Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh 8 - Đề 1, 2

doc 11 trang hoaithuong97 8710
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh 8 - Đề 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_8_de_01.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh 8 - Đề 1, 2

  1. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36. KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học: 2020 - 2021 Môn: Sinh 8 Thời gian làm bài: 45ph MA TRẬN đề 01 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên TN TN Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TL TL KQ KQ Chương I -Nêu được đặc điểm cơ - Chứng minh phản xạ Phân tích các thành phần cấu tạo của Khái quát thể người. là cơ sở của mọi cho tế bào phù hợp chức năng, xác định về cơ thể -Xác định vị trí các cơ hoạt động cơ thể rõ tế bào là đơn vị chức năng của cơ người quan và hệ cơ -Trình bày vị trí các cơ thể 5 tiết quan của cơ thể quan và hệ cơ quan của cơ thể Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0.25đ 0.5đ 0.25đ 1đ Tỉ lệ % 2.5% 5% 2.5% 10% Chương II -Xác định, mô tả các -Xác định bộ phận -Biết cách tư duy về cấu tạo luôn phù Vận động phần, các loại xương giúp xương to và dài hợp chức năng các phần xương. 6 tiết của bộ xương người ra và ý nghĩa của nó -Hiểu ý nghĩa và biết cách vệ sinh hệ -Nhận biết sự tiến hóa vận động. bộ xương người Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.25đ 0.25đ 2đ 2.5đ Tỉ lệ % 2.5% 2.5% 20% 25% Chương III -Xác định được cấu tạo -Phân tích được cấu -Xác định cơ chế đông máu, ý nghĩa Tuần hoàn tim và hệ mạch và máu tạo phù hợp chức năng và vận dụng 8 tiết -Nhận biết môi trường của các thành phần -Vận dụng biết cách bảo vệ hệ tuần trong cơ thế máu và tuần hoàn máu hoàn - Nhận biết nguyên tắc - Phân tích cơ chế truyền máu, phân tích miễn dịch các nhóm máu -Xác định được nguyên tắc truyền máu Số câu 1 1 1 3 Số điểm 2đ 0.25đ 0.25đ 2.5đ Tỉ lệ % 20% 2.5% 2.5% 25% Chương IV Mô tả được cấu tạo cơ - Hiểu được động tác - Phân tích được lợi ích hít thở sâu Hô hấp quan hô hấp và chức hít, thở thường xuyên đúng cách. 4 tiết năng. -Hiểu cơ chế trao đổi - Đề ra các biện pháp phòng bệnh - Nêu k niệm dung tích khí ở phổi và tế bào đường hô hấp. sống lúc thở sâu - Kể một số bệnh liên quan hô hấp Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.25đ 0.25đ 1.5đ 2đ Tỉ lệ % 2.5% 2.5% 15% 20% Chương V - Xác định được cấu tạo - Trình bày sự biến đổi - Giải thích được đặc điểm của ruột Tiêu hóa và chức năng các bộ thức ăn trong ống tiêu non trong tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 7 tiết phận trong cơ hóa. -Vận dụng thực tế được một số bệnh quan tiêu hóa về đường tiêu hóa và một số biện - Kể được một số bệnh pháp phòng tránh. về đường tiêu hóa Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.25đ 1.5đ 0.25đ 2đ Tỉ lệ % 2.5% 15% 2.5% 20% TS câu 5 6 5 16 TS điểm 3 điểm 2.75 điểm 4.25 điểm 10đ Tỉ lệ % 30% 27.5 % 42.5% 100%
