Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

docx 39 trang Hùng Thuận 4070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2021_2022_9_b.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

  1. TUẦN 10 Ngày soạn: 06 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHỦ ĐIỂM: NHỚ ƠN THẦY CÔ I. MỤC TIÊU: - HS biết nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - HS thể hiện được tình cảm yêu thương của mình đối với các thầy cô giáo qua hành động và cảm xúc yêu thương. - Giáo dục các em thể hiện lòng tri ân đối với các thầy cô giáo II. YÊU CẦU TỔ CHỨC: - Đối tượng tham gia: Học sinh và GV chủ nhiệm lớp - Cách thức tổ chức: Đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn,gần gũi với học sinh ,tạo hứng thú và đảm bảo an toàn cho học sinh. III. CHUẨN BỊ: - Nội dung hoạt động IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Phần 1: Nghi lễ (10 phút) - Lễ chào cờ - GVCN đánh giá nhiệm vụ tuần 9 và triển khai nhiệm vụ tuần 10 Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ (25 phút) 1. Khởi động: - GV cho HS chơi trò chơi: Chẵn lẻ - GV giới thiệu nội dung của hoạt động 2. Khám phá - GV viên đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời - Em hãy cho biết trong tháng 11 gồm có những ngày lễ kỷ niệm nào? ( Ngày 20/11 ) - Ngày 20/11 là ngày gì? (Ngày Nhà giáo Việt Nam) - GV giới thiệu nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày 20/11 A, Nguồn gốc ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
  2. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. b, Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh “đền đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thày cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người “tháng tháng, năm năm vẫn không ngừng chèo lái con thuyền”. Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. Các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./. 3. Luyện tập - GV viên đặt câu hỏi: - Em hãy kể về một câu chuyện về thầy cô mà em có kỷ niệm sâu sắc nhất - GV nhận xét và khen ngợi 4. Vận dụng - Hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em và các bạn cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô? - GV liên hệ và giáo dục học sinh qua hoạt động === === Tiết 2: Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh được đọc đúng, đọc diễn cảm, tìm hiểu chia sẻ nội dung câu hỏi và hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh của hai ông cháu bé Thu. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. - Không săn bắn, cần bảo vệ các loài chim, có ý thức trồng cây xanh - Năng lực đọc diễn cảm, năng lực hiểu văn bản, năng lực diễn đạt, trả lời câu hỏi, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.
  3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS hát - Hát. - Yêu cầu HS đọc 1 đoạn bài: Đất Cà - 2 HS thực hiện Mau và trả lời câu hỏi. - Giới thiệu chủ điểm: GV giới thiệu - Quan sát, nêu nội dung tranh. tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Ghi bảng - Ghi bài 2. Khám phá: 2.1. Luyện đọc: - Đọc toàn bài. - 1HS đọc bài. - Tóm tắt nội dung, định hướng cách đọc - Lắng nghe. - Cho HS chia đoạn. - 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - Đọc đoạn trước lớp (kết hợp sửa lỗi - Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (3 lượt ) phát âm ở lần 1, lần 2 giải nghĩa từ) + Luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc trong nhóm. - Gọi HS đọc bài. - 1HS đọc toàn bài. - Nhận xét bạn đọc. 2.2. Tìm hiểu bài - Cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc bài và - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau trả lời câu hỏi: đó chia sẻ trước lớp. - Bé Thu thích ra ban công để làm gì? - Để được ngắm nhìn cây cối nghe ông - Giải nghĩa từ: Ban công (SGK) giảng về từng loại cây ở ban công. - Nêu ý đoạn 1. * Ý1: Bé Thu rất thích ra ban công để ngắm cây cối. - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu + Cây Quỳnh lá dày giữ được nước, có đặc điểm gì nổi bật? cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng. - Nêu ý đoạn 2. * Ý 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có một đặc điểm riêng - Bạn Thu chưa vui vì điều gì? - Vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban - Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng công nhà mình cũng là vườn. biết? Giảng từ: "Đất lành chim đậu"? - Nghe. Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim đậu, sẽ có con người sinh sống làm ăn. - Nêu ý đoạn 3. * Ý 3: Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
  4. - Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé - Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên Thu? nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc từng loại cây rất tỉ mỉ. - Bài văn nói lên điều gì? * Ý chính: Tình cảm yêu quý thiên (Gắn bảng phụ ghi nội dung) nhiên, có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh của hai ông cháu bé Thu. 3. Hoạt động thực hành: * Luyện đọc diễn cảm - Đọc nối tiếp đọc bài. - 3 HS đọc, lớp theo dõi. - Yêu cầu HS nêu đoạn thích đọc diễn cảm. - VD: Đoạn 3 (Đọc phân vai) - Hướng dẫn đọc đoạn HS thích: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, phân biệt giọng từng nhân vật, nhấn giọng một số từ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, giọng của bé Thu hồn nhiên, giọng của ông hiền từ - Thể hiện giọng đọc diễn cảm (phân - 2 nhóm thể hiện giọng đọc theo vai. vai). - Nhận xét, biểu dương HS đọc tốt. - Bình chọn nhóm đọc hay. 4. Vận dụng - Sáng tạo: - Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - 2 HS trả lời. - Em có muốn mình có một khu vườn như - Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân. vậy không ? - Liên hệ thực tiễn, giáo dục học sinh: - Không được săn bắn chim, cần bảo vệ Cần chăm sóc cây cối, trồng cây và hoa các loài chim, có ý thức trồng cây để làm đẹp cho cuộc sống. xanh IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 3: Tiếng Anh: Đ/c Nguyễn - Anh dạy === === Tiết 4: Toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Cộng được thành thạo hai số thập phân. Cả lớp làm được bài1(a,b) , bài 2(a,b) ,bài 3 - Tích cực, hứng thú học tập. Cẩn thận khi làm bài. - Năng lực cộng số thập phân, giải thành thạo các bài toán với phép cộng các số thập phân. Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Phiếu BT (BT 1); bảng phụ.
