Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024

pdf 4 trang Đào Yến 11/05/2024 1641
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_canh_dieu_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024

  1. SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG HÓA HỌC 11 (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang với 31 câu) Họ và tên: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây: Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ? A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2. C. H2 + Cl2 ⟶ 2HCl. D. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O. Câu 2: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng thuận đã dừng. B. Phản ứng nghịch đã dừng. C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi. Câu 3: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là 2 2HI H.I HI    22   H.I22   A. KC = . B. KC = . C. KC = . D. KC = . 2 H.I22   2 HI H.I22   HI Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 5: Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác giữ không đổi)? 0 C2H2(g) + H2O(g) ⇌ CH3CHO(g) ∆r 298 = -151 KJ A. Cân bằng chuyển dịch sang phải. B. Cân bằng chuyển dịch sang trái. C. Không thay đổi. D. Không dự đoán được sự chuyển dịch cân bằng. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được? A. Dung dịch HCl. B. NaCl nóng chảy. C. Dung dịch K2SO4. D. NaOH rắn khan. Câu 7: Sự điện li là quá trình A. phân li các chất khi tan trong nước thành các phân tử nhỏ hơn. B. hòa tan các chất trong nước. C. phân li các chất khi tan trong nước thành các ion. D. phân li các chất khi tan trong nước thành các chất đơn giản. Câu 8: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất điện li? A. C2H5OH. B. NaClO. C. Ba(OH)2. D. CH3COOH.
  2. Câu 9: Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì base là chất A. cho proton (H+). B. tan trong nước phân li ra H+. C. nhận proton (H+). D. tan trong nước phân li ra OH-. Câu 10: Theo thuyết của Bronsted – Lowry , chất (ion) nào sau đây là acid? - 2- - A. HCO3 . B. CO3 . C. HNO3. D. Cl . Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch acid có pH 1,0.10-7 mol/L. D. Dung dịch axit có [OH-] > 1,0.10-7 Câu 12: Dung dịch một chất tẩy rửa đa năng có pH = 10. Dung dịch có A. môi trường acid. B. [H+] = 1,0.10-10 M. C. [H+] = [OH-]. D. làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây có giá trị pH nhỏ nhất? (Xét các dung dịch chất đều cùng nồng độ mol là 0,01 mol/L) A. CH3COOH. B. KCl. C. Ca(OH)2. D. HNO3. Câu 14: Trung hoà 100 ml dung dịch NaOH 0,1M bằng dung V ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là A. 100. B. 20. C. 50. D. 10. Câu 15: Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen tồn tại A. chỉ ở dạng đơn chất. B. chỉ ở dạng hợp chất. C. chỉ ở dạng ion. D. ở dạng đơn chất và hợp chất. Câu 16: Ở nhiệt độ thường, phân tử nitrogen khá trơ về mặt hóa học là do A. phân tử có liên kết đơn bền vững. B. phân tử có liên kết ba bền vững, khó bị phá vỡ. C. nguyên tử nitrogen có cấu hình electron bền vững. D. nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn. Câu 17: Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, khởi đầu cho quá trình chuyển hóa từ nitrogen thành nitric acid, acid này tan trong nước mưa và phân li ra ion nitrate là một dạng phân đạm mà cây trồng hấp thụ, trong phản ứng trên nitrogen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của nitrogen? A. Nitrogen lỏng là tác nhân làm lạnh được dùng bảo quản mẫu vật phẩm trong y học. B. Nitrogen được dùng tạo khí quyển trơ do phân tử rất bền với nhiệt. C. Nitrogen có tính trơ nên được dùng để bảo quản thực phẩm. D. Nitrogen được dùng sản xuất phân lân. Câu 19: Công thức Lewis của phân tử ammonia là A. . B. . C. . D. .
  3. Câu 20: Phân tử ammonia có dạng hình học là A. tam giác. B. tứ diện. C. chóp tam giác. D. tứ diện đều. Câu 21: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của ammonia? A. tác nhân làm lạnh. B. sản xuất phân đạm. C. sản xuất thực phẩm giàu đạm. D. sản xuất nitric acid. Câu 22: Phát biểu đúng về muối ammonium là A. hầu hết đều dễ tan trong nước. B. tan trong nước phân li không hoàn toàn. C. tan rất ít trong nước. D. tan trong nước phân li ra anion ammonium. Câu 23: Ammonium nitrate được ứng dụng làm phân bón. Công thức phân tử của ammonium nitrate là A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. NH4H2PO4. D. NH4HCO3. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ammophos là một loại phân bón phức hợp chỉ cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng. B. Muối ammonium được dùng làm chất phụ gia thực phẩm. C. Muối ammonium được dùng làm thuốc bổ sung chất điện giải. D. Loại phân đạm phổ biến nhất ở Việt Nam là phân urea(urê). Câu 25: Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây? A. NH3 + HCl → NH4Cl. to B. 4NH3 + 3O2  2N 2 + 6H2O. to C. 4NH3 + 5O2  Pt 4NO + 6H2O. D. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 2N2 ↑ + 3H2O. Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng? + A. Hầu hết các muối ammonium khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn ra ion NH4 . B. Nhận biết ion ammonium có thể dùng dung dịch kiềm. C. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành ammonia và acid tương ứng. D. Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng ammonia. Câu 27: Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là A. +5. B. +3. C. +4. D. -3. Câu 28: Nitric acid thể hiện tính axit khi phản ứng với chất nào sau đây? A. Ba(OH)2. B. Cu. C. C. D. FeO. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm) Câu 29: (1 điểm) Trong cơ thể người, hemoglobin (Hb) kết hợp oxygen theo phản ứng thuận nghịch được biểu diễn đơn giản như sau: Hb+ O2 ⇌ HbO2. Chỉ số SpO2 ( được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu) biểu thị cho tỷ lệ hemoglobin có oxy (HbO2) trên tổng lượng hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu tất cả các phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%. Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy động mạch dao động trong khoảng 95 - 100%. Ở phổi, nồng độ oxygen lớn nên cân bằng trên chuyển dịch sang phải, hemoglobin kết hợp với oxygen tăng. Khi đến các mô, nồng độ oxygen thấp, cân bằng trên chuyển dịch sang trái, giải phóng oxygen. Khi cơ thể bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não, sẽ nhanh chóng phải chịu những tác động tiêu cực, con người có thể bị đau đầu, chóng mặt
  4. a) Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, em hãy đề xuất biện pháp để oxygen lên não được nhiều hơn. b) Khi lên núi cao, một số người cũng gặp hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt. Dựa vào cân bằng trên, em hãy giải thích hiện tượng này. Câu 30: (1 điểm) Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường thì cần tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng quy định), nhà máy phải dùng vôi sống (CaO) thả vào nước thải. Tính khối lượng vôi sống cần dùng cho 1m3 nước thải để nâng pH từ 4 lên 7? Bỏ qua sự thủy phân của các muối, nếu có. Câu 31: ( 1 điểm) Năm 1872, trong cuốn sách Không khí và Mưa, Robert Angus Smith (Rô-bớt An-gớt Smit) (nhà hoá học người Scotland) đã trình bày chi tiết về hiện tượng mưa acid. Đến cuối những năm 1960, mưa acid đã thực sự ảnh hưởng đến môi trường các vùng rộng lớn ở Tây Âu và Đông Bắc Mỹ. Ngày nay, mưa acid trở thành một trong các thảm hoạ môi trường toàn cầu. a) Khi trong khí thải chứa khí nào sau đây thì gây hiện tượng mưa axit: N2, NO2, N2O, CO2? Giải thích? b) Viết phương trình hoá học minh hoạ tác động của mưa acid đối với calcium carbonate trong núi đá vôi. Hết