Đề cương ôn tập học kì II - Môn Sinh 8

doc 148 trang hoaithuong97 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II - Môn Sinh 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II - Môn Sinh 8

  1. BÀI 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Câu 1: Nên mang thai ở độ tuổi nào? A. Ngay tuổi dậy thì vì lúc đó khả năng sinh sản cao nhất B. Thời kì mãn kinh vì lúc đó cơ thể trưởng thành nhất C. Từ khoảng 20-30 D. Từ khoảng 18-25 Câu 2: Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên? A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao. B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này. D. Tất cả các phương án trên Câu 3: Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. A. Dễ sảy thai, đẻ non. B. Con để ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. C. Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm D. Tất cả các đáp án trên Câu 4: Nguyên tắc của các biện pháp tránh thai? A. Ngăn trứng chín và rụng. B. Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai. D. Tất cả các đáp án trên Câu 5: Phương pháp tránh thai nào dưới đây không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều? A. Uống thuốc tránh thai B. Đặt vòng tránh thai C. Tính ngày trứng rụng D. Sử dụng bao cao su Câu 6: Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây? A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng B. Ngăn cản trứng chín và rụng C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh D. Tất cả các phương án trên Câu 7: Biện pháp tránh thai nào dưới đây thường được áp dụng cho nam giới? A. Sử dụng bao cao su B. Đặt vòng tránh thai C. Uống thuốc tránh thai D. Tính ngày trứng rụng Câu 8: Thông thường, khi uống thuốc tránh thai thì A. Trứng sẽ không còn khả năng thụ tinh. B. Chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường C. Chúng ta sẽ tắt kinh hoàn toàn. D. Trứng vẫn rụng bình thường. Câu 9: Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục? A. Uống thuốc tránh thai B. Thắt ống dẫn tinh C. Đặt vòng tránh thai 100
  2. D. Sử dụng bao cao su Câu 10: Biện pháp tránh thai nào dễ sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi, tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả cao? A. Thắt ống dẫn tinh B. Thắt ống dẫn trứng C. Bao cao su D. Đặt vòng Câu 11: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh? A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt vòng tránh thai C. Cấy que tránh thai D. Sử dụng bao cao su Câu 12: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng? A. Sử dụng bao cao su B. Đặt vòng tránh thai C. Uống thuốc tránh thai D. Tín h ngày trứng rụng Câu 13: Thành phần không thể thiếu của viên tránh thai là A. Prôgestêrôn B.Ơstrôgen. C. LH. D. FSH. Câu 14: Hậu quả của việc nạo phá thai? A. Dính buồng trứng, tắc vòi trứng. B. Tổn thương thành tử cung (có thể để lại sẹo) C. Có thể gây vỡ tử cung. D. Tất cả các đáp án trên Câu 15: Ý nghĩa của việc tránh thai A. Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi và cha mẹ B. Giảm áp lực kinh tế, xã hội của đất nước C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Tất cả các đáp án trên Câu 16: Chị B đã có 2 người con, chị và chồng chị không muốn sinh thêm con nữa. Em hãy đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với vợ chồng chị B? A. Bao cao su B. Triệt sản C. Đặt vòng D. Tính chu kì kinh nguyệt BÀI 64; Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (Bệnh tình dục) Câu 1: Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng? A.Tất cả các phương án trên B. HIV C. Lậu D. Giang mai Câu 2: Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây? A. Tiêu chảy cấp B. Tiểu buốt C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm Câu 3: Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây? A.Qua quan hệ tình dục không an toàn B. Tất cả các phương án trên C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát D. Qua nhau thai từ mẹ sang con Câu 4: Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây? A. Đái buốt 101
  3. B. Tiểu tiện có máu lẫn mủ C. Phù nề, đỏ miệng sáo D. Tất cả các phương án trên Câu 5: Phụ nữ mắc bệnh nào dưới đây thì con sinh ra có nguy cơ mù lòa cao hơn người bình thường? A. Lậu B. Giang mai C. HIV/AIDS D. Viêm gan C Câu 6: Tác nhân gây bệnh lậu là một loại A. Xoắn khuẩn. B. Song cầu khuẩn. C. Tụ cầu khuẩn. D. Trực khuẩn. Câu 7: Tác nhân gây ra bệnh cầu khuẩn? A. Xoắn khuẩn B. Song cầu khuẩn C. Khuẩn lạc D. Khuẩn xanh đỏ Câu 8: Bệnh lậu lây truyền qua con đường nào? A. Qua quan hệ tình dục không an toàn. B. Qua truyền máu. C. Từ mẹ sang con. D.Tất cả các đáp án trên Câu 9: Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì? A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt dụng cụ tử cung C. Giữ gìn vệ sinh thân thể D. Quan hệ tình dục an toàn Câu 10: Bệnh nào dưới đây thường gây tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh? A. Giang mai B. Lậu C. Lang ben D. Vảy nến Câu 11: Bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục? A. Giang mai B. Lậu C. Viêm gan B D. Ý A, B đúng Câu 12: Hậu quả nào dưới đây KHÔNG phải của bệnh lậu A. Làm hẹp đường dẫn tinh. B. Tắc ống dẫn trứng hoặc chửa ngoài dạ con. C. Con sinh ra dễ bị mù lòa D. Có thể sinh quái thai hoặc con sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh 102
  4. BÀI 65: Đại dịch AIDS Thảm họa của loài người Câu 1: AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là A. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường máu. B. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. C. Hội chứng suy giảm miễn dịch. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Câu 2: Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa của con người? A. Tỷ lệ tử vong rất cao B. Không có thuốc đặc trị, không có vacxin phòng ngừa C. Lây lan nhanh, rộng D. Tất cả các đáp án trên Câu 3: HIV có thể lây truyền qua con đường nào dưới đây? A. Đường máu B. Từ mẹ sang con C. Qua quan hệ tình dục không an toàn D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Hạt virus HIV hoàn chỉnh có mấy lớp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Việt Nam công bố với thế giới về ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm nào? A. 1986 B. 1985 C. 1991 D. 1990 Câu 6: Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào? A. Đại thực bào B. Tế bào limphô B C. Tế bào limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 7: Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và hoành hành. Những bệnh kéo theo này được gọi chung là A. Bệnh cơ hội. B. Bệnh truyền nhiễm. C. Bệnh tự miễn. D. Bệnh di truyền. Câu 8: Thời gian không biểu hiện triệu chứng của người nhiễm HIV có thể kéo dài từ A. 2 – 10 năm. B. 6 – 12 tháng. C. 20 – 25 năm. D. 1 – 3 tháng. Câu 9: Phần lõi của HIV chứa bao nhiêu phân tử ARN? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10: Khi nói về HIV/AIDS, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Hiện chưa có thuốc đặc trị B. Lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống C. Thường tấn công hồng cầu khi xâm nhập vào cơ thể D. Tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn Câu 11: Khi quan hệ tình dục với người HIV cần lưu ý gì để tránh lây nhiễm? A. Dùng bao cao su B. Uống thuốc tránh thai C. Triệt sản 103
  5. D. Tính vòng kinh Câu 12: Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con qua đường nào dưới đây? A. Chạm vào người con B. Nói chuyện với con C. Cho con bú sữa của mình D. Ngủ cùng con Câu 13: Trong quan hệ tình dục, biện pháp nào dưới đây giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV? A. Uống thuốc tránh thai B. Tính ngày trứng rụng C. Đặt dụng cụ tử cung D. Sử dụng bao cao su Câu 14: Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS A. Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng B. Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền máu C. Người mẹ bị AIDS không nên sinh con D. Tất cả các đáp án trên 104
  6. BÀI 34: Vitamin và muối khoáng Câu 1: Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc? A. Vitamin B2B. Vitamin B1C. Vitamin B6D. Vitamin B12 Câu 2: Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp? A. Kẽm B. Sắt C. Iốt D. Đồng Câu 3: Vitamin có vai trò gì? A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim Câu 4: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là A. Vitamin D. B. Vitamin A. C. Vitamin C. D. Vitamin E. Câu 5: Loại vitamin nào cần cho sự phát dục bình thường của cơ thể, chống lão hóa, bảo vệ tế bào? A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin E D. Vitamin B12 Câu 6: Loại vitamin nào dưới đây có nguồn gốc động vật? A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin B1 D. Tất cả các ý trên Câu 7: Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A? A. Mướp đắng B. Gấc C. Chanh D. Táo ta Câu 8: Vai trò chủ yếu của canxi là A. Là thành phần chính trong xương và rang B. Có vai trò trong hoạt động của xương và cơ C. Có vai trò trong quá trình đông máu D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin? A. Cá biển B. Giá đỗ C. Thịt bò D. Thịt lợn Câu 10: Bệnh bướu cổ thường do thiếu loại muối khoáng nào dưới đây? A. Natri B. Iot C. Sắt D. Lưu huỳnh Câu 11: Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người? A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt Câu 12: Điều gì sẽ xảy ra nếu tiêm quá nhiều vitamin D? A. Sẽ dẫn tới hiện tượng hóa canxi của mô mềm dẫn đến tử vong. B. Xương ngày càng vững chắc và phát triển ngày càng nhanh C. Xương sẽ ngừng phát triển về chiều dài và tăng phát triển về bề rộng D. Xương sẽ không phát triển nữa Câu 13: Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương? A. Iốt B. Canxi C. K D. Sắt Câu 14: Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu, mỡ? A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin K D. Vitamin D Câu 15: Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt? A. Tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể B. Kích thước cơ thể tăng nên cần nhiều sắt để cơ thể hấp thụ C. Lượng sắt bổ sung này do em bé trong bụng dung nạp D. Cơ thể luôn cần chất sắt để tổng hợp nên hemoglobin. Mà trong thời kì mang thai cần nhiều hơn vì cung cấp máu và oxi nuôi em bé. Tiêu chuẩn ăn uống - Nguyên tắc lập khẩu phần Câu 1: Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây? A. Mắc phải một bệnh lý nào đó 105
