Các cặp NST kép tương đồng phân - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm Sau li độc lập với nhau về hai cực của tế động thành hai NST đơn phân li bào. về hai cực của tế bào. - Các NST kép nằm gọn trong hai - Các NST đơn nằm gọn trong hai Cuối nhân mới được tạo thành với số nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép). lượng đơn bội (đơn). Câu 24: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân? Ở kì sau, diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. Khác với nguyên phân, các NST kép dẫn dính nhau ở tâm động và phân li cùng nhau. Như vậy, mỗi tế bào con ở lần phân chia thứ nhất chỉ có thể nhận một NST kép trong cặp đồng dạng hoặc của bố hoặc của mẹ. Ví dụ: Mỗi tế bào snh dục chín giảm phân bình thường, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb (A tương đồng a, B tương đồng b). - Kì giữa I: NST ở thể kép: AAaaBBbb - Kì sau I: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khi về hai cực tế bào, nên có khả năng: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB - Kì cuối I: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB - Kì cuối II: AB và ab hoặc Ab và aB Câu 25: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân. a) Giống nhau: Giảm phân và nguyên phân đều là hình thức phân bào có thoi phân bào. b) Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Là hình thức phân bào của tế bào sinh - Là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng. dục. - Gồm một lần phân bào. - Gồm hai lần phân bào. - Kết quả: Hai tế bào con được sinh ra từ - Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ và giữ thành bốn tế bào con với bộ NST giảm nguyên bộ NST như tế bào mẹ. đi một nửa. Các tế bào này là cơ sở hình thành giao tử. Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II - Các NST kép co - Các NST kép trong - NST kép co lại. ngắn và đính vào các cặp tương đồng tiếp Đầu sợi tơ của thoi phân hợp theo chiều dọc và bào ở tâm động. có thể bắt chéo với - Không có hiện tượng nhau, sau đó lại tách
  9. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 11 tiếp hợp và bắt chéo rời nhau. đoạn NST tương đồng. - Các NST kép co - Từng cặp NST kép - NST kép xếp thành ngắn cực đại và xếp xếp song song thành một hàng ở mặt Giữa thành một hàng ở mặt hai hàng ở mặt phẳng phẳng xích đạo của phẳng xích đạo của xích đạo của thoi phân thoi phân bào. thoi phân bào. bào. - Từng NST kép chẻ - Các cặp NST kép - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành tương đồng phân li dọc ở tâm động thành Sau hai NST đơn phân li độc lập với nhau về hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. hai cực của tế bào. về hai cực của tế bào. - Các NST đơn nằm - Các NST kép nằm - Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số gọn trong hai nhân với gọn trong hai nhân Cuối lượng = 2n như ở tế số lượng = n (kép) mới được tạo thành bào mẹ. với số lượng đơn bội (đơn). Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH Câu 27: Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật. 1. Giống nhau: - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. - Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử. 2. Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc một qua giảm phân I cho - Tinh bào bậc một giảm phân I cho hai một thể cực thứ nhất có kích thước bé và tinh bào bậc hai. noãn bào bậc hai có kích thức lớn. - Noãn bào bậc hai qua giảm phân II cho - Mỗi tinh bào bậc hai qua giảm phân II thể cực thứ hai có kích thước bé và một cho hai tinh tử. Các tinh tử phát triển tế bào trứng có kích thước lớn. thành tinh trùng. - Từ mỗi noãn bào bậc một qua giảm phân cho ba thể cực và một tế bào trứng, - Từ mỗi tinh bào bậc một qua giảm trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh. phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh. Câu 28: Thụ tinh là gì? Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc? a) Thụ tinh: Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng, tạo thành hợp tử. b) Quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Do đó, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái trong thụ tinh sẽ tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. Câu 29: Những điểm khác nhau cơ bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so
  10. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 12 với động vật. 1. Ở động vật: - Mỗi tinh bào bậc một cho bốn tinh trùng. - Mỗi noãn bào bậc một chỉ cho ra một trứng có kích thước lớn. 2. Ở cây có hoa: Sự phát sinh giao tử đực diễn ra phức tạp, có sự kết hợp giữa giảm phân và nguyên phân. - Trong quá trình phát sinh giao tử đực, mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử cho ra bốn hạt phấn, từ mỗi hạt phấn này sinh ra tiếp hai giao tử. - Trong quá trình hình thành giao tử cái, tế bào mẹ của đại bào tử giảm phân cho bốn đại bào tử, nhưng chỉ có một sống. Mỗi tế bào đại bào tử cho ra một trứng. Câu 30: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. Nhờ có giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n) qua thụ tinh giữa các giao tử đực và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi. Vì vậy sự phối các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Câu 31: Trình bày bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các quá Bản chất Ý nghĩa trình - Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là - Duy trì ổn định bộ NST trong sự Nguyên hai tế bào con được tạo ra có 2n lớn lên của cơ thể và ở những loài phân giống mẹ. sinh sản vô tính. - Làm giảm số lượng NST đi một - Góp phần duy trì ổn định bộ nửa, nghĩa là các tế bào được tạo NST qua các thế hệ ở những loài Giảm phân ra có số lượng NST (n) = 1 của tế sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn 2 biến dị tổ hợp. bào mẹ (2n). - Kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) - Góp phần duy trì ổn định bộ thành bộ nhân lưỡng bội (2n). NST qua các thế hệ ở những loài Thụ tinh sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Câu 32: Sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc 1 : 1 là gì? Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loại giao tử giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử? - Sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc 1 : 1, nghĩa là một giao tử cái chỉ kết hợp với một giao từ đực. Mỗi lần thụ tinh có số lượng tinh trùng tham gia rất lớn, ví dụ: Ở người, mỗi lần phóng tinh có 200 – 300 triệu tinh trùng nhưng chỉ có vài nghìn tinh trùng có thể đến được ống dẫn trứng và chỉ có vài trăm tinh trùng là đến được với trứng, trong đó chỉ có một tinh trùng xuyên vào trứng. - Các tổ hợp trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab. - Các tổ hợp trong các hợp tử: AABB, AaBB, AABb, AaBb, AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
  11. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 13 Câu 32.2: Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh? - Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên. Khi cơ thể đã lớn tới một giới hạn thì nguyên phân vẫn tiếp tục giúp tạo ra tế bào mới thay cho tế bào già chết đi, những tế bào bị tổn thương. - Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. - Nguyên phân là hình thức sinh sản của những loài sinh sản vô tính. - Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội. - Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính. - Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI ĐỊNH GIỚI TÍNH Câu 33: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng. 1. Các điểm giống nhau: a) Về cấu tạo: - Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn. - Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài. - Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc khác nhau. b) Về chức năng: - Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể. - Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như: nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về hai cực tế bào. 2. Các điểm khác nhau: NST thường NST giới tính - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn - Thường tại một cặp trong tế bào 1 trong tế bào lưỡng bội. lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành từng cặp tương - Tồn tại thành từng cặp tương Về đồng. đồng (XX) hoặc không tương đồng cấu tạo - Giống nhau giữa cá thể đực và cái (XY). trong loài. - Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài. Về - Chứa gen quy định tính trạng - Chứa gen quy định tính trạng có chức thường. liên quan giới tính. năng
