Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến gen số 4 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến gen số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_dot_bien_gen_so_4_co_dap_an.doc
Nội dung text: Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến gen số 4 (Có đáp án)
- 18 – Ôn tập phần đột biến gen số 4 Câu 1: Đột biến là những biến đổi: A. Chỉ xảy ra trên phân tử ADN B. Chỉ xảy ra trên nhiễm sắc thể C. Chỉ xảy ra trên các cặp nuclêôtit của gen D. Xảy ra trên cấu trúc, vật chất di truyền Câu 2: Điều không đúng về đột biến gen? A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá Câu 3: Đột biến gen có các dạng? A. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit. B. mất, thêm, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit C. mất, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit. D. mất, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit. Câu 4: Dạng sai hỏng ADN phổ biến khi chiếu tia UV làm: A. hai base T trên cùng mạch đơn liên kết B. mất base nitơ C. đứt mạch đơn ADN D. hai base T trên 2 mạch đơn liên kết Câu 5: Điều nào sau đây là đúng với đột biến giao tử ? A. Tác nhân lí hóa tác động lên tế bào sinh dưỡng, gây ra đột biến gen. B. Đột biến gen trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể do hợp tử mang đột biến đó phát triển tạo thành. C. Đột biến tiền phôi di truyền được cho đời sau. D. Đột biến xôma có thể được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng, nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính Câu 6: Đột biến tiền phôi là đột biến: A. xảy ra trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử B. đột biến xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng C. đột biến xảy ra tại các tế bào sinh dục D. đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba. B. Không làm thay đổi số lượng nucleotit . C. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác. D. Làm thay đổi trình tự nucleotit của nhiều bộ ba. Câu 8: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là : A. Có lợi cho cá thể. B. Có ưu thế so với bố, mẹ. C. Có hại cho cá thể. D. Không có lợi và không có hại cho cá thể. Câu 9: Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidro của gen :
- A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. Câu 10: Một đột biến gen (mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit) được hình thành thường phải qua : A. 4 lần tự sao của ADN. B. 3 lần tự sao của ADN. C. 2 lần tự sao của ADN D. 1 lần tự sao của ADN. Câu 11: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN đang tự nhân đôi : A. Thêm 1 cặp nucleotit. B. Mất 1 cặp nucleotit. C. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác. D. Thêm 1 cặp nucleotit, thay thế 1 cặp nucleotit Câu 12: Một gen A có 3598 liên kết hóa trị giữa các nucleotit gen này bị đột biến điểm thành gen a . Khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 25214 nucleotit tự do . Đột biến gen a thành gen a thuộc dạng đột biến nào A. thay thế một cặp nucleotit cùng loại B. Thay thế một cặp nucleotit khác loại C. mất một cặp nucleoti D. Thêm một cặp nucleotit Câu 13: Gen ban đầu có 3600 liên kết hidro và có tỷ lệ A:G = 1:2 . Sau đột biến gen có 2400 nucleotit với 3200 liên kết hidro .Số nucleotit mỗi loại bị mất là bao nhiêu A. A= T = 100, G=X = 200 B. A= T = 50 , G= X = 100 C. A= T = 100 ; G= X = 50 D. G = X = 100 , A= T = 200 Câu 14: Môt gen ban đầu có 2398 liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit và có A= 2G . Gen đột biến thêm đoạn gồm 2 mạch chứa 230 liên kết hidro và có A = 40 . Sau đột biến gen mới có số nucleotit loại G là bao nhiêu A. 840 B. 450 C. 445 D. 220 Câu 15: Gen A bị đột biến thành gen a . Chiều dài của mỗi gen là bằng nhau và bằng 4080 A 0 . gen trội A có A- G = 20% tổng số nucleotit của gen . Gen a có 2758 liên kết hidro . Gen A bị đột biến dạng gì ? A. Thay thế 2 căp A- T bằng 2 cặp G- X B. Thay thế 2 căp G- X bằng 2 cặp A- T C. Thay thế 3 căp A- T bằng 3 cặp G- X D. Thay thế 3 căp G- X bằng 3 cặp A- T Câu 16: Một gen dài 4080 A0 và có T = 1.5 X .Sau đột biến mất một đoạn gen , gen còn lại có A= 640 và 2240 liên kết hidro . Tính số nucleotit loại G đã mất ? A. 320 B. 160
