10 Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

docx 33 trang Hùng Thuận 27/05/2022 14023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. 10 ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II ĐỀ 1 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non. Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. 1
  2. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi? Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì? Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? A. im lặng B. thanh vắng C. âm thầm D. lạnh lẽo Câu 8: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm. B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp. D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp. Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ . B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. C. Liên kết bằng từ ngữ nối. Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. 2
  3. ĐỀ 2 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: NGÀY ĐẸP TRỜI Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”. Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toàn nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Mọt người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Tồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngày, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy. Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, ngươi đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”. SƯU TẦM Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển? a) Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi! b) Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ. c) Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi! 2. Người đàn ông đề nghị viết lại trên tấm biển như thế nào? a) Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó! 3
  4. b) Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn! c) Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn! 3. Kết quả của việc viết lại trên tấm biển ra sao? a) Mũ của người đàn ông mù chỉ có ít tiền. b) Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng cảm thấy vui vì có người quan tâm. c) Mũ của người đàn ông mù đầy tiền và ông ta cảm thấy ngày hôm ấy thật là tươi đẹp. 4. Theo em, ý nghĩa câu chuyện là gì? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Chăm sóc bà mẹ và là nhiệm vụ của toàn xã hội. b) Toàn là một kĩ sư vừa mới ra trường. c) Tính tình nó còn quá. d) Bác ấy đã năm mươi tuổi rồi, chứ còn gì nữa mà kén chọn. (trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung) 6. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu trả lời: Cả nhà em ai cũng yêu thích hoa hồng. Mỗi khi hoa nở, mọi người thấy vui hơn. Thật sung sướng khi ngăm sự rụt rè, e lệ rất đáng yêu của nó. Ban đầu, hoa chỉ hơi he hé để mọi người cúi xuống ngắm nhìn rồi sau đó, từng cánh từng cánh bung nở. Thế là thế nào cũng có một vài chú ong sà ngay xuống. Chúng lượn qua lượn lại, bay vè vè trên nụ hoa vừa nở rồi bất thần đậu luôn vào trong đó. Cả lũ thi nhau thưởng thức phấn hoa và không quên dính đầy vào chân đem về tổ. Ngắm hoa nở, ngắm ong bay, ai cũng thấy lòng bình yên lạ lùng. a) Các từ , , thay thế cho từ b) Các từ , , . Thay thế cho từ ngữ 7. Điền dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt. b) Bé Na cô con gái út của chú tôi có đôi má giống như hai quả cà chua. c) “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹ!” Bố dặn với theo khi tôi ra khỏi nhà. d) Bé hỏi: Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: Chúng em đi bắt sâu. 4
  5. ĐỀ 3 Đọc bài văn sau: TIẾNG ĐỒNG QUÊ Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay. Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế? Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lợn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp. Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta Ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không? Theo B¨ng S¬n. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc điền câu trả lời vào chỗ trống: Câu 1 (0,5 đ)Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa thu c. Mùa hè Câu 2 (0,5 đ) Câu nào cho biết cây gạo làm thay đổi cảnh làng quê? a. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê. b. Cây gạo bắt đầu bật ra những chùm hoa đỏ hồng. c. Hoa gạo làm sáng bừng một góc trời quê. Câu 3 (0,5 đ)Dòng nào nêu đúng âm thanh ở đồng quê được miêu tả trong bài? 5
