Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8

doc 9 trang hoaithuong97 8090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_8.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8

  1. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm) a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Một người bình thường có huyết áp là 120/80 em hiểu điều đó như thế nào? b. Hãy cho biết chiều vận chuyển máu trong cơ thể. Vì sao sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều? c. Phân biệt huyết tương và huyết thanh. Câu 2 (3 điểm) a. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào? b. Chứng minh xương là một cơ quan sống? Câu 3 (3 điểm) a. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận. b. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 4 (5 điểm) a. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong? b. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao? c. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật? Câu 5 ( 6 điểm) Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi: 1. Số lần mạch đập trong một phút? 2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim? 3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung? HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
  2. Câu Nội dung Điểm a Huyết áp: 1 - Là áp lực của của máu lên thành mạch được tạo ra do tâm thất co và dãn. 1 đ (3đ) - Càng xa tim huyết áp càng giảm là do sức đẩy của tim tạo ra bị hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu - Một người bình thường có huyết áp là 120/80 nghĩa là: người đó có huyết áp tối đa là 120mmHg, huyết áp tối thiểu là 80mmHg. b 1 đ - Chiều vận chuyển máu trong cơ thể: Máu đi từ tim tới phổi và các cơ quan rồi lại trở về tim. - Sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều là do: Lực chủ yếu giúp cho máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch được tạo ra nhờ lực đẩy của tim khi tâm thất co. 1 đ c So sánh huyết tương và huyết thanh: - Huyết tương là thành phần của máu không có các tế bào máu. - Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất sinh tơ máu. a, Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì có thể sẽ làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh và có thể 2 0.5đ 3đ làm rách cơ và da. * Cách xử trí khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng chân: 1đ - Đặt nạn nhân nằm yên. - Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương. - Tiến hành sơ cứu. + Đặt hai nẹp gỗ dài 30-40cm, rộng 4-5cm vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ các đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy . + Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương.
  3. Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng cẳng chân bị gãy. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện. b, Xương là một cơ quan sống vì: 1,5đ - Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành, trong chứa các tế bào xương. - Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng như các loại tế bào khác. - Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau: + Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp. + Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh hồng cầu . + Xương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang. a,- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không 3 3đ ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng 1,5đ khuếch tán vào máu, CO2 không ngừng khuếch tán ra. Vì vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. b, Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô 1,5đ hấp trở lại bình thường, vì: - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2. - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. - Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường. a, Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch. Nếu hành tủy bị 1đ tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ 4 5đ tử vong. b.- Người đó bị tổn thương bán cầu não trái - Vì hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
  4. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần cơ thể bên phía đối 1đ diện. c. Người bị bệnh quáng gà không thể nhìn rõ vào lúc hoàng hôn hay thấy rất kém là vì : + Ở màng lưới có hai loại tế bào thụ cảm thị giác là tế bào nón tiếp nhận kích thích 2đ ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc, tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm và không nhận kích thích về màu sắc. + Người bệnh quáng gà thiếu vitamin A (vitamin này là nguyên liệu tạo ra rôđốpsin, thành phần giúp thu nhận ánh sáng của tế bào que) nên tế bào que sẽ không hoạt động.Vì vậy lúc hoàng hôn ánh sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém. * Vào lúc ánh sáng yếu không thể nhận ra màu sắc của vật là vì vào lúc ánh sáng yếu, 1đ hoặc không có ánh sáng, tế bào nón không hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động. Mà tế bào que chỉ có khả năng tiếp nhận kích thích về ánh sáng chứ không tiếp nhận kích thích về màu sắc nên không thể nhận ra màu sắc của vật. 5 a. 6đ - Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 7560 : (24. 60) = 5,25 lít. 2đ - Số lần tâm thất trái co trong một phút là : (5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần) Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần. 2đ b. - Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : ( 1 phút = 60 giây) ta có : 60 : 75 = 0,8 giây. Đáp số : 0,8 giây. c. Thời gian của các pha : - Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây) 2đ - Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4  x = 0,1 giây. Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây. Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây. ( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa) TỔNG 20đ Đề 2