  12. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 14 Câu 34: So sánh NST thường và NST giới tính. a) Giống nhau: - Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn. - Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài. - Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Đều có thể bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST. b) Khác nhau: NST thường NST giới tính - Có nhiều cặp và giống nhau ở cá thể - Có một cặp (đôi khi chỉ có một chiếc) đực và cái trong mỗi loài. và khác nhau ở cá thể đực và cái trong mỗi loài. - Mỗi cặp gồm hai NST tương đồng. - Cặp NST giới tính sẽ tương đồng hay không tương đồng tùy theo giới tính và nhóm loài. - Mang các gen quy định tính trạng - Mang các gen quy định các tính trạng thường. giới tính và một số gen quy định tính trạng thường. - Chứa phần lớn các gen. Các gen tạo - Chứa một số ít gen. Các gen có thể chỉ thành từng cặp tương ứng. có trên X mà không có tương ứng trên Y hoặc ngược lại. Câu 35: Kí hiệu cặp NST giới tính ở một số loài. - Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua, : đực XY, cái XX - Chim, ếch, nhái, bò sát, bướm, dâu tây, : đực XX, cái XY - Bọ xít, rệp, : đực X0, cái XX - Bọ nhảy, : đực XX, cái X0 Câu 36: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? a) Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: Cơ chế xác định giới tính ở người là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. - Trong quá trình phát sinh giao tử: + Người mẹ chỉ cho một loại trứng mang NST X. + Người bố cho hai loại tinh trùng: một mang NST X và một mang NST Y. - Qua thụ tinh: + Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái. + Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tự XY phát triển thành con trai. - Sơ đồ lai: Bố x Mẹ P: XY XX G: X, Y X F1: XX (con gái) XY (con trai)
  13. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 15 b) Qua sơ đồ trên ta thấy việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào tinh trùng mang NST X hoặc NST Y, do đó quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai. Câu 37: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng mang NST X và mang NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ này cần đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang NST XX và NST XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn. Câu 38: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh do sự tổ hợp của NST giới tính trong giao tử đực và cái. Tuy nhiên, các nhân tố bên trong và bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính. Thí dụ: - Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng con có thể làm cá cái biến thành cá đực. - Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ dưới 280C sẽ nở thành rùa đực, còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành con cái. Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục địch sản xuất. Thí dụ: Tạo ra toàn tầm đực vì tầm đực cho nhiều tơ hơn tầm cái. Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT Câu 39: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, dược quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: + Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiều gen. + Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. + Số nhóm liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài. Ví dụ: Ở ruồi giấm có bốn nhóm liên kết ứng với n = 4. + Sự phân li độc lập chỉ đúng trong trường hợp các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. + Sự di truyền liên kết phổ biến hơn sự di truyền phân li độc lập. Câu 40: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống. a) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp: Di truyền độc lập Di truyền liên kết - Lai phân tích đậu Hà Lan F1: - Lai phân tích ruồi giấm đực F1: P: Hạt vàng, trơn x hạt xanh, P: Xám, dài x đen,
  14. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 16 nhăn cụt AaBb aabb BV bv GP: 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab ab bv bv FB: 1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb GP: 1BV, 1bv bv VT VN XT XN FB: 1BV : 1 bv - Tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình đều là 1 : 1 : 1 : bv bv 1 Xám, dài đen, cụt - Xuất hiện biến dị tổ hợp vàng, nhăn và - Tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình đều là 1 : xanh, trơn. 1 - Không xuất hiện biến dị tổ hợp. b) Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: Dựa vào sự di truyền liên, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau. Câu 41: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học. Khi Moocgan đem lai phân tích ruồi đực F1, thu được thế hệ sau có tỉ lệ: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Kết quả trên không đúng với quy luật phân li độc lập, vì nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ phân li ở F1 phải là: 1 : 1 : 1 : 1, từ đó Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST cùng phân li về một giao tử và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh. Sơ đồ lai: P: BV/BV (xám, dài) x bv/bv (đen, cụt) GP: BV bv FP: BV/bv (xám, dài) Câu 42: Thế nào là phép lai phân tích? Vì sao sử dụng phép lai phân tích lại phân biệt được hiện tượng di truyền liên kết gen và di truyền phân li độc lập? Lấy ví dụ minh họa. - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. - Việc sử dụng phương pháp lai phân tích cho phép phân biệt được quy luật liên kết gen và quy luật phân li độc lập. - Trong phép lai phân tích, cơ thể mang tính trạng lặn chỉ tạo ra một loại giao tử mang các gen lặn. Do đó, tỉ lệ kiểu hình FB sẽ tùy thuộc vào số loại giao tử của cá thể có kiểu hình trội mang lai. - Nếu lai phân tích cơ thể dị hợp hai cặp gen phân li độc lập thì qua giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau và kết quả FB bốn loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. + Ví dụ: Phân li độc lập ở đậu Hà Lan. P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn AaBb aabb GP: AB, Ab, aB, ab ab FB: Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình: 1 hạt vàng, trơn : 1 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn + Ví dụ: Liên kết gen ở ruồi giấm. P: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
