Tài liệu ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

docx 13 trang binhdn2 3081
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 4: Đại cương về hóa học hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_4_dai_cuong_ve_hoa.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

  1. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon CHUYÊN ĐỀ 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2. Câu 2: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N. C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4. Câu 3: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố A. cacbon. B. hiđro. C. oxi. D. nitơ. Câu 4: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P. B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 5: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 6: Cho dãy các chất sau: CaC2, C2H4, C2H5OH, NaOH, CH3CN, HCN, CO2, HCOONa, NaHCO3, CF2Cl2. Số hợp chất hữu cơ có trong dãy trên là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 Câu 7: Cho dãy các chất sau: C4H10, C2H4, C2H5OH, C6H6, CH3CHO, C12H22O11, HCN, C3H7O2N. Số dẫn xuất hidrocacbon trong dãy trên là A. 7. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 8: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với chất vô cơ? A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn. C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn. D. Nhiệt độ nchảy, nhiệt độ sôi thấp hơn. Câu 9: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4) liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5) dễ bay hơi, khó cháy. 6) phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Số phát biểu đúng là: A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Câu 10:Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. kim loại. D. hiđro. Câu 11:Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất. C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất. Câu 12:Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 1
  2. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 13:Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau? A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 14:Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ. B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ. C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ. D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ. Câu 15:Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ. B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ. C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ. D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ. Câu 16:(Đề MH - 2019) Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn. Câu 17:Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 360C), heptan (sôi ở 980C), octan (sôi ở 1260C), nonan (sôi ở 1510C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây? A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết. Câu 18:Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 dưới đây. Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên? A. Xác định sự có mặt của H. B. Xác định sự có mặt của O. C. Xác định sự có mặt của C. D. Xác định sự có mặt của C và H. Câu 19:(Đề THPT QG - 2015) Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 2
  3. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi HCHC thoát ra khỏi ống nghiệm. C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2. D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ. Câu 20:(Đề TN THPT - 2020) Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 - 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO4 khan vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đố đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng) Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O. (b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi có trong phân tử saccarozơ. (c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (d) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A 2. B. 3. C. 1. D. 4. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 3
  4. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon BÀI 2: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ? A. CTĐGN là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 2: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau: A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 3: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X? A. C3H5O2. B. C6H10O4. C. C3H10O2. D. C12H20O8. Câu 4: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH3O. Công thức phân tử nào sau đây ứng với X? A. C3H9O3. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. CH3O. Câu 5: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là A. C2H3O. B. C20H30O. C. C4H6O. D. C4H6O2. Câu 6: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là A. 44. B. 46. C. 22. D. 88. Câu 7: Một hiđrocabon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. CH4. C. C2H4. D. C2H2. Câu 8: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là A. 60. B. 30. C. 120. D. 32. Câu 9: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH 2O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là A. CH2O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2. Câu 10:Thành phần % của hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là 62,1%; 10,3%; 27,6%. Công thức đơn giản nhất của hợp chất này là A. C2H4O. B. C2H4O2. C. C2H6O. D. C3H6O. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 4
