Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Sinh học, phát huy tư duy tích cực tiến hóa. Sinh thái học

doc 48 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Sinh học, phát huy tư duy tích cực tiến hóa. Sinh thái học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_sinh_hoc_phat_huy_tu.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Sinh học, phát huy tư duy tích cực tiến hóa. Sinh thái học

  1. (2) Giữa người và gôrilla có sai khác 2 bộ ba mã di truyền. (3) Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi. (4) Giữa người và đười ươi có sai khác 4 bộ ba mã di truyền. A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 7: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1). Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. (2). Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. (3). Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. (4). Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. A. 2.B. 0.C. 4.D. 3. Câu 8: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài. (2). Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài. (3). Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ có nguồn gốc chung là bằng chứng tiến hóa ở mức độ sinh học phân tử. (4). Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo cơ quan của các loài khác nhau. (5). Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng sinh học phân tử. A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 9: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về các bằng chứng phản ánh sự tiến hóa phân li? (1). ADN của các loài khác nhau có thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit khác nhau. (2). Prôtêin ở các loài khác nhau có thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các loại axit amin khác nhau. (3). Các loài khác nhau sử dụng các bộ mã di truyền khác nhau. (4). Tế bào ở các nhóm sinh vật khác nhau có một số đặc điểm cấu trúc khác nhau. (5). Tế bào ở các nhóm sinh vật khác nhau có phương thức sinh sản khác nhau. (6). Xương chi trước ở các loài động vật khác nhau như người, ngựa, chim, dơi; có các xương phân bố theo trình tự giống nhưng cấu tạo về chi tiết của các xương này rất khác nhau. A. 1.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 10: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu phản ánh sự tiến hóa đồng quy? (1). Gai cây hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân, gai cây xương rồng là biến dạng của lá. (2). Cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú nhưng cả hai loài này đều sống trong môi trường nước nên có hình thái tương tự nhau. (3). ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit cơ bản là A,T,G,X. (4). Các loài sinh vật khác nhau đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. (5). Các loài sinh vật khác nhau đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (6). Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một vài dạng tổ tiên chung ban đầu. (7). Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 4
  2. A. 2.B. 3.C. 4.D. 6. Hình minh họa sự tiến hóa đồng qui Hình minh họa sự tiến hóa phân li (biến dạng của lá) Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 5
  3. PHẦN B: CƠ CHẾ TIẾN HÓA Câu 11: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì: (1) quần thể quy tụ mật độ cá thể cao, có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín. (2) giữa các quần thể có khả năng cách li sinh sản và vốn gen không bị biến đổi. (3) quần thể có tính toàn vẹn di truyền và có tính đặc trưng cao. (4) quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. (5) quần thể có khả năng biến đổi gen và trao đổi gen với các quần thể lân cận cùng loài. Phương án đúng là: A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 3, 4, 5. Câu 12: Hãy nghiên cứu hình ảnh dưới đây và cho biết tại sao hai loài sóc ở hai khu vực(hai châu lục) khác nhau nhưng lại có hình thái và khả năng giống nhau? A. Do điều kiện môi trường ở hai khu vực này giống nhau nên CLTN tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp theo cùng một hướng dẫn đến hai loài này tuy sống rất cách xa nhau nhưng vẫn có những đặc điểm hình thái và chức năng giống nhau. B. Do điều kiện môi trường ở hai khu vực này khác nhau nhưng hai hoài này lại phát sinh những đột biến giống nhau dẫn đến hai loài này tuy sống rất cách xa nhau nhưng vẫn mang hình thái và chức năng giống nhau. C. Do điều kiện môi trường ở hai khu vực này khác nhau nên CLTN tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp theo cùng một hướng dẫn đến hai loài này tuy sống rất cách xa nhau nhưng vẫn mang hình thái và chức năng giống nhau. D. Do điều kiện môi trường ở hai khu vực này giống nhau nên hai hoài này phát sinh những đột biến giống nhau dẫn đến hai loài tuy sống rất cách xa nhau nhưng vẫn mang hình thái và chức năng giống nhau. Câu 13: Theo Đacuyn, biến dị cá thể là A. sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. B. những biến đổi của cơ thể sinh vật nhằm giúp chúng thích nghi tốt hơn với môi trường sống. C. sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau. D. sự biến đổi đồng loạt của các cá thể cùng loài dưới sự tác động của môi trường sống. Câu 14: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là A. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật trong điều kiện sống của nó. B. đào thải các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình không thích nghi với môi trường sống. C. tạo ra những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 6
  4. D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người cũng như bản thân sinh vật. Câu 15: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là A. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị cho con người và bản thân sinh vật. B. đào thải các biến dị bất lợi cho con người và bản thân sinh vật. C. vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. D. vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật. Câu 16: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên nòi sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản. D. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 17: Có một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có một số ít cá thể có kiểu hình đốm trắng; những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim săn mồi. Một công ti xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là A. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần. B. sau hai thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng C. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm D. tỉ lệ các loại cá có hai kiểu hình khác nhau không thay đổi Câu 18: Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1). phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2). kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3). CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4). biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5). số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao. (6). các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải. (7). loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung. Phương án đúng là A. (4), (6), (7).B. (1), (3), (4). C. (2), (5), (7).D. (1), (2), (4). Câu 19: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? (1). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2). Kết quả của tiến hoá nhỏ là sự hình thành loài mới. (3). Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể. (4). Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian tương đối dài (hàng triệu năm). (5). Tiến hóa nhỏ được diễn ra nhờ sự tác động của các yếu tố: CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di-nhập gen, đột biến. A. 2. B. 3. C. 1.D. 4. Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tiến hóa theo quan niệm hiện đại? Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 7
  5. (1). Tiến hóa lớn diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài. (2). Kết quả tiến hóa lớn làm xuất hiện các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. (3). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài. (4). Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một loài. (5). Loài mới được xem là ranh giới của tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. A. 2. B. 3. C. 1.D. 0. Câu 21: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ? (1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài. (2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. (4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến. (5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. A. 5.B. 3.C. 1.D. 4. Câu 22: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 23: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 24: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 25: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường? A. Chọn lọc tự nhiên.B. Di-nhập gen. C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 26: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen theo hướng không xác định? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 27: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen theo hướng xác định? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 8
