Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 6: Đất và rừng

docx 12 trang Hùng Thuận 26/05/2022 6691
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 6: Đất và rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_6_dat_va_rung.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 6: Đất và rừng

  1. Chuyên đề ĐỊA LÍ – Lớp 5 Bài 6: Đất và rừng I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít . - Nêu được mốt số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít: + Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng. + Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. +Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng. + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ. - Dạy lồng ghép: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp (HS nêu được vai trò của TN đối với đời sống con người; sự biến đổi khí hậu;đưa ra BP BVMT) 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. 3. Phẩm chất: - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý. - Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ phân bố rừng Việt Nam các hình minh hoạ SGK. - Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về thực vật, động vật của rừng Việt Nam III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
  2. I. Ổn định tổ chức: II. Khởi động - Tiết trước các con đã học bài gì? - Bài: Vùng biển nước ta - Trước khi vào bài mới, cô và các con - HS tham gia trò chơi cùng khởi động qua trò chơi: Vòng quay may mắn Câu 1: Vùng biển nước ta, nước: Câu 3: Vùng biển nước ta hay có bão ở: A. Không đóng băng A. miền Bắc và miền Trung B. Thường đóng băng B. miền Nam C. Không bao giờ đóng băng C. miền Trung D. Ít khi đóng băng D. miền Bắc Câu 2: Nguồn nhiên liệu mà biển cung cấp Câu 4: Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy là: triều để: A. dầu mỏ A. làm muối B. khí đốt B. nuôi trồng thủy sản C. than C. làm muối, đánh bắt hải sản D. dầu mỏ, khí đốt D. đánh bắt hải sản - GV: Qua phần khởi động cô thấy các con - HS lắng nghe đã nắm bài rất tốt, cô khen cả lớp mình. III. Bài mới 1. Giới hiệu bài: - Trước khi vào bài mới cô mời cả lớp - HS xem clip mình cùng lắng nghe một bài hát - Trong bài hát trên nói đến tài nguyên - Tài nguyên Rừng nào? - GV: Việt Nam-Tổ quốc ta vô cùng giàu - HS lắng nghe đẹp, đất đai phì nhiêu, rừng vàng biển bạc. Để tìm hiểu về tài nguyên đất và rừng của nước ta hiện nay như thế nào, chúng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của con người, cô và các con sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Bài 6: Đất và rừng. 2. Các hoạt động: * GV nêu mục tiêu bài học (4 mục tiêu) - HS lắng nghe
  3. Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta - YC HS đọc phần 1 SGK - 1 HS đọc - Dựa vào nội dung trong SGK, hãy cho cô - HS suy nghĩ, trả lời biết: Nước ta có những loại đất chính nào? A. Đất Phe-ra-lít B. Đất phù sa C. Cả hai loại đất trên - Quan sát lược đồ phân bố các loại đất - HS quan sát lược đồ chính ở nước ta. Nối nhóm đất ở cột A với - 1 HS thao tác nối trên màn hình nơi phân bố ở cột B cho phù hợp. a - 2 Cột A Cột B b - 1 a. Đất phe- 1. Phân bố chủ yếu ở ra-lít vùng đồng bằng b. Đất phù 2. Phân bố chủ yêu ở sa vùng đồi núi. - Trong 2 loại đất này, loại đất nào có diện - Đất phe ra lít có DT lớn hơn đất phù sa tích lớn hơn, vì sao? vì đất phe ra lít ở vùng đồi núi mà nước ta có DT đồi núi lớn gấp 3 lần DT đồng bằng. - GV kết luận (kết hợp với hiệu ứng trên - HS lắng nghe bản đồ): Nước ta có nhiều loại đất, chiếm diện tích hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng. - Chuyển: Mỗi loại đất khác nhau được - Quan sát ảnh phân bố ở các vùng khác nhau và đặc điểm mỗi loại đất như thế nào, chúng mình cùng quan sát qua các hình ảnh - Dựa vào các hình ảnh đã quan sát, các - 2 HS thực hiện thao tác điền trên màn con hãy hoàn thành bảng sau. hình. Tên loại đất Đặc điểm + có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo Phe-ra-lít mùn