  15. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 17 BV bv bv bv GP: BV, bv bv BV bv FB: Kiểu gen: 1 : 1 bv bv Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt Câu 43: So sánh quy luật phân độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng. a) Những điểm giống nhau: - Đều là các quy luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. - Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn. - Về cơ chế di truyền, đều dựa trên sự phân li của các gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ hợp từ các giao tử trong thụ tinh. - Bố mẹ thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng trội. b) Những điểm khác nhau: Quy luật phân li độc lập Hiện tượng di truyền liên kết - Mỗi gen nằm trên một NST (hay hai - Hai gen nằm trên một NST (hay hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau). đồng). - Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và - Hai cặp tính trạng di truyền không độc không phụ thuộc vào nhau. lập và phụ thuộc vào nhau. - Các gen phân li độc lập trong giảm - Các gen phân li cùng nhau trong giảm phân tạo hợp tử. phân tạo hợp tử. - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Hạn chế xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Bài 15: ADN Câu 44: Nêu đặc điểm cấu tạp hóa học của ADN. - ADN là một loại axit đêôxiribônuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài hàng trăm micrômet, khối lượng hàng triệu, chục triệu đvC. - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit. Có bốn loại nuclêôtit: Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitôzin (X). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân. Câu 45: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. - Cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật. Câu 46: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được
  16. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 18 thể hiện ở những điểm nào? a) Cấu trúc không gian của phân tử ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm mười cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0. b) Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: - Tính chất bổ sung của hai mạch Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia. - Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: + A = T A + G = T + X + G = X + Tỉ số A T trong các ADN khác nhau thì các ADN khác nhau và đặc trưng G X cho từng loài. Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Câu 47: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST ở dạng chưa xoắn. Khi bắt đầu tự nhân đôi, ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn liên kết các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại để hình thành mạch mới. Cuối cùng tạo thành hai phân tử ADN con. Câu 48: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống ADN mẹ. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu, nghĩa là mạch mới tạo ADN con tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp. Nhờ đó, hai ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Câu 49: Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu, nghĩa là mạch mới tạo ADN con tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
  17. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 19 - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp. Câu 50: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen. - Bản chất hóa học của gen là ADN. Mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tinh quy định cấu trúc của một loại prôtêin. - ADN (gen) có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN Câu 51: Cấu tạo hóa học chung của ARN. - Phân tử ARN (axit ribônuclêôtit) có cấu tạo từ một mạch, từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. Giống ADN, ARN cũng thuộc loại đại phân tử cấu tạo đa phân, tuy có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN. - Phân tử ARN có từ hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân. Mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Có bốn loại nuclêôtit trong ARN là: Ađênin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitôzin (X). So với phân tử ADN, các ARN không có T mà được thay bằng U. Câu 52: Giải thích quá trình tổng hợp ARN trong tế bào. Quá trình tổng hợp ARN nhằm chuẩn bị cho tổng hợp prôtêin trong tế bào, dựa trên khuôn mẫu của gen trên ADN. Tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST vào kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh chưa xoắn - Dưới tác dụng của enzim, một đoạn của ADN tương ứng với một gen nào đó tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn. - Lúc này các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào lần lượt vào liên kết với các nuclêôtit của một mạch gen (gọi là mạch khuôn) thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung để hình thành dần dần mạch ARN. - Saunkhi tổng hợp, phân tử ARN tách khỏi gen và rời khỏi nhân đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin. Câu 53: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen ARN. - Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đơn của gen với vai trò khuôn mẫu. - Sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do của môi trường cũng diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. - Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn nhưng theo nguyên tắc bổ sung, hay giống như trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung (không phải mạch khuôn) chỉ khác T được thay thế bằng U. Qua đó, cho ta thấy trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch ARN. Câu 54: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. - Giống nhau: Là đại phân tử, có cấu trúc đa phân mà mỗi đơn phân là các nuclêôtit. - Khác nhau:
  18. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 20 Đặc điểm ADN ARN - Số mạch đơn Hai mạch Một mạch - Các loại đơn phân A, T, G, X A, U, G, X - Kích thước, khối lượng Lớn Nhỏ Câu 55: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng. 1. Các điểm giống nhau: a) Về cấu tạo: - Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân. - Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N và P. - Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có ba trong bốn loại nuclêôtit giống nhau là Ađênin (A), Guanin (G), Xitôzin (X). - Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại tạo thành mạch. b) Về chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền. 2. Các điểm khác nhau: ADN ARN - Có cấu trúc hai mạch xoắn lại. - Có cấu trúc một mạch. - Có nuclêôtit loại Timin (T) mà - Có nuclêôtit loại Uraxin (U) mà không Cấu không Uraxin (U). có Timin (T). tạo - Có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn hơn ARN. ADN. Chức - Chứa gen mang thông tin quy - Trực tiếp tổng hợp prôtêin. năng định cấu trúc phân tử prôtêin. Câu 56: So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình tổng nhân đôi ADN. 1. Những điểm giống nhau: - Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác động của enzim. - Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn. - Đều có hiện tượng tách hai mạch đơn trên ADN. - Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch của ADN. 2. Những điểm khác nhau: Quá trình tổng hợp ARN Quá trình nhân đôi ADN - Xảy ra trên một đoạn của ADN tương - Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân ứng với một gen nào đó. tử ADN. - Chỉ có một mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn. - Cả hai mạch của ADN làm mạch - Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời khuôn. ADN ra tế bào chất. - Một mạch của ADN mẹ liên kết với