  2. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36. KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học: 2020 - 2021 Môn: Sinh 8. Thời gian làm bài: 45phút ĐỀ 01 (Đề có 2 trang) I/ Trắc nghiệm: (3 điểm). Khoanh tròn một đáp án A, B, C hoặc D em cho là đúng nhất: Câu 1. Xương cột sống ở người giúp cơ thể có dáng đứng thẳng là nhờ A.cong 2 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau B.cong 3 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau C.cong 4 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau D.cong 4 chỗ, thành hình 1 chữ S Câu 2. Khi gặp vết thương chảy máu động mạch, việc đầu tiên cần làm cho bệnh nhân là A. dùng ngón tay dò tìm động mạch , ấn hoặc bóp mạnh vài phút, sau đó mới sơ cứu. B. dùng lá cây gần đó nhai và đắp vào vết thương, sau đó sơ cứu băng bó. C. dùng sợi thuốc lá bịt ngay vết thương để cầm máu, sau đó sơ cứu. D. dùng ngón tay bịt chặt vết thương sau đó mới sơ cứu băng bó. Câu 3. Người có nhóm máu O có thể truyền được cho tất cả người nhận có nhóm máu O, A, AB và B vì lý do sau: A. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B B. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng thể α và β C. Người có nhóm máu O có cả kháng nguyên A và B D. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A Câu 4. Giải thích nào sau đây là đúng khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? A. Men amilaza biến đổi tinh bột thành đường B. Men Pepsin biến đổi tinh bột thành đường C. Dịch túi mật đã biến đổi tinh bột thành đường D.Do răng và lưỡi nhào trộn tinh bột thành đường Câu 5. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về các loại khớp? A. Khớp động giúp các xương đảm bảo sự linh hoạt giúp tay, chân hoạt động. B. Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ nội quan và vận động cơ thể. C. Khớp bất động tạo khối vững chắc bảo vệ nội quan, nâng đỡ cơ thể. D. Khớp xương tạo khối vững chắc để di chuyển linh hoạt và vận động cơ thể. Câu 6. Ý nghĩa của phản xạ là (1). hình thành các bộ phận, tạo nên trạng thái của cơ thể (2). hình thành các thói quen, các tập quán tốt trong đời sống. (3). giúp cơ thể có dáng đứng thẳng bằng hai chân (4). giúp cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. A.(2).(3) B.(1).(2). C. (2).( 4) D. (3).(4) Câu 7. Loại cơ nào sau đây tham gia vào hô hấp? A.Cơ bụng B. Cơ hoành C. Cơ lưng D. Cơ tim Câu 8. Bộ phận nào sau đây không được chứa ở khoang bụng? A. Phổi B. Dạ dày C. Gan D.Thận Câu 9. Tham gia tổng hợp protein trong tế bào là nhiệm vụ của bào quan nào sau đây? A. Bộ máy gôngi B. Trung thể C. Ti thể D. Ribôxôm Câu 10. Bộ phận nào sau đây giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất ? A. Màng sinh chất B. Nhân C. Chất tế bào D. Nhân con Câu 11. Loại enzim biến đổi protein sợi dài thành sợi ngắn là A. lipaza B. mantaza C. pepsin D. amilaza Câu 12. Trường hợp nào sau đây không nên hô hấp nhân tạo? A. Đuối nước B. Điện giật C. Tai nạn giao thông D. Ngừng thở do bệnh II/ Tự luận. (7điểm) Câu 13. (2 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của một xương dài? Vì sao xương có tính chất vừa rắn chắc, vừa mềm dẻo?