  6. Câu 28: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 1.B. 3.C. 0.D. 2. Câu 29: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể? (1). Chọn lọc tự nhiên. (2). Đột biến. (3). Giao phối không ngẫu nhiên. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Di-nhập gen. A. 4.B. 3.C. 0.D. 2. Câu 30: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, nhân tố nào làm thay đổi tần số kiểu gen về một gen nào đó một cách nhanh nhất? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Di-nhập gen hay biến động di truyền ở một quần thể có kích thước lớn. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 31: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan điểm tiến hóa hiện đại? (1). Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. (2). Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. (3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. (4). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. (5). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chống lại alen lặn. (6). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. (7). Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (8). Chọn lọc tự nhiên đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. A. 1.B. 3.C. 4.D. 2. Câu 32: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên? (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, dẫn đến giảm sự đa dạng di truyền. (6). Luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 33: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của giao phối không ngẫu nhiên? (1). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2). Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (3). Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4). Làm nghèo vốn gen của quần thể, dẫn đến giảm sự đa dạng di truyền. (5). Không thay đổi tần số alen nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng xác định. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 9
  7. A. 1.B. 3.C. 2.D. 5. Câu 34: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của di- nhập gen? (1). Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (2). Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (3). Làm nghèo vốn gen của quần thể, dẫn đến giảm sự đa dạng di truyền. (4). Không thay đổi tần số alen nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng xác định. (5). Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (6). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi theo hướng không xác định. A. 1.B. 3.C. 2.D. 0. Câu 35: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen? (1). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng không xác định. (2). Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá. (3). Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4). Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. A. 1.B. 3.C. 4.D. 2. Câu 36: Hình ảnh dưới đây mô tả hiện hiện tượng di- nhập gen giữa hai quần thể cùng loài. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết, trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể I sẽ bị thay đổi rất lớn. (2). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể II không bị thay đổi mà chỉ phong phú hơn. (3). Tần số alen và tần số kiểu gen của cả hai quần thể đều bị thay đổi. (4). Quần thể I chỉ thay đổi về tần số kiểu gen, quần thể II chỉ bị thay đổi tần số alen. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới như sau: Môi trường sống của quần thể ban đầu không thuận lợi nên số lượng cá thể đã giảm sút vào thế “cổ chai”; chỉ một số ít cá thể trong quần thể được sống sót, sau đó gặp điều kiện thuận lợi quần thể lại phát triển. Nhận xét đúng là A. quần thể được khôi phục có tần số alen và tần số kiểu gen giống với quần thể ban đầu. B. quần thể được khôi phục có tần số alen giống với quần thể ban đầu nhưng có sự khác nhau về tần số kiểu gen. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 10
  8. C. quần thể được khôi phục có tần số kiểu gen giống với quần thể ban đầu nhưng có sự khác nhau về tần số alen. D. quần thể được khôi phục có tần số alen và tần số kiểu gen khác với quần thể ban đầu. Câu 38: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không bao giờ loại hết alen lặn có hại ra khỏi quần thể vì A. alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp. B. alen lặn sẽ không bao giờ biểu hiện thành kiểu hình. C. alen lặn chỉ tồn tại trong các cá thể có kiểu gen ở trạng thái dị hợp. D. ở trạng thái đồng hợp, alen lặn sẽ không biểu hiện thành kiểu hình có hại. Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không thể đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn. B. chọn lọc chống lại alen lặn. C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.D. chọn lọc chống lại alen trội. Câu 40: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại? (1). Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. (2). Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động. (3). Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể. (4). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. (5). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen lặn hay chống lại alen trội. (6). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần số alen của quần thể. A. 1.B. 3.C. 4.D. 2. Câu 41Trong số các xu hướng sau,có bao nhiêu xu hướng thường xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần? (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. (6) Đa dạng về kiểu gen. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện. A.6. B. 5. C.4. D. 3. Câu 42[ ĐH 2012]: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 11