  19. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 21 mạch mới tổng hợp tạo thành phân tử ADN. Bài 18: PRÔTÊIN Câu 57: Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử prôtêin. Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định? a) Cấu tạo hóa học của phân tử prôtêin: - Phân tử prôtêin thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn (có thể dài đến 0,1 micrômet, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đơn vị cacbon). - Các nguyên tố hóa học cấu tạo prôtêin là: C, H, O, N, ngoài ra có thể còn 1 số nguyên tố khác. - Đơn phân cấu tạo prôtêin là axit amin (có hơn hai mươi loại axit amin khác nhau). b) Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin: - Có hơn hai mươi loại axit amin sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo nên sự đa dạng của prôtêin. - Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin. - Đặc điểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn hai mươi loại axit amin khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin. Câu 58: Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể nên prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể. Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG Câu 59: Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin. - Cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin là mARN. - Vai trò của mARN: Truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất. Câu 60: Giải thích sự hình thành chuỗi axit amin. Nguyên tắc tổng hợp. - Sự hình thành chuỗi axit amin: + mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin. + Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung đặt axit amin vào đúng vị trí. + Khi ribôxôm dịch chuyển một nấc trên mARN một axit amin được nối tiếp. + Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN chuỗi axit amin được tổng hợp xong. - Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu (mARN). + Bổ sung (A – U, G – X) Câu 61: Nêu bản chất của mối qua hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
  20. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 22 Gen mARN Prôtêin Tính trạng Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (ADN) quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Câu 62: So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN, ARN và prôtêin. 1. Những điểm giống nhau: - Đều dược sắp xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thức và khối lượng lớn trong tế bào. - Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. - Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi. - Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định. - Đều có nhiều dạng cấu trúc khác nhau trong không gian. - Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN. 2. Những điểm khác nhau: ADN ARN Prôtêin - Luôn có cấu tạo hai - Chỉ có cấu tạo một - Có cấu tạo một hay mạch sing song và xoắn mạch. nhiều chuỗi axit amin. lại. - Đơn phân là các axit - Đơn phân là các - Đơn phân là các amin. Cấu nuclêôtit: A, T, G, X. nuclêôtit: A, U, G, X. - Các nguyên tố cấu tạo - Các ngyên tố cấu tạo: - Các nguyên tố cấu tạo: tạo: C, H, O, N. C, H, O, N và P. C, H, O, N và P. - Có kích thước nhỏ - Có kích thước và khối - Có kích thước và khối nhất (so với ADN và lượng lớn hơn ARN và lượng nhỏ hơn ADN ARN) prôtêin. nhưng lớn hơn prôtêin. - Chứa gen mang thông - Được tạo từ gen trên - Prôtêin được tạo ra Chức tin quy định cấu trúc ADN và trực tiếp thực trực tiếp biểu hiện năng prôtêin. hiện tổng hợp prôtêin. thành tính trạng của cơ thể. Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN Câu 63: Trình bày khái niệm, các dạng, nguyên nhân, cơ chế phát sinh và tính chất biểu hiện của đột biến gen. Trình bày vai trò của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống. - Khái niệm: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nu. - Các dạng: Mất, thêm, thay một cặp nu. - Nguyên nhân: + Do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN.
  21. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 23 + Do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa. - Cơ chế phát sinh: + Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN dẫn đến sự thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. + Phân tử ADN bị đứt làm mất đi một cặp nu hoặc thêm một cặp nu vào chỗ bị đứt. - Tính chất biểu hiện của đột biến gen: + Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại cho thế hệ sau. + Đột biến thành gen trội biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến, đột biến thành gen lặn chỉ biểu hiện khi đồng hợp tử. Đột biến ở tế bào sinh dưỡng chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. - Vai trò của đột biến gen: + Trong tiến hóa: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. + Trong chọn giống: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Câu 64: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. - Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Khi gen bị đột biến thì phân tử mARN bị thay đổi về cấu trúc dẫn tới làm thay đổi cấu trúc của protein bậc 1 cho nên làm thay đổi cấu trúc của protein . khi phân tử protein thay đổi cấu trúc thì dẫn đến chức năng protein bị thay đổi. Khi chức năng bị thay đổi thường gây hại cho cơ thể sinh vật. - Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất: Trong thực tế, có những đột biến có lợi đối với sản xuất. Ví dụ: Đột biến tăng khả năng thích ứng đối với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giống lúa Tám Thơm Hải Hậu đã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám Thơm Hải Hậu đột biến trồng được hai năm/vụ, trên điều kiện đất đai khác nhau. Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Câu 65: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Một số dạng đột biến cấu trúc NST: + Mất đoạn: NST bị đứt một đoạn nào đó. + Lặp đoạn: Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một lần hay nhiều lần. + Đảo đoạn: Đoạn NST bị đảo ngược 1800, có thể chứa hoặc không chứa tâm động. Câu 66: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST? Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Câu 67: Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc
  22. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 24 NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho con người và sinh vật. Câu 68: So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST. 1. Những điểm giống nhau: - Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN và NST). - Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Đều di truyền cho thế hệ sau. - Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật. 2. Những điểm khác nhau: Đột biến gen Đột biến cấu trúc NST - Làm biến đổi cấu trúc của gen. - Làm biến đổi cấu trúc NST. - Gồm các dạng: Mất cặp, thêm cặp, - Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, thay cặp nuclêôtit. đảo đoạn. Bài 23 – 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Câu 69: Thể ba nhiễm và thể một nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể ba nhiễm và thể một nhiễm. Lập sơ đồ minh họa. 1. Khái niệm thể ba nhiễm và thể một nhiễm: Thể ba nhiễm và thể một nhiễm là những thể dị bội chỉ xảy ra trên một cặp NST trong tế bào. Bình thường, trong tế bào sinh dưỡng mỗi cặp NST luôn có hai chiếc. Nhưng nếu có một cặp nào đó thừa một chiếc tức là cặp này trở thành ba chiếc thì đó là thể ba nhiễm. Ngược lại nếu có một cặp NST nào đó thiếu một chiếc, tức cặp này chỉ còn một chiếc NST thì đó là thể một nhiễm. Như vậy: - Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào thừa một NST ở một cặp nào đó (2n + 1). - Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào thiếu một NST ở một cặp nào đó (2n – 1). 2. Cơ chế tạo ra thể ba nhiễm và thể một nhiễm. Lập sơ đồ minh họa. a) Cơ chế: - Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, có một cặp NST nào đó không phân li. Kết quả tạo ra hai loại giao tử: Một loại giao tử mang cả hai NST của một cặp nào đó (n + 1), một loại không mang NST nào của cặp đó (n – 1). - Trong thụ tinh: + Nếu giao tử (n + 1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n + 1). + Nếu giao tử (n – 1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n – 1). b) Sơ đồ minh họa: Tế bào sinh giao tử II 2n (mẹ hoặc bố) II 2n (bố hoặc mẹ) Giao tử I I II