  5. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon BÀI 3: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau. C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. D. Liên kết ba gồm hai liên kết và một liên kết . Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Các nguyên tử trong phân tử HCHC liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định. B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng. C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau. D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. Câu 4: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. D. Sự tổ hợp liên kết  với liên kết tạo thành liên kết đôi hoặc liên kết ba. Câu 6: Đồng đẳng là những chất có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm A. CH2. B. CH3. C. OH. D. NH2. Câu 7: Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z. Câu 8: Cho các chất sau đây: (I) CH3-CH(OH)-CH3; (II) CH3-CH2-OH; (III) CH3-CH2-CH2-OH; (IV) CH3-CH2-CH2-O-CH3; (V) CH3-CH2-CH2-CH2-OH; (VI) CH3-OH Các chất đồng đẳng của nhau là A. I, II và VI. B. I, III và IV. C. II, III, V và VI. D. I, II, III, IV. Câu 9: (Đề MH – 2021) Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng? Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 5
  6. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C2H6. C. C2H4 và C2H6. D. C2H2 và C4H4. Câu 10: Đồng phân là những chất khác nhau có cùng A. khối lượng phân tử. B. công thức phân tử. C. công thức đơn giản nhất. D. thành phần nguyên tố. Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6. Câu 12: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau? A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III). Câu 13: Cho các chất sau: CH2=CHC≡CH (1); CH2=CHCl (2); CH3CH=C(CH3)2 (3); CH3CH=CHCH=CH2 (4); CH2=CHCH=CH2 (5); CH3CH=CHBr (6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. 2, 4, 5, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 4. Câu 14: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C10H10. Biết trong phân tử X chứa một vòng, trong X có số liên kết π là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 15: Lycopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số kết đôi đó có trong phân tử licopen là A. 13 B. 12 C. 14 D. 11. Câu 16: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? A. CH4. B. C2H4. C. C6H6. D. CH3COOH. Câu 17: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba? A. C2H4. B. C2H2. C. CH4. D. CH3OH. Câu 18: Số đồng phân cấu tạo có thể có của C5H12 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Số đồng phân có thể có của C3H8O là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Số đồng phân mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 6
  7. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. DẠNG TOÁN THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 1.1. Lý thuyết cơ bản a. Xác định % các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ CO 2 b1 H2SO4 ®Æc  mb1 = mH O [O] 2 C H O N  H O + N x y z t 2 b KOH 2  2  mb2 = mCO a gam 2 N2 nC = nCO  %C = (mC /a)*100 2 nH = 2nH O  %H = (mH /a)*100 2 nN = 2nN  %N = (mN /a)*100 2  %O = 100 - (%C + %H + %N) b. Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ * Thông qua công thức đơn giản nhất Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là tìm tỉ lệ: m m m %C %H %O x : y : z = n : n : n = C : H : O = : : C H O 12 1 16 12 1 16  CTPT = (CTDGN)n * Thông qua công thức đơn giản nhất b) Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố Đặt CTPT của hợp chất hữu cơ: CxHyOzNt M.%C M.%H M.%O M.%N  x = ; y = ; z = ; t = 12.100 1.100 16.100 14.100 c) Tính trực tiếp theo sản phẩm đốt cháy CO 2 b1 H2SO4 ®Æc  mb1 = mH O O2 2 CxHyOzNt  H2O + N2 b2 Ca(OH)2  mb2 = mCO 2 N2 BT C  nC = nCO 2 BT H n = 2n H H2O BT N n = 2n N N2 BT O n + 2n = 2n + n O(X) O2 CO2 H2O 1.2 Bài tập vận dụng (25 câu) Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm chảy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H 2SO4 đặc, bình (2) đụng dd Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là A. 43,25%. B. 48,65%. C. 8,1%. D. 7,8%. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 7