  6. a. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng chim sáo vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách. b. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn ca, tiếng, tiếng đàn gà con líu ríu. c. Tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót. Câu 4 (0,5 đ) Dòng nào miêu tả tiếng chim sáo? a. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nốt bầu trời và mặt đất. b. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu. c. Trò chuyện râm ran, con nào cũng nói, cũng lắm lời. Câu 5 (0,5 đ)Tiếng chim vít vịt được miêu tả bằng những hình ảnh nào? a. Khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. b. Vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng. c. Ngân dài vô tận, sâu thẳm Câu 6 (0,5 đ) Tiếng hót của tu hú gợi tả hình ảnh gì? a. Ruộng ngô xanh um. b. Một phương trời xa lắc.c. Nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ. Câu 7 (0,5 đ) Em hãy cho biết đoạn cuối của bài văn nói lên điều gì? Câu 8 (0,5 đ) Nội dung của bài văn là gì? a. Tả tiếng hót của các loài chim vào mùa xuân. b. Tả cánh đồng mùa xuân với những âm thanh quen thuộc. c. Miêu tả những âm thanh thân thương của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả đối với quê hương. Câu 9 (0,5 đ)Các từ được gạch dưới trong câu sau thuộc loại từ gì? Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Câu 10 (0,5 đ)Đặt câu với từ với từ “xốn xang” Câu 11 (0,5 đ)Câu ghép sau có mấy vế câu? Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. a. 2 vế câu b. 3 vế câu c. 4 vế câu Câu 12 (0,5 đ) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: 6
  7. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Câu 13 (0,5 đ) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Con chim tu hú kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ. Nó thèm khát cái gì mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế? a.Thay thế từ ngữ b. Lặp từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối Câu 14 (0,5 đ)Nêu tác dụng của dấu phẩy thứ hai trong câu sau: Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà. ĐỀ 4 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm) 7
  8. A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 2: Theo em, khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 3: Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (0,5 điểm) Câu 4: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm) . Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên” )? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 6: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây: (1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. Câu 7: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau: (0,5 điểm) Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách. Câu 8: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ trong các dãy từ sau: (1 điểm) a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chăm sóc, chăm làm. b, đoàn kết, chung sức, ngoan ngoãn, hợp lực, gắn bó, muôn người như một. c, tự hào, anh hùng, gan dạ, dũng cảm, dũng mãnh, quả cảm. Câu 9: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó. (1 điểm) 8
  9. Câu 10: Trong câu văn : “ Chiếc giá để sách mà mẹ em mua có giá là 120 000 đồng” có mối quan hệ là: A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa D. Từ trái nghĩa ĐỀ 5 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: A. ĐỌC THÀNH TIẾNG B. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP THAI NGHÉN MÙA XUÂN Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lang tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân 9
  10. trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. Theo VŨ NAM Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén? a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn. c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. 2. Các điệp từ lặng lẽ và hình ảnh thời gian thầm thì gọi màu xuân đến cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào? a) Mùa xuân được thai nghén một cách âm thầm, chắc chắn. b) Mùa xuân được thai nghén một cách nhịn nhịp, vội vã. c) Mùa xuân được thai nghén một cách tưng bừng, hối hả. 3. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần? a) Mây trời chuyển động. b) Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao. c) Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết. 4. Những hình ảnh trong đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì? 5. Nối từ chỉ phẩm chất ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B: A B 1. dũng cảm a. Siêng năng, chăm chỉ 2. cao thượng b. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói) 3. năng nổ c. Cao cả, vượt lên trên cái nhỏ nhen, tầm thường. 4. dịu dàng d. Dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc nên làm. 5. khoan dung e. ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi việc. 6. cần mẫn g. Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm. 6. Chữa lại câu viết sai sau đây bằng hai cách (thay cặp quan hệ từ hoặc sửa đổi vế câu): Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan học hành sút kém. Cách 1: Cách 2: 7. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Em bước vào lớp vừa thấy bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Theo NGÔ QUÂN MIỆN 10