  5. 2. Học sinh: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS hát - Hát - Đặt tính rồi tính: 3876 + 2569 - Thực hiện vào nháp, 1 HS thực hiện bảng. - GV nhận xét. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Ghi vở 2. Khám phá: + Ví dụ 1: (SGK) - Gọi HS đọc ví dụ 1 - Đọc ví dụ. - Yêu cầu HS quan sát đường gấp khúc. - Quan sát đường gấp khúc. C 2,45m 1,84m A B + Bài cho biết gì? cần tìm gì? - Nối tiếp nêu. + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta + Ta thực hiện phép tính cộng: làm thế nào? 1,84 + 2,45 = ? (m) - Hướng dẫn đổi đơn vị đo rồi cộng. Ta có: 1,84m = 184cm 2,45m = 245cm 1,84 - Hướng dẫn HS đặt tính cộng 2 số thập + phân. 2,45 + Muốn cộng 2 số thập phân ta làm nh 4,29 Vậy: 1,84 + 2,45 = 4,29 m ư thế nào? + Ví dụ 2: - Hướng dẫn tương tự VD1. - Nêu qui tắc: ( SGK - tr 50) - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc cộng hai số thập phân (như SGK). 3. Luyện tập – thực hành Bài 1(50): Tính - Gọi HS đọc yêu cầu. - Làm phiếu BT, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS làm bài. 58,2 19,36 75,8 0,995 + + + + - Nhận xét, chữa bài. 24,3 4,08 249,19 0,868 *Củng cố cách cộng 2 số thập phân. 82,5 23,44 324,99 1,863 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(50): Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm bài bảng con. - HS làm bảng con. 7,8 34,82 35,37 - Nhận xét, chữa bài. + + + *Củng cố cách đặt tính và cộng 2 số 9,6 9,75 57,648 thập phân. 17,4 44,57 93,018 - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3(50): - Tóm tắt bài, nêu hướng giải, 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
  6. - Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài. Bài giải: Tóm tắt. Tiến cân nặng là: Nam nặng: 32,6 kg 32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg) Tiến nặng hơn Nam : 4,8 kg Đáp số: 37,4kg Tiến nặng : .kg? - Nhận xét, chữa bài. *Củng cố cách giải bài toán với phép cộng số thập phân. 4. Vận dụng, sáng tạo. - Thực hiện - Cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài sau: Đặt tính rồi tính 35,08 + 6,7 63,56 + 237,9 - 2 HS nêu. - Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ. - Về nhà xem lại bài, làm bài VBT. - Nhắc nhở HS về ôn lại bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): . . === === Tiết 5: Đạo đức: TÌNH BẠN (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết ứng sử phù hợp trong tình huống. Biết hợp tác với mọi người để hoàn thành công việc (Kĩ năng sống). - Ứng xử được các tình huống bạn mình làm điều sai. Có kĩ năng hợp tác để hoàn thành công việc. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè. Giáo dục HS có ý thức cùng hợp tác. - Năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác với bạn, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát bài “Chào người bạn mới đến” - Hát - Cần đối xử với bạn bè như thế nào? - 2 HS trả lời - Nhận xét chung, đánh giá - Lắng nghe - Giới thiệu bài - ghi bảng - Ghi vở 2. Luyện tập - Thực hành: * Hoạt động 1: Đóng vai - bài tập 1 - Chia nhóm giao nhiệm vụ (các nhóm - Thảo luận, đóng vai theo nhóm. thảo luận đóng vai theo các tình huống - Đóng vai theo các tình huống trong trong SGK) SGK. - Nhắc lại nội dung bài học.
  7. - Vận dụng bài học vào thực tế. - Thảo luận cả lớp. + Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy - Qua đóng vai các tình huống HS trả bạn làm điều sai? lời + Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận hay không? + Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? - Kết luận: Cần khuyên ngăn góp ý khi - Lắng nghe. thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như vậy mới là người bạn tốt. * Hoạt động 2: Tự liên hệ. - Yêu cầu HS tự liên hệ. - Trao đổi theo cặp. Trình bày trước lớp. VD: Hát, kể chuyện, đọc thơ (Bạn của Nai Nhỏ - Tiếng Việt lớp 2) về chủ đề tình bạn. - Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự - Lắng nghe. nhiên đã có, mà mỗi người chúng ta phải cố gắng vun đắp giữ gìn. - Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK). - 2 HS đọc. * Hoạt động 3: Kĩ năng sống. Bài 3: Đọc truyện Năm ngón tay - Gọi học sinh đọc truyện trong SGK. - 2 HS. - Yêu cầu làm bài. - Thảo luận theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. *Giáo viên chốt kiến thức: Mỗi thành - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. viên đều có nhiệm vụ, phải biết cùng hợp tác thì mọi việc sẽ tốt lành. 3. Vận dụng, sáng tạo - Tổ chức cho HS đọc ca dao, tục ngữ về - Thực hiện chủ đề tình bạn - Sưu tầm những câu chuyện kể về tình - Lắng nghe, thực hiện. bạn đẹp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 6: Lịch sử: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nộị). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập.
  8. - Ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. - Trân trọng những thành quả Cách mạng mà cha ông ta đã tạo dựng lên. - Năng lực hiểu biết cơ bản về sự kiện ngày 2/9, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Hình minh họa, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi - 2 HS trả lời. nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? - Nhận xét. - Lắng nghe - Giới thiệu bài - ghi bảng - Ghi vở 2. Khám phá * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 1. Quang cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945. - Giao nhiệm vụ. - Lắng nghe. - Miêu tả quang cảnh của Hà Nội ngày 2/9/1945? - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình - Quan sát tranh, miêu tả: Hà Nội tưng bừng SGK. Nêu một số nét về cuộc mít tinh cờ hoa già, trẻ, trai, gái mọi người xuống biểu tình 2/9/1945 tại Quảng trường Ba đường hướng về Ba Đình. Đội danh dự Đình. đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng. - Cho HS nhận xét. - Nhận xét, bổ sung. - Kết luận: - Lắng nghe * Hoạt động 2: Làm theo nhóm. 2. Diễn biến buổi lễ. - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình, - Các nhóm quan sát hình SGK, trao đổi thảo luận nhóm đại diện trả lời. và đại diện trả lời. + Buổi lễ bắt đầu khi nào? + Đúng 14 giờ. + Trong buổi lễ diễn ra những việc chính + Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm nào? thời bước lên lễ đài chào nhân dân Bác đọc Tuyên ngôn đọc lập . + Buổi lễ kết thúc ra sao? - Giọng nói Bác Hồ và những khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập còn vang mãi trong lòng dân ta. - Kết luận những nét chính. - Lắng nghe. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. 3. Một số nội dung của bản Tuyên ngôn. - Gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên - 2 HS đọc. ngôn Độc lập trong SGK. - Yêu cầu HS trao đổi về nội dung chính - Tìm hiểu về nội dung. Nêu ý kiến trước của 2 đoạn trích. lớp.