  3. Câu 14. (1.5 điểm) Theo thông tin sách giáo khoa: Ruột non dài 2.8 – 3m. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non là 400 – 500m 2. Vì sao diện tích bên trong lớn như vậy ? Liệt kê các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột non. Câu 15. (1.5 điểm) Vì sao em cần phải luyện tập hít, thở sâu thường xuyên, từ bé ? Câu 16. (2 điểm) Vì sao máu trong cơ thể luôn ở trạng thái lỏng ? Trường hợp nào thì máu ở trạng thái đặc và hình thành cục máu đông ? Cục máu đông có lợi và hại gì cho cơ thể? Hết Duyệt của BGH Tổ trưởng Giáo viên ra đề
  4. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học: 2020 - 2021 ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Môn: Sinh 8 I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi ý đúng : 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A A B D C B A D B C D II. TỰ LUẬN: Đáp án Điểm Câu 13. Cấu tạo và chức năng một xương dài 2 điểm - Sụn đầu xương: Giảm ma sát trong khớp xương 0.25đ - Sụn tăng trưởng: Giúp xương dài ra 0.25đ - Mô xương xốp: Phân tán lực, tạo ô chứa tủy 0.25đ - Mô xương cứng: Chịu lực 0.25đ - Tủy xương: Sinh hồng cầu,chứa mỡ ở người già 0.25đ -Màng xương: Giúp xương to ra 0.25đ -Xương chắc, khỏe nhờ trong xương có muối khoáng, đặc biệt là muối can xi 0.25đ -Xương mềm dẻo nhờ trong xương có chất cốt giao 0.25đ Câu 14. 1.5 điểm - Mặt trong ruột non (lớp niêm mạc) có nhiều nếp gấp tạo thành lông ruột và lông 0.5đ cực nhỏ nên làm tăng diện tích mặt trong của ruột non - Việc tăng diện tích-> tăng tiếp xúc mạch máu và bạch huyết, giúp hấp thụ hết 0.5đ các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể - Gồm các chất: Đường đơn, a xit a min, glyxerin và a xit béo, các thành phần của 0.5đ nucleotit, nước, muối khoáng, vitamin Câu 15. 1.5 điểm - Khi hít vào gắng sức, ta có được khí bổ sung khoảng 2100 - 3100 ml 0.25đ - Khi thở ra gắng sức, giúp giảm lượng khí cặn trong phổi, ta có được khí dự trữ 0.25đ khoảng 800 – 1200ml - Nhờ lượng khí bổ sung và khí dự trữ làm tăng dung tích sống nên phải luyện tập 0.5đ hít thở sâu thường xuyên. - Phải luyện tập từ bé vì cơ xương đang phát triển làm tăng thể tích lồng ngực -> 0.5đ Tăng dung tích phổi, tăng sự co dãn các cơ hô hấp Câu 16. 2 điểm - Vì máu gồm huyết tương và các tế bào máu; trong huyết tương, nước chiếm 90% 0.5đ nên máu ở dạng lỏng. - Khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy hoặc do lao động nặng -> máu đặc, khó lưu 0.5đ thông trong mạch. - Cục máu đông được hình thành khi tiểu cầu bị vỡ tạo tơ máu ôm lấy các hồng cầu 0.5đ tạo cục máu, cục máu đông xuất hiện khi có vết thương nhỏ chảy máu mao mạch hay khi động mạch bị xơ vữa. 0.25đ - Cục máu đông giúp bịt kín vết thương, cơ thể không bị mất máu -> có lợi - Cục máu đông hình thành trong mạch máu gây tắc nghẽn rất nguy hiểm cho cơ 0.25đ thể -> có hại
