Ôn tập kiểm tra 15 phút môn Hóa 11

docx 3 trang hoaithuong97 4980
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra 15 phút môn Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_15_phut_mon_hoa_11.docx

Nội dung text: Ôn tập kiểm tra 15 phút môn Hóa 11

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM BÀI 1. SỰ ĐIỆN LI + Sự điện li = quá trình phân li các chất trong nước ra ion. + Các chất điện li gồm axit, bazo, muối (tạo thành dung dịch dẫn được điện). BÀI 2. AXIT – BAZO – MUỐI + Axit khi tan trong nước phân li ra cation H+ Axit mạnh thường gặp: HCl, HBr, H2SO4, HNO3 Axit yếu thường gặp: HF, CH3COOH, HClO, H2S, H3PO4 Axit một nấc (HCl, HBr, HNO3, HF, CH3COOH), hai nấc (H2SO4, H2S), ba nấc (H3PO4). Axit nhiều nấc thì phân li từng nấc một. - + Bazo khi tan trong nước phân li ra anion OH (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, ). + Hidroxit lưỡng tính (Al(OH)3. n+ 4+ - - - - + Muối khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (M ) hoặc NH và anion gốc axit (Cl , Br , F , NO3 , - - - 2- 2- 2- 3- CH3COO , HCO3 , HSO4 , SO4 , CO3 , SO3 , PO4 , ). + - - - - - 2- Muối axit có gốc axit còn H có thể phân li ra H như HS , HCO3 , HSO3 , HSO4 , H2PO4 , HPO4 . Muối trung hòa có gốc axit không còn H có thể phân li ra H+. Viết được phương trình điện li của các axit, bazo và muối. Tính được nồng độ ion trong dung dịch chứa 01-02 chất tan. BÀI 3. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. PH + Nước là chất điện li yếu, tích số ion của nước [H+][OH-] = 10-14 (ở 25oC). + Môi trường axit ([H+] > 10-7): pH 7 (quỳ tím hóa xanh – các dung dịch bazo). Tính được pH của các dung dịch axit, bazo hoặc trộn nhiều dung dịch axit, bazo với nhau. Tính được nồng độ axit, bazo khi biết pH. BÀI 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI + 03 điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra: Tạo thành kết tủa hoặc chất điện li yếu hoặc chất khí. + Kết tủa thường gặp: AgCl, AgBr, AgI, Ag3PO4, BaSO4, CuS, FeS, BaCO3, CaCO3, MgCO3, FeCO3, Ba3(PO4)2, Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2, BaSO3, CaSO3, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3. + Chất điện li yếu thường gặp: H2O và các axit yếu (bài 2). + Chất khí thường gặp: SO2, CO2, H2S, NH3. Viết được phương trình phân tử và ion thu gọn của một phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Tính được nồng độ, thể tích, khối lượng của một chất tham gia hoặc sản phẩm.  HẾT 
  2. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 20 câu – 0,5 điểm/câu Nội dung Mô tả Số câu/Hình thức Mức độ khó Sự điện li Phân biệt chất điện li và không điện li 01/Trắc nghiệm * Axit – Bazo – Phân biệt axit, bazo, muối trung hòa, muối axit, hidroxit 03/Trắc nghiệm * Muối lưỡng tính Chọn phương trình điện li đúng hoặc sai 01/Trắc nghiệm Tính nồng độ ion trong dung dịch 1 chất tan 01/Trắc nghiệm pH Phân biệt môi trường axit, trung tính, bazo của các dung 01/Trắc nghiệm * dịch Phân biệt môi trường dựa trên pH hoặc [H+] 02/Trắc nghiệm * Chọn dung dịch làm quỳ tím hóa xanh hoặc đỏ 01/Trắc nghiệm * Tính pH của axit hoặc bazo mạnh 01/Trả lời ngắn Tính pH khi trộn 02 axit hoặc 02 bazo 01/Trả lời ngắn Tính pH khi trộn axit với bazo 01/Trả lời ngắn Phản ứng Chọn được cặp ion tạo thành kết tủa 01/Trắc nghiệm trao đổi ion Chọn được cặp chất có xảy ra phản ứng 01/Trắc nghiệm Chọn được phương trình ion thu gọn đúng 01/Trắc nghiệm Chọn được phương trình phân tử đúng 01/Trắc nghiệm Tính khối lượng, thể tích, nồng độ của một chất trong 01/Trả lời ngắn phản ứng trao đổi ion Tổng hợp Tổng hợp và nâng cao kiến thức thuộc chương 1 02/Trả lời ngắn ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA (Đề thi mang tính minh họa, không giống đề thi thật) Câu 1. Chất nào sau đây không phải chất điện li? (HCl, NaOH, CH3COOH, C2H5OH). Câu 2. Chất nào sau đây là muối axit? (NaHCO3, K2CO3, HClO, NH4Cl). Câu 3. Chất nào sau đây là bazo? (K2CO3, BaCl2, NaOH, H2SO4). Câu 4. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? (Na2CO3, HClO, Al(OH)3, Ba(OH)2). Câu 5. Phương trình điện li nào sau đây viết sai? NaCl Na+ + Cl- + 2- H2SO4 2H + SO4 NaHS Na+ + HS- + 2- K2CO3 2K + CO3 Câu 6. Nồng độ ion Na+ trong dung dịch NaOH 0,01M là (0,02M; 0,01M; 0,1M; 0,005M). Câu 7. Dung dịch nào sau đây có môi trường axit? (NaOH, KCl, HNO3, Na2CO3). Câu 8. Mưa axit có pH vào khoảng (5.3; 7.0; 8.2; 9.9). Câu 9. Dung dịch X có [H+] là 9.10-6 M. Môi trường của dung dịch X là (axit, bazo, trung tính, trung hòa). Câu 10. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? (NH4Cl, KOH, HClO, CaCl2). Câu 11. Cho dung dịch NaOH có nồng độ 0,1M. pH của dung dịch này là ___. Câu 12. Cho dung dịch chứa HCl 0,01M và HNO3 0,01M. pH của dung dịch này là ___. Câu 13. Trộn 200ml dung dịch HCl 0,1M với 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M. pH dung dịch thu được sau phản ứng là ___. Câu 14. Cặp ion nào sau đây tạo thành kết tủa trong dung dịch? (Ag+ và Cl-, H+ và F-, Ba2+ và Cl-, Ca2+ và HS-).
  3. Câu 15. Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau trong dung dịch? (NaOH và KCl, HCl và NaNO3, BaCl2 và HNO3, AgNO3 và NH4Cl). Câu 16. Phương trình ion thu gọn nào sau đây sai? Na+ + Cl- NaCl Ag+ + Br- AgBr - - HClO + OH ClO + H2O + - 2H + S H2S + - Câu 17. Phản ứng nào có phương trình ion thu gọn là H + OH H2O? H2SO4 + Ba(OH)2 2H2O + BaSO4 NaOH + HClO NaClO + H2O KOH + HNO3 KNO3 + H2O Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O Câu 18. 100ml dung dịch NaOH 0,4M tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch H2SO4 x M. Giá trị của x là___. Câu 19. Cho các phát biểu sau: (1) HCl là axit. (2) Dung dịch NaOH dẫn được điện. (3) Tích số ion của nước là 10-7. (4) CH3COOH là axit 4 nấc. (5) Nước tinh khiết có môi trường trung tính. Các phát biểu đúng là___. Câu 20. Cho các dung dịch sau: X (pH=7), Y (pH=9), Z (pH=4), T (pH=2). Có các phát biểu sau và các dung dịch đã cho: (1) Y có môi trường bazo. (2) Nồng độ H+ trong Z lớn hơn T. (3) Nồng độ OH- trong X là nhỏ nhất. (4) Nồng độ H+ trong X lớn hơn Y nhưng nhỏ hơn Z. (5) T có môi trường trung tính. Các phát biểu đúng là___.  HẾT 