  11. b) Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía nương dâu bãi ngô vườn chuối không bao giờ chán mắt. Theo THÚY LAN d) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương người đẹp như hoa tính nết hiền dịu. SƠN TINH, THỦY TINH ĐỀ 6 Đọc bài văn sau: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! Hà Thu Câu 1. Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai ? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng B. Một con đường C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào ? A. Từ sáng đến đêm khuya B. Từ sáng đến tối 11
  12. C. Từ sáng đến chiều Câu 3: Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại ? A. Nghe bước chân của các bác tập thể dục. B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. Câu 4: Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu ? A. Buổi sáng B. Buổi chiều C. Buổi tối Câu 5: Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép ? A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu Câu 6: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? “Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi”. A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối . D. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối. Câu 7: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu : Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Câu 8: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu. Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ “chân” mang nghĩa chuyển ? Câu 10: Em hãy viết lại câu văn sau cho hay hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, các hình ảnh so sánh . “ Đêm khuya, các anh chị công nhân dọn dẹp, quét rác” 12
  13. ĐỀ 7 NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Theo John Ruskin Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 4 và trả lời các câu còn lại. Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? A .Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2 : Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành. C. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 3 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé . B . Là một cụ già . C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. D. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện là: A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi. B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. 13
  14. C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ. Câu 5: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? . Câu 6: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên ? : Câu 7: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? A. nhẫn nại B. chán nản C. dũng cảm D. hậu đậu Câu 8: Dấu phẩy trong câu văn : “Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường.” có tác dụng gì? Câu 9: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên Câu 10: Cho câu văn: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép 14
  15. ĐỀ 8 NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG BAO GIỜ NGỦ Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên vỏ cây và vạn vật, khi mà mặt trời – sự sống của muôn loài cũng mỏi mệt tìm về bến đỗ của những giấc mơ Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp Khu vườn cũng tĩnh lặng tuyệt đối, nghe rõ từng tiếng lá nhẹ rơi Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, luênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. Nhưng kì lạ thay, sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ từ thuở hồng hoang Những dòng sông thức suốt mùa mưa khi con nước lũ tràn về trong mắt người những âu lo, phấp phỏng Những dòng sông thức trọn mùa hạn khi nước cạn chỉ còn cát phơi mình, âm thầm trơ trọi một niềm đau Sông cứ chảy trôi trên những nhịp thời gian, âm vang muôn vàn cung bậc thao thức, lắng nghe và hát bao chuyện vui buồn của làng của xóm sau lũy tre xanh. Dẫu biết rằng bạn và tôi chưa đi hết được mọi miền của Tổ quốc mình nhưng có thể biết rằng, đất nước mình là đất nước của những dòng sông chưa ở đâu lại có nhiều dòng sông – mà mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng, thậm chí gắn liền với những chiến công lừng lẫy, với vận mệnh của đất nước, với từng thời khắc thăng trầm, vui buồn của dân tộc như dải đất cong cong hình chữ S thân yêu này. Ôi! Đất nước của mình – đất nước của những dòng sông không bao giờ ngủ. Theo LƯƠNG ĐÌNH KHOA Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào miêu tả màn đêm ở làng quê? a) Đêm lặng thầm gọi về những giấc ngủ, dịu dàng bao bọc, ôm ấp lên cỏ cây và vạn vật. b) Tiếng nhạc dập dìu từ một quán cà phê vọng lại. c) Từng mái nhà cổ trầm lặng lim dim, những cô bé, cậu bé ngoan hiền đang mơ màng thiêm thiếp. d) Đêm hí hửng trườn từ khu vườn xuống dòng sông, lênh loáng trên mặt nước dát vàng ánh trăng. 2. Những hình ảnh nào cho thấy dòng sông không ngủ? 15