- C. 120 D. 240 Câu 17: Gen B có chiều dài 0.51 µm và có tỷ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo thành alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro . khi tế bào bước vào nguyên phân ở kì giữa tổng số nucleotit từng loại trong gen B và b là A. A=T = 4202 , G = T = 1798 B. A=T = 999 , G = T = 2101 C. A=T = 900, G = T = 2010 D. A=T = 1798 , G = T = 4202 Câu 18: Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ bị biến đổi thành gen a quy định mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong gen mắt đỏ ít hơn trong các gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng thêm 3 liên kết hidro . Hãy xác định những biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến . A. Thêm một cặp G- X B. Mất một cặp G-X C. Thay thế môt cặp A- T bằng G- X D. Thay thế một cặp G- X bằng 1 cặp A- T Câu 19: Một gen đột biến có 3000 liên kết hidro và có số G = 2A .Một đột biến xảy ra làm chiều dài của gen giảm đi 85A0 .Biết rằng trong số nucleotit bị mất có 5 nu loại X . Số nucleotit loại G và A của gen sau đột biến là A. 370 và 730 B. 375 và 745 C. 375 và 725 D. 355 và 745 Câu 20: Một gen có 3000 nucleotit và 3900 liên kết H Sau khi gen bị đột biến điểm gen tự nhân đôi 3 đợt và đã sử dụng của môi trường 4193 A và 6300 G . Số liên kết hidro của gen sau khi đột biến là A. 3902 B. 3898 C. 3903 D. 3897 Câu 21: Theo định nghĩa mức phản ứng là: A. Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước tác động của các tác nhân đột biến. B. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. . C. Giới hạn biến dị tổ hợp của một cá thể trước những điều kiện môi trường khác nhau. D. Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 22: Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì: A. Là đặc điểm thích nghi kiểu hình trước những thay đổi tức thời hay theo chu kỳ của môi trường sống. B. Phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C. Đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. D. Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định. Câu 23: Trong chăn nuôi, trồng trọt, giống tương ứng với ; năng suất tương ứng với và kỹ thuật sản xuất tương ứng với A. Kiểu gen; kiểu hình; môi trường. B. Kiểu hình; kiểu gen; môi trường. C. Môi trường, kiểu gen; kiểu hình.
- D. Kiểu gen; môi trường; kiểu hình. Câu 24: Một tính trạng của môi trường được hình thành do: A. Hoàn toàn do kiểu gen qui định. B. Hoàn toàn do ngoại cảnh qui định. C. Do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Cả ba khả năng trên đều có thể xảy ra. Câu 25: Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó lợn Đại bạch ở 9 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên: A. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ. B. Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại bạch có mức phản ứng rộng hơn so với lợn Ỉ. C. Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn. D. Vai trò của kỹ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn. ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: D Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền (gen , ADN , Nhiễm sắc thể ) Câu 2: A A- Sai . Đột biến gen là những biến đổi có liên quan đến một hoặc môt số cặp nucleotit trong gen có thể gây hại cho cá thể đột biến nhưng nhìn chung ít ảnh hưởng đến cá thể B- Đúng. Đột biến có thể có hại , có lợi hoặc trung tính C, D- Đúng . Đột biến gen làm phát sinh nhiều alen mới là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú Câu 3: A Đột biến gen gồm có mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit Câu 4: A Khi chiếu tia UV làm hai base T trên cùng mạch đơn liên kết Câu 5: B A- Sai . Tế bào sinh dưỡng không tạo được giao tử vì thế nội dung câu A không đề cập đến đột biến giao tử B-Đúng . Đột biến gen trội của cơ thể mang gen đột biến là