Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 9 - Môn: Hoá Học

doc 2 trang hoaithuong97 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 9 - Môn: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_khoi_9_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 9 - Môn: Hoá Học

  1. Phòng gd&đt đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 9 Huyện thọ xuân Năm học: 2010-2011 Môn: hoá học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (4.0 điểm) 1. Từ muối ăn, đá vôi, nước các điều kiện cần thiết khác hãy viết các PTHH điều chế Canxi kim loại, Clorua vôi, Natrihidrocacbonat. 2. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau a) Cho hỗn hợp KHCO3 và KHSO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư b) Cho sắt dư vào dung dịch axit sunfurric đặc nóng được dung dịch A, cho dung dịch A vào dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi. Câu 2. (4.0 điểm) a. Hoà tan m gam một oxit sắt FexOy trong dung dịch axit sunfuric đặc, nóng xảy ra phản ứng: FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 Sau phản ứng sinh ra V lít khí. Mặt khác khử hoàn toàn m gam oxit trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan toàn bộ lượng sắt tạo ra trong dung dịch axit sunfuric đặc, nóng thì thu được 9V lít khí. Tìm công nghiệp thức của oxit sắt; biết các thể tích đo ở cùng điều kiện. b. Cho m gam sắt vào 500 ml dung dịch axit clohiđric 3,5M. Sau phản ứng thu được khí A và dung dịch B. Nhúng một thanh magie kim loại vào dung dịch B. Sau một thời gian, nhấc thanh magie kim loại ra cân lại thấy khối lượng không thay đổi. Tính m và nồng đọ mol của dung dịch B. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 3. (5.0 điểm) a. Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất là MgCl2; CaCl2; Na2SO4; MgCO3; BaCl2. Trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. b. Cho kim loại kali vào dung dịch có chứa ba muối: FeCl2; AlCl3; và CuCl2 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa D. Nung kết tủa D ở nhiệt độ cao, có mặt không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Cho một luồng khí hiđro dư đi qua E nung nóng còn lại chất rắn F. Cho F vào dung dịch axit clohiđric thì thấy F tan một phần thu được dung dich G và còn lại phần không tan H. Giải thích, viết các PTHH biểu diễn phản ứng xảy ra. c. Dẫn một luồng không khí có lẫn các tạp chất: khí hiđro sunfua, khí lưu huỳnh đioxit và khí nitơ đioxit lần lượt đi qua dung dịch nảti hiđroxit, dung dich axit sunfuric đặc và vụn đồng nung nóng. Cuối cùng thu được khí X. Viết các PTHH xảy ra và cho biết thành phần của khí X. Câu 4. (3.0 điểm) Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các PTHH biểu diễn sơ đồ phản ứng sau: A1 + A2 A 3 + A4
  2. A3 + A5 A 6 + A7 A6 + A8 + A9 A 10 A10 A11 + A8 A11 + a4 a1 + a8 Biết A3 là một muối sắt clorua. Cho 1,27 gam A3 tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thu được 2,87 gam kết tủa. Câu 5. (4.0 điểm) Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 vào 500 ml dung dịch HCl dư được dung dịch B, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B được m gam kết tủa, một thời gian sau thấy khối lượng kết tủa tăng lên 0,17 gam. Mặt khác để trung hoà hết lượng axit dư người ta cho vào dung dịch B 2,12 gam Na2CO3, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch B tăng thêm 1,68 gam. 1. Viết các PTHH xảy ra. 2. Tính m 3. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl lúc đầu. (Cho H= 1; Fe= 56; Cl= 35,5 C= 12; K= 39; O= 16; Ba= 137 ). Hết