  16. a) Sông lặng im chìm mình trong những giấc mơ. b) Sóng chẳng bao giờ im lìm, đắm chìm trong những giấc mơ, mà cả khi mệt mỏi cũng luôn trăn trở mình thao thức. c) Sóng đang hát thầm bài ca về những dòng sông không bao giờ ngủ, thức cùng thời gian, cùng vũ trụ tự thuở hồng hoang 3. Dòng sông đã gắn bó với con ngườu như thế nào? a) Những dòng sông thức suốt mùa mưa khi con nước lũ tràn về trong mắt người những âu lo, phấp phỏng. b) Những dòng sông thức trọn mùa hạn khi nước cạn chỉ còn cát phơi mình, âm thầm trơ trọi một niềm đau. c) Sông cứ hát ru những đôi bờ. d) Sông cứ chảy trôi trên những nhịp thời gian, âm vang muôn vàn cung bậc thao thức, lắng nghe và hát bao chuyện vui buồn của làng của xóm sau lũy tre xanh. 4. Vì những lí do gì đất nước ta được gọi là “đất nước của những dòng sông”? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống” a) (Trẻ em, Trẻ con) là tương lai của đất nước. b) Như những búp măng non mọc thẳng, (thiếu nhi, trẻ em) không ngừng vươn lên. c) Mấy đứa (trẻ thơ, trẻ) mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo véo von. d) Anh ta quát cậu bé: “Mày là (thiếu nhi, trẻ ranh) thì biết gì mà nói!”. Mọi người quay lại nhìn anh ta với ánh mắt không mấy thiện cảm. e) Thật sung sướng khi được ngắm nhìn nụ cười (trẻ thơ, nhi đồng). 6. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để các câu được liên kết với nhau bằng phép lặp từ ngữ: a) Em rất thích học môn Tiếng Việt. đã đem lại cho em tình yêu vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, cho em biết sống nhân ái, chan hòa. b) Khi đã trưởng thành, mỗi người con biết yêu mẹ hơn. Họ hiểu rằng là người không ai có thể thay thế. c) Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, khi đó con sẽ biết thế nào là được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống ly sữa, ăn một cái kẹo. 7. Dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm để viết lại đoạn hội thoại dưới đây: Tôi chợ hỏi này, cậu đã làm bài tập chưa? Minh ngẩn ra rồi nói ừ, tớ mới chỉ làm bài tập toán thôi, chưa làm bài tiếng Việt. Tôi cáu cậu định để tổ mình tụt hạng hay sao? 16
  17. Minh ấp úng a, nhưng hôm qua tớ bận quá. Tôi đỏ mặt bận bận cái gì, cậu bận đi chơi thì có. Minh khẽ nói không, hôm qua mẹ tớ ốm, tớ phải chăm mẹ. Tôi lúng túng, nắm lấy tay Minh mình xin lỗi nhé. Cậu giở sách ra đi, chúng mình làm bài bây giờ vẫn còn kịp. ĐỀ 9 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh Câu 1. Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu? A. trên bãi thả B. ngoài đồng C. sân bóng D. sườn đê Câu 2. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất? A. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi B. Chúng tôi vui sướng đến phát dại C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng D. Bay đi diều ơi! Bay đi! Câu 3. Điều gì “cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ? A. khát vọng B. niềm tin C. ngọn lửa D. mơ ước 17
  18. Câu 4. Để gợi tả tuổi thiếu niên đẹp đẽ, tác giả đã dùng từ nào? A. tuổi thần tiên B. tuổi ngọc ngà C. tuổi măng non D. tuổi ấu thơ Câu 5. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn: “Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều.” Câu 6. Trong các từ sau, từ ghép là: A. đẹp đẽ B. xinh xinh C. ngoan ngoãn D. nhi đồng Câu 7. Trong các từ sau, từ đơn là: A. học B. xinh xinh C. chăm ngoan D. nhi đồng Câu 8. Trong các từ sau, từ láy là: A. mong ngóng B. thanh lịch C. dịu dàng D. bờ bãi Câu 9. Trong các từ sau, từ nào là danh từ? A. xa xôi B. đông đúc C. trang trại D. trắng muốt Câu 10: Câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” có đại từ là: Câu 11. Từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ” là: Câu 12. Từ “đi” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? A. Lan đi ngoài sân. B. Bố em đi bộ. C. Tôi đi con mã. D. Em bé đang tập đi. Câu 13. Từ “chạy” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Máy chạy rất tốt. B. Hàng bán rất chạy. C. Anh ấy chạy việc. D. Bình chạy thi với Hùng. Câu 14. Từ nào chứa tiếng “công” có nghĩa là “không thiên vị”? A. công dân B. công cộng C. công chúng D. công tâm Câu 15. Thành ngữ, tục ngữ nói về nỗi vất vả của người nông dân là: A. Tóc bạc da mồi B. Mưa thuận, gió hòa C. Trên kính dưới nhường D. Một nắng hai sương Câu 16. Câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.” thuộc mẫu câu: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? 18