  4. Phù sa + có màu nâu, tơi xốp do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ - Nhận xét bài làm của các bạn. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - Cô đố các con chúng ta đang sống ở vùng - Ở vùng đất phù sa do sông Hồng bồi đắp có loại đất nào? lên. - Kết luận: - Lắng nghe + Đất phe ra lit có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba-dan thì tơi xốp và phì nhiêu. + Đất phe-ra-lít màu đỏ (đất đỏ ba-dan) được hình thành trên đá ba-dan, có nhiều ở Tây Nguyên. + Đất phe-ra-lít màu đỏ vàng được hình thành trên đá vôi, có nhiều ở vùng núi phía Bắc. + Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ + Những nơi có nhiều đất phù sa là các đồng bằng lớn ở nước ta: ĐB Bắc bộ, đb Duyên hải miền Trung, đb Nam bộ. - Chuyển: Qua phần vừa rồi các con đã - Lắng nghe nắm được các đặc điểm và nơi phân bố các loại đất chính của nước ta. Vậy đất có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của con người? Cô mời chúng mình cùng làm bài tập sau: - Câu hỏi: Nhờ có đất con người có thể làm - HS suy nghĩ trả lời gì? A. Trồng trọt, chăn nuôi B. Là nơi xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện,
  5. C. Là nơi sinh sống của con người và động, thực vật trên cạn. D. Cả ba ý kiến trên - GV chốt về vai trò của đất và đưa ra hình ảnh kèm theo. + Ảnh 1: Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và gia súc. + Ảnh 2: Đất là môi trường sống của con người và các động vật trên cạn. + Ảnh 3: Trong đất có chứa chất hữu cơ là do xác những sinh vật phân hủy làm tăng hàm lượng bùn trong đất. Đây chính là chất dinh dưỡng để cho thực vật sinh trưởng và phát triển + Ảnh 4: Ngoài ra, đất còn là nơi để xây dựng các công trình như nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà máy, - Đất được coi là nguồn tài nguyên quý giá - HS trả lời: Đúng. Vì: nhưng có hạn. Đúng hay sai? Vì sao? + Đất là nguồn tài nguyên quý vì có đất thì con người mới trồng trọt và chăn nuôi được + Nhưng đất có hạn vì nếu con người sử dụng không khéo rất dễ bị thái hóa và bạc màu, sẽ không trồng trọt cây gì được. - GV giải thích: Đất là nguồn tài nguyên - Lắng nghe quý giá nhưng đất có hạn vì sự chuyển đổi từ đá thành đất rất chậm phải trải qua hàng triệu năm. Nếu sử dụng đất trồng trọt không đúng thì đất rất dễ bị bạc màu, thoái hóa, sói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn, Vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo. - Nêu một số biện pháp bảo vệ đất ? - Các biện pháp bảo vệ đất:
  6. + Bón phân hữu cơ phân vi sinh trong - GV chốt về các biện pháp bảo vệ và cải trồng trọt. tạo đất (kèm hình ảnh) + Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi + Thực hiện thâm canh để tăng năng suất núi để tránh đất bị sói mòn. cây trồng + Đóng cọc, đắp đê, để giữ đất không bị + Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất và sói mòn, sạt lở áp dụng chế độ canh tác hợp lí, sử dụng - Lắng nghe, quan sát hình ảnh phân hóa học hợp lí để không làm ô nhiễm môi trường đất. + Ở miền núi người ta thường làm ruộng bậc thang để giữ cho đất không bị sói mòn. Còn vùng ven biển đất bị nhiễm mặn người ta