  23. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 25 n n n + 1 n – 1 III I Hợp tử (2n + 1) (2n – 1) Thể ba nhiễm Thể một nhiễm Câu 70: Thể đa bội là gì? Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào? Nêu đặc điểm của thể đa bội và ứng dụng của thể đa bội vào chọn giống. 1. Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Ví dụ: Cà độc dược 3n = 36, tứ bội 4n = 72. 2. Sự hình thành thể đa bội: - Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường: Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần đầu tiên dẫn đến hình thành thể đa bội. 2n = 6 2n = 6 n = 3 n = 3 2n = 6 4n = 12 - Sự hình thành thể đa bội do giảm phân không bình thường: Sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng dẫn đến hình thành thể đa bội. 2n = 6 2n = 6
  24. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 26 2n = 6 2n = 6 4n = 12 4n = 12 4n = 12 3. Đặc điểm của thể đa bội và ứng dụng của thể đa bội vào chọn giống: - Đặc điểm của cơ thể đa bội: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt năng suất cao. Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật. - Ứng dụng: Tạo giống cây trồng thu hoạch cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt. Câu 71: Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt có chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác? - Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt. - Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do ảnh hưởng của môi trường tạo ra sự khác nhau đó. - Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST. Câu 72: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi cho các cây dị hợp Aa giao phấn thì trong quần thể cây lai phát hiện cây có kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây có kiểu gen Aaa bằng hai hiện tượng biến dị. Biết rằng không có hiện tượng biến đổi về cấu trúc NST. Cơ chế hình thành kiểu gen Aaa: Do cấu trúc của NST không thay đổi nên cơ thể có kiểu gen có hai trường hợp là: Cơ thể (2n + 1) thể ba nhiễm và cơ thể (3n) thể tam bội. - Cơ chế hình thành thể (2n + 1) Aaa: Trong quá trình phát sinh giao tử, một cơ thể mang lai cặp NST chứa cặp gen Aaa không phân li tạo thành giao tử (n + 1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n + 1) thể ba nhiễm. Sơ đồ lai: P: Aa (2n) x Aa (2n) G: Aa (n + 1) ; 0 (n – 1) A (n) ; a (n) F1: Aaa (2n + 1)
  25. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 27 - Cơ chế hình thành thể tam bội (3n) Aaa: Trong quá trình phát sinh giao tử, một cơ thể mang lai có tất cả các cặp NST không phân li tạo giao tử (2n). Giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) hình thành hợp tử (3n) thể tam bội. Sơ đồ lai: P: Aa (2n) x Aa (2n) G: Aa (2n) A (n) ; a (n) F1: Aaa (3n) Bài 25: THƯỜNG BIẾN Câu 73: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến. 1. Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 2. Phân biệt thường biến với đột biến: Đột biến Thường biến - Là những biến đổi đột ngột trong vật chất - Là những biến đổi về kiểu hình của di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (gen, cùng một kiểu gen dưới tác động của ADN) hay cấp độ tế bào (NST). điều kiện sống. - Do tác nhân gây đột biến ở môi trường -Xảy ra do tác động trực tiếp của ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác môi trường ngoài như đất đai, khí nhân môi trường trong (các rối loạn trong hậu, thức ăn quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào). - Di truyền được. - Không di truyền được. - Phần lớn gây hại cho sinh vật - Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến đổi của điều kiện môi trường. - Xảy ra riêng lẻ, không định hướng - Xảy ra đồng loạt, theo một hướng - Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá xác định. trình tiến hoá và chọn giống > có ý nghĩa - Không di truyền được nên không trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên. phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường biến có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên. Câu 74: Phân biệt thường biến và biến dị tổ hợp. Thường biến Biến dị tổ hợp - Là sự biến đổi kiểu hình không liên - Liên quan đến sự biến đổi kiểu gen. quan đến biến đổi kiểu gen.
  26. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 28 - Xuất hiện đồng loạt, có hướng xác định. - Ngẫu nhiên, không định hướng. - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi - Chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua trường. quá trình sinh sản. - Xuất hiện trong suốt quá trình phát triển - Xuất hiện trong quá trình giảm phân và của cá thể. thụ tinh. - Có ý nghĩa thích nghi, không là nguyên - Là nguyên liệu của quá trình tiến hóa liệu của quá trình tiến hóa và chọn giống. và chọn giống. - Không di truyền. - Di truyền. Câu 75: Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. - Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha. Câu 76: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào? - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo hai cách: + Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp, vì nếu có giống tốt mà không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết khả năng của giống. + Ngược lại, khi đã có kĩ thuật sản xuất cao, muốn vượt giới hạn năng suất của giống thì phải cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có năng suất cao. Bài 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI Câu 77: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên. - Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định). - Người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền ở người, vì: + Người sinh sản chậm và để ít con. + Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. + Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại cho hiệu quả cao. - Ví dụ: P: : Nam bình thường F1: : Nam bệnh mù màu
  27. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 29 F2: : Nữ bình thường Ta thấy: - Bố mẹ bình thường, có con bị bệnh, chứng tỏ bệnh mù màu do gen lặn quy định. - Bệnh chỉ xuất hiện ở nam, nên mù màu là tính trạng di truyền liên kết với giới tính. Câu 78: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? - Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trừng và khác trứng: + Trẻ sinh đôi cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. + Trẻ em sinh đôi khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới. - Vai trò của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta có thể biết được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (ví dụ: Tính trạng về chất lượng như: Màu mắt, dạng tóc, nhóm máu, ) tính trạng nào dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường tự nhiên và xã hội (ví dụ: Tính trạng tâm lí, tuổi thọ, mập ốm, ). Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI Câu 79: Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh Đao. a) Khái niệm bệnh Đao: Bệnh Đao là hội chứng bệnh phát sinh ở những người thuộc thể dị bội ba nhiễm, thừa 1 NST số 21; trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST số 21, tức thuộc dạng 2n + 1 = 47 NST. b) Nguyên nhân của bệnh Đao: Do khi người mẹ tuổi đã cao, các tế bào bị lão hóa nên dễ xảy ra sự phân li không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử. c) Cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh Đao: - Trong giảm phân tạo giao tử, cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố (hoặc mẹ) không phân li dẫn đến tạo ra hai loại giao tử: Loại giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST số 21. - Khi thụ tinh, giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số 21 gây bệnh Đao. Sơ đồ minh họa: P: 2 NST số 21 2 NST số 21 Bình thường Đột biến Giao tử: 1 NST số 21 2 NST số 21 0 NST Hợp tử: 3 NST số 21 (bệnh Đao) Câu 80: Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tớcnơ. Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tớcnơ? Cơ chế hình thành bệnh Tớcnơ.