  19. Câu 17. Trong các câu dưới đây, câu ghép là: A. Vì đau chân, Hồng đến muộn. B. Lan và Huệ đều học giỏi. C. Lan học giỏi, Huệ cũng học giỏi. D. Lan vừa học giỏi vừa hát hay. Câu 18. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” Câu 19. Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” Câu 20. Vị ngữ trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.” là: Câu 21. Câu: “Về trưa, mây tan và mưa tạnh dần.” có chủ ngữ là: Câu 22. Từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Vì trời mưa .đường lầy lội.” là: A. thì B. nhưng C. nên D. mà còn Câu 23. Cặp từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Mưa to, gió thổi mạnh.” là: A. vừa đã B. chưa đã C. mới đã D. càng càng Câu 24. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Người kia cũng rưng rưng nước mắt: - Tấm vải là của con. Đề 10 Qua suối Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ phải đi qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang tới bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại đợi đồng chí cảnh vệ đi tới, ân cần hỏi: - Chú ngã có đau không? Anh chiến sĩ vội đáp: - Thưa Bác, không sao đâu ạ! Bác bảo: - Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã? - Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ. - Ta nên kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa. 19
  20. Đồng chí cảnh vệ liền quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường. Theo Những ngày được gần Bác Câu 1. Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu? A. Đi công tác. B. Đi qua suối. C. Đi thăm quan chiến khu. D. Đi chỉ huy chiến dịch. Câu 2. Chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? A. Anh chiến sĩ bị lạc đường. B. Anh chiến sĩ mắc phải dây bị ngã. C. Anh chiến sĩ bị nước xô ngã. D. Anh chiến sĩ sẩy chân ngã bởi một hòn đá bị kênh. Câu 3. Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? A. Bác nhắc nhở anh chiến sĩ lần sau đi phải cẩn thận. B. Bác bảo anh chiến sĩ không nên đi qua suối. C. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người đi sau không bị vấp ngã nữa. D. Bác giục anh chiến sĩ đi nhanh kẻo muộn. Câu 4. Chi tiết Bác hỏi chiến sĩ cảnh vệ “Chú ngã có đau không?” thể hiện: A. Sự quan tâm của Bác tới anh chiến sĩ. B. Nhắc nhở anh chiến sĩ cẩn thận hơn khi qua suối. C. Bác muốn biết nguyên nhân vì sao anh chiến sĩ bị ngã. D. Bác muốn phê bình anh chiến sĩ. Câu 5. Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ? A. Bác luôn quan tâm, săn sóc đến mọi người, làm việc gì cũng nghĩ tới người khác. B. Bác muốn nhắc nhở mọi người cẩn thận hơn trong mỗi bước đi. C. Kể lại một chuyến đi công tác của Bác Hồ. D. Bác Hồ rất nghiêm khắc với các chiến sĩ cảnh vệ. Hoàn thành các bài tập sau (từ câu 6 đến câu 26) bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 6. Từ đơn trong các từ sau là: A. bàn ghế B. xoài cát C. trăng D. quạt trần Câu 7. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp? A. nương ngô B. bánh rán C. cỏ xước D. nhà cửa Câu 8. Từ nào sau đây không phải từ láy? A. dẻo dai B. lao xao C. lung linh D. thấp thoáng Câu 9. Tìm danh từ trong các từ dưới đây. 20
  21. A. chăm chỉ B. đứng C. mây D. xanh lơ Câu 10. Câu: “Chúng tôi muốn rung chuông vàng .” có: A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. Không có động từ Câu 11. Từ nào trái nghĩa với “rộng”? A. mênh mông B. hẹp C. bao la D. dài Câu 12. Từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc? A. Quả na mở mắt. B. Quả dứa này nhiều mắt quá! C. Mắt lưới dày quá! D. Mắt em bé rất đẹp. Câu 13. Từ “đầu” trong câu nào mang nghĩa chuyển? A. Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. B. Nhà em ở đầu làng. C. Chiếc mũ này vừa với đầu em. D. Trên đầu chú gà trống là chiếc mào đỏ thắm. Câu 14. Từ có chứa tiếng “truyền” có nghĩa là “trao lại cho người khác” (thường thuộc thế hệ sau) là: A. truyền nghề B. truyền bá C. truyền nhiễm D. truyền hình Câu 15. Từ nào chỉ tính cách đặc trưng của các bạn nữ? A.mạnh mẽ B. dịu dàng C. tốt bụng D. chăm chỉ Câu 16. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? A. Đàn cá quẫy tung tăng bên mạn thuyền. B. Em là học sinh lớp 5. C. Bầu trời xanh ngắt. D. Hoa phượng đỏ rực một góc trời. Câu 17. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. B. Học xong, tôi thu dọn sách vở rồi đi ngủ. C. Một mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm. D. Đàn gà con đang kiếm ăn trong vườn. Câu 18. Chủ ngữ trong câu “Cô ấy rất thông minh và duyên dáng.” là: A. cô B. cô ấy rất thông minh C. duyên dáng D. cô ấy Câu 19. Trạng ngữ trong câu “Ngoài sân, các bạn học sinh đang chơi đá cầu.” là: A. ngoài sân B. các bạn C. học sinh D. đá cầu 21