  7. B. Lười vận động C. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng: sôcôla, mỡ động vật, đồ chiên xào D. Tất cả các phương án còn lại Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng? A. Suy dinh dưỡng B. Đau dạ dày C. Giảm thị lực D. Tiêu hóa kém Câu 3: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở? A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn B. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn C. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể Câu 4: Một gam lipit khi được ôxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng ra bao nhiêu năng lượng? A. 4,3 kcal B. 5,1 kcal C. 9,3 kcal D. 4,1 kcal Câu 5: Năng lượng cần thiết của trẻ em trong thời gian một ngày khoảng bao nhiêu? A. 50 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày B. 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày C. 150 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày D. 200 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày Câu 6: Năng lượng cần thiết của người lớn trong thời gian một ngày khoảng bao nhiêu? A. 50 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày B. 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày C. 150kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày D. 200 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày Câu 7: Vì sao ở các nước đang phát triển, trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ cao? A. Vì ở những nước này, do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các em. B. Vì ở những nước này, trẻ em chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng gặp nhiều cản trở. C. Vì ở những nước này, động thực vật không tích lũy đủ các chất dinh dưỡng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kết quả là khi sử dụng các động thực vật này làm thức ăn, trẻ sẽ bị thiếu hụt một số chất. D. Tất cả các phương án trên Câu 8: Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu? A. Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao động, môi trường, khí hậu. B. Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng để phát triển tốt thể lực và trí lực, có sức khỏe để lao động C. Thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được là nguồn lây bệnh D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại? A. Phiên dịch viên B. Nhân viên văn phòng C. Vận động viên đấm bốc D. Lễ tân Câu 10: Những nguyên tắc khi lập khẩu phần ăn? A. Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. B. Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ. D. Tất cả các đáp án trên Câu 11: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi? 1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn. 2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người. 106
  8. 3. Vì những loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể. A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng của người Việt? A. Ngũ cốc => rau củ => trái cây => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối B. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối C. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối D. Ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => rau củ => trái cây => dầu mỡ => đường => muối Câu 13: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Giới tính, lứa tuổi B. Khả năng lao động C. Môi trường, khí hậu D. Tất cả các đáp án trên Câu 14: Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây? A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể D. Tất cả các phương án trên Câu 15: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong A. Một đơn vị thời gian. B. Một tuần. C. Một bữa. D. Một ngày. Câu 16: Tại sao trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ vẫn phát triển được? A. Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể B. Sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn C. Sữa mẹ có đầy đủ năng lượng cung cấp cho trẻ D. Tất cả các đáp án trên Câu 17: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? 1. Giới tính 2. Độ tuổi 3. Hình thức lao động 4. Trạng thái sinh lí của cơ thể A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4 Câu 18: Nhu cầu về loại thức ăn nào dưới đây ở trẻ em thường cao hơn người lớn? A. Lipit B. Gluxit C. Prôtêin D. Tất cả các phương án trên Câu 19: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây? A. Đồ ăn nhanh B. Nước uống có ga C. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột D. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh Câu 20: Loại thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm? A. Dứa gai B. Trứng gà C. Bánh đa D. Cải ngọt Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Câu 1: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây? A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cặn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu Câu 2: Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tủy? A. Ống thận B. Ống góp C. Nang cầu thận D. Cầu thận Câu 3: Vai trò chính của quá trình bài tiết? A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định B. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới D. Giúp giảm cân. 107
  9. Câu 4: Ý nghĩa của sự bài tiết là A. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể B. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong C. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường D. Cả ba ý trên đều đúng Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết? A. Ruột già B. Phổi C. Thận D. Da Câu 6: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là A. Bóng đái. B. Thận. C. Ống dẫn nước tiểu. D. Ống đái. Câu 7: Sản phẩm bài tiết của thận là gì? A. Nước mắt B. Nước tiểu C. Phân D. Mồ hôi Câu 8: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái? A. Ống dẫn nước tiểu B. Ống thận C. Ống đái D. Ống góp Câu 9: Các sản phẩm thải được lấy từ? A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng D. Tất cả các đáp án trên Câu 10: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm A. Thận và ống đái B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da Câu 11: Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây? A. Ống góp B. Ống thận C. Cầu thận D. Nang cầu thận Câu 12: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận? A. Ăn uống không lành mạnh B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh C. Lười vận động D. Tất cả các đáp án trên Câu 13: Cầu thận được tạo thành bởi A. Một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau. B. Hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau. C. Một búi mao mạch dày đặc. D. Một búi mạch bạch huyết có kích thước bé. Câu 14: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng? A. Một tỉ B. Một nghìn C. Một triệu D. Một trăm Câu 15: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất? A. Những người hiến thận B. Những người bị tai nạn giao thông C. Những người hút nhiều thuốc lá D. Những người bị suy thận Câu 16: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Ở người, thận thải khoảng các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic). A. 80% B. 70% C. 90% D. 60% Câu 17: Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái? A. Bàng quang B. Thận C. Ống dẫn nước tiểu D. Tất cả các phương án trên Câu 18: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào? A. Khi vừa mới bị bệnh B. 5 tháng sau khi mắc bệnh C. 2 năm sau khi mắc bệnh D. Suy thận giai đoạn cuối Bài 39: Bài tiết nước tiểu Câu 1: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức? A. Nang cầu thận B. Bể thận C. Ống thận D. Tất cả các phương án trên Câu 2: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ 108
  10. A. Sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc. B. Sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc. C. Sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng. D. Lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc. Câu 3: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên? A. Bể thận B. Ống thận C. Ống dẫn nước tiểu D. Thải ra ngoài môi trường Câu 4: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức? A. Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn C. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng D. Quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo thành nước tiểu chính thức Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu? A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc D. Có chứa các tế bào máu và protein Câu 6: Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính ở chỗ A. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có protein D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu Câu 7: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào? A. Quá trình lọc máu ở cầu thận B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận D. Phối hợp tất cả các quá trình trên Câu 8: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu? A. Cơ vòng ống đái B. Cơ lưng xô C. Cơ bóng đái D. Cơ bụng Câu 9: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện? A. 50 ml B. 1000 ml C. 200 ml D. 600 ml Câu 10: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay? A. Người đó bị suy thận B. Lượng nước uống vào quá nhiều C. Thận làm việc tốt D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức Câu 11: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu? A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng Câu 12: Cơ thể người trưởng thành bình thường, một ngày thường tạo ra bao nhiêu nước tiểu? A. 1-2(l ) B. 3-4(l ) C. 180-200 (l ) D. 1,5-3(l) Câu 13: Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là? A. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. B. Nước tiểu chính thức -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. 109
  11. C. Nước tiểu chính thức -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. D. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. Câu 14: Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP? A. Bài tiết tiếp B. Hấp thụ lại C. Lọc máu D. Tất cả các phương án trên Câu 15: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu? A. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít Câu 16: Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây? A. Hồng cầu B. Nước C. Ion khoáng D. Tất cả các phương án trên Câu 17: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận? A. Axit uric B. Ôxalat C. Xistêin D. Tất cả các phương án trên Câu 18: Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại? A. Nước B. Crêatin C. Axit uric D. Tất cả các phương án trên Bài 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Câu 1: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây? A. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. B. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra. C. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận. D. Tất cả các phương án trên. Câu 2: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận? A. Axit uric B. Ôxalat C. Xistêin D. Cả A,B,C Câu 3: Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều ôxalat – thủ phạm hàng đầu gây sỏi đường tiết niệu? A. Đậu xanh B. Rau ngót c. Rau bina D. Dưa chuột Câu 4: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết? A. Uống nhiều nước B. Nhịn tiểu C. Đi chân đất D. Mắc màn khi ngủ Câu 5: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Đi tiểu đúng lúc B. Uống nhiều nước C. giữ gìn vệ sinh thân thể D. Cả A, B, C Câu 6: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây? A. Ăn quá mặn, quá chua B. Uống nước vừa đủ C. Đi tiểu khi có nhu cầu D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc Câu 7: Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí B. Vi sinh vật gây bệnh C. Các chất độc có trong thức ăn D.Cả A, B, C Câu 8: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây? A. Thủy ngân B. Nước C. Vita min D. Gluco zơ 110
