Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Quy tắc chính tả

docx 7 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Quy tắc chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_quy_tac_chinh_ta.docx

Nội dung text: Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Quy tắc chính tả

  1. QUY TẮC CHÍNH TẢ 1-Chính tả phân biệt l/n: A) Ghi nhớ: - L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa, ) / N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa). - Trong cấu tạo từ láy: + L/n không láy âm với nhau. + L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng, ) + N chỉ láy âm với chính nó (no nê, nợ nần, nao núng, ) 2- Chính tả phân biệt ch/tr: A) Ghi nhớ: - Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi). - Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt, - Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi, - Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả, - Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch. - Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền (\) viết tr. 3- Chính tả phân biệt x/s: A)Ghi nhớ: - X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, ), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất. - X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy. - Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. 4- Chính tả phân biệt gi/r/d: A) Ghi nhớ: - Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy. - Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu, ) - Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt, ) - Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp, ) - Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập, ) - Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh
  2. hỏi (?), sắc (/) viết với gi. 5- Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”: A) Ghi nhớ: Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q. - Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u. - Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia) - Viết c trước các nguyên âm khác còn lại. 6- Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ”: A) Ghi nhớ: - Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh. - Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh. - Viết gh, ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia). - Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại. 7- Quy tắc viết nguyên âm i/y: A) Ghi nhớ: - Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ). - Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ). - Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương). - Nếu là vị trí đầu tiếng ( không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ). - Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài). 8- Quy tắc viết hoa: A) Ghi nhớ: 1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng, của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long, ) - Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối ( VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó, ) 2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von- ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, ) - Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, ) 3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, ) 4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa. 5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hôcũng có thể được viết hoa để tỏ
  3. thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha) 6. Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp, ) 9- Quy tắc đánh dấu thanh: A) Ghi nhớ: - Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn, ) - Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng, ) - Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát, ) - Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến, ) 10- Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần: A) Ghi nhớ: 1. Tiếng gồm 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. - Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu. - Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. - 22 phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. - 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â. 2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính, âm cuối. * Âm đệm: - Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o. + Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e. + Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â. - Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp: + sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài) + sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt) + sau r: roàn roạt.(1 từ) + sau g: goá (1 từ) * Âm chính: Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng. - Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên) - Các nguyên âm đôi: Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau: + iê: Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm
  4. cuối (VD: mía, tia, kia, ) Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên, ) Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya, ) Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến, ) + uơ: Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn, ) Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa, ) + uô: Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn, ) Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua, ) * Âm cuối: - Các phụ âm cuối vần: p, t, c (ch), m, n, ng (nh) - 2 bán âm cuối vần: i (y), u (o) 11- Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt) A) Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt: - Trong từ Hán Việt không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn. - Từ Hán Việt chỉ có chữ mang vần: + ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc, ); + ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật, ); + ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn, ) + ênh (bệnh viện, pháp lệnh, ) + iết (khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt, ) + uôc (tổ quốc, chiến cuộc, ) + ich (lợi ích, du kích, khuyến khích, ) + inh (binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh, ) + uông (cuồng loạn, tình huống, ) + ưc (chức vụ, đức độ, năng lực, ) + ươc (mưu chước, tân dược, ) + ương (cương lĩnh, cường quốc, ) - Chỉ trong từ Hán Việt, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt, ) - Từ Hán Việt có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn (tuổi thìn). - Từ Hán Việt mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng: sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn. B) Mẹo tr/ch: - Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( \ ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt. Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt. Cụ thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ
  5. âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ). - Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch): tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm,trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ). - Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ). - Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ). C) Mẹo d/gi/r: - Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ Hán Việt. - Các chữ Hán Việt mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm). - Các chữ Hán Việt mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới) - Các chữ Hán Việt có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền (\) và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca dao, danh dự). - Chữ Hán Việt mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).
  6. HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI BẬC TIỂU HỌC I- BÀI TẬP CHÍNH TẢ: A) Những nội dung cần ôn lại: - Chính tả Phân biệt: l/n ; s/x ; gi/r/d ; ch/tr ; ng/ngh và g/gh. - Quy tắc viết hoa. - Quy tắc đánh dấu thanh. - Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần. B) Bài tập thực hành: (Đáp án là những từ đã gạch chân) Bài tập 1: Hãy chỉ ra các tiếng viết sai chính tả trong các từ sau rồi sửa lại cho đúng: a. no nghĩ b. số lẻ c. lí do con nai ẩn lấp làn gió thuyền nan siêng năng no toan hẻo lánh tính nết mắc lỗi ( Ghi nhớ, nhắc lại : Chính tả P/b: l/n) Bài tập 2: Hãy tìm ra các từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng: a. che chở b. chí hướng c. trong trẻo trung kết che đậy trở về chê trách phương châm câu truyện tránh né trâm biếm trung bình (G/nhớ: Chính tả P/b: ch / tr ) Bài tập 3: Hãy chỉ ra các từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng: a. xa lánh b. thiếu xót c. sản xuất xương gió sơ sinh sơ suất ngôi sao sứ giả suất sắc sinh sống sử dụng xuất hiện (G /nhớ, nhắc lại : P/b : x /s ) Bài tập 4: Hãy tìm ra từ viết đúng chính tả trong các từ sau: a. rá lạnh b. hình ráng c. củ dong riềng da vị ranh giới dong chơi giản dị ranh lam thắng cảnh rông bão con rán tranh dành tháng riêng ( G / nhớ, nhắc lại : Chính tả P/b : gi / r / d ) Bài tập 5: Hãy viết lại những từ viết sai chính tả ở bài tập 4 cho đúng chính tả. Bài tập 6: Hãy tìm ra một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau: a) chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ. b) Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành. c) Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật.
  7. d) Cơm nắm, khô nẻ, lo ấm, trông nom. e) Chia sẻ, sếp hàng, sum sê, xum xuê. f) Bổ sung, xử lí, xơ đồ, san sẻ. Bài tập 7: Tìm 5 từ có các tiếng: a) trang (Đ/án: t/bị, t/sử, t/sức, t/trại, nghĩa/t, t/nam nhi, ) b) tránh (t/mặt, t/né, t/nắng, t/rét, phòng/t, trốn/t, ) c) châm (c/biếm, c/chích, c/chọc, c/chước, c/ngôn, nam/c, phương/c, ) d) chí (c/hướng, c/khí, báo/c, đắc/c, quyết/c, thiện/c, ý/c, ) e) trung (t/bình, t/gian, t/học, t/thành, t/lập, ) f) chung (c/kết, c/khảo, c/thân, c/thuỷ, nói/c, ) g) dành (d/dụm, d/riêng, dỗ/d, để/d, quả/dd, ) h) giành (gi/giật, gi/lấy, gi/nhau, tranh/gi, gi/độc lập, ) i) rành (r/mạch, r/nghề, rr, r/rẽ, r/việc, rõ/r, ) k) xuất (x/bản, x/hiện, x/khẩu, đề/x, đột/x, sản/x, ) l) xử (x/lí, x/sự, x/thế, cư/x, x/trí, xét/x, ) m) sứ (s/giả, s/mệnh, s/quán, ấm/s, bát/s, ) Bài tập 8: Hãy chỉ ra âm chính của các tiếng trong các từ sau: a. nhoẻn cười b. ước muốn c. tia lửa huy hiệu khuya khoắt khúc khuỷu hoa huệ thủa nào mùa quýt khuây khoả thuở xưa khuyên giải ( G/nhớ, nhắc lại : Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần) Bài tập 9: Hãy chỉ ra vị trí dấu thanh ở các tiếng có trong các từ ở BT 8 (giải thích vị trí đánh dấu thanh) Bài tập 10: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa: a) trần hưng đạo, trường sơn, cửu long, pắc pó, y a li, kơ pa kơ lơng. b) ê đi xơn, mê công, lu i pa xtơ, ma lai xi a, trung quốc, ấn độ, lí bạch, trương mạn ngọc. c) đảng cộng sản việt nam, trường mầm non sao mai, tổ chưc nhi đồng liên hợp quốc. ( G/ nhớ, nhắc lại : Quy tắc viết hoa)