  22. Câu 20. Chủ ngữ trong câu: “Với tinh thần quyết tâm, bạn ấy đã đạt kết quả cao trong học tập.” là: A. với tinh thần quyết tâm B. tinh thần quyết tâm C. bạn ấy D. với tinh thần quyết tâm, bạn ấy Câu 21. Trong câu: “Tuy ông nội tôi tuổi đã cao nhưng ông vẫn tích cực tham gia công tác ở phường.” bộ phận gạch chân giữ chức vụ gì? A. chủ ngữ B. vị ngữ C. trạng ngữ Câu 22. Các vế trong câu ghép sau biểu thị quan hệ gì? Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. A. tăng tiến. B. tương phản C. giả thiết – kết quả D. nguyên nhân – kết quả Câu 23. Cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ngày tắt hẳn, trăng lên rồi. A. càng càng B. .mới .đã C. nào đấy D. chưa đã Câu 24. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì? Huy hỏi tôi: “Sao bạn có nhiều đồ chơi thế?” A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu câu hỏi. D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 25. Một bạn viết mở bài của bài văn tả cây hồng nhung như sau:“Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.”. Đó là kiểu mở bài nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp Câu 26. Một bạn viết kết bài của bài văn tả người mẹ thân yêu của em như sau: “Em thương mẹ lắm! Em sẽ chăm chỉ hơn để mẹ đỡ vất vả và sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.”. Đó là kiểu kết bài nào? A. Không mở rộng B. Mở rộng 22
  23. 10 ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II ĐỀ 1 Phần Câu Đáp án chi tiết Điểm thành phần Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: (3đ) Đọc trôi chảy, lưu loát,diễn cảm một đoạn Tùy mức độ HS văn trong bài, đúng tốc độ ( khoảng 120 đọc GV cho điểm tiếng/phút). 2-2,5-1 ĐỌC (10đ) Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : (7đ) 1 Khoanh vào đáp án A (1đ) 2 Khoanh vào đáp án D (0,5đ) 3 Khoanh vào đáp án B (0,5đ) 4 Họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau (0,5đ) một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. 5 Khoanh vào đáp án D (0,5đ) 6 Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi (1đ) 7 Khoanh vào đáp án B (0,5đ) 8 Khoanh vào đáp án B (1đ) 9 Khoanh vào đáp án B (0,5đ) 10 VN là: lại hót vang lừng chào nắng (1đ) sớm. Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính (2đ) 1 tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài văn, GV trừ điểm theo Chính tả đúng tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 phút) qui định nếu HS VIẾT không mắc quá 5 lỗi trong bài. mắc lỗi (10đ) Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội dung như đề yêu cầu. (8đ) 23
  24. Mở bài (1đ) 2 Nội dung (1,5đ) Tập làm Thân bài Kĩ năng (1,5đ) văn Cảm xúc (1đ) Kết bài (1đ) Chữ viết, chính tả (0,5đ) Dùng từ, đặt câu (0,5đ) Sáng tạo (1đ) Gợi ý làm văn: I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở II. Thân bài: 1. Tả bao quát: - Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương - Mùi lúa chín thơm - Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá 2. Tả chi tiết: a. Khi trời còn tối - Trời mát mẻ, dễ chịu - Bầu trời tôi tối - Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến - Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn - Có vài nhà bật đèn - Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ - Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục b. Khi trời bắt đầu sáng - Bầu trời bắt đầu sang tỏ và xanh hẳn - Hầu như mọi người đều đã dậy - Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre - Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều - Những chú chim kêu rả rích c. Khi trời sáng hẳn - Mặt trời lên, trời trong xanh - Nắng bắt đầu gắt - Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường - Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng - Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả - Gió thổi những cơn nhẹ nhàng - Còn vài giọt sương còn đọng trên lá. 24