  12. Câu 9: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây? A. Bài tiết nước tiểu B. Lọc máu C. Hấp thụ và bài tiết tiếp D. Tất cả các phương án Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Câu 1: Đặc điểm nào không có ở tầng sừng của da? A. Dễ bong B. Tế bào chết C. Chứa hạt sắc tố D. Tế bào xếp sít nhau Câu 2: Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu? A. Tầng tế bào sống B. Tầng sừng C. Tuyến nhờn D. Tuyến mồ hôi Câu 3: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da? A. Lớp biểu bì B. Lớp bì C. Lớp mỡ dưới ra D. Lớp mạch máu Câu 4: Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau? A. Cơ co chân lông B. Lớp mỡ C. Thụ quan D. Tầng sừng Câu 5: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại? A. Thụ quan B. Mạch máu C. Tuyến mồ hôi D. Cơ co chân lông Câu 6: Vào mùa hanh khô, da thường bong vảy trắng là vì A. Lớp da bên ngoài cùng bị tổn thương B. Lớp tế bào ngoài cùng hóa sừng và bị chết C. Mọc lớp da mới D. Cả ba đáp án trên Câu 7: Nguyên nhân nào không liên quan đến hiện tượng có nhiều màu da khác nhau? A. Do ảnh hưởng của nhiệt độ B. Do lớp sắc tố dưới da C. Do di truyền D. Do độ dày của lớp mỡ dưới da Câu 8: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của A. Tầng sừng. B. Tầng tế bào sống. C. Cơ co chân lông. D. Mạch máu. Câu 9: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì? A. Lớp cách nhiệt B. Một sản phẩm của các tế bào da C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh Câu 10: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì? A. Dự trữ đường B. Cách nhiệt C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài D. Vận chuyển chất dinh dưỡng Câu 11: Lông mày có tác dụng gì? A. Bảo vệ trán B. Hạn chế bụi bay vào mắt C. Ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt D. Giữ ẩm cho đôi mắt Câu 12: Da có vai trò gì đối với đời sống con người? A. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài B. Bảo vệ cơ thể C. Điều hòa thân nhiệt D. Tất cả các phương án trên Câu 13: Vì sao da có thể điều hòa thân nhiệt? Chọn câu trả lời sai A. Do da có thụ quan nhiệt độ B. Do da có cơ đóng mở lỗ chân lông C. Mạch máu dưới da có thể co hoặc giãn D. Da có lớp sừng bên ngoài. Câu 14: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì? A. Tuyến nhờn B. Mạch máu C. Sắc tố da D. Thụ Câu 15: Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây? A. Gan bàn chân B. Má C. Bụng chân D. Đầu gối Câu 16: Lông và móng có bản chất là gì? A. Một loại tế bào trong cấu trúc da 111
  13. B. Sản phẩm của các túi cấu tạo từ tầng tế bào sống C. Các thụ quan D. Một mảng mô tăng sinh Câu 17: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước? A. Thụ quan B. Tuyến mồ hôi C. Tuyến nhờn D. Tầng tế bào sống Câu 18: Người ta thường dùng da trâu, da bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da? A. Tầng sừng B. Tầng tế bào sống C. Lớp bì D. Lớp mỡ Bài 42: Vệ sinh da Câu 1: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh? A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt C. Tắm nắng vào buổi trưa D. Thường xuyên mát xa cơ thể Câu 2: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì? A. Tránh để da bị xây xát B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da D. Tập thể dục thường xuyên Câu 3: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào? A. Lông và bao lông B. Tuyến nhờn C. Tuyến mồ hôi D. Tầng tế bào sống Câu 4: Nếu da bị nấm cần làm gì? A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Câu 5: Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây? A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn Câu 6: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy? A. Lớp tế bào chết tăng lên B. Vi khuẩn trên da rất nhiều C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 7: Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa B. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần C. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt D. Tất cả các phương án trên Câu 8: Vì sao không nên nặn trứng cá? A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da C. Tạo ra những vết thương hở ở da D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 112
  14. Câu 9: Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông) D. Tất cả các phương án trên Câu 10: Vì sao không nên tắm nước lạnh? A. Khiến lỗ chân lông đóng lại B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong C. Tế bào da nhanh bị lão hóa D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể Câu 11: Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da? A. 85% B. 40% C. 99% D. 35% Câu 12: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay? A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc Câu 13: Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người? A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ Câu 14: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè? A. Sắc tố da tạo ra ít B. Da không bị cháy vì nắng C. Lớp mỡ dưới da dày lên D. Mạch máu co lại Câu 15: Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da? A. Tả B. Sốt xuất huyết C. Hắc lào D. Thương hàn Câu 16: Vì sao xuất hiện sẹo trên da? A. Nhiễm trùng B. Nọc độc của động vật gây ra C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể Câu 17: Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây? A. Uốn ván B. Tiêu chảy cấp C. Viêm gan A D. Thủy đậu Câu 18: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn? A. Tế bào da tăng sinh mạnh B. Vi khuẩn dễ xâm nhập C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Câu 1: Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là gì? A. Dây thần kinh B. Mạch máu C. Nơron D. Mô thần kinh Câu 2: Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron? A. Thân nơron 113
  15. B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Cúc xináp Câu 3: Hệ thần kinh bao gồm A. Bộ phận trung ương và ngoại biên B. Bộ não và các cơ C. Tủy sống và tim mạch D. Tủy sống và hệ cơ xương Câu 4: Chức năng của hệ thần kinh là gì? A. Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan trong cơ thể B. Giám sát các hoạt động, thông báo cho não bộ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể C. Điều hòa nhiệt độ, tuần hoàn, tiêu hóa D. Sản xuất tế bào thần kinh Câu 5: Nơron có chức năng gì? A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích C. Trả lời các kích thích D. Tất cả các phương án còn lại Câu 6: Não thuộc bộ phận nào của hệ thần kinh? A. Bộ phận ngoại biên B. Bộ phận trung ương C. Một bộ phận độc lập D. Một bộ phận của tủy sống Câu 7: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 8: Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? A. Cấu tạo B. Chức năng C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động Câu 9: Bộ phận nào không xuất hiện trong cấu tạo của một nơron thần kinh điển hình? A. Eo Răngviê B. Sắc tố C. Cúc xináp D. Bao miêlin Câu 10: Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 11: Bộ phận nào không thuộc hệ thần kinh ngoại biên? A. Bó sợi vận động B. Bó sợi cảm giác C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 12: Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não? A. 1 tỉ tế bào B. 100 tỉ tế bào C. 1000 tỉ tế bào D. 10 tỉ tế bào Câu 13: Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Không có khả năng phân chia B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục C. Có nhiều sợi trục D. Có một sợi nhánh 114
  16. Câu 14: Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron? A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh C. Cuối sợi trục D. Thân nơron Câu 15: Dạ dày hoạt động dưới sự điều hòa của hệ thần kinh nào? A. Vận động B. Hệ thần kinh riêng C. Hạch thần kinh D. Sinh dưỡng Câu 16: Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não? A. Bài tiết nước tiểu B. Co bóp dạ dày C. Giãn mạch máu dưới da D. Co đồng tử Bài 45: Dây thần kinh tủy Câu 1: Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì? A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng D. Tất cả các phương án còn lại trên Câu 2: Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì? A. Rễ li tâm B. Rễ cảm giác C. Rễ vận động D. Rễ hướng tâm Câu 3: Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì? A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan đáp ứng D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Dây thần kinh được cấu tạo từ thành phần nào? A. Rễ cảm giác B. Rễ vận động C. Bó sợi thần kinh cảm giác D. Bó sợi hướng tâm và bó sợi li tâm Câu 5: Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào? A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác. B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động Câu 6: Đặc điểm hoạt động của các dây thần kinh tủy là A. Chỉ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác B. Chỉ dẫn truyền xung thần kinh vận động C. Dẫn truyền cả xung vận động và xung cảm giác D. Không dẫn truyền xung thần kinh Câu 7: Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy? 115
  17. A. 31 đôi B. 12 đôi C. 26 đôi D. 15 đôi Câu 8: Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Tất cả các chi đều không co C. Tất cả các chi đều co D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại Câu 9: Sợi thần kinh hướng tâm dẫn xung thần kinh đến đâu? A. Trung khu xử lý thông tin B. Cơ quan thụ cảm C. Cơ quan trả lời kích thích D. Dây thần kinh li tâm Câu 10: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động) B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động D. Tất cả các phương án trên Câu 11: Ếch sau khi bị xử lý cắt rễ sau của tủy sẽ có phản ứng gì với kích thích mới? A. Choáng tạm thời B. Phản ứng chậm C. Không có phản ứng gì D. Liệt chi bị cắt rễ sau Câu 12: Rễ sau ở tủy sống là A. Rễ cảm giác hoặc rễ vận động. B. Rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động. C. Rễ vận động. D. Rễ cảm giác Câu 13: Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại C. Tất cả các chi đều co D. Tất cả các chi đều không co Câu 14: Tại sao thoát vị đĩa đệm lại có triệu chứng đau? A. Đầu xương va chạm vào nhau B. Dây thần kinh bị chèn ép C. Bao dịch khớp bị dò D. Dây thần kinh bị xoắn lại Câu 15: Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy? A. Rễ vận động B. Hạch thần kinh C. Lỗ tủy D. Hành não Câu 16: Chọn câu trả lời đúng? A. Dây thần kinh là dây pha B. Sợi li tâm dẫn xung thần kinh về tủy sống C. Rễ trước tủy sống là rễ vận động D. Dây thần kinh tủy dẫn thông tin về não Câu 17: Nếu bị hủy tủy sống, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng gì? 116
  18. A. Liệt toàn thân, mất cảm giác B. Liệt toàn thân, vẫn còn cảm giác C. Vẫn cử động được, mất cảm giác D. Bị choáng tạm thời Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Câu 1: Liền phía sau trụ não là A. Não giữa. B. Đại não. C. Tiểu não. D. Hành não. Câu 2: Khi phá hủy một phần của bộ phận nào dưới đây, ếch sẽ nhảy và bơi loạng choạng? A. Cuống não B. Tiểu não C. Hành não D. Cầu não Câu 3: Trụ não không bao gồm cấu trúc nào dưới đây? A. Hành não B. Cầu não C. Não giữa D. Tiểu não Câu 4: Não trung gian có chức năng gì? A. Điều hòa trao đổi chất và thân nhiệt. B. Giữ thăng bằng, định vị cơ thể trong không gian. C. Điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể. D. Ngăn cách rõ các cấu trúc khác của não bộ. Câu 5: Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não? A. 6 đôi B. 31 đôi C. 12 đôi D. 24 đôi Câu 6: Bộ phận nào dưới đây được cấu tạo bởi chất trắng bao ngoài, chất xám nằm bên trong? A. Đại não B. Trụ não C. Tiểu não D. Tất cả các phương án trên Câu 7: Vì sao xem điện thoại trước khi đi ngủ gây khó ngủ? A. Não bị kích thích hưng phấn. B. Não trung gian bị ức chế hoạt động trao đổi chất. C. Sóng điện từ từ điện thoại gây thôi miên. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 8: Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống? A. Não trung gian B. Não giữa C. Cầu não D. Hành não Câu 9: Phần nào không phải là cấu trúc của trụ não? A. Vùng dưới đồi B. Não giữa C. Hành não D. Cầu não Câu 10: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì? A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người. B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể. D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Câu 11: Các đôi dây thần kinh lên não thường bắt chéo ở vị trí nào? A. Đốt sống cổ B. Não trung gian C. Trụ não D. Vùng dưới đồi Câu 12: Trụ não cấu tạo từ các thành phần nào? A. Các rễ trước và rễ sau thần kinh B. Chất xám và chất trắng C. Một phần tủy sống D. Chỉ có chất xám hoặc chất trắng Câu 13: Bộ phận nào của não là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường truyền cảm giác từ dưới đi lên não? A. Cầu não B. Tiểu não C. Não giữa D. Não trung gian 117