  9. - Kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ đọc ngày 2/9/1945 khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc ta * Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. 4. Ý nghĩa sự kiện lịch sử 2/9/1945. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn - Thảo luận nhóm 2, hoàn thành câu hỏi thành phiếu học tập. trong phiếu, đại diện nhóm chia sẻ. + Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định + Khẳng định quyền độc lập. Chấm dứt điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt chế độ thực dân phong kiến. Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam? + Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào? + Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. + Những việc đó tác động như thế nào đến + Truyền thống bất khuất kiên cường của lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về người Việt Nam. truyền thống của người Việt Nam? - Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK (T23) - 2HS đọc. 3. Vận dụng, sáng tạo - Ngày 2-9-1945 là ngày lễ gì của dân tộc - 2HS nêu. ta? - Ngày Quốc khánh của nước ta. - Về sưu tầm các ảnh về buổi lễ đó. - Nghe, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Ngày soạn: 06 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Chính tả: (nghe – viết) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh nghe - viết chính tả bài: Luật bảo vệ môi trường. - Ôn cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n / l. - Học sinh có ý thức viết đúng, đẹp và bảo vệ môi trường.GDHS nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT - Năng lực viết đúng, đẹp, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó ở bài - 2 HS viết trên bảng, lớp viết vào trước, dưới lớp viết bảng con. nháp - Nhận xét, tuyên dương
  10. - Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ rừng. - Lắng nghe 2. Luyện tập – Thực hành: - Ghi đầu bài. 2.1 Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: - Đọc điều 3 khoản 3 luật bảo vệ môi trường. - Nội dung điều 3 khoản 3 luật bảo vệ - Lắng nghe. môi trường nói gì? - 1HS đọc lại điều 3 khoản 3 + Giải thích "Hoạt động BVMT" là hoạt động giữ cho môi trường trong - Nhắc HS chú ý cách trình bày điều sạch, phòng ngừa tác động xấu đến luật, những chữ viết trong ngoặc kép. môi trường. - Hướng dẫn viết từ khó. - Nghe. 2.2. Viết bài chính tả. - Viết bảng con: phòng ngừa, - Nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: thoái, . Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, viết - Lắng nghe đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Đọc mẫu lần 1. - Đọc lần 2 (đọc chậm) - Đọc lần 3. - Theo dõi. - Thu bài chữa lỗi, đánh giá. - Viết vào vở. - Nhận xét bài viết của HS. - Đổi bài soát lỗi. 2.3. Làm bài tập: - Thu bài - Gọi HS đọc yêu cầu - Lắng nghe - Yêu cầu làm bài. Bài 2: Tìm từ ngữ khác nhau có chứa âm đầu l hay n. - Làm VBT, 1 HS làm trên bảng phụ. Ví dụ: - Nhận xét, chữa bài. + Lắm, nắm, - Gọi HS đọc yêu cầu. + Thích lắm, nắm cơm, - Yêu cầu làm bài theo nhóm. - Nhận xét, bổ sung. Bài 3: Thi tìm nhanh - Thi đua giữa các nhóm. a) Các từ láy âm đầu n Ví dụ: năn nỉ, nỉ non a) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối - Nhận xét, chữa bài. ng 4. Vận dụng, sáng tạo VD: sang sảng, loảng xoảng, . - Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả n/l. - Nhận xét, bổ sung. - Về luyện viết lại 1 đoạn của bài chính tả theo sự sáng tạo của em. - 2 HS nhắc lại.
  11. - Lắng nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng các số thập phân, liên quan đến tính chất giao hoán của phép cộng. - Giải được các bài toán về hình học. - Tích cực, hứng thú học tập. - Phát triển năng lực cộng số thập phân, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học. Vận dụng kiến thức thực hiện cộng các số thập phân và giải các bài toán có nội dung hình học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động. - Cho HS hát - Hát - Nêu cách cộng 2 số thập phân? Cho ví - 2 HS nêu. dụ? - Nhận xét. - HS nghe - Giới thiệu bài, ghi bảng - Ghi vở. 2. Luyện tập – thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(50): Tính rồi so sánh giá trị biểu thức. - Yêu cầu làm bài. - Làm vào SGK (bằng bút chì). - Nhận xét, chữa bài. a 14,9 0,53 * Củng cố cộng 2 số thập phân, b 4,36 3,09 liên quan đến tính chất giao hoán a + b 14,9 + 4,36 = 19,26 0,53 + 3,09 = 3,62 của phép cộng. b + a 4,36 + 14,9 = 19,26 3,09 + 0,53 = 3,62 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(50): Thực hiện phép cộng rồi thử lại. - Yêu cầu làm bài. - Làm bảng con. a) 3,8 9,46 + + 9,46 Thử lại 3,8 13,26 13,26 b) 45,08 24,97 - Nhận xét, chữa bài. + + 24,97 Thử lại 45,08 * Củng cố cộng 2 số thập phân. 70,05 70,05 c) 0,07 0,09 + + 0,09 Thử lại 0,07 0,16 0,16 - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3(51): Bài toán - HD học sinh phân tích bài toán. - HS trả lời.
  12. - Yêu cầu làm bài. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Chiều dài của hình chữ nhật : - Thu 1 số bài nhận xét. 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) - Nhận xét, chữa bài. Chu vi của hình chữ nhật là: * Củng cố cộng 2 số thập phân. ( 24,66 + 16,34 ) x 2 = 82 (m) Đáp số: 82 m Bài 4(51): (Dành cho HS tự đánh giá) - Gọi HS đọc bài toán. - HS làm bài vào nháp - Cho HS làm vào nháp. - Nêu kết quả, giải thích cách làm. Số mét vải cửa hàng bán trong 2 tuần là: 314,78 + 525,22 = 840 (m) - Nhận xét, chữa bài. Tổng số ngày trong 2 tuần lễ là: 7 x 2 = 14 ( ngày) - Củng cố: Cách cộng 2 số thập Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán: phân. 840 : 14 = 60 (m) Đáp số: 60m 3. Vận dụng, sáng tạo. - HS làm bài - Cho HS vận dụng làm bài tập sau: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 13,5 + 26,4 = 26,4 + 4 8,97 + = 9,7 + 48,97 - HS nghe, thực hiện. - Vận dụng tính chất giao hoán để tính nhanh biểu thức sau: 13,24 + 6,58 + 86,76 + 0,55 + 3,42 - Về nhà ôn lại bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): . . === === Tiết 3: Luyện từ và câu: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết khái niệm đại từ xưng hô. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). Nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1) - Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. - Yêu thích sự phong phú và trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực hiểu biết về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô thích hợp, năng lực về trình bày, diễn đạt, năng lực giao tiếp và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ.
  13. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức trò chơi: Truyền điện - Tham gia chơi. - Nội dung: Kể nhanh các đại từ thường dùng hằng ngày. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên - Ghi vở bảng: Đại từ xưng hô 2. Khám phá: * Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Đọc đoạn văn - Gọi HS đọc bài 1. - 2 HS đọc. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Hơ Bia, Cơm và thóc gạo + Các nhân vật làm gì? + Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. + Trong số các từ xưng hô được in đậm + Chúng tôi, ta. trong bài, những từ nào chỉ người nói? + Những từ nào chỉ người nghe, từ nào + Chỉ, các ngươi, chúng. chỉ người hay vật được nhắc tới? - Nhận xét bạn. * Kết luận: Những từ in đậm trong đoạn - Nghe. văn trên được gọi là đại từ xưng hô. - Gọi HS đọc bài 2. Bài 2: Đọc đoạn văn nhận xét (HS biết tự đánh giá) + Nhận xét về thái độ của cơm? + Xưng là: chúng tôi, + Nhận xét về thái độ của Hơ Bia? + Xưng hô là: ta, gọi Cơm là các ngư- ơi. - Nhận xét, bổ sung. Bài 3: - Gọi HS đọc bài 3. - Đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Thảo luận nhóm đôi, làm nháp, 1 nhóm làm bảng phụ trình bày. - Định hướng HS làm. Đối tượng Gọi Tự xưng - Với cô giáo - Cô, thầy - Em, con - Với bố mẹ - Bố, ba, mẹ - Con - Với anh chị - Anh, chị - Em - GV nhận xét, rút ra ghi nhớ bài học. - Lắng nghe - KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến. - Gọi HS nêu ghi nhớ - 2HS đọc ghi nhớ.
