Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Sử dụng điện thoại

docx 3 trang Hùng Thuận 26/05/2022 134721
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Sử dụng điện thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_lop_5_su_dung_dien_thoai.docx

Nội dung text: Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Sử dụng điện thoại

  1. Kĩ thuật: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được tác dụng, một số bộ phận, chức năng hoạt động của điện thoại - Sử dụng một số chức năng cơ bản của điện thoại. - Sử dụng điện thoại có hiệu quả trong cuộc sống. - Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Các slide tranh ảnh - HS: Không III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - cho HS Hát vận động theo nhạc bài - Hát, vận động “giúp mẹ” - Cho HS chia sẻ: Khi bố mẹ đi vắng - Chia sẻ em giúp bố mẹ việc nhà, em sẽ làm cách nào để báo cho bố mẹ biết việc mình đã làm? - Giới thiệu bài 2. Khám phá: *HĐ 1: Làm việc cá nhân 1. Tác dụng của điện thoại. - Điện thoại có tác dụng gì trong đời - Điện thoại là một phương tiện giúp liên lạc sống ? nghe – nói khi hai người ở xa nhau. - Điện thoại gồm có mấy loại ? - Có hai loại: Điện thoại cố định( điện thoại để bàn) và điện thoại di động. - Ngoài nghe – nói thì điện thoại di động - Điện thoại di động có thể dùng để nhắn tin, còn có tác dụng gì ? kết nối mạng tìm kiếm thông tin, giải trí *HĐ 2: Làm việc theo nhóm: 2. Bộ phận cơ bản của điện thoại. - Yêu cầu HS quan sát các hình để nêu - Thực hiện theo cặp : các bộ phận cơ bản của điện thoại ? + Các bộ phận cơ bản của điện thoại là: Bộ phận nghe (loa), bộ phận nói (micro), bộ phận nối phần thân nghe và nói, phím số, màn hình - Nhận xét - Nghe. 3. Luyện tập, thực hành *HĐ 2: Làm việc theo nhóm bàn: 3 Các biểu tượng trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Yêu cầu HS quan sát các hình, thảo luận các biểu tượng trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại, lên bảng chỉ và nêu các biểu tượng. - Đại diện nhóm lên chỉ bảng và nêu các biểu tượng trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại
  2. - Nhận xét 4. Vận dụng, sáng tạo: - Ngoài các tác dụng chúng ta vừa tìm - Gọi điện khi cần sự giúp đỡ trong tình hiểu, điện thoại còn có tác dụng nào huống khẩn cấp. quan trọng ? - Trong những tình huống nào cần liên - HS nghe lạc nhờ giúp đỡ chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết sau: Điện thoại đi động IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . Kĩ thuật: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thực hiện một số cuộc gọi trước những tình huống khẩn cấp có thể sảy ra trong cuộc sống. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Có ý thức sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. - Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Điện thoại di động. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại di động. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa” để thực - Chơi trò chơi. hiện liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại - Lắng nghe. mà em biết? - Nhận xét.
  3. 2. Luyện tập, thực hành: *HĐ 4: Làm việc cá nhân 4. Các tình huống khẩn cấp cần sử dụng điện thoại - Yêu cầu HS ghi nhanh số điện thoại của người - ghi số điện thoại các thành viên thân mà em nhớ được vào giấy. trong gia đinh và bạn bè mà mình - Kiểm tra HS nào nhớ được số điện thoại của người nhớ được vào nháp. thân nhất, HS nào chưa nhớ được một số nào. + Tại sao chúng ta nên nhớ được ít nhất 1 số - suy nghĩ trả lời điện thoại của 1 người thân trong gia đình ? + Các em có biết số điện thoại nào không phải - nhớ lại trả lời của người thân nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ không? - Trình chiếu hình ảnh các số điện thoại khẩn - Quan sát nêu các số điện thoại cấp và yêu cầu HS nêu tình huống gọi điện đến khẩn và trường hợp sử dụng các số điện thoại đó chúng. - Nêu ý nghĩa và nhấn mạnh vai trò của từng số điện thoại khẩn cấp để HS nhớ được và áp dụng vào thực tế khi cần (111,113, 114, 115). *HĐ 5: Hoạt động nhóm 6 5. Thực hành gọi điện thoại - Chia lớp thành các nhóm, sử dụng phương theo tình huống. pháp “đóng vai” - Nêu luật chơi, cách chơi, YC. - Nêu tình huống: Bạn Nam đang ở nhà một - Các nhóm đóng vai thực hành mình, có chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia gọi điện thoại xử lý tình huống là một giọng nói lạ, yêu cầu em cung cấp một số trên. thông tin cá nhân của bố mẹ. - Nhận xét, đánh giá các nhóm về cách xử lí tình huống, cách gọi điện, cách trả lời cũng như giao tiếp trong điện thoại. - Tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ giúp vận dụng vào cuộc sống:Điện thoại là một phương tiện để giúp ta có thể dễ dàng liên lạc với người khác khi họ không ở gần. Điện thoại còn - Lắng nghe ghi nhớ kiến thức để có tác dụng xem ngày, giờ, giải trí, tìm kiếm vận dụng vào thực tiễn. thông tin, liên hệ thư từ, Khi điện thoại được kết nối internet. Sử dụng an toàn, hiệu quả, biết giao tiếp, không làm ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe. 3. Vận dụng, sáng tạo: - Thực hành các tình huống sử dụng điện thoại, báo cáo kết quả vào giờ sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)