  19. Câu 14: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông? A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não. B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não. C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống. D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian. Câu 15: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Ở người, nhân xám của là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não. A. Tiểu não B. Não trung gian C. Trụ não D. Tiểu não Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng? A. Chất trắng làm nhiệm vụ xử lý thông tin, gồm các đường dây cảm giác dẫn truyền lên và các đường dây vận động dẫn truyền xuống. B. Chất trắng là nơi xuất phát các đôi dây thần kinh não, gồm các đường dây cảm giác dẫn truyền lên và các đường dây vận động dẫn truyền xuống. C. Chất trắng là nơi xuất phát các đôi dây thần kinh, gồm các đường dây vận động dẫn truyền lên và xuống. D. Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, gồm các đường dây cảm giác dẫn truyền lên và các đường dây vận động dẫn truyền xuống. Bài 47: ĐẠI NÃO Câu 1: Vỏ não được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào có hình dạng như thế nào? A. Hình tháp B. Hình nón C. Hình trứng D. Hình sao Câu 2: Bộ phận não chia đại não thành hai nửa? A. Rãnh thái dương B. Não trung gian C. Rãnh liên bán cầu D. Rãnh đỉnh Câu 3: Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền Câu 4: Vì sao con người có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp? A. Não bộ người có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. B. Cơ mặt người tiến hóa hoạt động linh hoạt C. Do đặc tính của bộ linh trưởng D. Não bộ người có đủ vùng vận động và vùng cảm giác Câu 5: Ở vỏ não người, rãnh đỉnh là nơi ngăn cách A. Thùy chẩm với thùy đỉnh. B. Thùy trán với thùy đỉnh. C. Thùy đỉnh và thùy thái dương. D. Thùy thái dương và thùy chẩm. Câu 6: Vỏ não người có bề dày khoảng A. 1 – 2 mm. B. 2 – 3 mm. C. 3 – 5 mm. D. 7 – 8 mm. Câu 7: Chức năng của chất trắng trong vỏ não là gì? A. Kết nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau 118
  20. B. Kết nối các vùng của vỏ não với tủy sống C. Kết nối hai nửa đại não và tiểu não D. Kết nối hai nửa đại não và não trung gian Câu 8: Vùng cảm giác trên đại não có chức năng gì? A. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ cơ quan vận động. B. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm ngoài và trong. C. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ tiểu não. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 9: Nếu thùy chẩm bị tổn thương, cơ thể sẽ có biểu hiện gì? A. Khiếm thị B. Liệt các chi C. Khiếm thính D. Mất cảm giác Câu 10: Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở A. Hành tủy hoặc tủy sống. B. Não trung gian hoặc trụ não. C. Tủy sống hoặc tiểu não. D. Tiểu não hoặc não giữa. Câu 11: Thùy chẩm của não bộ nằm ở đâu? A. Trước trán B. Thái dương C. Trung tâm của não bộ D. Phía sau não Câu 12: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu? A. 2300 – 2500 cm2 B. 1800 – 2000 cm2 C. 2000 – 2300 cm2 D. 2500 – 2800 cm2 Câu 13: Khi ngủ, một số vùng trên đại não không hoàn toàn nghỉ ngơi mà tiếp tục hưng phấn. Giải thích nào về hiện tượng mộng du sau đây là phù hợp? A. Vùng cảm giác của não bộ khi ngủ hưng phấn. B. Vùng vận động ngôn ngữ của não bộ khi ngủ hưng phấn C. Vùng vận động của não bộ khi ngủ hưng phấn D. Toàn bộ não bộ hưng phấn. Câu 14: Vùng thị giác nằm ở thùy nào của vỏ não? A. Thùy chẩm B. Thùy thái dương C. Thùy đỉnh D. Thùy trán Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng? A. Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh. B. Rãnh thái dương ngăn cách thùy đỉnh và thùy chẩm. C. Rãnh thái dương ngăn 2 thùy đỉnh và trán với thùy thái dương. D. Rãnh thái dương ngăn cách 2 thùy thái dương. Câu 16: Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán? A. Vùng vị giác B. Vùng hiểu tiếng nói C. Vùng vận động ngôn ngữ D. Vùng thính giác Câu 17: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì? A. Giảm thể tích não bộ B. Tăng diện tích bề mặt C. Giảm trọng lượng của não 119
  21. D. Sản xuất nơron thần kinh Câu 18: Cấu trúc nào không xuất hiện trên vỏ não A. Nếp nhăn B. Chất xám C. Chất trắng D. Dây thần kinh BÀI 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG Câu 1: Tác dụng sinh lý nào dưới đây thuộc về phân hệ đối giao cảm? A. Giãn mạch máu ruột B. Giãn mạch máu đến cơ C. Giãn đồng tử D. Giãn cơ bóng đái Câu 2: Hệ thần kinh trung ương của phân hệ giao cảm có thành phần nào? A. Nhân xám ở sừng bên tủy sống B. Chuỗi hạch nằm gần cột sống C. Nhân xám ở trụ não D. Hạch thần kinh Câu 3: Trung ương của phân hệ thần kinh giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống phân bố từ A. Đốt tủy ngực V đến đốt tủy thắt lưng II. B. Đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III. C. Đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng II. D. Đốt tủy ngực III đến đốt tủy thắt lưng I. Câu 4: Thành phần cấu trúc nào không có trong cung phản xạ điều hòa hoạt động tim? A. Sợi cảm giác B. Thụ cảm áp lực C. Vỏ não D. Dây phế vị Câu 5: Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác? A. Trung ương nằm ở đại não B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn C. Nơron sau hạch có bao miêlin. D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn Câu 6: Đồng tử giãn ra để nhận được nhiều ánh sáng vào mắt và co lại để hạn chế ánh sáng vào mắt. Cho biết khi đột ngột chuyển từ tối ra sáng, phân hệ thần kinh nào điều khiển hoạt động của đồng tử? A. Phân hệ thần kinh giao cảm B. Phân hệ thần kinh đối giao cảm C. Cả 2 phân hệ của hệ thần kinh sinh dưỡng D. Hệ thần kinh vận động. Câu 7: Hiện tượng giảm nhu động ruột do phân hệ thần kinh nào phụ trách? A. Phân hệ giao cảm B. Phân hệ đối giao cảm C. Phân hệ trung ương D. Phân hệ ngoại biên Câu 8: chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là A. Điều khiển hoạt động của cơ quan nội tạng B. Điều khiển hoạt động có ý thức C. Điều khiển hoạt động của cơ vân D. Cả A, B và C Câu 9: Các hạch của phân hệ đối giao cảm nằm ở đâu? 120
  22. A. Nằm gần cơ quan phụ trách B. Nằm gần tủy sống C. Nằm gần trụ não D. Nằm liền dưới vỏ não Câu 10: Khi tác động lên các cơ quan, phân hệ giao cảm gây ra phản ứng nào dưới đây? A. Co phế quản nhỏ B. Tăng tiết nước bọt C. Giảm nhu động ruột D. Giảm lực co tim và nhịp tim Câu 11: Tại sao khi tức giận sẽ không còn cảm giác thèm ăn? A. Do hệ tiêu hóa giảm hoạt động B. Do não bộ quên C. Do khi tức giận tế bào tăng trao đổi chất, lấy năng lượng từ lớp mỡ D. Do ruột hoạt động mạnh hơn Câu 12: Hệ thần kinh giao cảm ở người được phân chia thành mấy phân hệ? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 13: Vì sao thức muộn nửa đêm hay buồn đi vệ sinh? A. Bóng đái giãn ra vào nửa đêm B. Cơ chế não bộ nhắc cần nghỉ ngơi C. Thức đêm làm mất cân bằng nước trong cơ thể D. Bóng đái co lại vào nửa đêm Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng? A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin. B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin. C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin. D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin Câu 15: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng A. Tương tự nhau. B. Giống hệt nhau. C. Đối lập nhau. D. Đồng thời với nhau. Câu 16: Trung ương thần kinh đối giao cảm nằm ở đâu? A. Đốt ngực I đến đốt thắt lưng III B. Não bộ C. Đoạn cùng tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 17: Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào dưới đây? 1. Đại não 2. Trụ não 3. Tủy sống 4. Tiểu não A. 2, 3 B. 1, 4 C. 1, 2 D. 3, 4 Câu 18: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về A. Phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động. B. Hệ thần kinh vận động. 121
  23. C. Phân hệ đối giao cảm. D. Phân hệ giao cảm. Câu 19: Sự khác nhau cơ bản giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động là A. Cung phản xạ sinh dưỡng phải đi qua một trạm trung gian chuyển tiếp đó là các hạch giao cảm và phó giao cảm, cung phản xạ vận động không có hạch này B. Cung phản xạ sinh dưỡng phải qua hạch giao cảm hoặc đối giao cảm, cung phản xạ vận động qua rễ trước- rễ sau C. Cung phản xạ sinh dưỡng chỉ qua rễ sau,cung phản xạ vận động qua cả rễ sau và rễ trước D. Cung phản xạ sinh dưỡng có các hạch, cung phản xạ vận động có sừng sau Câu 20: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng A. Tương tự nhau B. Giống hệt nhau C. Đối lập nhau D. Đồng thời với nhau BÀI 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC Câu 1: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất? A. Màng giác B. Thủy dịch C. Dịch thủy tinh D. Thể thủy tinh Câu 2: Dây thần kinh thị giác là A. Dây số I. B. Dây số IX. C. Dây số II. D. Dây số VIII. Câu 3: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm A. Cơ quan thụ cảm B. Dây thần kinh C. Bộ phận kích thích ở trung ương D. Tất cả các đáp án trên Câu 4: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác? A. Tất cả các phương án B. Tế bào nón C. Tế bào que D. Tế bào hạch Câu 5: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác? A. Giúp nhận biết tác động của môi trường B. Phân tích hình ảnh C. Phân tích màu sắc D. Phân tích các chuyển động Câu 6: Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của A. Tế bào que. B. Tế bào nón. C. Tế bào hạch. D. Tế bào hai cực. Câu 7: Các tế bào nón có nhiệm vụ? A. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh B. Chỉ tiếp nhận màu sắc C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc 122
  24. Câu 8: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu? A. Dây thần kinh hướng tâm B. Vỏ não C. Thùy chẩm D. Dây thần kinh số 12 Câu 9: Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp? A. 5 lớp B. 4 lớp C. 2 lớp D. 3 lớp Câu 10: Cơ quan thị giác bao gồm A. Tế bào thụ cảm thị giác B. Dây thần kinh thị giác C. Vùng thị giác D. Tất cả các đáp án trên Câu 11: Vùng thị giác nằm ở đâu? A. Trong màng lưới của cầu mắt B. Dây thần kinh số II C. Ở thùy chẩm D. Vỏ não Câu 12: Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây? A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh B. Ánh sáng mạnh và màu sắc C. Ánh sáng yếu và màu sắc D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc Câu 13: Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu? A. Trong màng lưới của cầu mắt B. Dây thần kinh số II C. Ở thùy chẩm D. Vỏ não Câu 14: Mống mắt còn có tên gọi khác là A. Lòng đen. B. Lỗ đồng tử. C. Điểm vàng. D. Điểm mù. Câu 15: Ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất là vì A. Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận B. Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần C. Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào kinh riêng rẽ D. Câu A và C đúng Câu 16: Ở mắt người, điểm mù là nơi A. Đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác. B. Nơi tập trung tế bào nón. C. Nơi tập trung tế bào que. D. Nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang. Câu 17: Các tế bào que có nhiệm vụ? A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh B. Tiếp nhận màu sắc C. Tiếp nhận ánh sáng yếu D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc Câu 18: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. A. Thể thủy tinh B. Thủy dịch C. Dịch thủy tinh D. Màng giác Câu 19: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt? 123
