Giao lưu chọn học sinh giỏi lớp 8 - Môn Sinh

pdf 3 trang hoaithuong97 6160
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu chọn học sinh giỏi lớp 8 - Môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_luu_chon_hoc_sinh_gioi_lop_8_mon_sinh.pdf

Nội dung text: Giao lưu chọn học sinh giỏi lớp 8 - Môn Sinh

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG GIAO LƯU CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) Ở một người có 10 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3400ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khí hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1 lít. Câu 2. (2,0 điểm) Có những loại mô nào cấu tạo nên ruột non người? Nêu chức năng của từng loại mô đó. Câu 3. (6,5 điểm) Một cụ bà tên Hòa năm nay 80 tuổi, chẳng may bị trượt chân ngã gãy xương cẳng tay. Cụ được người nhà đưa đi cấp cứu để bó bột liền xương tại bệnh viện. a) Bác sĩ giải thích cho gia đình cụ Hòa như thế nào khi xương cụ dễ gãy và khi bị gãy phục hồi chậm? b) Do tuổi cao nên cụ có thói quen thở bằng miệng. Bác sĩ khuyên cụ không nên thở bằng miệng. Em hãy giải thích tại sao bác sĩ khuyên như vậy? c) Khi cụ bà ăn thức ăn lipit và thức ăn gluxit thì các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa có hiệu quả hai loại thức ăn này ở ruột non sẽ được hấp thụ, vận chuyển qua thành ruột non theo những con đường nào? d) Khả năng miễn dịch của cơ thể cụ Hòa không mắc lại bệnh sởi nữa kể từ khi mắc bệnh đó lúc lên 10 tuổi khác so với khả năng miễn dịch bệnh sởi của cơ thể cụ bà khác tên là Nga khi tiêm phòng vacxin sởi từ lúc còn nhỏ như thế nào? Câu 4. (2,0 điểm) Trần Văn Hùng có cân nặng 70 kg. Trong một lần đi hiến máu nhân đạo cùng với Huy và Hoàng. Sau khi hiến máu xong bác sĩ thông báo Huy có nhóm máu AB, Hoàng có nhóm máu A còn Hùng có nhóm máu mà theo nguyên tắc truyền máu có thể truyền máu cho Huy và Hoàng. a) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết Hùng có nhóm máu gì? Vì sao? b) Lượng huyết tương có trong máu của Hùng là bao nhiêu ml? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể. Câu 5. (7,5điểm) Một nam vận động viên điền kinh, ở trạng thái bình thường thì nhịp tim đo được 48 lần/phút còn lúc thi đấu là 150 lần/phút. Trong lúc thi đấu khi nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài, vận động viên này nhanh chóng xuất phát để về đích. a) Thời gian một chu kì tim của vận động viên này là bao nhiêu giây khi ở trạng thái bình thường và khi thi đấu? Tại sao khi thi đấu thì nhịp tim vận động viên trên tăng lên so với lúc bình thường. b) Theo em thì phản ứng của các vận động viên đó với hiệu lệnh trọng tài để xuất phát có phải là phản xạ không? Vì sao? c) Trong một lần thi đấu, nam vận động viên trên đã không may bị hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được nên phải bỏ thi đấu. Hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được gọi là hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng đó. d) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào của vận động viên đó. Để cơ thể có thể lực tốt nhất khi thi đấu thì vận động viên trên luôn duy trì ăn đầy đủ các chất, nhất là các thức ăn giàu prôtêin. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non của vận động viên này là gì? Thức ăn giàu prôtêin sẽ được tiêu hóa ở khoang miệng và ở dạ dày của vận động viên này như thế nào? HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: phòng thi
  2. PHÒNG GD – ĐT TAM DƯƠNG GIAO LƯU CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Câu Ý Đáp án Điểm Đổi 1 giờ = 60 phút. - Một cử động hô hấp có 1 lần hít vào và một lần thở ra→ Trong 1 phút sẽ có 10 lần hít vào và 10 lần thở ra 0,5 - Vậy trong 1 giờ sẽ có 10 x 60 = 600 lần hít vào và 10 x 60 = 600 lần thở ra 0,5 1 Đổi 1 lít = 1000 ml 2,0 điểm Tổng dung tích phổi của người đó = Dung tích sống + Khí cặn = 3400 + 1000 = 4400 (ml) 0,5 Dung tích sống = Khí lưu thông + Khí bổ sung + Khí dự trữ (thở ra gắng sức) → Khí bổ sung của người đó = Dung tích sống – (Khí lưu thông + Khí dự trữ) = 3400 – (500 + 500 x 2) = 1900 (ml) 0,5 - Mô biểu bì: Phần lót trong (lớp niêm mạc) ruột non 0,25 - Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ, tiết 0,25 - Mô cơ: lớp cơ thành ruột non 0,25 2 - Chức năng: co và dãn 0,25 2,0 điểm - Mô liên kết: mao mạch máu, bạch huyết, mỡ 0,25 - Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan 0,25 - Mô thần kinh: các nơron thần kinh 0,25 - Chức năng: Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích môi trường 0,25 - Người già: Tỉ lệ chất hữu cơ ngày càng giảm còn tỉ lệ chất vô cơ tăng lên 0,5 - Nên xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va a chạm mạnh 0,5 - Người già: sự phân hủy của xương cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) 0,5 - Nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn 0,5 b - Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi 0,5 3 - Do đó dễ bị mắc các bệnh về hô hấp 0,5 6,5 điểm Chất dinh dưỡng của thức ăn lipit (axit béo và glixêrin) được hấp thụ và vận chuyển qua 2 con đường 0,5 c + 70% qua con đường bạch huyết và 30% qua con đường máu 0,5 Chất dinh dưỡng của thức ăn gluxit (đường đơn) được hấp thụ và vận chuyển qua con đường máu 0,5 d - Miễn dịch cụ Hòa là miễn dịch tập nhiễm thuộc loại miễn dịch tự nhiên 0,5 - Cơ chế: Khi cụ Hòa mắc bệnh thì bạch cầu tiết ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Khi khỏi bệnh, kháng thể đó vẫn tồn tại trong máu sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn sởi nếu chúng xâm nhập vào 0,5 - Miễn dịch cụ Nga là miễn dịch nhân tạo 0,5 - Cơ chế: Tiêm vacxin sởi là đưa kháng nguyên (Vi khuẩn sởi đã được làm yếu hoặc chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra kháng thể dự trữ. Khi có vi khuẩn của bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại 0,5 - Hùng có nhóm máu O 0,25 + Vì nhóm máu O hồng cầu không có kháng nguyên A và B nên khi truyền máu a sẽ không gây kết dính với kháng thể có trong huyết tương của bất kì nhóm máu 4 nào 0,25 2,0 điểm - Hoặc Hùng có nhóm máu A 0,25 + Vì nhóm máu A hồng cầu có kháng nguyên A khi truyền máu sẽ không gây kết dính với kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu A và máu AB 0,25
  3. b - Lượng máu trong cơ thể = 70 x 80 = 5600 (ml) 0,5 - Lượng huyết tương có trong máu Hùng: 5600 x 55% = 3080 (ml) 0,5 Thời gian 1 chu kì tim: - Khi bình thường: 60 giây/48 lần = 1,25 giây 0,25 - Khi thi đấu: 60 giây/150 lần = 0,4 giây 0,25 a Khi vận động viên thi đấu cơ thể cần nhiều năng lượng Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng độ cácbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp 0,5 Nhịp tim tăng lên cùng nhịp hô hấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển oxi cho tế bào của cơ thể và thải bỏ khí cacbonic ra khỏi cơ thể theo 2 vòng tuần hoàn máu. 0,5 - Đó là phản xạ 0,5 - Giải thích: Phản xạ chạy khi có hiệu lệnh xuất phát có đủ các thành phần của b một cung phản xạ: Cơ quan thụ cảm (tế bào thụ cảm của tai vận động viên)  Nơron hướng tâm Nơron trung gian (trung ương thần kinh)  Nơron li tâm  Cơ quan phản ứng(các cơ vận động của cơ thể người, đặc biệt là cơ chân và cơ tay) 0,5 - Đó là hiện tượng “Chuột rút” 0,5 - Nguyên nhân do vận động viên đó vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất c nước, mất muối khoáng, thiếu oxi 0,5 - Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” 0,5 - Trao đổi khí ở Phổi: 5 - Nồng độ O2 trong không khí ở phế nang cao hơn nồng độ O2 trong máu nên O2 7,5 điểm sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu 0,25 - Nồng độ CO2 trong máu cao hơn nồng độ CO2 trong không khí ở phế nang nên d CO2 khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang 0,25 - Trao đổi khí ở tế bào: - Nồng độ O2 trong máu cao hơn nồng độ O2 trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào 0,25 - Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 khuếch tán tế bào vào máu 0,25 - Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non của vận động viên này là: + Đường đơn 0,25 + Axit amin 0,25 + Axit béo và glixêrin 0,25 e + Các thành phần nuclêôtit 0,25 - Thức ăn giàu prôtêin sẽ được tiêu hóa ở khoang miệng của vận động viên này: Chỉ có biến đổi về mặt lí học làm thức ăn prôtêin cắn xé, nghiền nát, mềm và thấm đẫm nước bọt 0,5 Thức ăn giàu prôtêin sẽ được tiêu hóa ở dạ dày của vận động viên này: - Biến đổi lí học: Sự co bóp của dạ dày làm cho thức ăn prôtêin nghiền nát, mềm, nhuyễn và hòa loãng thấm đều dịch vị 0,5 - Biến đổi hóa học: Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin nhờ enzim pepsin có trong dịch vị 0,5 Chú ý: Giám khảo đi chấm phần bài tập nếu học sinh giải cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa. Hết