  14. 3. Luyện tập – Thực hành: - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(106): Tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn. - Yêu cầu làm bài. - Thảo luận nhóm 2, đại diện trình bày. - Gọi đại diện trình bày. +Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em. Kiêu căng coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(106): - Yêu cầu làm bài. - Làm vào VBT. + Đoạn văn có những nhân vật nào, nội - Trả lời. dung kể chuyện gì? + Thứ tự điền: 1. tôi; 2. tôi; 3. nó; 4. tôi; 5. nó; 6. - Gọi HS lên điền các đại từ xưng hô. chúng ta. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét, bổ sung. 4. Vận dụng, sáng tạo: - Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng - Viết đoạn văn, trình bày đoạn văn đại từ xưng hô hoàn chỉnh. - Nhắc lại thế nào là đại từ xưng hô. - Nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 4: Thể dục: BÀI 20: TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung; Chơi trò chơi " Chạy nhanh theo số ". Hướng dẫn về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện - Học sinh nắm được và thực hiện cơ bản đúng động tác. Biết cách chơi trò chơi " Chạy nhanh theo số " - Giáo dục cho HS ý thức tổ chức, tính kỷ luật tác phong nhanh nhẹn và thói quen tập luyện TDTT. - Tự giác ôn tập các nội dung đã học. Biết phối hợp với bạn trong tập luyện và chơi trò chơi.Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện theo. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm. - Điạ điểm: Trên sân tập thể dục của trường. - Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện 2. Phương tiện. - GV: 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi
  15. - HS: Trang phục gọn gàng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU NỘI DNG ĐL Ph­¬ng ph¸p tæ chøc 1. HĐ mở đầu: 6-10' - Ổn định tổ chức: - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số - Cán sự tập chung báo cáo - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - GV phổ biến ngắn gọn dễ hiểu - Hướng dẫn về chế độ ăn uống - GV nhắc nhở, tuyên truyền về đảm bảo dinh dưỡng trong tập chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đảm luyện bảo dinh dưỡng cho cơ thể. - Khởi động: - Cán sự điều khiển khởi động - Chạy nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh - GV quan sát, nhắc nhở sân, đứng thành vòng tròn xoay các khớp. - Chơi trò chơi khởi động 2. HĐ tập luyện 18-22’ - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, - GV nêu tên thứ tự động tác chân và động tác vặn mình của - GV mời 2-4 HS lên thực hiện lại bài thể dục phát triển chung - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá - GV hô nhịp cho cả lớp tập luyện - Tập đồng loạt đồng loạt. ĐH tập luyện đồng loạt.     - GV quan sát, sửa sai cho HS kịp thời. - GV yêu cầu tổ trưởng cho các - Tập theo tổ nhóm bạn luyện tập theo khu vực. - ĐH tập luyện theo tổ         GV        - GV đi lại quan sát, giúp đỡ học sinh kịp thời.
  16. - GV tổ chức cho HS thi đua giữa - Thi đua giữa các tổ các tổ( cá nhân). - Từng tổ(cá nhân) lên thi đua     - GV và HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. - Trò chơi: "Chạy nhanh theo số" - GV: Nêu tên trò chơi, giới thiệu sân chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho HS chơi thử 1- 2 lần. Sau đó cho chơi chính thức - HS chơi trò chơi - HS: Chơi trò chơi. - GV: Điều khiển quan sát, động viên - Tổ chức thi đua giữa các cá nhân và các tổ - GV nhận xét, tuyên dương - Đứng lên ngồi xuống 15-20 lần. - Bài tập phát triển thể lực. - HS thả lỏng theo giáo viên - Hồi tĩnh thả lỏng - Đội hình thả lỏng – kết thúc.     3. HĐ vận dụng 4-6' - Học sinh vận dụng các động tác - Vận dụng đã học vào hoạt động hàng ngày. - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét kết quả, ý thức, - Nhận xét tiết học thái độ tập luyện. - HD tự ôn luyện TDTT và các - GV nhận xét ưu, khuyết điểm động tác đã học của bài thể dục của giờ học. PTC. - GV kết thúc giờ học - GV hô - Giải tán !
  17. - HS đáp – Khỏe! IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) === === Tiết 5: Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được Luật an toàn giao thông đường bộ. Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. - Cam kết thực hiện đúng luật giao thông đường bộ để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. - Phát triển năng lực năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. Giáo dục kĩ năng phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh, ảnh. 2. Học sinh: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số vụ tai nạn giao thông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chưc chơi trò chơi "Bắn tên" - Chơi trò chơi với các câu hỏi sau: - Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại ? - Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì ? - Tại sao khi bị xâm hại chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự - Nhận xét - Lắng nghe - Giới thiệu bài mới - Ghi vở 2. Khám phá. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở SGK - Quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi (Tr- 40) thảo luận và trả lời câu hỏi - Đại diện 1 số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận: Nguyên nhân quan - Lắng nghe, ghi nhớ trọng dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ là do ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ. - Liên hệ thực tế
  18. - Cho HS liên hệ thực tế về ý thức chấp hành Luật giao thông của bản thân và những người trong gia đình. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK và tranh ảnh tuyên truyền * Cách tiến hành: - Quan sát, trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 41 - Lớp nhận xét, bổ sung (SGK) và nêu một số biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ - Lắng nghe - Nhận xét, kết luận: Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải chấp hành tốt các quy định của Luật giao thông đường bộ. - Cho HS xem tranh, ảnh tuyên truyền về - Quan sát, ghi nhớ phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ và tìm hiểu một số biển báo hiệu giao thông đường bộ. - 2 HS đọc - Cho HS đọc mục bạn cần biết 4. Vận dụng, sáng tạo - Thực hành - Tổ chức cho học sinh thực hành đi bộ an toàn - Lắng nghe - Nhận xét học sinh thực hành đi bộ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) === === Ngày soạn: 08 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập đọc: ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung chính, ý nghĩa của các bài văn, bài thơ đã học trong tuần 8,9. - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học trong tuần 8 và 9; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ. - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên; biết giữ gìn, bảo vệ và cải tạo thiên nhiên, môi trường. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Phiếu bốc thăm III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  19. 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức thi đọc tiếp nối từng - Lần lượt 3 HS lên bảng đọc bài, trả lời đoạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ và các câu hỏi. trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học 2. Luyện tập – Thực hành: * Luyện đọc và tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm bài - 5 HS lên bốc thăm. đọc. - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời 1, 2 câu - Đọc và trả lời nội dung bài. hỏi về nội dung bài. - Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. - Lắng nghe. Nhận xét, ghi điểm hs đọc tốt, trả lời đúng. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc theo cặp. - Nhận xét - Lắng nghe * Luyện đọc diễn cảm: - Luyện đọc diễn cảm các bài. - 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm 4 bài. Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Nêu giọng đọc chủ đạo của từng bài ? - Trả lời - Tổ chức thi đọc diễn cảm các bài. - 4 HS thi đọc diễn cảm. HS lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nhận xét, kết luận - Lắng nghe 3. Vận dụng. - Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn - Nối tiếp nêu môi trường luôn xanh -sạch - đẹp ? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) === === Tiết 2: Toán: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách tính tổng nhiều số thập phân liên quan đến tính chất kết hợp của phép cộng. - Thực hành tính tổng nhiều số thập phân. - Tích cực, tự giác, hứng thú học tập. - Phát triển năng lực: Tính tổng nhiều số thập phân, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động.