  25. A. Màng giác B. Màng cứng C. Màng mạch D. Màng lưới Câu 20: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là A. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm. B. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh. C. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán. D. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm. BÀI 50: VỆ SINH MẮT Câu 1. Cận thị là A. Tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. B. Tật mà mắt không có khả năng nhìn gần. C. Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. D. Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Câu 2. Viễn thị thường gặp ở A. Thai nhi. B. Trẻ em. C. Người lớn tuổi. D. Thanh niên. Câu 3. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây? 1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần A. 1, 2, 3 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 4. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị? 1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần A. 1, 4 124
  26. B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 5. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo A. Kính râm. B. Kính lúp. C. Kính hội tụ. D. Kính phân kì. Câu 6. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây? A. Kính hiển vi B. Kính hội tụ C. Kính viễn vọng D. Kính phân kì Câu 7. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất? A. Đau mắt đỏ B. Đau mắt hột C. Đục thủy tinh thể D. Thoái hóa điểm vàng Câu 8. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh B. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt C. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9% D. Tất cả các phương án Câu 9. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây? A. Viễn thị B. Cận thị C. Loạn thị D. Tất cả các phương án còn lại Câu 10. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. Kính râm. B. Kính cận. C. Kính lão. D. Kính lúp. Đáp án trắc nghiệm 1. C 2. C 3. D 4. A 5. D 6. B 7. B 8. A 9. C 10. C BÀI 51: Cơ quan phân tích thính giác Câu 1: Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào? A. Vành tai, tai giữa, tai trong. B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ. D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong. Câu 3: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ? A. Xương bàn đạp B. Xương đe C. Xương búa D. Xương đòn Câu 4: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người? A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm B. Xử lí các kích thích về sóng âm 125
  27. C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian D. Truyền sóng âm về não bộ Câu 5: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong? A. Ống bán khuyên. B. Dây thần kinh số VIII. C. Ốc tai. D. Màng nhĩ. Câu 6: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây? A. Màng nhĩ B. Màng cửa bầu dục C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên Câu 7: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở A. Màng bên. B. Màng cơ sở. C. Màng tiền đình. D. Màng cửa bầu dục. Câu 8: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì? A. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian. C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian. D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian. Câu 9: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa? A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau. B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này. C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa. D. Tất cả các phương án trên Câu 10: Ráy tai có là do đâu? A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. B. Do tai ẩm. C. Do tế bào thụ cảm tiết ra. D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra. Câu 11: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian? A. Ốc tai và ống bán khuyên B. Bộ phận tiền đình và ốc tai C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên Câu 12: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước? A. Tai trái. B. Tai phải. C. Cả hai tai cùng nhận. D. Một trong hai tai. Câu 13: Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? 126
  28. A. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ. C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm ). D. .Tất cả các phương án còn lại. Câu 14: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm A. Màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. B. Màng cơ ở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương. C. Màng cơ ở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của ốc tai xương. D. Màng cơ ở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương. Câu 15: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 16: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên? A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ. C. Vì làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc. Câu 17: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là A. Màng cơ sở. B. Màng tiền đình. C. Màng nhĩ. D. Màng cửa bầu dục. Câu 18: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào? A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác. B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác. C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác. D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác. BÀI 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Câu 1: Phản xạ có điều kiện là A. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. B. Phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập. C. Phản xạ được hình thành trong đời sống. 127
  29. D. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy. Câu 2: Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây? A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Cung phản xạ đơn giản C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian Câu 3: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não? A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần B. Môi tím tái khi trời rét C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu Câu 4: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây? A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Các vùng chức năng của vỏ não C. Kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án còn lại Câu 5: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ? A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án trên Câu 6: Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó? A. C. Đacuyn B. G. Simson C. I.V. Paplôp D. G. Menđen Câu 7: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây? A. Dễ mất khi không củng cố. B. Số lượng không hạn định. C. Hình thành đường liên hệ tạm thời. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 8: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện? A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn Câu 9: Phản xạ không điều kiện là A. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. B. Phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. C. Phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được. D. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy. Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện? A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm. B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại. C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi. D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt. Câu 11: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố? A. Co chân lại khi bị kim châm 128
  30. B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc Câu 12: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não? A. Tim đập nhanh khi thấy chó dại đến gần B. Môi tím tái khi trời rét C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu Câu 13: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào? A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện. C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện. Câu 14: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện? A. Bỏ chạy khi có báo cháy B. Nổi gai ốc khi có gió lạnh lùa C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng Câu 15: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây? A. Bẩm sinh. B. Dễ mất khi không củng cố. C. Số lượng không hạn định. D. Hình thành đường liên hệ tạm thời. Câu 16: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây? A. Mang tính chất cá thể, không di truyền B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống C. Dễ mất đi khi không được củng cố D. Số lượng không hạn định Câu 17: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần? A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện. C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện. Câu 18: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người? A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới. B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống. C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 19: Điều nào dưới đây không đúng? A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện. B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản. C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại. Câu 20: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện? A. Thí nghiệm của Paplop. 129
  31. B. Vỗ tay thì cá ngoi lên. C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp. D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Tiếng nói và chữ viết là để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. A. Phương tiện B. Cơ sở C. Nền tảng D. Mục đích Câu 2: Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người có thể A. Trao đổi kinh nghiệm với nhau. B. Giao lưu với các dân tộc trên thế giới. C. Học tập và rèn luyện dễ dàng hơn. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành A. Giáo dục. B. Văn hóa. C. Ngôn ngữ. D. Xã hội. Câu 4: Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình quan hệ mật thiết với nhau.” A. Thuận nghịch. B. Song song. C. Đối lập. D. Khác nhau. Câu 5: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào? A. Tiếng nói và chữ viết B. Thị giác và thính giác C. Âm thanh và hành động D. Màu sắc và hình dáng Câu 6: Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ? A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ. B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ. C. Dần phân biệt được người lạ với người quen. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7: Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai? A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me” B. Bỏ chạy khi có báo động cháy C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng Câu 8: Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là A. Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện. B. Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện. C. Kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. D. Kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện. Câu 9: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây? A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật Câu 10: Điều nào dưới đây là không đúng? A. Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ em từ rất sớm. 130