  5. Câu 1( 2 điểm): giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo cũng là đơn vị chức năng của cơ thể? Câu 2: ( 2điểm) em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình? Lấy các ví dụ tương tự? Câu 3: ( 3 điểm) a, Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu? b ,Giải thích vì sao tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? Câu 4: ( 3 điểm) a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích. b. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng ăn mỡ động vật? Câu 5: (5 điểm) a) Trong khẩu phần ăn hằng ngày của một học sinh nữ lớp 8 có chứa 700 gam gluxit, 250 gam prôtêin, 30 gam lipit. Hiệu suất tiêu hóa và hấp thụ của gluxit là 95%, prôtêin là 85%, lipit là 70%. Hãy xác định tổng năng lượng mà học sinh đó sản sinh ra trong ngày khi phân giải hoàn toàn các chất có trong khẩu phần ăn nói trên. Biết rằng: 1 gam prôtêin khi được phân giải hoàn toàn bởi 0,97 lít ôxi sẽ giải phóng ra 4,1 kcal; 1 gam lipit khi được phân giải hoàn toàn bởi 2,03 lít ôxi sẽ giải phóng ra 9,3 kcal; 1 gam gluxit khi được phân giải hoàn toàn bởi 0,83 lít ôxi sẽ giải phóng 4,3 kcal. Câu 6. (5 điểm) b) Em cần phải làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình? a. Cho các sơ đồ chuyển hóa sau: 1. Tinh bột Mantôzơ 2. Mantôzơ Glucôzơ 3. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn 4. Lipit Glyxêrin và axit béo Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa?
  6. b. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng?
  7. Câu 1: - Tb được xem là đơn vị cấu tao: Vì mọi mô, cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào - tb được xem là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống đều được diễn ra ở đó + màng sinh chất giúp tế bào TĐC +Chất tb là nơi diễn ra các hoạt động sống: - ti thể là trạm tạo năng lượng Lưới nội chất tổng hợp và vẩn chuyển các chất Riboxom tổng hợp protein Bộ máy gôngi Câu 6. a. 1. Khoang miệng, ruột non 2. Ruột non 3. Dạ dày 4. Ruột non b. * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa : - Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột - Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào. Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột . - Ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn, do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu. * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng: - Ruột non dài 2,8 - 3m - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,trong đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần
  8. - Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng 4, a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non * Giải thích: + Ở miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học. Sự biến đổi hóa học mới chỉ có thức ăn Gluxit và prôtêin được biến đổi bước đầu. + Ở ruột non, có đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. b. * Vai trò của gan: - Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn. - Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,BI2). - Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể. - Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin * Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. Câu 5. - Ta có: + Lượng gluxit được tiêu hóa và hấp thụ là: 700x95% = 665 (g) Năng lượng do gluxit sản sinh ra khi phân giải hoàn toàn là 665 x4,3 = 2859,5 (Kcal). + Lượng prôtêin được tiêu hóa và hấp thụ là: 250x85% = 212,5 (g) Năng
  9. lượng do prôtêin sản sinh ra khi phân giải hoàn toàn là 212,5 x4,1 = 871,25 (Kcal). + Lượng lipit được tiêu hóa và hấp thụ là: 30x70% = 21 (g) Năng lượng do lipit sản sinh ra khi phân giải hoàn toàn là 21x9,3 = 195,3 (Kcal). - Vậy, tổng năng lượng mà học sinh đó sản sinh ra trong ngày khi phân giải hoàn toàn các chất có trong khẩu phần ăn nói trên là: 2859,5 + 871,25 + 195,3 = 3926,05 (Kcal) (HD: HS có thể trình bày theo cách khác, nếu hợp lý và cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa) Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình em cần: - Cùng với người thân xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình. - Cùng với người thân làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách: chế biến hợp khẩu vị; bàn ăn và bát đũa sạch sẽ; bày món ăn đẹp, hấp dẫn; tinh thần sảng khoái, vui vẻ .