  9. Câu 43: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về nguồn biến dị di truyền của quần thể? A. Quá trình đột biến phát sinh nguồn biến dị sơ cấp cho quần thể. B. Quá trình giao phối tạo ra nguồn biến dị thứ cấp. C. Hiện tượng nhập gen có thể làm cho nguồn biến dị của quần thể phong phú hơn. D. Tiến hóa vẫn có thể xảy ra nếu trong quần thể không có các biến dị di truyền. Câu 44: Nói về cơ chế tiến hoá theo quan niệm hiện đại: (1) Các quần thể muỗi hôm nay có khả năng kháng với một loại thuốc diệt muỗi đặc biệt, mặc dù vậy chính loài này lại không kháng được thuốc khi phun lần đầu tiên. Các nhà khoa học tin rằng khả năng kháng thuốc được tiến hoá trong quần thể muỗi bởi vì một số cá thể muỗi đã có khả năng kháng thuốc sau khi phun thuốc, và vì vậy chúng đã sống sót để sinh sản. (2) Quần thể bướm là cân bằng Hacdi - Vanbec. Điều kiện không làm phá vỡ cân bằng là các cá thể giao phối tự do với nhau. (3) Theo thuyết tiến hoá trung tính của Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên. (4) Trong quần thể gấu, con gấu bắt được nhiều mồi nhất được coi là thích nghi nhất. (5) Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và giữ lại cả những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. (6) Một loài mới có thể được hình thành trong vòng một thế hệ nếu thay đổi số lượng nhiễm sắc thể để tạo ra sự ngăn cách về sinh sản. (7) Để thành công trong tiến hoá thì sinh vật phải có số lượng lớn các đột biến. (8) Chọn lọc tự nhiên đôi khi được mô tả như sự sống sót của những dạng thích nghi nhất. Tiêu chuẩn chính xác nhất để đánh giá một sinh vật thích nghi nhất là khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt. (9) Cho dù hải cẩu và chim cánh cụt có cùng hình dáng giống cá và có lớp mỡ dưới da dày, chúng không phải là loài có quan hệ họ hàng gần nhau. Sự tương tự này là kết quả của tiến hoá song song. (10) Hai nhóm sinh vật thuộc hai loài khác nhau, thì dòng gen giữa hai nhóm là không thể, mặc dù không có chướng ngại vật. Số phát biểu đúng là: A. 8 . B. 5. C. 7 . D. 9. Câu 45: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài là đúng? (1). Các cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. (2). Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau và ngăn cản sự thụ tinh hình thành hợp tử. (3). Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản hợp tử phát triển phôi thai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. (4). Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. (5). Cách li sau hợp tử là thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển hoặc phôi được tạo thành nhưng lại chết non, hoặc con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản. A. 5.B. 3. C. 4.D. 2. Câu 46: Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau thì được gọi là A. cách li sinh thái.B. cách li tập tính. C. cách li thời gian.D. cách li cơ học. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 12
  10. Câu 47: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối khác nhau nên giữa chúng thường không giao phối với nhau thì được gọi là A. cách li nơi ở.B. cách li tập tính. C. cách li thời gian.D. cách li cơ học. Câu 48: Các cá thể thuộc các loài khác nhau nên có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau thì được gọi là A. cách li sinh thái.B. cách li tập tính. C. cách li thời gian.D. cách li cơ học. Câu 49: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau thì được gọi là A. cách li nơi ở.B. cách li tập tính. C. cách li thời gian.D. cách li cơ học. Câu 50: Trong các hiện tượng dưới đây, có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự cách li trước hợp tử? (1). Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè. (2). Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3). Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4). Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. (5). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất. A. 5.B. 3. C. 4.D. 2. Câu 51: Trong các hiện tượng dưới đây, có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự cách li sau hợp tử? (1). Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối với nhau do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp. (2). Hai loài chim chân xanh ở đảo Galapagos không thể giao phối với nhau do chúng thực hiện những điệu múa quyến rũ bạn tình khác nhau trước khi giao phối. (3). Trứng nhái được thụ tinh với tinh trùng của cóc nhưng hợp tử không phát triển. (4). Một số phân loài kì giông Ensatina có thể giao phối với nhau nhưng con lai phát triển không đầy đủ hoặc có sức sống kém. (5). Lừa và ngựa có thể giao phối với nhau tạo ra con lai có sức sống tốt nhưng bất thụ. A. 4.B. 1. C. 3.D. 2. Câu 52: Cho các hiện tượng dưới đây: (1). Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè. (2). Hai loài chim chân xanh ở đảo Galapagos không thể giao phối với nhau chúng thực hiện những điệu múa quyến rũ bạn tình khác nhau trước khi giao phối. (3). Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4). Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. (5). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất. Hiện tượng thể hiện sự cách li sinh thái và cách li tập tính lần lượt là A. (1), (2).B. (2), (3). C. (4), (5).D. (4), (1). Câu 53: Cho các hiện tượng sau đây: (1). Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối với nhau do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp. (2). Lừa và ngựa có thể giao phối với nhau tạo ra con lai có sức sống tốt nhưng bất thụ. (3). Trứng nhái được thụ tinh với tinh trùng của cóc nhưng hợp tử không phát triển. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 13
  11. (4). Một số phân loài kì giông Ensatina có thể giao phối với nhau nhưng con lai phát triển không đầy đủ hoặc có sức sống kém. (5). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất. Hiện tượng thể hiện sự cách li nơi ở và cách li cơ học lần lượt là A. (5), (1).B. (4), (2). C. (3), (1).D. (2), (3). Câu 54: Hình ảnh sau đây mô tả sự cách li trước hợp tử của một số loài động vật. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét không đúng? (1). Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối với nhau do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp là cách li tập tính. (2). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất là cách li thời gian (mùa vụ). (3). Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè là cách li nơi ở. (4). Hai loài chim chân xanh ở đảo Galapagos không thể giao phối với nhau chúng thực hiện những điệu múa hấp dẫn bạn tình khác nhau trước khi giao phối là cách li cơ học. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 55: Hình ảnh dưới đây mô tả con đường hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh sau và cho biết trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Hai quần thể bị phân tách sẽ được chọn lọc tự nhiên tích lũy những đột biến, biến dị tổ hợp theo hai hướng khác nhau dẫn đến vốn gen của hai quần thể sẽ bị phân hóa. (2). Mực nước biển dâng cao làm cho quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau. Hai quần thể này chịu tác động của điều kiện tự nhiên khác nhau và không thể giao phấn với nhau do chướng ngại vật địa lí được gọi là cách li sinh sản. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 14
  12. (3). Khi chướng ngại vật không còn, hai quần thể thực vật cùng sinh sống ở vùng tiếp giáp nhưng không tạo được cây lai gọi là cách li di truyền. (4). Mực nước biển dâng cao làm quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể này. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 56: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành cây lai hữu thụ Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Cây lai Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) có khả năng sinh sản hữu tính và đã cách li sinh sản với hai loài bố mẹ nên được gọi là loài mới. B. Cây lai Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) được gọi là loài mới khi đã phát triển thành một quần thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. C. Cây lai Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội khác nhau dẫn đến quá trình giảm phân bị trở ngại. D. Cây lai Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) và hai dạng bộ mẹ là các cây cùng loài do chúng có sự giống nhau về nhiễm sắc thể. Câu 57: Hình ảnh dưới đây mô tả sự hình thành loài cá mới tại một hồ nước ở châu Phi. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Khi chiếu ánh sáng đơn sắc thì hai cá thể vẫn giao phối với nhau và sinh con nên có thể kết luận hai cá thể này vẫn thuộc cùng một loài. (2). Trong tự nhiên các cá thể khác màu này không giao phối với nhau, hay nói cách khác giữa chúng đã xảy ra sự cách li sinh sản. Vì thế hai cá thể khác màu này thuộc hai loài khác nhau. (3). Các cá thể khác màu đang trên con đường tách biệt để hình thành hai loài khác nhau vì chỉ trong tự nhiên mới không có dạng con lai, còn khi chiếu ánh sáng chúng vẫn tạo con lai. (4). Ban đầu các cá thể cùng màu và thuộc cùng một loài nhưng do đột biến và biến dị tổ hợp phát sinh nên một số cá thể có màu sắc khác dẫn đến thay đổi tập tính giao phối. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 58: Hình ảnh sau đây mô tả sự hình thành loài bằng con đường sinh thái ở các quần thể thực vật ở sông Vônga. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng? Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 15