  8. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là A. 40%. B. 53,33%. C. 46,67%. D. 60%. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là A. 90%. B. 10. C. 40. D. 60%. Câu 4: Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 gam. Phần trăm khối lượng của H trong A là A. 11,5%. B. 9%. C. 8%. D. 7,8%. Câu 5. Oxi hoá hoàn toàn 0,135 gam HCHC A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH, thì thấy khối lượng bình 1 tăng lên 0,117 gam, bình 2 tăng thêm 0,396 gam. Ở thí nghiệm khác, khi nung 1,35 gam hợp chất A với CuO thì thu được 112 ml (đktc) khí nitơ. Phần trăm của các nguyên tố C, H, O và N trong phân tử chất A lần lượt là A. 80%, 9,63%; 0%, 10,37%. B. 80%, 9,63%; 10,37%, 0%. C. 69,7%, 9,6%; 20,7%, 0%. D. 59%, 16,4%, 16,5%, 8,2%. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 8
  9. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,25 gam chất Y thu được 0,896 lít CO 2 (đktc) và 0,54 gam H2O. Mặt khác đốt cháy Y cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435 gam kết tủa trắng. Các nguyên tố có trong Y và phần trăm của C là: A. C, H, O, Br; %C = 42,6%. B. C, H, O, Cl; %C = 38,4%. C. C, H, Cl; %C = 38,4%. D. C, H, O, Br; %C = 38,4%. Câu 7: Đốt cháy 7,3 gam chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 (đktc) thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5 gam và khối lượng kết tủa trong bình là 40 gam. Phần trăm của C, H, O, N lần lượt là: A. 65,7%; 15,1%; 19,2%; 0%. B. 56,4%; 10,4%; 13,1%; 20,1%. C. 69,7%; 9,6%; 20,7%; 0%. D. 59%; 16,4%; 16,5%; 8,2%. Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O trong phân tử chất X lần lượt là A. 60,0%; 13,33; 26,67. B. 60%; 6,67; 33,33. C. 5,0%; 13,33; 81,67. D. 26,67%; 13,33; 60,0. Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O trong phân tử β-caroten lần lượt là A. 89,55%; 10,45; 0. B. 89,55%; 5,22%; 5,23. C. 7,5%; 10,45; 82,05. D. 89,55%; 0; 10,45. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 9
  10. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là A. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26%. B. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%. C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%. D. 59,1 %; 17,4%; 23,5%; 0%. Câu 11: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro là 31. Công thức phân tử của Z là A. C2H6O2. B. CH3O. C. C3H9O3. D. C4H8O2. Câu 12: Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 gam/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C = 81,08%; %H = 8,1%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là A. C5H6O. B. C10H12O. C. C10H12. D. C10H12O2. Câu 13: Hợp chất X có % khối lượng C, H và O lần lượt là 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng phân tử của X là 88 gam/mol. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C2H4O. C. C4H8O2. D. CH2O. Câu 14: Thành phần % của một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là: 54,6%; 9,1%; 36,3%. Vậy công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là A. C3H6O. B. C2H4O. C. C5H9O. D. C4H8O2. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 1 0
  11. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 15: Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Công thức phân tử của limonen là A. C5H8. B. C10H16. C. C8H16. D. C5H10. Câu 16: Đốt a gam chất X cần 0,3 mol O2 thu được 0,2 mol CO2, 0,3 mol H2O. Công thức đơn giản của X là A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C4H12O. D. C2H6. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất X (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của chất X là A. C2H4O2. B. C2H2O2. C. C4H8O2. D. CH2O. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224 ml N2 (đo đktc). Tỉ khối hơi của X so với không khí là 4,24. Công thức phân tử của X là A. C6H5N. B. C6H5NO2. C. C12H10N. D. C12H10NO2. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít chất khí hữu cơ X, thì thu được 16,8 lít CO 2 và 13,5 gam H2O. Các chất khí (đo đktc). Biết rằng 1 lít khí chất hữu cơ X ở đktc nặng 1,875 gam. Công thức phân tử của X là A. C3H6O. B. C3H6O2. C. CH2. D. C3H6. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 1 1
  12. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 14,4 gam oxi, thấy sinh ra 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Công thức phân tử của D là A. C3H8O. B. C3H8. C. C3H4O. D. C6H8O2. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một chất hữu cơ đơn chức X chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7 gam và bình 2 thu được 21,2 gam muối. Công thức đơn giản nhất của X là A. C2H3O. B. C4H6O. C. C3H6O2. D. C4H6O2. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. CTPT của X là A. C2H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. CH2O2. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X (chứa C, H, O) cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Biết MX = 180. Công thức phân tử của X là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. CH2O. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 1 2
  13. Chuyên Đề Đại Cương Hiđrocacbon Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là A. C2H7O2N. B. C3H7O2N. C. C3H9O2N. D. C4H9N. Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 1 3