  32. B. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều. C. Phản xạ không điều kiện khi nào lớn lên mới được hình thành. D. Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ. Câu 11: Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây? A. Tất cả các phương án còn lại B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa D. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới Câu 12: Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của chữ viết và tiếng nói? A. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người trao đổi kinh nghiệm với nhau. B. Tiếng nói và chữ viết giúp các dân tộc trên thế giới giao lưu học hỏi lẫn nhau. C. Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. D. Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người. Câu 13: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai? A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm B. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới” C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày Câu 14: Tiếng nói và chữ viết là A. Tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. B. Kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng. C. Là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 15: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới? A. Con người B. Động vật linh trưởng C. Động vật có xương sống D. Thú có túi Câu 16: Ví dụ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2? A. Thí nghiệm của Paplop. B. Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh”. C. Tiết nước bọt khi ăn chanh. D. Chạy nhanh bị toát mồ hôi. Câu 17: Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của A. Quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện. B. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện. C. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện. D. Quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện. Câu 18: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của A. Ngôn ngữ. B. Tư duy. C. Trí nhớ. D. Phản xạ không điều kiện. BÀI 54: Vệ sinh hệ thần kinh Câu 1: Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải A. Tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ. B. Uống cà phê trước khi đi ngủ 1 tiếng. C. Lo lắng áp lực phía công việc. 131
  33. D. Làm việc cật lực để hoàn thành đúng tiến độ. Câu 2: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? A. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí D. Tất cả các phương án trên Câu 3: Giấc ngủ là A. Khả năng nhắm mắt và thở đều, không suy nghĩ của con người. B. Kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh. C. Kết quả của việc nhắm mắt và nghỉ ngơi. D. Khả năng ức chế hoạt động của cơ thể. Câu 4: Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn? A. Tâm trạng bất ổn B. Tiếng ồn C. Ánh sáng mạnh D. Tất cả các phương án trên Câu 5: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người? A. Là thời gian tốt để gan đào thải chất độc. B. Mắt được nghỉ ngơi. C. Phục hồi hoạt động cho hệ thần kinh và các cơ quan. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 6: Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất? A. Người cao tuổi B. Thanh niên C. Trẻ sơ sinh D. Trẻ vị thành niên Câu 7: Điều kiện để có một giấc ngủ tốt là gì? A. Ngủ đúng giờ, thoải mái, ánh sáng phù hợp. B. Không cần điều kiện cụ thể nào cả. C. Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ. D. Ngủ 4-5 tiếng một ngày. Câu 8: Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh? A. Côcain B. Hêrôin C. Cafêin D. Tất cả các phương án trên Câu 9: Các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, có tác hại gì đối với cơ thể con người? A. Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh nguy hiểm. B. Giảm hoạt động của trí óc. C. Suy giảm giống nòi. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 10: Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể? A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh. B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn. C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người. D. Tất cả các phương án trên Câu 11: Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng? A. 5 tiếng B. 8 tiếng C. 9 tiếng D. 11 tiếng 132
  34. Câu 12: Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ? A. Trà tâm sen B. Trà móc câu C. Trà sâm D. Tất cả các phương án trên Câu 13: Yêu cầu nào dưới đây không đúng cho một cơ thể khỏe mạnh? A. Giữ gìn cho tâm hồn khỏe mạnh, tránh âu lo. B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. C. Đảm bảo có một giấc ngủ đủ hằng ngày. D. Cuối tuần chơi thì phải hết mình. Câu 14: Những chất nào dưới đây gây hại đối với hệ thần kinh? A. Chất kích thích. B. Chất gây nghiện. C. Chất làm giảm chức năng hệ thần kinh. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 15: Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao C. Lắng nghe những bản nhạc du dương D. Tất cả các phương án trên Câu 16: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya? A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác. B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác. C. Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể. D. Vì thức khuya sẽ dẫn đến béo phì. Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng? A. Cơ thể con người là một khối thống nhất. B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh. D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh. Câu 18: Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây? A. Cà phê B. Trà atisô C. Nước rau má D. Nước khoáng Câu 1: Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu? A. Tuyến tùng B. Tuyến tụy C. Tuyến ức D. Tuyến giáp Câu 2: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ A. Hoocmon từ các tuyến nội tiết tiết ra. B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra. C. Sinh lí của cơ thể. D. Tế bào tuyến tiết ra. Câu 3: Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 4: Tuyến nào dưới đây là tuyến pha? A. Tuyến tùng B. Tuyến sữa C. Tuyến tụy D. Tuyến nhờn Câu 5: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì? 133
  35. A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể Câu 6: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây? A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể. B. Tác động qua đường máu. C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Câu 8: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết? A. Tuyến mồ hôi. B. Tuyến ức C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp. Câu 9: Hoocmôn có vai trò nào sau đây? 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể 2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể 3. Điều hòa các quá trình sinh lý 4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể A. 2, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4 Câu 10: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ A. Máu. B. Tim. C. Tuyến yên. D. Vùng dưới đồi. Câu 11: Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn? A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến C. Tính đặc trưng cho loài D. Tính bất biến Câu 12: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì? A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định. B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể. C. Không đặc trưng cho loài. D. Có hoạt tính sinh học cao. Câu 13: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? A. Tuyến tụy. B. Tuyến cận giáp. C. Tuyến yên. D. Tuyến tùng. Câu 14: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn? A. Có tính đặc hiệu B. Có tính phổ biến C. Có tính đặc trưng cho loài D. Có hoạt tính sinh học rất cao Câu 15: Đặc điểm của tuyến nội tiết là A. Tuyến không có ống dẫn B. Chất tiết ngấm thẳng vào máu C. Chất tiết được theo ống dẫn tới các cơ quan D. Cả A và B Câu 16: Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn? A. Tuyến nước bọt B. Tuyến sữa C. Tuyến giáp D. Tuyến mồ hôi Câu 17: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết? 134
  36. A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể. B. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. C. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường. D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. Câu 18: Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết? A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục Câu 19: Hoocmon nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy? A. FSH. B. LH. C. Insulin. D. Ostrogen. Câu 20: Điều nào dưới đây không đúng? A. Có thể dùng insulin của bò thay thế cho người. B. Insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết. C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan. BÀI 56Tuyến yên, tuyến giáp Câu 1: Iôt là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn nào dưới đây? A. Tirôxin B. Ôxitôxin C. Canxitônin D. Glucagôn Câu 2: Thùy sau tiết ra A. Kích tố tuyến giáp. B. Kích tố tuyến sữa. C. Kích tố tăng trưởng. D. Kích tố chống đái tháo nhạt. Câu 3: Người bị bệnh Bazơđô thường có biểu hiện như thế nào? A. Sút cân nhanh B. Mắt lồi C. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Trong các hoocmôn dưới đây, có bao nhiêu hoocmôn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra? 1. FSH 4. ADH 2. PRL 5. OT 3. TH 6. GH A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 5: Tuyến giáp còn tiết ra hoocmon canxitonin cùng hoocmon của tuyến cận giáp có tác dụng gì? A. Điều hòa canxi trong máu. B. Điều hòa photpho trong máu. C. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu. D. Giúp trẻ em hấp thụ canxi tốt để phát triển. Câu 6: Chức năng của tuyến cận giáp: A. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu B. Tiết dịch tiêu hóa và tiết hoocmon C. Điều hòa đường huyết, muối natri trong máu 135
  37. D. Tiết hoocmon sinh dục Câu 7: Hoocmôn nào dưới đây có tác dụng tăng cường sự co bóp cơ trơn, hỗ trợ quá trình tiết sữa và sinh nở ở phụ nữ? A. Ôxitôxin B. Canxitônin C. Insulin D. Tirôxin Câu 8: Bệnh nào xuất hiện nếu tuyến giáp không tiết ra tiroxin? A. Trẻ em chậm lớn. B. Bệnh Bazodo. C. Người lớn trí nhớ kém. D. Hệ thần kinh hoạt động giảm sút. Câu 9: Bệnh nào dưới đây không xuất hiện nếu tuyến giáp hoạt động mạnh? A. Bệnh Bazodo. B. Bướu cổ. C. Chậm lớn. D. Mắt lồi do tích nước. Câu 10: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người? A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận Câu 11: Cơ quan chịu ảnh hưởng khi thùy trước tiết kích tố thể vàng là A. Buồng trứng. B. Tinh hoàn. C. Buồng trứng, tinh hoàn. D. Tuyến sữa. Câu 12: Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì? A. Kích thích tiết testôstêrôn B. Kích thích bao noãn phát và tiết ơstrôgen C. Kích thích quá trình sinh tinh D. Tất cả các phương án trên Câu 13: Thùy trước không tiết kích tố nào dưới đây? A. Kích tố tuyến sữa. B. Kích tố sinh trưởng. C. Kích tố vỏ tuyến trên thận. D. Kích tố chống đái tháo nhạt. Câu 14: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra hoocmôn nào dưới đây? A. TH B. ADH C. ACTH D. OT Câu 15: Thùy sau tiết kích tố chống đái tháo nhạt có tác dụng gì? A. Giữ nước. B. Phát triển bao noãn. C. Sinh tinh. D. Tăng trưởng cơ thể. Câu 16: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào? A. GH B. FSH C. LH D. TSH Câu 17: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tụy Câu 18: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây? A. Gan B. Tim C. Thận D. Phổi Câu 19: Tuyến nào lớn nhất? A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tuyến cận giáp. D. Tuyến tụy. 136
  38. BÀI 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Câu 1: Hoocmôn nào dưới đây do phần tủy tuyến trên thận tiết ra? A. Norađrênalin B. Cooctizôn C. Canxitônin D. Tirôxin Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau? A. Insulin và canxitônin B. Ôxitôxin và tirôxin C. Insulin và glucagôn D. Insulin và tirôxin Câu 3: Tuyến tụy có 2 loại tế bào, đó là 2 loại tế bào nào? A. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết insulin. B. Tế bào tiết glyceril và tế bào tiết insulin. C. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết glucozo. D. Tế bào tiết glucozo và tế bào tiết insulin. Câu 4: Vỏ tuyến trên thận được chia ra làm 3 lớp, đó là 3 lớp nào? A. Lớp trên, lớp lưới, lớp cuối. B. Lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới. C. Lớp cầu, lớp giữa, lớp sợi. D. Lớp cầu, lớp sợi, lớp giữa. Câu 5: Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp? A. 2 lớp B. 3 lớp C. 4 lớp D. 5 lớp Câu 6: Hoocmôn điều hòa sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây? A. Tuyến tùng B. Tuyến trên thận C. Tuyến tụy D. Tuyến giáp Câu 7: Chức năng ngoại tiết của tụy là gì? A. Tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu. B. Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. C. Tiết dịch glucagon để chuyển hóa glycogen. D. Tiết dịch insulin để tích lũy glucozo. Câu 8: Loại hooc môn nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết? A. Ađrênalin B. Norađrênalin C. Glucagôn D. Tất cả các phương án trên Câu 9: Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hoocmon có chức năng gì? A. Điều hòa các muối natri, kali trong máu. B. Điều hòa đường huyết. C. Điều hòa sinh dục nam. D. Gây biến đổi đặc tính sinh học nam. Câu 10: Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây? A. Tăng nhịp hô hấp B. Giãn phế quản C. Tăng nhịp tim D. Tất cả các phương án trên Câu 11: Phần tủy tuyến tiết 2 loại hoocmon có tác dụng gần như nhau là A. Adrenalin và noradrenalin. B. Glucagon và noradrenalin. C. Insulin và noradrenalin. 137