  13. A. Do chênh lệch về thời kì sinh sản, các nòi sinh thái ở bãi bồi không giao phối với các nòi tương ứng ở phía trong bờ sông. Với điều kiện đó, sự tích lũy các đột biến theo các hướng khác nhau có thể sẽ làm phát sinh những loài mới. B. Ban đầu cỏ râu róm chỉ có trong phía trong bờ sông, về sau một số cá thể phát tán ra phía ngoài bãi bồi. Do môi trường sống ở phía bãi bồi và bờ sông có sự khác nhau nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến theo các hướng khác nhau. Từ đó chúng có thời kì sinh sản khác nhau. C. Nòi cỏ sâu róm sống ở phía trong bờ sông ra hoa kết hạt vào mùa lũ; nòi cỏ sâu róm sống ở phía ngoài bãi bồi có chu kì sinh trưởng rút ngắn, ra hoa và kết hạt trước khi mùa lũ về. Sự chệnh lệch về thời kì sinh sản như vậy được giải thích là do hai nòi này chịu sự tác động của các điều kiện sinh thái khác nhau nên phát sinh những đột biến khác nhau, các đột biến này dẫn đến có sự khác nhau về thời kì sinh sản của hai nòi. D. Hai quần thể cỏ sâu róm sống chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác nhau nên được CLTN tích lũy các đột biến khác nhau, dần dần chúng có sự khác nhau về thời kì sinh sản và tạo thành hai nòi sinh thái khác nhau. Sự phân hóa vốn gen của hai nòi này đến một mức nào đó chúng sẽ trở thành hai loài khác nhau. Câu 59: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại từ các loài loài lúa mì hoang dại và cỏ dại. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ NST gồm ba NST lưỡng bội của ba loài khác nhau. (2). Loài lúa mì (T. aestivum) được hình thành bằng con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa. (3). Loài lúa mì (T. aestivum) không có khả năng sinh sản hữu tính do giảm phân rối loạn. (4). Loài lúa mì (T. aestivum) đã cách li sinh sản với các loài lúa mì hoang dại và cỏ dại. A. 1.B. 0. C. 3. D. 2. Câu 60: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông từ quần thể kỳ giông Oregon. Hãy nghiên cứu hình ảnh và sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng. (1). Các quần thể sống trong hai môi trường khác nhau, không giao phối được với nhau và được chọn lọc tự nhiên tích Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 16
  14. lũy các đột biến, các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau. (2). Hình thành các nòi địa lí khác nhau. (3). Quần thể Oregon(quần thể ban đầu) sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở rộng khu phân bố. (4). Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di truyền đến mức vốn gen của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành. (5). Các quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí. A. (2)→(1)→(3)→(5)→(4).B. (1)→(3)→(4)→(5)→(2). C. (3)→(5)→(1)→(2)→(4). D. (5)→(3)→(1)→(2)→(4). Câu 61: Hình ảnh mô tả hai loài sóc đất ở Hoa kì phân bố ở hai vùng khác nhau do bị chia cắt bởi khe núi sâu. Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Khe núi sâu là chướng ngại vật địa lí chia cắt các quần thể của tất cả các loài sinh vật. (2). Khe núi sâu là nguyên nhân trực tiếp làm phân hóa vốn gen của các quần thể sóc. (3). Hai quần thể sóc sống trong hai môi trường khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biến dị di truyền theo hai hướng khác nhau, dần dần tạo thành hai nòi địa lí rồi đến loài mới. (4). Khe núi sâu ngăn cản sự giao phối giữa hai quần thể, góp phần phân hóa vốn gen. (5). Chọn lọc tự nhiên là tác nhân gián tiếp gây ra sự phân hóa phân gen giữa hai quần thể. (6). Hai quần thể sóc không giao phối được với nhau nên phát sinh các đột biến, biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau; từ đó hình thành hai loài khác nhau. A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 62: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Chướng ngại vật địa lí là điều kiện đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân li của các quần thể trong loài gốc. B. Các quần thể sau một thời gian bị cách li, chúng cùng chung sống trở lại, giao phối với nhau và sinh con lai có sức sống tốt, sinh sản bình thường. Ta có thể kết luận quá trình hình thành loài không xảy ra. C. Các quần thể sau một thời gian bị cách li, chúng cùng chung sống trở lại nhưng không giao phối với nhau. Ta có thể kết luận quá trình hình thành loài đã xảy ra. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 17