  28. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 30 1. Biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tớcnơ: a) Biểu hiện của bệnh Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, bị si dần bẩm sinh và không có con. b) Biểu hiện của bệnh Tớcnơ: Bệnh Tớcnơ chỉ xảy ra ở nữ, người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường chết xóm. Chỉ khoảng 2% người sống đến tuổi trưởng thành nhưng lại không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con. 2. Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tớcnơ: Bệnh Đao Bệnh Tớcnơ - Xảy ra ở cả nam và nữ. - Chỉ xảy ra ở nữ. - Là thể dị bội ở cặp NST thường (cặp số - Là thể dị bội ở cặp NST giới tính (cặp 21). số 23). - Là thề ba nhiễm, tế bào sinh dưỡng có - Là thề một nhiễm, tế bào sinh dưỡng bộ NST 2n + 1 = 47 (thừa 1 NST số 21). có bộ NST 2n – 1 = 45 (thiếu 1 NST giới tính X). 3. Cơ chế hình thành bệnh Tớcnơ: Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1). Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ. * Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li. Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX Giao tử: X, Y XX, O Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ. * Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li. Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX Giao tử: XY, O X, X Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ. Bổ sung: - Biểu hiện của bệnh XXY (bệnh Claiphentơ): Xảy ra ở nam, mù màu, chân tay dài, đần, tinh hoàn teo, vô sinh (tỉ lệ ở bé trai là 2 , ở đàn ông vô sinh 1 ). 10.000 100 - Biểu hiện của hội chứng XXX (Hội chứng 3 NST X): Buồng trứng và tử cung kém phát triển, rối loạn kinh nguyệt, có thể có con, tỉ lệ 1,4 ở nữ. 1000 Câu 81: Ở một bệnh nhân: Người ta đếm thấy trong bộ NST có 45 chiếc, gồm 44 chiếc NST thường và một chiếc NST giới tính X. a) Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
  29. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 31 b) Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bệnh ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao? c) Giải thích cơ chế sinh ra trẻ em bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa. (Cũng có thể hỏi: Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng.) a) Bệnh nhân là nữ. Vì: Ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó, có một cặp NST giới tính: - XX: Nữ. - XY: Nam. Bệnh nhân là nữ. Bệnh nhân chỉ có một chiếc NST X. b) Đây là bệnh Tớcnơ (XO), bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính và đó là NST X. Biểu hiện bên ngoài: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Biểu hiện sinh lí: Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con. c) Giải thích: - Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1). - Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ. * Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li. Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX Giao tử: X, Y XX, O Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ. * Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li. Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX Giao tử: XY, O X, X Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ. Câu 82: a) Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người. b) Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: Bệnh máu khó đông là do gen a quy định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. - Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào? - Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những kiểu gen nào? a) Có hai phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu phả hệ. - Trẻ đồng sinh. b) - Là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ. - Nữ: XaXa; XAXa; XAXA.
  30. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 32 Nam: XAY; XaY. Học Kì II Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO Câu 83: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu: + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 84: Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm. a) Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Là phương pháp có hiệu quả để tăng nhanh số lượng cá thể, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ví dụ: Nhân giống khoai tây, mía, phong lan, b) Triển vọng: Bảo tồn và nhân nhanh nguồn gen của động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. Ngoài ra, nhân bản vô tính để tạo ra cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người, mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng. Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN Câu 85: Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Công nghệ gen là gì? - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. - Kĩ thuật gen gồm ba khâu cơ bản là: + Tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut. + Cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp (còn được gọi là “ADN lai”). ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. - Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra cvác sản phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen. Câu 86: Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào? - Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng để chuyển gen nhằm: + Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, prôtêin, enzim, hoocmôn, kháng sinh ) với số lượng lớn và giá thành rẻ. + Tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen. Câu 87: Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? - Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. - Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: + Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản. + Công nghệ tế bào thực vật và động vật. + Công nghệ chuyển nhân và phôi. + Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
  31. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 33 + Công nghệ enzim/prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc. + Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cách mạng sinh học. + Công nghệ sinh học y – dược. Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN Câu 88: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chế. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như: Bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít. Câu 89: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật? - Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. - Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: Sinh trưởng, phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Câu 90: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ. - Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm dần trong đó có các thể đồng hợp lặn gây hại biểu hiện. - Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại. - Ví dụ: + Ở ngô tự thụ phấn bắt buộc qua 5 – 7 thế hệ thì chiều cao của cây giảm dần. + Ở gia cầm cho giao phối gần qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng trùng huyết sức đẻ giảm, dễ chết. Câu 91: Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phấn gần nhằm mục đích gì? - Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn. - Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. Câu 92: Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến thoái hóa giống? Cho ví dụ minh họa. - Ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hóa giống vì: + Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm, các gen lặn có hại gặp nhau ở thể đồng hợp gây hại, gây ra sự thoái hóa giống. + Ví dụ: Ở ngô tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có hiện tượng năng suất, phẩm chất giảm thoái hóa giống. - Ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên nên các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được giữ lại thường ít hoặc không ảnh hưởng, gây hại đến cơ thể sinh vật, không gây ra sự thoái hóa giống. + Ví dụ: Cà chua, đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt nên khi tự thụ phấn không bị thoái hóa giống vì hiện tại chúng mang các cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. Bài 35: ƯU THẾ LAI Câu 93: Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện của hiện tượng trên? Tại sao không