  39. D. Glucagon và noradrenalin. Câu 12: Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn điều hòa đường huyết? A. Lớp lưới B. Lớp cầu C. Lớp sợi D. Tất cả các phương án trên Câu 13: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây? A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin Câu 14: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì? A. Chuyển glucozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ. B. Kích thích tế bào sản sinh năng lượng. C. Chuyển glycogen dự trữ thành glucozo. D. Gây cảm giác đói để cơ thể bổ sung năng lượng. Câu 15: Ở đảo tụy của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hòa đường huyết? A. 5 loại B. 4 loại C. 2 loại D. 3 loại Câu 16: Hoocmôn insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào? A. Chuyển glicôgen thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ B. Chuyển glucôzơ thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ C. Chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ trong gan và cơ D. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ Câu 17: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận? A. Vỏ tuyến. B. Tủy tuyến. C. Màng liên kết. D. Ống dẫn. Câu 18: Phần tủy tuyến tiết hoocmon có năng gì? A. Điều hòa các muối natri, kali trong máu. B. Điều hòa đường huyết. C. Điều hòa sinh dục nam, gây biến đổi đặc tính sinh học nam. D. Tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản. BÀI 58; Tuyến sinh dục Câu 1: Dấu hiệu nào dưới đây thường xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam? A. Vú phát triển B. Sụn giáp phát triển, lộ hầu C. Hông nở rộng D. Xuất hiện kinh nguyệt Câu 2: Ở nữ giới không mang thai, hoocmôn prôgestêrôn do bộ phận nào tiết ra? A. Âm đạo B. Tử cung C. Thể vàng D. Ống dẫn trứng Câu 3: Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn và trứng có chức năng gì A. Sản sinh ra các tế bào sinh dục. B. Tiết hoocmon sinh dục có tác dụng xuất hiện đặc tính với nam và nữ. C. Thúc đẩy quá trình sinh sản. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 4: Kích tố nang trứng có tên viết tắt là gì? A. LH B. FSH C. ICSH D. OT Câu 5: Tế bào nào trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam? A. Tế bào kẽ. B. Tế bào mạch máu. C. Tế bào sinh tinh. D. Ống sinh tinh. Câu 6: Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà sinh dục ở nam giới? 138
  40. A. Testôstêrôn B. FSH C. LH D. Tất cả các phương án trên Câu 7: Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam giới? A. Ađrênalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen Câu 8: Testosteron có tác dụng gây những biến đổi cơ thể dậy thì như thế nào đối với nam? A. Sụn giáp phát triển, lộ hầu. B. Xuất tinh. C. Xuất hiện mụn trứng cá. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 9: Trong quá trình phát triển của thai nhi, sự phân hóa giới tính kết thúc khi nào? A. Tuần thứ 12 B. Tuần thứ 7 C. Tuần thứ 9 D. Tuần thứ 28 Câu 10: Ở nữ giới, hoocmôn nào có vai trò kích thích trứng chín và rụng? 2. Ơstrôgen B. Prôgestêrôn C. FSH D. LH Câu 11: Loại hoocmôn nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới? A. Ôxitôxin B. Prôgestêrôn C. Testôstêrôn D. Ơstrôgen Câu 12: Ostrogen có tác dụng gây nên biến đổi dạy thì gì ở nữ? A. Xuất tinh. B. Mọc ria mép. C. Bắt đầu có kinh nguyệt. D. Vỡ tiếng, giọng ồm. Câu 13: Dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ ? A. Lớn nhanh B. Xuất hiện mụn trứng cá C. Mọc lông nách D. Tất cả các phương án trên Câu 14: Điều nào dưới đây là không đúng? A. Nang trứng càng phát triển, hoocmon tiết ra càng nhiều. B. Dưới tác dụng của kích thích tố buồng trứng do tuyến yên tiết ra. C. Sau khi trứng rụng, nang trứng trở thành thể vàng. D. Nang trứng là một lớp tế bào bao quanh trứng. Câu 15: Các tế bào trứng bắt đầu phát triển trong cái gì? A. Tinh hoàn. B. Buồng trứng. C. Nang trứng. D. Thể vàng. BÀI 59; Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Câu 1: Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra? A. Tuyến giáp B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tụy Câu 2: Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên A. Vùng dưới đồi và tuyến trên thận. B. Tuyến giáp và tuyến yên. C. Vùng dưới đồi và tuyến giáp. D. Tuyến yên và vùng dưới đồi. Câu 3: Các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên là gì? A. Buồng trứng, tinh hoàn B. Tuyến giáp C. Tuyến trên thận D. Cả 3 đáp án trên. Câu 4: Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp? A. Tuyến tụy B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tùng Câu 5: Ở người, có bao nhiêu tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết khi đường huyết hạ? 139
  41. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Điều nào dưới đây đúng với cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược? A. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến yên tiết ra. B. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến giáp tiết ra. C. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến yên. D. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến giáp. Câu 7: Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên? A. Tuyến trên thận B. Tuyến sinh dục C. Tuyến giáp D. Tất cả các phương án trên Câu 8: Sơ đồ điều hòa của vỏ tuyến trên thận? A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH. B. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → tuyến trên thận tiết Coctizon → theo dòng máu → Coctizon kìm hãm tiết ACTH. C. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH. D. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Coctizon →Coctizon kìm hãm tiết ACTH. Câu 9: Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết hoocmôn nào? A. ACTH B. FSH C. GH D. TSH Câu 10: Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do đâu? A. Sự phối hợp hoạt động của tế bào α và tế bào β của đảo tụy trong tuyến tụy. B. Sự hoạt động của tế bào α do đảo tụy trong tuyến tụy tiết ra. C. Sự hoạt động của tế bào β do đảo tụy trong tuyến tụy tiết ra. D. Sự phối hợp hoạt động của các đảo tụy trong tuyến tụy Câu 11: Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ? A. Glucagôn B. Insulin C. Cooctizôn D. Tất cả các phương án trên Câu 12: Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hòa đường huyết khi đường huyết giảm? A. Glucagôn B. ACTH C. Cooctizôn D. Insulin Câu 13: Cooctizon do tuyến nội tiết nào tiết ra? A. Tuyến yên B. Tuyến giáp C. Tuyến tụy D. Tuyến trên thận Câu 14: Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết A. FSH. B. TSH. C. MSH. D. ACTH. Câu 15: Sơ đồ điều hòa hoạt động của tuyết giáp? A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → TH kìm hãm tiết TSH. B. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu →tuyến trên thận tiết Coctizon → theo dòng máu → Coctizon kìm hãm tiết ACTH. C. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH. 140
  42. D. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Coctizon → Coctizon kìm hãm tiết ACTH. Câu 16: Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào? A. TSH B. FSH C. GH D. MSH Câu 17: Thông tin ngược sẽ tác động cái gì khi tế bào có quá nhiều TH? A. Tuyến yên và vùng dưới đồi. B. Tuyến yên. C. Vùng dưới đồi. D. Tuyến giáp và cùng dưới đồi. BÀI 60: Cơ quan sinh dục nam Câu 1: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam? A. Buồng trứng. B. Bìu. C. Dương vật. D. Bóng đái. Câu 2: Có 2 loại tinh trùng, đó là 2 loại nào? A. Tinh trùng A và tinh trùng B. B. Tinh trùng αX và tinh trùng βY. C. Tinh trùng X và tinh trùng Y. D. Tinh trùng α và tinh trùng β. A. Mào tinh B. Túi tinh C. Ống đái D. Tuyến tiền liệt Câu 8: Tinh trùng người có chiều dài khoảng A. 0,1 mm. B. 0,03 mm. C. 0,06 mm. D. 0,01 mm. Câu 9: Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu? A. Ống đái B. Mào tinh C. Túi tinh D. Tinh hoàn Câu 10: Ở túi tinh, tinh trùng tiếp tục được nuôi dưỡng là nhờ đâu? A. Tuyến tiền liệt tiết dịch. B. Tuyến hành tiết dịch nuôi dưỡng tinh trùng. C. Chất dịch do thành túi tiết ra. D. Chất dịch giàu glucozo do tinh hoàn tiết ra. Câu 11: Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ A. 8 – 10 ngày. B. 5 – 7 ngày. C. 1 – 2 ngày. D. 3 – 4 ngày. Câu 12: Vì sao ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ bé trai (XY) luôn lớn hơn tỉ lệ bé gái (XX)? A. Vì các hợp tử mang cặp NST giới tính XX (quy định bé gái) dễ bị chết ở trạng thái hợp tử. B. Vì tinh trùng X có sức sống kém hơn nên dễ khả năng tiếp cận trứng luôn kém hiệu quả hơn tinh trùng X. C. Vì tinh trùng Y nhỏ và nhẹ, bơi nhanh nên khả năng tiếp cận trứng (cơ sở để tạo ra bé trai) cao hơn tinh trùng X (cơ sở để tạo ra bé gái). D. Tất cả các phương án trên Câu 13: Tuyến hành trong cơ quan sinh dục nam có chức năng gì? A. Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua. B. Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục. C. Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch. D. Giúp tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo và chức năng khi được chuyển vào túi tinh. Câu 14: Ở nam giới khỏe mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu? A. 50 – 80 triệu B. 500 – 700 triệu C. 100 – 200 triệu D. 200 – 300 triệu Câu 15: Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào? A. Tất cả các phương án trên B. Kích thước 141
  43. C. Khối lượng D.Khả năng hoạt động và sống sót Câu 16: Tuyến Côpơ là tên gọi khác của A. Tuyến hành. B. Tuyến tiền liệt. C. Tuyến tiền đình. D. Tuyến trên thận. BÀI 61: Cơ quan sinh dục nữ Câu 1: Bộ phận nào dưới đây thuộc cơ quan sinh dục nữ? A. Tử cung B. Âm đạo C. Tuyến tiền đình D. Tất cả các đáp án trên Câu 2: Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào? A.Ống đái – âm đạo – trực tràng B. Âm đạo – Trực tràng - ống đái C. Trực tràng – ống đái – âm đạo D. Trực tràng – âm đạo - ống đái Câu 3: Bộ phận nào trong cơ quan sinh dục nữ làm nhiệm vụ sản sinh trứng? A. Buồng trứng B. Ống dẫn trứng C. Tử cung D. Âm đạo Câu 4: Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nối trực tiếp với ống dẫn trứng? A. Âm vật B. Tử cung C. Âm đạo D. Tất cả các phương án còn lại Câu 5: Bộ phận nào làm nhiệm vụ đón và thu trứng đã thụ tinh? A. Buồng trứng B. Ống dẫn trứng C. Tử cung D. Âm đạo Câu 6: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng? A. Mới sinh ra B. Tuổi dậy thì C. Tuổi trưởng thành D. Bất kể khi nào Câu 7: Một người phụ nữ bình thường có khoảng bao nhiêu trứng đạt đến độ trưởng thành? A. 2000 trứng B. 400 trứng C. 1000 trứng D. 800 trứng Câu 8: Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng A. 14 – 20 ngày. B. 24 – 28 ngày. C. 28 – 32 ngày D. 35 – 40 ngày. Câu 9: Ở người, sau khi rụng, trứng chỉ duy trì được khả năng thụ tinh trong vòng A. 12 giờ. B. 24 giờ C. 6 giờ. D. 48 giờ. Câu 10: Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng A. 0,65 – 0,7 mm. B. 0,05 – 0,12 mm. C. 0,15 – 0,25 mm D. 0,3 – 0,45 mm. Câu 11: Đặc điểm KHÔNG phải của trứng? A. Có kích thước lớn B. Chứa nhiều chất dinh dưỡng C. Không di chuyển được D. Di chuyển được Câu 12: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu? 142
