Đề ôn luyện số 3 môn Sinh 12

docx 9 trang hoaithuong97 5560
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện số 3 môn Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_luyen_so_3_mon_sinh_12.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện số 3 môn Sinh 12

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 3 ĐA Câu 1. Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hơp là: A. 15∘C - 25∘C B. 35∘C - 45∘C C. 45∘C - 55∘C D. 25∘C- 35∘C Câu 2. Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng? A. Dứa B. Rau muống C. Lúa nước D. Lúa mì Câu 3. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. cân bằng với cường độ hô hấp. C. nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Câu 4. Điểm bù ánh sáng là: A. cường độ ánh snasg mà tại đó cây không quang hợp B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất C. cường độ ánh sáng mà tịa đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất Câu 5. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. Câu 6. Điểm bão hòa ánh sáng là: A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp C. cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp Câu 7. Khi môi trường có nhiệt độ cao và trong lục lạp của tế bào mô dậu có lượng O2 hòa tan cao hơn CO2 thì cây nào sau đây không bị giảm lượng sản phẩm quang hợp? A. Dưa hấu B. Ngô
  2. C. Lúa nước D. Rau cải Câu 8. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất. C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. Câu 9. Cường độ ánh sáng tăng thì A. Ngừng quang hợp B. Quang hợp giảm C. Quang hợp tăng D. Quang hợp đạt mức cực đại Câu 10. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là A. 0,01%. B. 0,02%. C. 0,04%. D. 0,03%. Câu 11. Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, cac loài cây thuộc nhóm nào sau đây có hô hấp sáng? A. Cây thuộc nhóm C3 B. Cây thuộc nhóm C4 C. Cây thuộc nhóm C3 và C4 D. Cây thuộc nhóm thực vật CAM Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng? A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO 2 thuận lợi cho quang hợp. B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO 2 thuận lợi cho quang hợp. C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO 2 thuận lợi cho quang hợp. D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO 2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 13. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp. C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Câu 14. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
  3. 1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. 2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím. 3. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng. 4. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. 5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 350 C rồi sau đó giảm mạnh. Phương án trả lời đúng là: A. (1) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (2), (3), (4) và (5). Câu 15. Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa: A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật C. Làm sạch môi trường D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O Câu 16. Trong hô hấp hiếu khí, dòng di chuyển điện tử được mô tả theo sơ đồ nào sau đây? A. Nguyên liệu hô hấp → chu trình Crep → NAD và ATP B. Nguyên liệu hô hấp → NADH → chuỗi truyền e → O2 C. Nguyên liệu hô hấp → ATP → O2 D. Nguyên liệu hô hấp → đường phân → chu trình crep → NADH → ATP Câu 17. Hệ số hô hấp (RQ) là: A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp B. Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp C. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp D. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp Câu 18. Chu trình Crep diễn ra trong A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân. Câu 19. Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấ hiếu khí, phát biểu nào sau đây sai? A. Giai đoạn đường phân hình thành NADH
  4. B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucozo C. Giai đoạn đường phân hình thành 1 ít ATP D. Giai đoạn đường phân cắt glucozo thành axit piruvic Câu 20. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp. B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep. C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân. Câu 21. Khi nói về hô hấp và quan hệ dinh dưỡng nito, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ hô hấp tăng thì NH3 trong cây cũng tăng B. Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH3 trong cây giảm C. Việc tăng giảm của quá trình hô hấp và lượng NH 3 trong cây không liên quan nhau D. Cường độ hô hấp tăng thì hàm lượng protein trong cây giảm Câu 22. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh Câu 23. trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuối truyền electron. B. chương trình Crep. C. đường phân. D. tổng hợp Axetyl - CoA. Câu 24. Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò: A. là chất cho electron B. là chất nhận electron cuối cùng C. làm chất trung gian chuyền e D. chất khử trong chuỗi truyền e Câu 25. Tiêu hóa là quá trình: A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được Câu 26. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  5. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 27. Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào B. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa C. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim D. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa Câu 28. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 29. Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây? A. Protein B. Tinh bột chín C. Lipit D. Tinh bột sống Câu 30. Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là: A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà B. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học D. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học Câu 31. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa? A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản. Câu 32. Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng A. làm tăng nhu động ruột B. làm tăng bề mặt hấp thụ C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học Câu 33. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
  6. A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. B. dịch tiêu hóa được hòa loãng. C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng. D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. Câu 34. Ở động vật có ống tiêu hóa A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 35. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn Câu 36. Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa: A. Thực quản B. Tuyến nước bọt C. Khoang miệng D. Dạ dày Câu 37. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản. C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào. Câu 38. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 39. Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
  7. 1. Hình thành không bào tiêu hóa; 2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được; 3. Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn; 4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa; 5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất; 6. Chất thải, chất bã được xuất bào Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là: A. 1-2-3-4-5-6 B. 3-1-4-2-5-6 C. 3-1-2-4-5-6 D. 3-6-4-5-1-2 Câu 40. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng A. từ thức ăn cho cơ thể. B. và năng lượng cho cơ thể. C. cho cơ thể. D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. Câu 41. Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa B. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa C. Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học D. Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự tham gia của các enzim Câu 42. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. Câu 43. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn Câu 44. Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây? A. Protein B. Tinh bột chín
  8. C. Lipit D. Tinh bột sống Câu 45. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là A. răng cửa giữa và giật cỏ B. răng nanh nghiền nát cỏ C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ D. răng nanh giữ và giật cỏ Câu 46. Những động vật nào sau đây dạ dày có 4 ngắn? A. Trâu, dê, cừu B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu C. Ngựa, thỏ, chuột D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, trâu Câu 47. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ? A. Dạ cỏ B. Dạ lá sách C. Dạ tổ ong D. Dạ múi khế Câu 48. Xét các loài sau: (1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu (5) Bò (6) Cừu (7) Dê Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn? A. (4), (5), (6) và (7) B.(1), (3), (4) và (5) C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (4), (5) và (7) Câu 49. Trâu bò chỉ ăn cỏ, nhưng trong máu của loài động vật này có hàm lượng axit amin (aa) rất cao. Nguyên nhân là vì: A. trâu, bò có dạ dày 4 túi nên tổng hợp tất cả các aa cho riêng mình B. trong dạ dày trâu, bò, có vi sinh vật chuyển hóa đường thành aa và protein C. cỏ có hàm lượng aa và protein rất cao D. ruột của trâu, bò không hấp thụ aa Câu 50. Khi nói về hoạt động tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở động vật nhại lại và động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở động vật nhai lại có hiệu qua hơn vì thức ăn được tiêu hóa kĩ hơn B. Ở động vậy ăn thực vật có dạ dày đơn biến đổi sinh học xảy ra ở manh tràng phần thức ăn còn lại được hấp thụ ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa thấp và hấp thụ kém hơn C. Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là dạ dày múi khế
  9. D. Ở động vật nhai lại thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, sau đó tiếp tục biến đổi sinh học ở manh tràng và hấp thụ ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ cao