  25. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở - Nêu tình cảm với quê hương - Và gắn bó với quê hương như thế nào? ĐỀ 2 B. Đọc thầm và làm bài tập 1.c 2.a 3.c 4. Ví dụ: Trong câu chuyện, cả hai tấm biển đều nói cho mọi người biết rằng người đàn ông bị mù. Nhưng tấm biển thứ nhất chỉ nói người đàn ông bị mù. Tấm biển thứ hai còn nói cho mọi người biết rằng họ thật may mắn bởi được nhìn thấy ngày tươi đẹp, vì thế lời đề nghị giúp đỡ có hiệu quả hơn. Câu chuyện muốn nói với chúng ta nếu chúng ta có thái độ tích cực khi bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp. Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta có một cái nhìn lạc quan thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. 6. a) Các từ hoa, nó, hoa thay thế cho từ hoa hồng. b) Các từ chúng, cả lũ thay thế cho từ ngữ một vài chú ong. 7. a) Sài Gòn – hòn ngọc của Viễn Đông – vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt. b) Bé Na – cô con gái út của chú tôi – có đôi má giống như hai quả cà chua. c) “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹ!” – Bố dặn với theo khi tôi ra khỏi nhà. d) Bé hỏi: - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: - Chúng em đi bắt sâu. D. Tập làm văn Tham khảo: Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng. Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo 25
  26. phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê- ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi. Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người. Vì trong giờ chú đang làm nhiệm nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội. ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,2 0,5 0,5 5 5 5 5 Đáp án a b c b a c c b a Câu 7: Đoạn cuối bài nói về tình yêu , nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với tiếng đồng quê ( Tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương) Câu 9: Nghe nó mà xốn xang mãi không chán ĐT Đại từ QHT Câu 10: 26
  27. - Đặt câu: Mỗi khi đi xa, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nỗi nhớ quê hương. Câu 12: Con sơn ca /vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, CN VN Đó / là tiếng hót không có gì có thể so sánh. CN VN Câu 14: - Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Bài văn tham khảo: Mới đây, đã qua một năm, em đã lên lớp 5, là một học sinh cuối cấp bậc tiểu học, và cũng qua năm học lớp 5 này, em phải xa xa mái trường thân quen. Mái trường ghi dấu một thời thơ ấu với bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Ở mái trường này, em được các thầy cô dạy dỗ, dạy những điều hay lẽ phải. Nhưng em không bao giờ quên hiình ảnh cô Vân. Trong em vẫn luôn nhớ những lời nói của cô trên bục giảng. Cô Vân có dáng hơi cao, thon thả. Khuôn mặt trái xoan luôn vui vẻ, tươi tắn. Mái tóc cô đen và mềm mại, không dài lắm, luôn xoã ngang vai. Màu da cô ngăm ngăm đen nhưng vẫn toát lên nét duyên thầm. Điểm ấn tượng nhất của cô là đôi mắt to, tròn, luôn nhìn học sinh chúng em dưới sự trìu mến, chan chứa lòng yêu thương. Em cũng thích những tiết tập đọc được nghe cô Vân đọc bài. Giọng cô truyền cảm, lúc trầm, lúc bổng, lúc ngân nga. Khiến cả lớp yên lặng, lắng nghe. Đọc xong, cô mời vài bạn đọc lại. Chỗ nào sai cô nhẹ nhàng đọc từng chữ và luyện cách phát âm cho chúng em. Cô giảng cặn kẽ từng câu, từng từ. Cô không đứng yên trên bục giảng mà cô đi qua đi lại khoan thai, vừa giảng, vừa hỏi. Tất cả đều toát lên vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô giảng bài ngắn gọn, dễ hiểu. Cứ dứt câu hỏi của cô là chúng em giơ tay phát biểu ý kién của mình. Bạn trả lời đúng thì cô khen, nếu sai thì cô chỉ lại. Cuối tiết học, cô cho chúng em chép nội dung bài vào vở và ân cần nhắc nhở chúng em về nhà học thuộc bài . Như một thói quen, cô không bao giờ quên lời khuyên bổ ích dành tặng các học trò: " Các em phải cố gắng học hành để mai sau giúp ích cho xã hội, cho cuộc sống." Cô Vân rất tận tuỵ vì học sinh. Cô trông rất nghiêm khắc bởi vì nghiêm khắc để dạy cho chúng em thành người tối. Em rất hãnh diện vì là một trong những học sinh trong lớp 5A. Cho dù, lớn lên em có đi bao xa chăng nữa, em vẫn nhớ mãi mãi những kỉ niệm giữa em và cô Vân. 27
  28. ĐỀ 4 Câu 1: ( 0,5điểm) A Câu 2: ( 0,5điểm) B Câu 3: ( 0,5điểm) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 4: ( 1điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 5: ( 0,5điểm) D Câu 6: ( 1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. DT ĐT DT ĐT DT ĐT TT DT ĐT DT Câu 7: ( 1 điểm) Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 dọc thân cây dẻ, mổ lách cách. VN3 Câu 8: a - chăm sóc b- ngoan ngoãn c- tự hào Câu 9: Đặt câu : 0,5 điểm Nêu tác dụng của dấu phẩy: 0,5 điểm Câu 10: A: Từ đồng âm PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: - Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định ) . II-.Tập làm văn (8 điểm) (45 phút) Bài tham khảo: CON VỆN Con chó ấy là Vện. Nó ít thân tôi vì hơi lớn và hay im lặng. Nó thân thằng cu Tịch em tôi. Tịch ta cứ suốt ngày cởi truồng để đỡ tốn quần. Chả còn gì chơi, cậu ta chỉ đùa với chó. Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng cổ Tịch. Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại. 28