  20. - Cho HS hát - Hát - Cho HS nêu lại cách thực hiện cộng - HS nêu hai số thập phân. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở. 2. Khám phá. - Nêu ví dụ. - Hướng dẫn HS đặt tính. - Theo dõi. - Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân? 27,5 + 36,75 14,5 Qui tắc ( SGK ) 78,75 - GV nêu bài toán trong SGK. - HS nêu, đọc ghi nhớ SGK. - Hướng dẫn HS làm. - Theo dõi, tìm hướng giải. Bài giải: Chu vi của hình tam giác là: 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm) 3. Luyện tập – Thực hành. Đáp số: 24,95 dm - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(51): Tính - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. 5,27 6,4 20,08 0,75 * Củng cố cách tính tổng nhiều số thập + 14,35 + 18,36 + 32,91 + 0,09 9,25 52 . 7,15 0,8 phân. 28,87 76,76 60,14 1,64 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(51): Tính giá trị biểu thức - Yêu cầu làm bài. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. a b c (a + b) + c a + (b + c) * Củng cố tính chất kết hợp của phép 2,5 6,8 1,2 (2,5+6,8)+1,2 2,5+(6,8+1,2) cộng các số thập phân. 1,34 0,52 4 (1,34+0,52)+4 1,34+(0,52+4) - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(52): Sử dụng tính chất giao hoán - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 - Nhận xét, chữa bài. = 14 + 5,89 = 19,89 (áp dụng tính chất giao hoán) b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) * Củng cố tính chất giao hoán và tính = 38,6 + 10 = 48,6 chất kết hợp của phép cộng các số thập (sử dụng tính chất kết hợp) phân. 4. Vận dụng, sáng tạo - Cho HS về vận dụng kiến thức làm - HS nghe, thực hiện. bài tập sau: Tính bằng cách thuận tiện 1,8 + 3,5 + 6,5 = - Về nhà ôn lại bài. - HS về ôn bài.
  21. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): . . === === Tiết 3: Kể chuyện: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh kể câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Yêu thiên nhiên, bảo vệ loài vật. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, kể lại được cả câu chuyện. - HS biết yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên, không giết hại, săn bắt các loại động vật. - Năng lực kể chuyện, năng lực nghe, hiểu nghĩa câu chuyện, năng lực giao tiếp và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh truyện. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS kể chuyện một lần đi thăm cảnh - Thi kể đẹp ở địa phương. - Nhận xét chung. - Lắng nghe - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Ghi vở 2. Khám phá: * Kể chuyện: Người đi săn và con nai. - Kể theo 4 tranh, vừa kể vừa chỉ vào tranh. - Lắng nghe, quan sát tranh - Kể lần 2. - Lắng nghe. 3. Luyện tập – Thực hành: - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu - Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh chuyện: Ví dụ : Một buổi sáng người đi săn bụng bảo dạ " Mùa trám chín nai về rồi, mai ta phải đi săn thôi" . - Yêu cầu HS kể theo cặp. - Kể chuyện theo cặp. - Gọi HS kể trước lớp. - Kể trước lớp. * Đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào Ví dụ: + Thấy con nai đẹp quá, người và kế tiếp câu chuyện theo phỏng đoán. đi săn có bắn nó không? Câu chuyện gì xảy ra sau đó? - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện. - Kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, biểu dương HS. - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay. - Cho HS trao đổi, nêu ý nghĩa câu * Ý nghĩa: Hãy yêu quí và bảo vệ chuyện. thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý, Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên. 3. Vận dụng - Sáng tạo:
  22. - Em sẽ làm gì để bảo vệ các loài thú - Nối tiếp nêu hoang dã ? - Về kể lại câu chuyện “Người đi săn và - Nghe và thực hiện con nai” cho mọi người nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 4: Kĩ thuật: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách trình bày, dọn bữa ăn ở gia đình. - Bày, dọn được bữa ăn ở gia đình. - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Cho HS hát - Hát - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học. - Lắng nghe 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn - Cho HS quan sát H1, đọc nội dung - Quan sát, đọc thông tin và trả lời mục 1a(SGK) để nêu mục đích của câu hỏi giúp mọi người ăn uống thuận việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống? tiện, vệ sinh, tạo cảm giác ngon miệng. - Cho HS nêu các công việc cần thực - Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, hợp hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống vệ sinh, sắp xếp phải hợp lí, thuận tiện - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của việc bày - Làm cho nơi ăn uống của gia đình dọn trước bữa ăn ? sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn; chỉ dọn bữa ăn khi không còn người đang ăn, xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại, thức ăn thừa muốn dùng được phải bảo quản ở tủ lạnh, lau bàn đã dọn bằng khăn sạch
  23. - GV nhận xét * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn - Nêu - Yêu cầu HS nêu mục đích, cách thu dọn bữa ăn ở gia đình? - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình - Lắng nghe bày, dọn bữa ăn * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá - HS trả lời kết quả học tập của HS - Đọc phần ghi nhớ - SGK - 2HS đọc 3. Vận dụng - Nhắc nhở các em cần giúp đỡ gia - Nghe và thực hiện đình. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 3: Địa lý: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản. Biết được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản. - Biết phân tích sơ đồ, biểu đồ. - Có ý thức bảo vệ, phát triển rừng và các nguồn lợi thuỷ sản. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bản số liệu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" trả lời - Chơi trò chơi. các câu hỏi về nội dung bài cũ: + Kể một số loại cây trồng ở nước ta? + Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc? - Nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học. - Lắng nghe 2. Khám phá:
  24. * Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm 1. Lâm nghiệp - Yêu cầu HS quan sát H1 SGK - Quan sát H1 - Kể tên các hoạt động chính của ngành - Trồng và bảo vệ rừng; khai thác lâm nghiệp? gỗ và lâm sản khác . - Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu (SGK) - Nêu nhận xét : Trước đây nước ta nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích của có nhiều rừng, do khai thác bừa bãi, rừng nước ta ? diện tích rừng trồng bị giảm xuống. Sau đó, nhà nước đã vận động nhân dân trồng rừng nên diện tích rừng hiện nay tăng lên đáng kể - Yêu cầu HS quan sát hình 2,3 (SGK) về - Quan sát trồng mới và chăm sóc rừng *Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 2. Ngành thuỷ sản - Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? - Kể tên - Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào - Vùng biển rộng, có nhiều hải sản, để phát triển ngành thuỷ sản? mạng lưới sông ngòi dày đặc; người dân có nhiều kinh nghiệm; nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng . - Yêu cầu HS quan sát H4,5 (SGK) để thấy - Quan sát được sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản - Nhận xét - Lắng nghe - Yêu cầu HS đọc mục bài học SGK - 2 HS đọc bài học 3. Vận dụng – Sáng tạo: - Địa phương em nuôi trồng loại thủy sản - Nêu nào ? Vì sao ? - Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng và biển của tổ quốc ? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Ngày soạn: 08 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả trong bài. - Phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; Nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - Tích cực,tự giác, hứng thú học tập.