thường bón vôi bột để giảm độ chua cho đất . - Ở phần một cô đã cung cấp cho cho các con những kiến thức chính nào? - GV chốt bằng hình ảnh sơ đồ - Các con đã nắm được tên một số loại đất chính của nước ta bây giờ các con hãy - 1 HS nêu: Nước ta có nhiều loại đất hướng lên màn hình quan sát một số hình nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là ảnh về rừng đất phe ra lít ở vùng đồi núi và đất phù - Dựa vào kiến thức thực tế và hình ảnh sa ở đồng bằng. vừa quan sát hãy kể một số loại rừng mà - HS quan sát con biết? - Chuyển: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiều rừng vậy để xem các loại rừng ở nước ta có đặc điểm gì, phân bố ở đâu cô cùng các con chuyển - Rừng quốc gia Cúc Phương, rừng ngập sang phần 2 mặn U Minh, Hoạt động 2: Rừng ở nước ta
  7. - Quan sát lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam, kết hợp nội dung trong SGK, bạn nào cho cô biết: - Nước ta có các loại rừng chính nào? - Quan sát lược đồ - Các loại rừng đó được phân bố ở đâu? - Nước ta có 2 loại rừng chính + Rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển. - Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở - Trong hai loại rừng con thấy rừng nào vùng đồi núi chiếm diện tích lớn hơn? Vì sao? - Rừng ngập mặn phân bố ở các vùng đất - GV chốt: Nước ta có 2 loại rừng chính là thấp ven biển, có thủy triều hàng ngày rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. dâng ngập nước. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở - Rừng rậm nhiệt đới chiếm DT lớn hơn vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường vì ¾ là DT nước ta là đồi núi thấy ở ven biển. - Đó là nơi phân bố, vậy mỗi loại rừng có đặc điểm gì. - Yêu cầu HS thao tác trên màn hình làm bài tập nối để tìm hiểu về đặc điểm của các loại rừng - Các con nắm rất tốt về đặc điểm và sự phân bố của các loại rừng ở nước ta. Vậy - 1 HS thao tác nối trên màn hình rừng có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của con người ? Với câu hỏi này cô cho chúng mình thảo luận theo nhóm 4 - 1 HS thao tác nối trên màn hình trong thời gian 3 phút. - HS thảo luận nhóm 4 (3p) - 1 nhóm phát biểu: + Rừng cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. + Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu.
  8. - GV nhận xét và chốt về vai trò của rừng + Rừng giữ cho đất không bị sói mòn. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với thiên + Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt. nhiên và đời sống của con người: + Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, + Ảnh 1: Rừng giữ vai trò cân bằng sinh bảo vệ đời sống và các vùng ven biển thái, điều hòa khí hậu. + Ảnh 2: Là nơi bảo tồn các nguồn gen, đảm bảo tính đa dạng sinh học. + Ảnh 3: Rừng cung cấp gỗ, dược liệu quý + Ảnh 4: Rừng che phủ, hạn chế rửa trôi đất, ngăn lũ lụt. - Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí? - Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị suy giảm? - Vì tài nguyên rừng có hạn, nếu sử dụng và khai thác rừng bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. - GV kết luận: Hiện nay tài nguyên rừng - Do: nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng, + Cháy rừng nguyên nhân là do: + Chặt phá rừng bừa bãi + Ảnh 1: Nhu cầu dùng củi đun nấu vẫn + Người dân đốt rừng làm nương rẫy còn cao do đó người dân chặt phá rừng để lấy củi đốt + Ảnh 2: Khai thác gỗ một cách bừa bãi, quá mức, + Ảnh 3: Cháy rừng do thời tiết nắng nóng, gay gắt + Ảnh 4: Tập tính du canh, du cư, đốt rừng làm nương dẫy của người dân. - Để bảo vệ rừng, Nhà nước và nhân dân ta cần làm gì? (con có thể lựa chọn nhiều đáp án)