  29. Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng chưa được lưng bát. Nó chỉ xốc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa trưa, Vện ngồi nhìn mọi người và cơm, cúi đầu cử động theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông, nó cũng không bao giờ ăn vụng. Nhưng hắn lại lúi húi ăn vụng cám lợn. Có lần, nó đang xục vào nồi cám, thấy tôi vào, nó giật mình quay ra, giả vờ ngoe nguẩy đuôi ra hiệu không có chuyện gì. Tôi bèn múc cho nó hai muôi gáo. Nó nhìn tôi mãi mới dám ăn. Tôi nghĩ: “Hôm nào được mùa, tao cho Vện ăn một bữa no xem hết mấy bát cơm” Lạ thật, cái tường ngăn vườn cao ngang giọt gianh, mà sao bố tôi về đến cổng vườn nó đã biết và mừng. Có lẽ nó ngửi thấy hơi người thân. Có lẽ nó nghe thấy bố tôi ho từ xa. Có lẽ nó thấy cái câu quăng của bố tôi nhô khỏi tường? Lạ lắm, thấy người nhà đi xa về bao giờ nó cũng mừng cuống quýt. Nào có ai cho nó cái gì đâu? Chưa thấy ai đi đâu lại nghĩ đến chuyện đem quà cho nó bao giờ. Đêm, dù rét mấy nó cũng ra cổng nằm. Chẳng bao giờ nó “chào nhầm” đã đành. Nhưng cũng chẳng bao giờ nó sủa sai. Nhà có con mèo. Người ta nói “cãi nhau như chó với mèo”. Trong cuộc “cãi” nhau thường là chó thắng. Nhưng tôi chưa thấy Vện gây với mèo lần nào. Theo Duy Khán ĐỀ 5 B. Đọc thầm và làm bài tập 1. a , c 2. a 3. a, b 5. 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – g, 6 – a 7. a) Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. b) Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối không bao giờ chán mắt. c) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. ĐỀ 6 I. Đọc hiểu Câu 1. (0.5đ) : B Câu 2 (0.5đ) : A Câu 3 (0.5đ) : C Câu 4 (0,5 đ): A Câu 5 (0,5đ): A Câu 6 (0,5 đ):D 29
  30. Câu 7 (1 đ). Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ / gọi nhau, những bước chân / vui đầy no ấm, TN CN VN CN đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. VN Câu 8: Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu đảm bảo đúng cấu trúc, dùng từ ngữ hợp lí (1 đ) Câu 9: (1đ): Đặt câu đúng từ mang nghĩa chuyển ( chân trời, chân bàn, chân tường ) Câu 10: (1 đ) Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh hoặc có dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm Bài văn tham khảo: A! Trăng lên, trăng lên rồi Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ. Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này ĐỀ 7 2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Các câu 1,2,3,4,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 7: A Câu 5 : ( 1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 30
  31. Câu 6: ( 1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 8 : (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 9: ( 1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng , khó khăn. Câu 10: ( 1 điểm : Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm) Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như TN không thể làm được, tôi / lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Đây là câu đơn CN VN Bài văn tham khảo: Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường. Thân bài: Tả bao quát: • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ. • Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu. Tả chi tiết: • Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. • Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội. • Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa. • Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời. • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. • Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu. • Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ. • Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên. • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú. Kết bài: • Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp • Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu. ĐỀ 8 B. Đọc thầm và làm bài tập 1. c 2.a, c 3.a, c 31
  32. 5. a) bất khuất b) anh hùng c) đảm đang d) trung hậu 6. a), d) càng càng b), c) vừa đã ĐỀ 9 1A 2B 3A 4B 6D 7A 8C 9C 12C 13D 14D 15D 16C 17C 22C 23D 5. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả 11. Cần cù, siêng năng, cần mẫn 18. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. 19. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” 20. vi vu trầm bổng 21. vi vu trầm bổng 24. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 25. Mở bài gián tiếp 26. Mở bài gián tiếp ĐỀ 10 1A 2D 3C 4A 5A 6C 7D 8A 9C 10B 11B 12D 13B 14A 15B 16A 17A 18D 19A 20C 21B 22B 23D 24D 25A 26B 32