  32. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 34 dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Cơ sở di truyền học của ưu thế lai: + Các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái, năng suất, ) do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1. + Ví dụ: Một dòng thuần chủng có hai gen trội lai với một dòng thuần mang một gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang ba gen trội có lợi. P: AAbbCC x aaBBcc F1: AaBbCc. - Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm. - Muốn duy trì ưu thế lai ở thực vật phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, vi nhân giống, ). Câu 94: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao? - Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến nhất, vì tạo được ưu thế lai rõ nhất. - Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai. Câu 95: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ. - Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. - Ở nước ta, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Con cái là giống lợn Ỉ Móng Cái lai với con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. Câu 96: Nhà ông B có một đàn gà ri gồm một trống và năm mái. Cứ sau vài tháng ông lại gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. a) Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào? b) Người ta khuyên ông thây con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì? a) - Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật. - Biểu hiện: Hiện tượng thoái hóa b) - Lời khuyên đó là đúng. - Nhằm tạo ưu thế lai: (nêu được biểu hiện ưu thế lai ). Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1. - Phép lai đó là: Phép lai khác dòng. Bài 38: Thực hành: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN Câu 97: Trình bày các thao tác giao phấn ở lúa. - Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. - Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp sáu nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. - Bước 3: Thụ phấn + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
  33. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 35 + Bao ni – lông ghi ngày tháng. Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Câu 98: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường sống nào? - Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có bốn loại môi trường sống chủ yếu: Môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn), môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Câu 99: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: + Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình + Nhân tố hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. * Nhân tố hữu sinh (sống): vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, * Nhân tố con người: - Tác động tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép, - Tác động tiêu cực: Săn bắt, đốt, chặt phá, ?Nhân tố sinh thái con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên. Câu 100: Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. - Ví dụ: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn chịu đựng từ 50C đến 420C, nhiệt độ cực thuận là 300C. Câu 101: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng, Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT Câu 102: Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của thực vật như thế nào? Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưu sáng và nhóm cây ưu bóng. Câu 103: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưu sáng và ưu bóng.
  34. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 36 Thực vật ưu sáng Thực vật ưu bóng - Phiến là nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. - Phiến là lớn, màu xanh thẫm. - Lá có tầng cutin dày, mô dậu phát triển, nhiều - Lá có mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào. lớp tế bào. - Cường độ quang hợp cao ở cường độ ánh - Có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng sáng mạnh. yếu. - Cường độ hô hấp cao hơn so với cây ưa bóng - Cường độ hô hấp thấp hơn so với cây ưa sáng - Khả năng điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. - Khả năng điều tiết thoát hơi nước kém. Câu 104: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật như thế nào? Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Có nhóm động vật ưu sáng và nhóm động vật ưu tối. Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT Câu 105: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể sinh vật như thế nào? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 500C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành hai nhóm: Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. Câu 106: Thế nào là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt? Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người. - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài. Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT Câu 107: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện: - Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. - Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, Câu 108: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng. Câu 109: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 110: So sánh hai hình thức quan hệ sinh vật khác loài là: Cộng sinh và hội sinh. Cho ví dụ. 1. Những điểm giống nhau:
  35. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 37 - Đều là mối quan hệ của sinh vật khác loài. - Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống. 2. Những điểm khác nhau: Cộng sinh Hội sinh - Hai loài cùng sống chung với - Hai loài cùng sống chung với nhau, Biểu hiện nhau và cùng có lợi. nhưng chỉ một loài có lợi, còn một loài không có lợi mà cũng không có hại. - Nấm và tảo sống chung với - Một số loài sâu bọ sống trong tổ nhau để tạo thành địa y. kiến. Ví dụ - Hải quỳ cộng sinh với tôm kí - Địa y sống trên thân của cây gỗ. cư. Câu 111: Nêu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (hoặc Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào)? Cho ví dụ. Hãy nêu các mối quan hệ khác loài. a) Quan hệ cùng loài: - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Gặp điều kiện bất lợi (Ví dụ: Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái ) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. - Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. b) Quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu Sự hợp tác cùng có lợi giữa các nước, muối khoáng và năng Cộng sinh loài sinh vật. lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm Hỗ trợ và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Sự hợp tác giữa hai loài sinh Cá ép bám vào rùa biển, nhờ vật, trong đó một bên có lợi đó cá được đưa đi xa. Hội sinh còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh Trên một cánh đồng lúa, khi giành nhau thức ăn, nơi ở và cỏ dại phát triển, năng suất lúa các điều kiện sống khác của giảm. môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Kí sinh, nửa Sinh vật sống nhờ trên cơ thể Giun đũa sống trong ruột kí sinh của sinh vật khác, lấy các chất người. dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. Sinh vật ăn Gồm các trường hợp: Động vật Cây nắp ấm bắt côn trùng. sinh vật khác ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ
  36. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 38 Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 112: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. - Quần xã sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: Khóm trúc, bụi tre, đàn kiến, Câu 113: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó? Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. - Quan hệ hỗ trợ: + Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. - Quan hệ cạnh tranh: + Khi mật độ các cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau. + Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Câu 114: Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Những đặc trưng cơ bản của quần thể: + Tỉ lệ giới tính. + Thành phần nhóm tuổi. + Mật độ quần thể. - Mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì mật độ quần thể quyết định cả hai tính chất còn lại là tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi. Câu 115: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi, Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng. Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI Câu 116: Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác? - Giống nhau: Đặc điểm của quần thể người giống với đặc điểm của quần thể sinh vật: Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, - Khác nhau: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, Câu 117: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Câu 118: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Hình dạng tháp dân số có đáy rộng do số - Hình dạng tháp dân số có đáy hẹp. lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. - Cạnh thấp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu - Đỉnh không nhọn và cạnh thấp gần như thẳng thị tỉ lệ người tử vong cao. đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. - Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao.