  9. A. Khai thác rừng hợp lí - HS thực hiện thao tác khoanh trên màn B. Chặt bỏ cây to hình: A, C, E C. Tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân trồng rừng D. Phá rừng đầu nguồn E. Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. - Như vậy, trong phần 2 cô đã cung cấp cho các con những kiến thức chính nào - 1 HS nêu: Nước ta có hai loại rừng chính là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập * HS giới thiệu tranh, ảnh về thực vật, mặn. Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu động vật của rừng Việt Nam qua phần ở vùng đồi núi, còn rừng ngập mặn phân mềm Padlet bố chủ yếu ở ven biển. - HS1: Thưa cô và các bạn, sau đây con - 2 HS giới thiệu, trình bày xin giới thiệu về bộ sưu tập ảnh động, thực vật có trong rừng của mình: + Ảnh 1: Đây là rừng quốc gia Cúc Phương, thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Với cảnh quan thiên nhiên , sự đa dạng về hệ sinh thái nên từ lâu, Cúc phương đã trở thành địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. + Ảnh 2: Còn đây là hình ảnh những cánh bướm bay lượn trong không gian yên bình mà nếu không được tận mắt chứng kiến thì nhiều người sẽ rất khó tin là có thật ạ. Con xin hết ạ. - HS 2: Thưa cô và các bạn, con đã sưu tập được một số ảnh về rừng ngập mặt ạ. + Anh 1: Bức ảnh thứ nhất là sân chim Vàm Hồ - đây là vùng đất ngập mặn với nhiều loại cây hoang dã đã mọc thành
  10. rừng. Đây cũng là nơi cư trú của hàng ngàn con cò, vạc, và nhiều loài chim khác. + Ảnh 2: Còn đây là bức ảnh chụp rừng ngập mặn Cà Mau – Một trong những rừng ngập mặn lớn nhất thế giới – chỉ sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Một địa điểm du lịch rất hấp dẫn và thu hút khách tham quan. Con xin hết ạ. - GV và cả lớp tuyên dương các bạn sưu tầm tranh ảnh phong phú, trình bày đẹp và giới thiệu hấp dẫn. - Qua bài học hôm nay các con đã được tìm hiểu về tài nguyên đất và rừng của nước ta. Cô mời 1 bạn đọc cho cô ND phần ghi nhớ SGK – trang 81. - 1 HS đọc IV. Củng cố - Cô thấy hôm nay các con đã học bài và nắm bài rất tốt, cô thưởng cho chúng mình 1 trò chơi qua phần mềm BLOOKET - GV gửi link vào mục chát, HS bấm và tham gia chơi Câu 1: Đất phù sa ở: A. Vùng đồi B. Đồng bằng Câu 4: Chiếm phần lớn diện tích rừng C. Vùng núi nước ta là: D. Vùng đồi núi A. rừng rậm Câu 2: Nếu được hình thành trên đá ba dan B. rừng rậm nhiệt đới thì đất phe-ra-lit C. rừng ngập mặn A. Có màu đỏ D. cả A và C đều đúng B. Có màu đỏ vàng Câu 5: Rừng ngập mặn có các loại cây: C. Có màu đỏ hoặc màu đỏ vàng A. đước D. Tơi xốp, phì nhiêu B. sú Câu 3: Đất phù sa thường: C. vẹt A. Nghèo mùn D. đước, sú, vẹt
  11. B. Tơi xốp Câu 6: Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ C. Rất màu mỡ yếu ở: D. Tơi xốp và phì nhiêu A. trên vùng đồi núi - GV nhận xét trò chơi, khen thưởng HS B. trên vùng đồi - Các con thấy đất và rừng có mối quan C. trên vùng núi hệ với nhau như thế nào? D. những nơi đất thấp ven biển - GV: Các con ạ, bảo vệ đất và rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người. Do đó, - Đất là môi trường sống của rừng, rừng nếu nhận thức được ý nghĩa của đất và giữ cho đất không bị sói mòn. rừng ngay từ khi còn nhỏ, thì các con chính là thế hệ giúp bảo vệ rừng tốt nhất trong tương lai. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp các con nhé! - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau. V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( Nếu có )