  5. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học: 2020 - 2021 Môn: Sinh 8 - Thời gian làm bài: 45ph MA TRẬN đề 02 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên TN TNK Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TL TL KQ Q Chương I -Nêu được đặc điểm cơ - Chứng minh phản xạ -Phân tích các thành phần cấu tạo của Khái quát thể người. là cơ sở của mọi cho tế bào phù hợp chức năng, xác định về cơ thể -Xác định vị trí các cơ hoạt động cơ thể rõ tế bào là đơn vị chức năng của cơ người quan và hệ cơ -Trình bày vị trí các cơ thể 5 tiết quan của cơ thể quan và hệ cơ quan của cơ thể Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 1đ Tỉ lệ % 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 10% Chương II -Xác định, mô tả các -Xác định bộ phận -Biết cách tư duy về cấu tạo luôn phù Vận động phần, các loại xương giúp xương to và dài hợp chức năng các phần xương. 6 tiết của bộ xương người ra và ý nghĩa của nó -Hiểu ý nghĩa và biết cách vệ sinh hệ -Nhận biết sự tiến hóa vận động. bộ xương người Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.25đ 0.25đ 1.5đ 2đ Tỉ lệ % 2.5% 2.5% 15% 20% Chương III -Xác định được cấu tạo -Phân tích được cấu -Xác định cơ chế đông máu, ý nghĩa Tuần hoàn tim và hệ mạch và máu tạo phù hợp chức năng và vận dụng 8 tiết -Nhận biết môi trường của các thành phần -Vận dụng biết cách bảo vệ hệ tuần trong cơ thế máu và tuần hoàn máu hoàn - Nhận biết nguyên tắc - Phân tích cơ chế truyền máu, phân tích miễn dịch các nhóm máu -Xác định được nguyên tắc truyền máu Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 2đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 3đ Tỉ lệ % 20% 5% 2.5% 2.5% 30% Chương IV - Phân tích được lợi ích hít thở sâu Hô hấp thường xuyên đúng cách. 4 tiết -Đề ra các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp. Số câu 1 1 Số điểm 1.5đ 1.5đ Tỉ lệ % 15% 15% Chương V -Xác định được cấu tạo - Trình bày sự biến đổi - Giải thích được đặc điểm của ruột Tiêu hóa và chức năng các bộ thức ăn trong ống tiêu non trong tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 7 tiết phận trong cơ hóa. -Vận dụng thực tế được một số bệnh quan tiêu hóa về đường tiêu hóa và một số biện -Kể được một số bệnh pháp phòng tránh. về đường tiêu hóa Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.25đ 2đ 0.25đ 2.5đ Tỉ lệ % 2.5% 20% 2.5% 25% TS câu 4 5 7 16 TS điểm 2.75 điểm 3 điểm 4.25 điểm 10đ Tỉ lệ % 27.5% 30% 42.5% 100%
  6. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36. KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học: 2020 - 2021 Môn: Sinh 8. Thời gian làm bài: 45phút Đề 02 (Đề có 2 trang) I/ Trắc nghiệm: 3 điểm. Khoanh tròn một đáp án A, B, C hoặc D em cho là đúng nhất: Câu 1. Ý nghĩa của phản xạ là (1). hình thành các bộ phận, tạo nên trạng thái của cơ thể (2). hình thành các thói quen, các tập quán tốt trong đời sống. (3). giúp cơ thể có dáng đứng thẳng bằng hai chân (4). giúp cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. A. (2).( 4) B.(1).(2). C. (3).(4) D. (2).(3) Câu 2. Bộ phận nào sau đây không được chứa ở khoang bụng? A. Thận B. Dạ dày C. Gan D. Phổi Câu 3. Tham gia tổng hợp protein trong tế bào là nhiệm vụ của bào quan nào sau đây? A. Bộ máy gôngi B. Ti thể C. Ribôxôm D. Trung thể Câu 4. Bộ phận nào sau đây điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Màng sinh chất B. Nhân C. Chất tế bào D. Nhân con Câu 5. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về các loại khớp xương? A. Khớp xương tạo khối vững chắc để di chuyển linh hoạt và vận động cơ thể. B. Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ nội quan và vận động cơ thể C. Khớp bất động tạo khối vững chắc bảo vệ nội quan, nâng đỡ cơ thể D. Khớp động giúp các xương đảm bảo sự linh hoạt giúp tay, chân hoạt động. Câu 6. Chức năng của bộ xương là (1). tạo thành khung định hình cơ thể. (2).tạo thành khoang chứa và bảo vệ nội quan . (3). giúp vận động và nâng đỡ cơ thể. (4).thuận lợi cho việc vận chuyển các chất trong cơ thể A. (2).(3).(4) B. (1).(3).(4) C. (1).(2).(3) D. (1).(2).(4) Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hoạt động hô hấp? A. Hô hấp là cử động hít vào, thở ra, nâng hạ cơ hoành. B. Hô hấp gồm: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. Hô hấp là quá trình thông khí ở phổi, co dãn cơ liên sườn. D. Hô hấp gồm: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào Câu 8. Khi gặp vết thương chảy máu động mạch, việc đầu tiên cần làm cho bệnh nhân là A. dùng ngón tay bịt chặt vết thương sau đó mới sơ cứu băng bó B. dùng lá cây gần đó nhai và đắp vào vết thương, sau đó sơ cứu băng bó. C. dùng sợi thuốc lá bịt ngay vết thương để cầm máu, sau đó sơ cứu. D. dùng ngón tay dò tìm động mạch , ấn hoặc bóp mạnh vài phút, sau đó mới sơ cứu. Câu 9. Người có nhóm máu O có thể truyền được cho tất cả người nhận có nhóm máu O, A, AB và B vì lý do sau: A. Người có nhóm máu O có cả kháng nguyên A và B. B. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng thể β và α C. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B. D. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A. Câu 10. Loại thức ăn nào sau đây dễ gây bệnh cho hệ tim mạch? A. Vitamin B. Mỡ động vật C. Dầu thực vật D. Chất xơ Câu 11. Trong nước bọt có chứa loại enzim là A. amilaza B. mantaza C. lipaza D. prôtêaza Câu 12. Cách nào dưới dây có thể phòng ngừa bệnh khó tiêu trong tiêu hóa thức ăn? A. Hạn chế vận động B Ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bộ và chất xơ. C. Ngủ từ 5-6 tiếng/ngày D. Ăn chậm, nhai kỹ. II/ Tự luận: (7điểm) Câu 13. (2 điểm) Các hoạt động và sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa diễn ra như thế nào? Em có biện pháp gì để sự biến đổi thức ăn diễn ra bình thường và hiệu quả ?
  7. Câu 14. (1.5 điểm) Cơ thể người có các loại khớp xương nào? Chức năng của mỗi loại khớp xương? Cho ví dụ? Câu 15. (1.5 điểm) Vì sao em cần phải luyện tập hít, thở sâu thường xuyên, từ bé ? Câu 16. (2 điểm) Quan sát và gọi tên các bộ phân theo sơ đồ cấu tạo tim dưới đây: 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- 8- Hết Duyệt của BGH Tổ trưởng Giáo viên ra đề Trần Thị Loan Lê Thị Lệ Thi Lê Thị Lệ Thi
  8. Phòng GD - ĐT Ninh Sơn TIẾT 36. KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Trần Quốc Toản Năm học : 2020 - 2021 ĐÁP ÁN ĐỀ 02 Môn : Sinh 8 I. TRẮC NGHIỆM Mỗi ý đúng : 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C B A C B D C B A D II.TỰ LUẬN: Đáp án Điểm Câu 13 +Miệng:Biến đổi lí học: nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn. 0.5đ 2 điểm Biến đổi hóa học: biến đổi tinh bột thành đường mantozơ. + Dạ dày: Biến đổi lí học: co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thấm dịch vị 0.5đ Biến đổi hóa học: Pr phân cách thành chuỗi ngắn. + Ruột