  44. A. Buồng trứng B. Âm đạo C. Ống dẫn trứng D. Tử cung Câu 13: Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau A. 14 ngày. B. 28 ngày. C. 32 ngày. D. 20 ngày. Câu 14: Tuyến tiền đình trong cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì? A. Trung hòa acid trong ống đái B. Tạo tinh dịch C. Tiết dịch nhờn D. Bảo vệ Câu 15: Bé gái khi sinh ra chứa khoảng bao nhiêu trứng? A. 400 B. 500 C. 2 triệu D. 7 triệu BÀI 62: Sự thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Câu 1: Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu? A. Âm đạo B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Tử cung Câu 2: Thụ tinh là gì? A. Tinh trùng được đổ vào âm đạo B. Tinh trùng gặp trứng C. Tinh trùng kết hợp với trứng thành hợp tử Cả A, B, C đều đúng Câu 3: Kết quả của sự thụ tinh là? A. Trứng gặp tinh trùng B. Trứng kết hợp tinh trùng tạo hợp tử C. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung D. Hình thành bào thai Câu 4: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ A. Trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng. B. Hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm. C. Trứng không có khả năng thụ tinh. D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh Câu 5: Sự thụ tinh xảy ra ở đâu? A. Tử cung B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Âm đạo Câu 6: Sự thụ thai xảy ra ở đâu? A. Tử cung B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Âm đạo Câu 7: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào? A. Tử cung B. Thể vàng C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng Câu 8: Kết quả của sự thụ thai A. Hình thành hợp tử B. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung C. Hợp tử làm tổ trong tử cung D. Cả B và C Câu 9: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt? A. Trứng không được thụ tinh sau 14 ngày kể từ ngày rụng trứng B. Thể vàng sẽ bị tiêu giảm và lớp niêm mạc bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy C. Xảy ra theo chu kì D. Tất cả các đáp án trên Câu 10: Kinh nguyệt xảy ra ở lứa tuổi nào? 143
  45. A. Từ tuổi dậy thì trở đi B. Từ tuổi mãn kinh trở đi C. Từ trước tuổi dậy thì và sau thời kì mãn kinh D. Từ tuổi dậy thì đến trước thời kì mãn kinh Câu 11: Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào? A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì Câu 12: Điều nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về chửa ngoài dạ con? A. Là hiện tượng trứng đã đến tử cung rồi mà chưa gặp tinh trùng B. Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung C. Là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong D. Nguyên nhân có thể do ống dẫn trứng bị viêm, sẹo, Câu 13: Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào? A. Buồng trứng B. Ruột C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng Câu 14: Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu? A. 280 ngày B. 290 ngày C. 260 ngày D. 240 ngày Câu 15: Ở nữ giới, hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt? A. Prôgestêrôn B. Ôxitôxin C. LH D. FSH Câu 16: Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ? A. Tác dụng phụ của các loại thuốc: thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, B. Rối loạn tâm lý: lo âu, căng thẳng C. Mang thai D. Tất cả các phương án trên Câu 17: Ý nghĩa của hiện tượng kinh nguyệt A. Báo hiệu tuổi dậy thì B. Bắt đầu có khả năng sinh sản C. Có sự thay đổi tâm, sinh lí D. Tất cả các đáp án trên Câu 18: Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của một chu kì là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ có nồng độ prôgestêrôn cao nhất? A. Ngày mùng 3 B. Ngày 30 C. Ngày 10 D. Ngày 20 BÀI 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Câu 1: Nên mang thai ở độ tuổi nào? A. Ngay tuổi dậy thì vì lúc đó khả năng sinh sản cao nhất B. Thời kì mãn kinh vì lúc đó cơ thể trưởng thành nhất C. Từ khoảng 20-30 D. Từ khoảng 18-25 Câu 2: Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên? A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao. B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này. D. Tất cả các phương án trên 144
  46. Câu 3: Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. A. Dễ sảy thai, đẻ non. B. Con để ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. C. Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm D. Tất cả các đáp án trên Câu 4: Nguyên tắc của các biện pháp tránh thai? A. Ngăn trứng chín và rụng. B. Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai. D. Tất cả các đáp án trên Câu 5: Phương pháp tránh thai nào dưới đây không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều? A. Uống thuốc tránh thai B. Đặt vòng tránh thai C. Tính ngày trứng rụng D. Sử dụng bao cao su Câu 6: Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây? A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng B. Ngăn cản trứng chín và rụng C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh D. Tất cả các phương án trên Câu 7: Biện pháp tránh thai nào dưới đây thường được áp dụng cho nam giới? A. Sử dụng bao cao su B. Đặt vòng tránh thai C. Uống thuốc tránh thai D. Tính ngày trứng rụng Câu 8: Thông thường, khi uống thuốc tránh thai thì A. Trứng sẽ không còn khả năng thụ tinh. B. Chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường C. Chúng ta sẽ tắt kinh hoàn toàn. D. Trứng vẫn rụng bình thường. Câu 9: Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục? A. Uống thuốc tránh thai B. Thắt ống dẫn tinh C. Đặt vòng tránh thai D. Sử dụng bao cao su Câu 10: Biện pháp tránh thai nào dễ sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi, tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả cao? A. Thắt ống dẫn tinh B. Thắt ống dẫn trứng C. Bao cao su D. Đặt vòng Câu 11: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh? A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt vòng tránh thai C. Cấy que tránh thai D. Sử dụng bao cao su 145
  47. Câu 12: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng? A. Sử dụng bao cao su B. Đặt vòng tránh thai C. Uống thuốc tránh thai D. Tín h ngày trứng rụng Câu 13: Thành phần không thể thiếu của viên tránh thai là A. Prôgestêrôn B.Ơstrôgen. C. LH. D. FSH. Câu 14: Hậu quả của việc nạo phá thai? A. Dính buồng trứng, tắc vòi trứng. B. Tổn thương thành tử cung (có thể để lại sẹo) C. Có thể gây vỡ tử cung. D. Tất cả các đáp án trên Câu 15: Ý nghĩa của việc tránh thai A. Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi và cha mẹ B. Giảm áp lực kinh tế, xã hội của đất nước C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Tất cả các đáp án trên Câu 16: Chị B đã có 2 người con, chị và chồng chị không muốn sinh thêm con nữa. Em hãy đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với vợ chồng chị B? A. Bao cao su B. Triệt sản C. Đặt vòng D. Tính chu kì kinh nguyệt BÀI 64; Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (Bệnh tình dục) Câu 1: Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng? A.Tất cả các phương án trên B. HIV C. Lậu D. Giang mai Câu 2: Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây? A. Tiêu chảy cấp B. Tiểu buốt C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm Câu 3: Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây? A.Qua quan hệ tình dục không an toàn B. Tất cả các phương án trên C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát D. Qua nhau thai từ mẹ sang con Câu 4: Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây? A. Đái buốt B. Tiểu tiện có máu lẫn mủ C. Phù nề, đỏ miệng sáo D. Tất cả các phương án trên Câu 5: Phụ nữ mắc bệnh nào dưới đây thì con sinh ra có nguy cơ mù lòa cao hơn người bình thường? A. Lậu B. Giang mai C. HIV/AIDS D. Viêm gan C Câu 6: Tác nhân gây bệnh lậu là một loại A. Xoắn khuẩn. B. Song cầu khuẩn. C. Tụ cầu khuẩn. D. Trực khuẩn. Câu 7: Tác nhân gây ra bệnh cầu khuẩn? 146
  48. A. Xoắn khuẩn B. Song cầu khuẩn C. Khuẩn lạc D. Khuẩn xanh đỏ Câu 8: Bệnh lậu lây truyền qua con đường nào? A. Qua quan hệ tình dục không an toàn. B. Qua truyền máu. C. Từ mẹ sang con. D.Tất cả các đáp án trên Câu 9: Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì? A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt dụng cụ tử cung C. Giữ gìn vệ sinh thân thể D. Quan hệ tình dục an toàn Câu 10: Bệnh nào dưới đây thường gây tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh? A. Giang mai B. Lậu C. Lang ben D. Vảy nến Câu 11: Bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục? A. Giang mai B. Lậu C. Viêm gan B D. Ý A, B đúng Câu 12: Hậu quả nào dưới đây KHÔNG phải của bệnh lậu A. Làm hẹp đường dẫn tinh. B. Tắc ống dẫn trứng hoặc chửa ngoài dạ con. C. Con sinh ra dễ bị mù lòa D. Có thể sinh quái thai hoặc con sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh BÀI 65: Đại dịch AIDS Thảm họa của loài người Câu 1: AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là A. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường máu. B. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. C. Hội chứng suy giảm miễn dịch. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Câu 2: Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa của con người? A. Tỷ lệ tử vong rất cao B. Không có thuốc đặc trị, không có vacxin phòng ngừa C. Lây lan nhanh, rộng D. Tất cả các đáp án trên Câu 3: HIV có thể lây truyền qua con đường nào dưới đây? A. Đường máu B. Từ mẹ sang con C. Qua quan hệ tình dục không an toàn D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Hạt virus HIV hoàn chỉnh có mấy lớp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Việt Nam công bố với thế giới về ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm nào? A. 1986 B. 1985 C. 1991 D. 1990 Câu 6: Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào? A. Đại thực bào 147
  49. B. Tế bào limphô B C. Tế bào limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 7: Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và hoành hành. Những bệnh kéo theo này được gọi chung là A. Bệnh cơ hội. B. Bệnh truyền nhiễm. C. Bệnh tự miễn. D. Bệnh di truyền. Câu 8: Thời gian không biểu hiện triệu chứng của người nhiễm HIV có thể kéo dài từ A. 2 – 10 năm. B. 6 – 12 tháng. C. 20 – 25 năm. D. 1 – 3 tháng. Câu 9: Phần lõi của HIV chứa bao nhiêu phân tử ARN? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10: Khi nói về HIV/AIDS, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Hiện chưa có thuốc đặc trị B. Lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống C. Thường tấn công hồng cầu khi xâm nhập vào cơ thể D. Tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn Câu 11: Khi quan hệ tình dục với người HIV cần lưu ý gì để tránh lây nhiễm? A. Dùng bao cao su B. Uống thuốc tránh thai C. Triệt sản D. Tính vòng kinh Câu 12: Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con qua đường nào dưới đây? A. Chạm vào người con B. Nói chuyện với con C. Cho con bú sữa của mình D. Ngủ cùng con Câu 13: Trong quan hệ tình dục, biện pháp nào dưới đây giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV? A. Uống thuốc tránh thai B. Tính ngày trứng rụng C. Đặt dụng cụ tử cung D. Sử dụng bao cao su Câu 14: Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS A. Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng B. Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền máu C. Người mẹ bị AIDS không nên sinh con D. Tất cả các đáp án trên 148