do giao tư mang gen đột biến C - Đột biến tiền phôi là đột biến phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử , xảy ra sau khi giao tử đực kết hợp với giao tử cái => không phải đột biến giao tử. Sai D- Sai. Đột biến xoma không tạo đột biến giao tử Câu 6: D Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Câu 7: D Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi nucleotit của nhiều bộ ba Câu 8: C Đột biến gen làm biến đổi sản phẩm của gen, mất cân bằng sản phẩm do gen tạo ra do đó phần lớn gây hại cho cá thể đột biến Câu 9: D Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidro của gen thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A Câu 10: B Một đột biến gen (mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit) được hình thành thường phải qua 3 lần tự sao của ADN
- Câu 11: C Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN đang tự nhân đôi dẫn đến đột biến dạng thay thế 1 cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác. Câu 12: D Gen A có Số nucleotit có trong gen A là 3598 + 2 = 3600 Gen a Số nucleotit trong gen a là 25214: ( 2^3 - 1 ) = 3602 Gen a nhiều hơn gen A một cặp nucleotit . Vậy đột biến này là đột biến thêm mộ cặp nucleotit Câu 13: B Gen ban đầu có 3600 liên kết hidro và có A:G = 1:2 2A + 3 G = 2A + 6 A = 3600 A = 450 G= 900 Gen đột biến G = 3200- 2400 =800 A = 2400: 2 - 800 = 400 Mất 50 A và 100 G Câu 14: B Gen ban đầu có Tổng số nucleotit trong gen ban đầu 2398 + 2 = 2400 Số nucleotit từng loại là A = T = 2400: ( 2+2+ 1+ 1) x 2 = 800 G= X = 800: 2 = 400 Số nucleotit được thêm vào sau đột biến là 2 A + 3 G = 40 x 2 + 3G = 80 + 3 G = 230 => G = 50 Số nucleotit loại G còn lại sau đột biến là G = 400 + 50 = 450 Câu 15: B Số lượng nucleotit có trong gen A là (4080 : 3,4 )X 2 = 2400 Gen A có A + G = 50% và A - G = 20% => A = 35% và G= 15% => A = 0.35 x 2400 = 840 => G = 0.15 x 2400 = 360 Gen a có 2758 liên kết H và chiều dài không đổi nên gen a có 2400 nu G = 2758 - 2400 = 358 Gen đột biến có số nucleotit bằng với gen ban đầu và có G bị giảm đi 2 cặp nucleotit nên Gen A bị đột biến thay thế hai cặp G- X bằng 2 cặp A- T Câu 16: B Gen A có Số nucleotit trong gen A là (4080: 3,4) x 2 = 2400 Số nucleotit loại G trong gen A là 2400 : ( 1,5 + 1,5 + 1 + 1 ) = 480 Số nucleotit loại G trong gen đột biến là
- (2240 - 640x 2 ): 3 = 320 Số nucleotit loại G đã mất là 480 - 320 = 160 Câu 17: D Số nucleotit trong gen B là : (0.51 : 3,4 x 2)x 10^4 = 3000 nucleotit Số nucleotit từng loại là A = T = 3000 : ( 3+3+7+7) x 3 = 450 G = X = 450:3 x 7 = 1050 Số liên kết H trong gen B là 2 A + 3 G = 2 x 450 + 1050 x3 = 4050 Gen b có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen B một liên kết H nên gen B đã bị đột biến thay thế một cặp G- X bằng một cặp A- T Gen b có A = T = 449 , G = X = 1051 Tổng số nucleotit trong gen B và b ở kì giữa nguyên phân là (499 + 450 )x 2= 1798 (1050+ 1051) x 2 = 4202 Câu 18: A Số nucleotit của gen đột biến nhiều hơn so với gen không đột biến là 32: 26 = 1 Gen đột biến tăng thêm 3 liên kết H so với gen ban đầu Câu 19: D Ta có 2 A + 3 G = 2 A + 6 A = 3000 A = 375 G = 750 Số nucleotit bị mất đi là 85: 3,4 x 2 = 50 số nucleotit loại G và A sau đột biến là A = T = 375 - ( 50: 2 - 5 ) = 355 G = X = 750 - 5 = 745 Câu 20: B Số nucleotit loại G trong gen đột biến là G = 6300 : 7 = 900 A = 4193 : 7 = 599 Số liên kết H trong gen là 900 x 3 + 599 x 2 = 3898 Câu 21: D Mức phản ứng là giới hạn biến dị của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 22: C Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì nó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. Câu 23: A Trong chăn nuôi, trồng trọt, giống tương ứng với kiểu gen; năng suất tương ứng với kiểu hình. và kỹ thuật sản xuất tương ứng với môi trường. Câu 24: D Một tính trạng của môi trường được hình thành có thể do hoàn toàn do kiểu gen quy định hoặc phụ thuộc phần lớn vào môi trường hay là kêt quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường Câu 25: A