non: Biến đổi lí học: Hòa loãng, phân nhỏ thức ăn. 0.5đ Biến đổi hóa học: Tinh bột thành đường đơn; Pr thành Axitamin; Lipit thành axit béo và glixerin +Giữ vệ sinh răng miệng tránh bị sâu răng; nhai kĩ nuốt chậm 0.5đ + Thức ăn hợp vệ sinh, không có chất độc hại Câu 14 - Khớp động: Giúp cho các phần xương linh hoạt, vận động dễ dàng– Khớp cổ 0.5đ 1.5 điểm tay, cổ chân -Khớp bán động: Giữ chặt các đoạn xương giúp vận động vừa linh hoạt vừa 0.5đ vững chắc- Khớp giữa các đót sống -Khớp bất động: Giúp cố định các phần xương tạo thành khối vững chắc nâng 0.5đ đỡ, bảo vệ cơ thể- Hộp sọ, xương chậu Câu 15 - Khi hít vào gắng sức, ta có được khí bổ sung khoảng 2100 - 3100 ml 0.25đ 1.5 điểm -Khi thở ra gắng sức, giúp giảm lượng khí cặn trong phổi, ta có được khí 0.25đ dự trữ khoảng 800 – 1200ml - Nhờ lượng khí bổ sung và khí dự trữ làm tăng dung tích sống nên phải 0.5đ luyện tập hít thở sâu thường xuyên. - Phải luyện tập từ bé vì cơ xương đang phát triển giúp cơ xương phát 0.5đ triển làm tăng thể tích lồng ngực -> Tăng dung tích phổi, tăng sự co dãn các cơ hô hấp Câu 16 1. Động mạch chủ 0.25đ 2 điểm 2. Động mạch phổi 0.25đ 3. Tâm nhĩ trái 0.25đ 4. Tâm thất trái 0.25đ 5. Tĩnh mạch chủ 0.25đ 6. Tâm nhĩ phải 0.25đ 7. Van tim 0.25đ 8 . Tâm thất phải 0.25đ
  9. CÂU HỎI TẬP HỌC KÌ I Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của một xương dài? Vì sao xương có tính chất vừa rắn chắc, vừa mềm dẻo? Câu 2.Ruột non có đặc điểm nào để đảm nhận chức năng hấp thụ hết chất dinh dưỡng có trong thức ăn? Câu 3. Vì sao em cần phải luyện tập hít, thở sâu thường xuyên, từ bé ? Câu 4.Vì sao máu trong cơ thể luôn ở trạng thái lỏng ? Trường hợp nào thì máu ở trạng thái đặc và hình thành cục máu đông ? Cục máu đông có lợi và hại gì cho cơ thể? Câu 5.Các hoạt động và sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa diễn ra như thế nào? Em có biện pháp gì để sự biến đổi thức ăn diễn ra bình thường và hiệu quả ? Câu 6.Cơ thể người có các loại khớp xương nào? Chức nawngcuar mỗi loại khớp xương? Cho ví dụ? Câu 7.Vì sao em cần phải luyện tập hít, thở sâu thường xuyên, từ bé ? Câu 8.Quan sát và gọi tên các bộ phân theo sơ đồ cấu tạo tim dưới đây: 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- 8-
  10. I/ Trắc nghiệm HK I. Khoanh tròn một đáp án A, B, C hoặc D em cho là đúng nhất: Câu 1. Xương cột sống ở người giúp cơ thể có dáng đứng thẳng là nhờ A.cong 2 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau B.cong 3 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau C.cong 4 chỗ, thành 2 chữ S nối tiếp nhau D.cong 4 chỗ, thành hình 1 chữ S Câu 2. Khi gặp vết thương chảy máu động mạch, việc đầu tiên cần làm cho bệnh nhân là A. dùng ngón tay dò tìm động mạch , ấn hoặc bóp mạnh vài phút, sau đó mới sơ cứu. B. dùng lá cây gần đó nhai và đắp vào vết thương, sau đó sơ cứu băng bó. C. dùng sợi thuốc lá bịt ngay vết thương để cầm máu, sau đó sơ cứu. D. dùng ngón tay bịt chặt vết thương sau đó mới sơ cứu băng bó. Câu 3. Người có nhóm máu O có thể truyền được cho tất cả người nhận có nhóm máu O, A, AB và B vì lý do sau: A. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B B. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng thể α và β C. Người có nhóm máu O có cả kháng nguyên A và B D. Hồng cầu người có nhóm máu O không có kháng nguyên A Câu 4. Giải thích nào sau đây là đúng khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? A. Men amilaza biến đổi tinh bột thành đường B. Men Pepsin biến đổi tinh bột thành đường C. Dịch túi mật đã biến đổi tinh bột thành đường D.Do răng và lưỡi nhào trộn tinh bột thành đường Câu 5. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về các loại khớp? A. Khớp động giúp các xương đảm bảo sự linh hoạt giúp tay, chân hoạt động. B. Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ nội quan và vận động cơ thể. C. Khớp bất động tạo khối vững chắc bảo vệ nội quan, nâng đỡ cơ thể. D. Khớp xương tạo khối vững chắc để di chuyển linh hoạt và vận động cơ thể. Câu 6. Ý nghĩa của phản xạ là (1). hình thành các bộ phận, tạo nên trạng thái của cơ thể (2). hình thành các thói quen, các tập quán tốt trong đời sống. (3). giúp cơ thể có dáng đứng thẳng bằng hai chân (4). giúp cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. A.(2).(3) B.(1).(2). C. (2).( 4) D. (3).(4) Câu 7. Loại cơ nào sau đây tham gia vào hô hấp? A.Cơ bụng B. Cơ hoành C. Cơ lưng D. Cơ tim Câu 8. Bộ phận nào sau đây không được chứa ở khoang bụng? A. Phổi B. Dạ dày C. Gan D.Thận Câu 9. Tham gia tổng hợp protein trong tế bào là nhiệm vụ của bào quan nào sau đây? A. Bộ máy gôngi B. Trung thể C. Ti thể D. Ribôxôm Câu 10. Bộ phận nào sau đây giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất ? A. Màng sinh chất B. Nhân C. Chất tế bào D. Nhân con Câu 11. Loại enzim biến đổi protein sợi dài thành sợi ngắn là A. lipaza B. mantaza C. pepsin D. amilaza Câu 12. Trường hợp nào sau đây cần hô hấp nhân tạo? A. Đuối nước B. Điện giật C. Tai nạn giao thông D. Nạn nhân ngừng thở Câu 13. Bộ phận nào sau đây chứa ở khoang bụng? A. Thận B. Cơ hoành C. Tim D. Phổi Câu 14. Bộ phận nào sau đây điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Màng sinh chất B. Nhân C. Chất tế bào D. Nhân con Câu 15. Chức năng của bộ xương là (1). tạo thành khung định hình cơ thể. (2).tạo thành khoang chứa và bảo vệ nội quan . (3). giúp vận động và nâng đỡ cơ thể. (4).thuận lợi cho việc vận chuyển các chất trong cơ thể
  11. A. (2).(3).(4) B. (1).(3).(4) C. (1).(2).(3) D. (1).(2).(4) Câu 16. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hoạt động hô hấp? A. Hô hấp là cử động hít vào, thở ra, nâng hạ cơ hoành. B. Hô hấp gồm: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. Hô hấp là quá trình thông khí ở phổi, co dãn cơ liên sườn. D. Hô hấp gồm: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào Câu 17. Người có nhóm máu AB truyền được cho người có nhóm máu nào sau đây? A. Nhóm máu A B. Nhóm máu O C. Nhóm máu AB D. Nhóm máu B Câu 18. Loại thức ăn nào sau đây dễ gây bệnh cho hệ tim mạch? A. Vitamin B. Mỡ động vật C. Dầu thực vật D. Chất xơ Câu 19. Trong dạ dày có chứa loại enzim nhiều nhất là A. amilaza B. mantaza C. lipaza D. pep sin Câu 20. Cách nào dưới dây có thể phòng ngừa bệnh khó tiêu trong tiêu hóa thức ăn? A. Hạn chế vận động B Ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bộ và chất xơ. C. Ngủ từ 5-6 tiếng/ngày D. Ăn chậm, nhai kỹ.