  37. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 39 Câu 119: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng tài nguyên, môi trường của đất nước. Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT Câu 120: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. - Ví dụ: Ao cá tự nhiên. Câu 121: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau một sinh cảnh . sống trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ sinh sản - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ dinh và di truyền. dưỡng. - Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao. - Không có hiện tượng khống chế sinh học - Có hiện tượng khống chế sinh học. - Chiếm một mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Bao gồm một đến nhiều chuỗi thức ăn. BSCâu hỏi: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể như thế nào? - Quần xã sinh vật khác với quần thể Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Là tập hợp nhiều cỏ thể sinh vật của cựng một Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài loài. khác nhau. Về mặt sinh học có cấu trúc thay đổi hơn quần Về mặt sinh học có cấu trúc ổn định hơn quần xó và phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. thể và phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. Quan hệ chủ yếu giữa cỏc cỏ thể về mặt sinh sản, Quan hệ chủ yếu giữa các cá thể về mặt dinh di truyền dưỡng Câu 122: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật. Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Số lượng các Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã loài trong Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan quần xã Độ thường gặp sát Thành phần Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã loài trong Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác quần xã Câu 123: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ minh họa. Nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. a) Khái niệm: - Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng.
  38. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 40 - Ví dụ: Sử dụng ong mắt đỏ để khống chế sâu đục thân lúa, dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp cam, b) Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học: - Ý nghĩa sinh học: + Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã. + Làm cho số lượng các thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. - Ý nghĩa thực tiễn: + Là cơ sở khoa học cho các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người. Câu 124: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học. - Cân bằng sinh học là số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ví dụ: Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao, ), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm. Câu 125: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chính của hệ sinh thái. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục, + Thành phần hữu sinh: ● Sinh vật sản xuất là thực vật. ● Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. ● Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm, Câu 126: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. - Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái. - Thành phần chính trong hệ sinh thái: + Thành phần vô sinh: Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, + Thành phần sống: ● Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 2: Bọ ngựa, cầy, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 3: Rắn, đại bàng, hổ, ● Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất, Câu 127: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ. - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. - Ví dụ: Cây cỏ Chuột Rắn. Câu 128: Thế nào là một lưới thức ăn? Nêu thành phần chủ yếu của lưới thức ăn hoàn chỉnh. - Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 129: So sánh sự khác nhau giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Chuỗi thức ăn Lưới thức ăn - Là một dãy nhiều loài sinh vật, mỗi loài là - Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của một mắt xích thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn
  39. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 41 chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trong quần xã hợp thành lưới thức ăn. phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Là thành phần nhỏ trong lưới thức ăn, có một - Là cấu trúc lớn, chứa các chuỗi thức ăn. số mắt xích chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới. - Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn trong - Phạm vi loài trong lưới thức ăn nhiều hơn lưới thức ăn. chuỗi thức ăn. - Điều kiện sinh thái trong chuỗi thức ăn ít - Điều kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp phức tạp hơn trong lưới thức ăn. hơn trong chuỗi thức ăn. - Các chuỗi thức ăn đều là tạm thời, không bền - Trong lưới thức ăn nếu càng có nhiều chuỗi vững do chế độ ăn của các loài động vật thức ăn thì càng có nhiều dạng ăn rộng nên tính thường thay đổi theo mùa, theo tuổi và trạng ổn định của quần xã càng được tăng cường. thái sinh lí của con vật. Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Câu 130: Tác động của con người tới môi trường như thế nào qua các thời kì phát triển của xã hội? - Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất. Thay đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp: Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp đất càng thu hẹp, lượng rác thải rất lớn. Câu 131: Những hoạt động nào của con người phá hủy môi trường tự nhiên, hậu quả từ những hoạt động đó là gì? - Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa, gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét Câu 132: Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường con người đã và đang làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? - Con người đã và đang nổ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: + Hạn chế sự gia tăng dân số. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng mới. + Xử lí chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt - Mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. Bài 54 – 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Câu 133: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường : + Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
  40. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 42 + Các chất phóng xạ. + Các chất thải rắn. + Vi sinh vật gây bệnh. Câu 134: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm do thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt ), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu và do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt - Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. Câu 1335: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ. Tác hại của chúng thế nào đến con người? - Nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử vũ khí hạt nhân. - Tác hại: gây đột biến, các bệnh ung thư và các bênh di truyền ở người. Câu 136: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm gì? - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: + Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. + Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời + Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu + Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. + Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 137: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. - Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa, ) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như than đá, dầu lửa, khoáng sản - Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước, ) - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, song, thủy triều ) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng ngày một cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 138: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng như cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tài, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Câu 139: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng nhiệt từ lòng đất,
  41. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 43 Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ Câu 140: Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như: lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường - Hiện nay môi trường ở nhiều vùng trên Trái Đất đang bị suy thoái gây tác hại đáng kể đến cuộc sống của con người và sinh vật . Vì vậy , mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững . Câu 141: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn + Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. - Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: + Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất. + Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí. + Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. + Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. + Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao. Câu 142: Mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. - Không săn bắt các động vật hoang dã. - Tuyên truyền cho mọi người đều hiểu biết. - Cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Bài 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI Câu 143: Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ. - Có ba hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất: + Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, + Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, + Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái sông, suối, hệ sinh thái hồ, ao, Câu 144: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ. - Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: + Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí. + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. + Phòng chống cháy rừng. + Vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư. + Trồng rừng. + Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng Câu 145: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ. - Cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển vì các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.
  42. Hướng dẫn ôn tập sinh 9 trang 44 - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển: Trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển Câu 146: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó. - Nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú: Nhờ hệ sinh thái này cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường. - Biện pháp bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái đó là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. Câu 147: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của các hệ sinh thái? - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, ví dụ: Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư; trồng rừng; tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng - Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển - Biện pháp duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp là bên cạnh việc bảo vệ cần phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiện quả cao. Bài 61: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 148: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm mục đích gì? Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Câu 149: Trình bày sơ lược hai nội dung vế phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam. a) Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II): - Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan. - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nan. b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III): - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. Câu 150: Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường? - Ý thức và hành động thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường