Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Ankan

docx 2 trang Hùng Thuận 21/05/2022 8011
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Ankan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_ankan.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Ankan

  1. PHIẾU ANKAN Câu 1: Ankan có CTPT chung của là: A. CnHn, n ≥ 2. B. C nH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). C. CnH2n-2, n≥ 2.D. Tất cả đều sai. Câu 2: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10 C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C 2H6, C3H8, C5H10, C6H12 Câu 3: Câu nào đúng khi nói về hidrocacbon no: Hidrocacbon no là: A. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. B. Là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. C. Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi. D. Là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H. Câu 4: Ankan có CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 5: Ankan có CTPT C4H10 có bao nhiêu đồng phân? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 6: Ankan A có 16,28% khối lượng H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của A là: A. 3.B. 4.C. 5.D. 6. Câu 7: Chất có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên là: A. 2,2-đimetylpentanB. 2,3-đimetylpentanC. 2,2,3-trimetylpentanD. 2,2,3-trimetylbutan. Câu 8: Cho ankan có CTCT là CH2-CH(CH3)-CH2CH(C2H5)-CH3. Tên gọi của A theo IUPAC là: A. 2 – etyl – 4 – metylpentan.B. 3,5 – đimetylhexan C. 4 – etyl – 2 – metylpentan.D. 2,4 – đimetylhexan. Câu 9: Cho các tên gọi sau: 4-metylhexan (1); n-hexan (2); 3-metyl-4-clohexan (3); 2-metylbutan (4); 2-đimetylpropan (5). Các chất có tên gọi sai là: A. (1), (3) và (5).B. (1), (2) và (5).C. (1), (4) và (5). D. (1), (3) và (4). Câu 10 (A-2013): Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là A. 2,2,4–trimetylpentan B. 2,2,4,4–tetrametylbutan C. 2,4,4,4–tetrametylbutanD. 2,4,4–trimetylpentan. Câu 11: Gọi tên thay thế các chất sau: a) CH3-CH2-CH2-CH3 b) CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH3 c) (CH3)3C-CH2CH3. d) CH3-CHCl-CH2-CH(CH3)-CH3 Phản ứng thế Câu 1: Hợp chất Y có CTCT: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo? A. 2B. 3C. 4D. 5 as Câu 2: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3 + Cl2 1:1 A. (CH3)2CHCH(Cl)CH3 B. (CH3)2C(Cl)CH2CH3 C. (CH3)2CHCH2CH2ClD. CH 2ClCH(CH3)CH2CH3 Câu 3: Khi clo hóa một ankan thu được hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và 4 dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo của ankan là: A. CH3CH2CH3.B. (CH 3)2CHCH2CH3.C. (CH 3)3C-CH2CH3.D. CH 3CH2CH2CH3. as Câu 4 Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3 + Cl2 1:1 A. (CH3)2CHCH(Cl)CH3 B. (CH3)2C(Cl)CH2CH3 C. (CH3)2CHCH2CH2ClD. CH 2ClCH(CH3)CH2CH3 as Câu 5: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 + Cl2 1:1 A. CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3. B. CH3-CH(CH3)-CHCl-CH3. C. CH2Cl-CH(CH3)-CH2-CH3. D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2Cl. Câu 6: Phản ứng thế giữa 2-metylbbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế? A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 7: Phản ứng thế giữa 2-metylbbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế? A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.
  2. Câu 8: Tiến hành clo hóa 3-metylpentan tỉ lệ 1:1, có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 9: Ankan X có CTPT: C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. pentan B. iso pentanC. neo pentanD.2,2- đimetylpropan Câu 10 (A-08) Cho iso-pentan tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ số mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 5.B. 4.C. 3.D. 2. Câu 11:Cho các ankan C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C7H16, C8H18, ankan nào tồn tại một đồng phân tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ mol 1:1) tạo ra monocloankan duy nhất. A. C2H6, C3H8, C4H10, C6H14.B. C 2H6, C5H12, C6H14. C. C2H6, C5H12, C8H18.D. C 3H8, C4H10, C6H14. Bài tập đốt cháy: Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là A. 6,3.B. 13,5.C. 18,0. D. 19,8. Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là A. 8,96.B. 11,20.C. 13,44. D. 15,68. Câu 3: Một hỗn hợp X chứa CH4 và C3H8 có số mol bằng nhau. Đốt cháy hết 4,48 lít hỗn hợp này rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào? A. tăng 11,6 gam.B. giảm 11,6 gam.C. tăng 28,4 gam. D. giảm 28,4 gam. Câu 4: Một hỗn hợp X chứa CH4 và C3H8 có số mol bằng nhau. Đốt cháy hết hỗn hợp này rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 56,8 gam. Thể tích hỗn hợp X (đktc) là A. 2,24 lít.B. 8,96 lít.C. 4,48 lít. D. 13,44 lít. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m? Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu 22 gam CO2 và 10.8 gam nước (đkc). a) Tìm CTPT hidrocacbon b) Viết đồng phân và gọi tên biết khi tác dụng Cl2 (1:1) cho một sản phẩm monoclo duy nhất. Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,16 gam một ankan, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO 2 nhiều hơn khối lượng H2O là 3,36 gam. a) Tìm CTPT của ankan đó. b) Viết CTCT có thể có và đọc tên theo IUPAC Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g hidrocacbon A rồi dẫn sản phẩm vào V ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M (phản ứng vừa đủ). Sau phản ứng được 7,88g kết tủa và dung dịch X. Nung nóng dd X đươc 5,91g kết tủa nữa. a) Tìm công thức phân tử của A. b) Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. c) Cho lượng A ở trên tác dụng với khí clo theo tỉ lệ thể tích 1:1 (ánh sang). Hỗn hợp sản phẩm có thể tích 1,68 lít ở (đktc). Tính hiệu suất phản ứng (giả sử phản ứng chỉ tạo dẫn xuất monoclo). Bài toán đốt cháy hỗn hợp ankan Câu 1: Một hỗn hợp X gồm hai ankan là đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng của hỗn hợp là 11,2lit (ở đktc). Xác định CTPT của hai ankan. Câu 2: Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon trong cùng dãy đồng đẳng có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp người ta dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua các bình H2SO4 đậm đặc và Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng các bình tăng dần lần lượt là 16,2 gam và 30,8 gam. a. Xác định dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon b. Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon nếu chúng là đồng đẳng liên tiếp. c. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp. Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối hơi so với oxi là 1,6375. a. Xác định CTPT của A, B trong hỗn hợp X. b. Tính phần trăm theo thể tích của A, B trong hỗn hợp X.