  25. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ viết một số lỗi điển hình mà học sinh mắc phải III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Trò chơi: Phóng viên - Tham gia chơi - Nội dung phỏng vấn: Kể tên những danh lam thắng cảnh của nước ta. - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học. 2. Luyện tập – Thực hành: * Nhận xét về kết quả bài làm của HS - Nhận xét những ưu điểm chính trong - Lắng nghe bài làm của học sinh về các mặt; xác định đúng yêu cầu của đề, bố cục bài, cách diễn đạt, chữ viết, - Nêu những thiếu sót, hạn chế trong bài - Lắng nghe làm của học sinh * Hướng dẫn học sinh chữa các lỗi chung - Chỉ lỗi cần chữa ở bảng phụ, giúp học - Quan sát,chữa lỗi ở nháp sau đó sinh nhận ra chỗ sai, chữa lại cho đúng chữa lỗi ở bảng phụ. * Chữa lỗi trong bài - Yêu cầu học sinh phát hiện lỗi ở bài - Sửa lỗi ở bài làm của mình làm của mình, sửa lỗi * Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn bài văn hay - Đọc những đoạn (bài) văn hay để học - Lắng nghe sinh tham khảo - Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn trong - Viết lại đoạn văn cho hay hơn bài làm của mình để viết lại cho hay hơn - Cho HS đọc đoạn văn - 1 số HS đọc đoạn văn vừa viết được - Nhận xét 3. Vận dụng – Sáng tạo - Em rút ra được điều gì sau tiết học này ? - Nêu - Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn, - Nghe và thực hiện sáng tạo hơn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 2: Tiếng Anh:
  26. Đ/c Nguyễn - Anh dạy === === Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh được các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Có ý thức trong học tập. - Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề tư duy toán học, lập luận toán học và sáng tạo. Tính tổng nhiều số thập phân thành thạo và biết sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Phiếu BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng: Số hạng 5,75 7,34 4,5 1,27 Số hạng 7,8 0,45 3,55 5,78 Số hạng 4,25 2,66 5,5 4,22 Số hạng 1,2 0,05 6,45 8,73 Tổng + Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò + Lắng nghe. chơi gồm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Lần lượt từng HS trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc. + Tổ chức cho học sinh tham gia chơi. + Các nhóm tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên - Lắng nghe. dương đội thắng cuộc. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên - Ghi bài bảng 2. Luyện tập – Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(52): Tính - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45
  27. * Củng cố cách cộng nhiều số thập b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66 phân. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(52): Tính bằng cách thuận tiện nhất - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. a) 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 = 14,68 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = (6,9 + 3,1) + ( 8,4 + 0,2) = 10 + 8,6 =18,6 - Nhận xét bạn. (ý c, d dành cho HS tự đánh giá ) c) 3,49 + 5,7 + 1,51 - Nhận xét, chữa bài. = (3,49 + 1,51) + 5,7 *Củng cố tính chất kết hợp của cộng = 5 + 5,7 = 10,7 các số thập phân. d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) = 11 + 8 = 19 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(52): ( Cột 2 dành cho HS tự đánh giá ) - Yêu cầu HS làm bài. > - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. - Nhận xét bạn. 8,9 - Nhận xét, chữa bài. = 5,7 + 8,8 = 14,5 * Củng cố cách so sánh các số thập 7,56 0,08 + 0,4 Bài 4(52): - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS làm phiếu, lớp làm vào vở. Tóm tắt 28,4 m Ngày thứ nhất Ngày thứ hai 2,2m mét ? 1,2m Ngày thứ ba Bài giải: Ngày thứ 2 người đó dệt được là: 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m) - GV thu 1 số bài, nhận xét bài làm của Ngày thứ 3 người đó dệt được là: HS. 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) * Củng cố cách cộng 2 số thập phân. Cả 3 ngày người đó dệt được là: 28,4 + 30,6 + 32,1= 91,1(m) Đáp số: 91,1 m - Nhận xét bạn. 3. Vận dụng, sáng tạo - Nêu cách cộng tổng của nhiều số - Nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân. thập phân. - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Tính bằng cách thuận tiện.:
  28. - Vận dụng kiến thức vào giải các bài 7,5 +4,13 + 3,5 toán tính nhanh, tính bằng cách thuận 27,46 + 3,32 + 12,6 tiện. - Về học bài, làm bài VBT, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): . . === === Tiết 4: Luyện từ và câu: QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết khái niệm quan hệ từ. Nhận biết đựơc một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng. - Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu. Đặt được câu với quan hệ từ. - Yêu thích sự phong phú và trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực hiểu về quan hệ từ, xác định được quan hệ từ trong câu, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Trò chơi: Truyền điện - Tham gia chơi. - Nội dung: Nêu những đại từ xưng hô thường dùng - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài mới - Lắng nghe. 2. Khám phá: * Nhận xét - Gọi HS đọc bài SGK. Bài 1. Từ in đậm được dùng để làm gì? - Yêu cầu HS thảo luận, phát biểu. a) "và" nối "say ngây" với "ấm nóng" b) "của" nối "tiếng hót dìu dặt" với "hoạ mi" c) "như" nối "không đơm đặc" với "hoa đào", "nhưng" nối hai câu trong đoạn văn. - Nhận xét bài làm của bạn. - Kết luận: Những từ in đậm trong các - Nghe. ví dụ trên được dùng để nối các từ trong 1 câu hoặc nối các câu với nhau. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ. - Gọi HS đọc bài SGK. Bài 2. Quan hệ được biểu hiện bằng những - Hướng dẫn HS làm bài. cặp từ nào? *Các cặp từ biểu thị quan hệ là:
  29. + nếu thì (biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả). + tuy nhưng (biểu thị quan hệ tương phản). - Nhận xét, kết luận: - Nhận xét bài làm của bạn. Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối - Nghe. với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp từ chỉ quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu. * Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. 3. Luyện tập – Thực hành - 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1 (110). Tìm quan hệ từ, nêu rõ tác - Yêu cầu HS làm bài. dụng của chúng: a) "và" nối chim, mây, nớc với hoa "của" nối tiếng hót dìu dặt với hoạ mi "rằng" nối cho với bộ phận đứng sau b) "và" nối to với nặng - Nhận xét, chữa bài. "như" nối rơi xuống với ai ném đá c) "với" nối ngồi với ông nội "về" nối giảng với từng loài cây - Nhận xét bài làm của bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2 (111). Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau, cho biết chúng biểu thị quan hệ gì - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2. giữa các bộ phận của câu? - Làm bài nhóm 2 báo cáo kết quả. a) vì nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. b) tuy nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản) - - Nhận xét, chữa bài. Nhận xét bài làm của bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. Bài 3 (111). Đặt câu: - 1 HS làm trên bảng phụ, lớp làm bài vào vở. - GV thu bài, nhận xét bài làm của HS. + Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót. + Mùa đông cây bàng khẳng khiu, trụi lá nhưng hè về, lá bàng lại xanh um. + Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm. 4. Vận dụng, sáng tạo: - Nhận xét bài làm của bạn. - Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: để, do, bằng. - Đặt câu
  30. - Về viết một đoạn văn ngắn nói về tình - Nghe, thực hiện. bạn trong đó có sử dụng quan hệ từ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === === Tiết 5: Âm nhạc: - ÔN HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Thể hiện bài Những bông hoa những bài ca với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Gõ đệm được cho bài hát Những bông hoa những bài ca. Kể tên và nhận ra được âm sắc các nhạc cụ đã học. - Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em nên người. - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ 2. Học sinh: Thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Những bông - HS thực hiện hoa những bài ca - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Ôn hát Những bông hoa những bài ca - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết - HS quan sát, thảo luận tấu dưới đây về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong - HS nêu cách thực hiện âm hình tiết tấu trên ( nhịp 2/4, nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng một nốt đen) - HS quan sát, ghi nhớ
  31. - GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ đệm, cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm ) * Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài - GV hỏi HS: Em biết những nhạc cụ nào - Đàn Ghi- ta (Tây ban cầm), đàn của nước ngoài? Piano (dương cầm), Violon (vĩ cầm), Accordion (phong cầm), Viola, Ba-la- lai-ca (xuất xứ ở Nga), Ma-ra-cat - GV treo tranh các nhạc cụ: Cho HS quan - Quan sát sát hình dáng, chất liệu - Hỏi HS có biết tên và được nghe âm - HS trả lời thanh của những nhạc cụ này chưa ? - GV giới thiệu ngắn gọn từng loại nhạc cụ trên cho HS nghe - GV cho HS nghe âm thanh, âm sắc 4 loại - Theo dõi nhạc cụ này qua đĩa tư liệu (hoặc trên đàn phím điện tử) 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: + Đọc tiết tấu - HS quan sát, thực hiện + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Đen đơn đơn đen - Gõ : x x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - HS hát ôn - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường - HS thực hiện độ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài - HS ôn tập rõ lời ca, đúng tốc độ. - HS tự ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc - HS quan sát, thực hiện cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên 4. Vận dụng - Sáng tạo
  32. - GV hỏi ND các em được học trong tiết - Nối tiếp nêu này? Em thấy gõ các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận - Nghe và thực hiện động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === === Ngày soạn: 10 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức về cách viết đơn. - Viết được một lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng. Thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. - Tích cực, tự giác, học tập. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết mẫu đơn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra bài của HS viết bài văn tả cảnh - Thực hiện chưa đạt phải về nhà viết lại - Nhận xét bài làm của HS - Lắng nghe - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học. 2. Luyện tập – Thực hành: * Hướng dẫn HS viết đơn - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Nêu yêu cầu của BT - Yêu cầu HS quan sát hình ở bảng phụ - Quan sát - Gọi HS đọc mẫu đơn - Đọc mẫu đơn - Hướng dẫn HS lưu ý một số nội dung - Lắng nghe, ghi nhớ của đơn như: tên của đơn, nơi nhận đơn, người gửi đơn, lí do viết đơn - Yêu cầu HS nói đề bài các em chọn (đề - Nêu đề bài mình chọn 1 hay đề 2) - Yêu cầu HS viết đơn vào vở bài tập - Viết đơn - Trình bày lá đơn
  33. - Gọi 1 số HS trình bày lá đơn vừa viết - Lớp nhận xét, bổ sung được - Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt 3. Vận dụng: - Phát biểu. - Vừa rồi các em học bài gì ? - Nghe và thực hiện - Về nhà viết một lá đơn kiến nghị về việc đổ rác thải bừa bãi xuống ao, hồ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === === Tiết 2: Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết cách thực hiện trừ 2 số thập phân. - Thực hành trừ được 2 số thập phân, vận dụng giải bài toán. - Học sinh tích cực, tự giác học tập. - Năng lực trừ số thập phân và giải toán, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Trò chơi: Phản xạ nhanh (Cho HS nêu: Hai số thập phân có tổng - Tham gia chơi bằng 100) - Nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên - Lắng nghe. dương những HS tích cực. + Tổng các số hạng trong các phép tính - Đều bằng 100 chúng ta vừa nêu có đặc điểm gì? - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng: - Ghi vở. 2. Khám phá: * Trừ hai số thập phân: VD 1: 4,24 m – 1,84m = ? - Nêu ví dụ, định hướng cách trừ. - Thực hiện theo định hướng của GV 4,29 m = 429 cm 1,84 m = 184 cm 429 – 184 = 245 (cm) 4,29 - 1,84 2,45 VËy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
  34. - Cho HS nhắc lại cách trừ. - 2 HS nêu Ví dụ 2: 45,8 - 19,26 = ? - Yêu cầu HS thực hiện tương tự VD1. - Thực hiện ví dụ 2 vào nháp, 1 HS thực hiện trên bảng, chia sẻ. 45,8 - 19,26 26,54 (m) VËy : 45,8 - 19,26 = 26,54 + Muốn trừ 2 số thập phân ta làm như - Nêu thế nào? Qui tắc: (SGK) - 3 HS nªu qui t¾c. 3. Luyện tập - Thực hành: Bµi 1(54): Tính - Gọi HS đọc yêu cầu. (ý c dành cho HS tù ®¸nh gi¸) - Lớp làm nháp, báo cáo kết quả. - Yêu cầu HS làm bài. a) b) 68,4 46,8 - 25,7 - 9,34 42,7 37,46 - Nhận xét, chữa bài. * Củng cố cách trừ 2 số thập phân. - Nhận xét bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(54): Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. ( ý c dành cho HS tù ®¸nh gi¸ ) - Làm bài bảng con. a) b) 72,1 5,12 - 30,4 - 0,68 - Nhận xét, chữa bài. 41,7 4,44 * Củng cố cách trừ 2 số thập phân. - Nhận xét bạn. Bài 3(54): (HS biết tù ®¸nh gi¸,giải bằng hai cách ) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc, - Định hướng HS tìm hiểu bài toán, - Tìm hiểu bài toán, tóm tắt bài nêu tóm tắt. - Yêu cầu HS làm bài. - Lớp làm vào vở 1 trong 2 cách, 1 HS làm bảng phụ, chia sẻ. Bµi gi¶i: * Cách 1: Số kg đường còn lại khi đã lấy 10,5 kg là: 28,75 - 10,5 = 18,25 ( kg) Số kg đường còn lại trong thùng là : 18,25 - 8 = 10,25 ( kg) Đáp số : 10,25 kg * Cách 2:
  35. Sau hai lần lấy ra, số đường còn lại trong thùng là: - Thu bài, nhận xét bài làm của HS. 28,75 – (10,5 + 8) = 10,25 (kg) * Củng cố cách trừ 2 số thập phân. Đáp số: 10,25 kg 4. Vận dụng, sáng tạo - Nhắc lại cách trừ 2 số thập phân. - Vận dụng làm bài toán sau: - HS nhắc lại. Một thùng dầu có 15,5l dầu. Người ta - Lắng nghe, thực hiện. lấy ra lần thứ nhất 6,25l dầu. Lần thứ hai lấy ra ít hơn lần thứ nhất 2,5l dầu. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === === Tiết 3: Thể dục: BÀI 21: ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN - TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung; Trò chơi“ Chạy nhanh theo số”. Hướng dẫn về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện - Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác toàn thân. Tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. - Giáo dục cho HS học tập Bác Hồ thường xuyên tập TD để nâng cao sức khoẻ. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể. - Tự giác ôn tập các nội dung đã học. Biết phối hợp với bạn trong tập luyện và chơi trò chơi. Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện theo. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm. - Điạ điểm: Trên sân tập thể dục của trường. - Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện 2. Phương tiện. - GV: 1 còi, tranh TD, kẻ sân chơi trò chơi - HS: Trang phục gọn gàng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
  36. 1. HĐ mở đầu: 6-10' - Ổn định tổ chức: - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số - Cán sự tập chung báo cáo - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ - GV phổ biến ngắn gọn dễ hiểu học - Hướng dẫn về chế độ ăn uống - GV nhắc nhở, tuyên truyền về chế đảm bảo dinh dưỡng trong tập độ ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo luyện dinh dưỡng cho cơ thể. - Khởi động: - Cán sự điều khiển khởi động + Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc 1-2 vòng sân, đứng thành vòng tròn. Xoay các khớp 100m - GV : chỉ đạo trò chơi - Chơi trò chơi khởi động: “Kết - Đội hình khởi động bạn" 2. HĐ hình thành kiến thức 6-7' mới. - GV: Nêu tên bài tập, cho học sinh - §éng t¸c toµn th©n cña bµi thÓ quan sát tranh và tự trình bày theo ý dôc ph¸t triÓn chung. hiểu của mình. - HS quan sát tranh, trao đổi cùng học sinh và GV. ĐH quan sát tranh.     - GV làm mẫu kết hợp phân tích kĩ thuật động tác - HS quan sát GV làm mẫu. - GV mời 2 HS lên thực hiện - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá 3. HĐ tập luyện 7-8' Ôn 4 động tác: Vươn thở, tay, - GV hô nhịp cho cả lớp tập luyện chân, vặn mình và toàn thân. đồng loạt. - Tập đồng loạt ĐH tập luyện đồng loạt.  
  37.   - GV quan sát, sửa sai cho HS kịp thời. - Tập theo tổ nhóm - GV yêu cầu tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực. - ĐH tập luyện theo tổ         GV        - GV đi lại quan sát, giúp đỡ học sinh kịp thời. - Thi đua giữa các tổ - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ( cá nhân). - Từng tổ(cá nhân) lên thi đua     - GV và HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. - Trò chơi: " Chạy nhanh theo 6-7' - GV: Nêu tên trò chơi, phổ biến cách số" chơi, luật chơi. Tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần. Sau đó cho chơi chính thức - HS chơi trò chơi - GV: Điều khiển quan sát, động viên - Tổ chức thi đua giữa các cá nhân và các tổ - GV nhận xét, tuyên dương - Bài tập phát triển thể lực. - Tại chỗ đứng lên ngồi xuống 15-20 lần. - Hồi tĩnh thả lỏng - HS thả lỏng theo giáo viên - Đội hình thả lỏng – kết thúc.    
  38. 4. HĐ vận dụng 4-6' - Vận dụng - Học sinh vận dụng các động tác đã - GV cùng học sinh hệ thống bài học vào hoạt động hàng ngày. - Nhận xét tiết học - GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ - HD tự ôn luyện TDTT và các tập luyện. động tác đã học. - GV nhận xét ưu, khuyết điểm của giờ học. - GV kết thúc giờ học - GV hô - Giải tán ! - HS đáp – Khỏe! IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === === Tiết 4: Mĩ thuật: Đ/C Trang dạy === === Tiết 5: Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết giai đoạn tuổi dậy thì trên cơ sở sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh : Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh môi trường. - Năng lực nhận thức về con người, sức khỏe, năng lực tìm tòi, khám phá,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Hình minh họa, phiếu BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát - Cho học sinh tổ chức hỏi đáp với câu hỏi sau: - 2 học sinh trả lời câu hỏi + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? +Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào? - Nhận xét, khen ngợi. - Lớp nhận xét - Ghi vở
  39. - Giới thiệu bài - ghi bảng 2. Khám phá. 1. Ôn tập về con người * Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Quan sát sơ đồ, phát biểu. + Ôn bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 đến tuổi dậy thì. - Yêu cầu HS làm việc. - Gọi HS trình bày. + Tuổi dậy thì ở nữ: Từ + Tuổi dậy thì ở nam: Từ - Nghe. - Nhận xét, bổ sung 2. Cách phòng một số bệnh * Hoạt động 2: Làm việc nhóm - Các nhóm thực hiện. - Phát phiếu, yêu cầu HS thực hiện theo - Nhóm 1 : Viết (hoặc vẽ) cách phòng nhóm. tránh bệnh sốt rét. - Nhóm 2 : bệnh sốt xuất huyết. - Nhóm 3: phòng bệnh viêm não. - Nhóm 4: phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS - Các nhóm dán phiếu trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nhận xét, kết luận - Nghe. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Ai nhanh ai đúng" - Quan sát hình SGK và viết hoặc vẽ - Phân công các nhóm. theo nhóm 6. Đại diện trình bày. Ví dụ: nhóm 1: - Gợi ý để HS làm. + Tránh không để muỗi đốt . + Tránh không cho muỗi đẻ trứng - Nghe. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. 3.Vận dụng, sáng tạo - Nối tiếp nêu - Em đã làm được những việc gì để phòng tránh các bệnh đã học? - Nghe, thực hiện. - Tuyên truyền, nhắc nhở người thân cách phòng tránh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): === ===