  15. D. Các quần thể bị cách li địa lí một thời gian kéo dài sẽ luôn dẫn đến cách li sinh sản và loài mới được hình thành. Câu 63: Hình ảnh mô tả quá trình hình thành loài trên các đảo đại dương. Hãy nghiên cứu hình ảnh và giải thích tại sao trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên trái đất). Trong các cách giải thích sau đây, tổ hợp cách giải thích đúng là (1). Một số ít cá thể di cư tới đảo thành lập quần thể mới; lúc này số lượng cá thể trong quần thể còn ít nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết đã làm phân hóa vốn gen của các quần thể. (2). Do khoảng cách của đất liền và đảo đại dương là khá lớn nên hiện tượng di - nhập gen hầu như đã không xảy ra. Đây là một nhân tố góp phần làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể. (3). Điều kiện sống trên đảo và đất liền khác nhau nên các quần thể sống trên đó phát sinh những đột biến theo các hướng khác nhau, đo đó vốn gen các quần thể bị phân hóa. (4). Do điều kiện sống đảo đại dương và đất liền có sự khác nhau nên chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau đã làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể. (5). Môi trường trên đảo và đất liền khác nhau, các cá thể phải biến đổi để thích nghi với mỗi loại môi trường cụ thể. Do đó vốn gen của các quần thể sẽ bị phân hóa theo nhiều hướng khác nhau. (6). Một số ít di cư tới đảo thành lập quần thể mới. Ban đầu, do số lượng cá thể ít nên các yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò làm phân hóa vốn gen của quần thể mới với quần thể gốc. A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (3), (5), (6). D. (1), (3), (4), (6). Câu 64: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài bằng cơ chế tự đa bội. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. (2). Tế bào hợp tử được gọi là thể tứ bội. (3). Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở tế bào sinh dục của bố và mẹ đã xảy ra hiện tượng không phân li của tất cả nhiễm sắc thể ở kì sau I của quá trình giảm phân. (4). Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở tế bào sinh dục của bố và mẹ đã xảy ra hiện tượng không phân li của tất cả nhiễm sắc thể ở kì sau II của quá trình giảm phân. (5). Tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ và cơ thể phát triển từ hợp tử được tạo ra từ quá trình trên ta sẽ thu được con lai có khả năng sinh sản hữu tính. A. 1. B. 4.C. 3. D. 2. Câu 65: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế đa bộ hóa khác nguồn. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1). Hợp tử (1) mang bộ nhiễm sắc thể đơn Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 18
  16. bội của hai loài khác nhau, hợp tử (2) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. (2). Hợp tử (2) được gọi là thể tứ bội. (3). Trong quá trình nguyên phân của hợp tử (1), tất cả các nhiễm sắc thể trong tế bào xảy ra hiện tượng không phân li ở kì sau. (4). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) sẽ cách li sinh sản với loài A nhưng không cách li sinh sản với loài B. (5). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) không có khả năng sinh sản hữu tính. (6). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (1) giảm phân bất thường nên đã tạo được các giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau. A. 3.B. 4. C. 5.D. 6. Câu 66: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài bằng đột biến lớn. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Quá trình giảm phân tạo giao tử (1) của cá thể thuộc loài A xảy ra hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau I hoặc kì sau II. (2). Quá trình giảm phân tạo giao tử (2) của cá thể thuộc loài B diễn ra bình thường. (3). Hợp tử (1) mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau. (4). Quá trình phát sinh giao tử của cá thể được phát triển từ hợp tử (1) diễn ra bình thường. (5). Hợp tử (2) có bộ nhiễm sắc thể gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. (6). Hợp tử (2) được gọi là thể tam bội. A. 2.B. 5. C. 4.D. 3. Câu 67: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài? (1). Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. (2). Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở thực vật xảy và các loài động vật ít có khả năng di chuyển. (3). Hình thành loài loài mới bằng lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra đối với các loài động vật. (4). Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. (5). Quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 68: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói đến tiến hóa nhỏ? (1). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2). Sự biến đổi vốn gen trong quá trình tiến hóa nhỏ luôn dẫn đến sự hình thành loài mới. (3). Giao phối ngẫu nhiên là một trong các tác nhân gây ra tiến hóa nhỏ. (4). Đột biến nhiễm sắc thể không phải là nguyên nhân gây ra tiến hóa nhỏ. (5). Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một loài. (6). Một nhân tố được xem là gây ra tiến hóa nhỏ thì nhân tố đó phải gây ra sự biến đổi đồng thời tần số alen và thành phần kiểu gen. A. 5.B. 3. C. 4.D. 3. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 19
  17. Câu 69: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa? (1) Giao phối cận huyết và tự thụ phấn luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống (2) Mặc dù đa số đột biến gen là có hại trong những điều kiện mới hoặc trong tổ hợp gen thích hợp thì có thể có lợi. (3) Đột biến gen luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi. (4) Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. (5) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST. (6) Quá trình chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có tác dụng định hướng trong việc làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (7) Di - nhập gen có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể di cư và quần thể được nhập cư. (8) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một gen có lợi nào đó ra khỏi quần thể (9) Quá trình đột biến nhanh chóng làm thay đổi tần số tương đối của các alen từ đó nhanh chóng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể . (10) Quá trình đột biến là một nhân tố tiến hóa có tác dụng định hướng làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. A. 3. B.4. C.5. D.6. Câu 70: Cho những phát biểu sau về cơ chế tiến hoá theo quan niệm hiện đại (1) Đảo đại dương thường được gọi là" phòng thí nghiệm tự nhiên cho nghiên cứu tiến hoá", bởi vì chúng rất trẻ về phương diện địa chất. (2) Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều. Điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía bắc là ví dụ của ảnh hưởng thắt cổ chai. (3) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không ảnh hưởng đến tần số alen. (4) Dòng gen là nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen do ảnh hưởng thắt cổ chai. (5) Ảnh hưởng của phiêu bạt di truyền lên tần số alen của quần thể là làm thay đổi tần số alen của quần thể có sự thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên, thường xảy ra với quần thể lớn. (6) Một alen lặn ở trạng thái đồng hợp gây bệnh lùn ở người. Ở một quần thể trong đất liền, những người bị bệnh này là trên 1/1000 cá thể. Một bộ lạc bao gồm 12.000 cá thể sống ở một đảo gần đó, bệnh này xảy ra với 1/14 người. Những cá thể thuộc bộ lạc đó là con cháu của 30 người di cư từ đất liền tới đảo. Đây là ví dụ của hiệu ứng thắt cổ chai. (7) Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. Những phát biểu đúng là A. 2, 4, 5, 6. B. 1, 3, 6, 7. C. 2, 3, 7 D. 3, 4, 5, 6. Câu 71: Đặc điểm chung của quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái là A. điều kiện đầu tiên là các quần thể cùng loài phải bị những tác nhân ngăn cản sự trao đổi vốn gen, điều kiện tiếp theo là các quần thể phải bị các tác nhân tố tiến hoá tác động làm phân hóa vốn gen giữa chúng. B. các quần thể cùng loài bị các chướng ngại vật địa lí làm ngăn cản quá trình giao phối, chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen giữa chúng; sự phân hóa có thể dẫn đến cách li sinh sản. C. các quần thể quần thể cùng loài có thể bị phân hóa vốn gen theo các hướng khác nhau dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên, mà không cần có các trở ngại về mặt địa lí làm ngăn cản quá trình trao đổi gen. D. các quần thể cùng loài có tập tính giao phối khác nhau nên chúng không giao phối với nhau, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác tác động làm phân hóa vốn gen giữa hai quần thể. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 20
  18. Câu 72: Một quần thể cá có màu đỏ, đột biến mới phát sinh nên một số cá thể có màu xám. Những cá thể đột biến này thích giao phối với nhau hơn mà ít giao phối với cá thể bình thường. Qua thời gian sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thể mới. Quá trình này cứ tiếp diễn và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến cách li sinh sản với quần thể gốc và loài mới hình thành. Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng A. cách li tập tính.B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản.D. cách li địa lí. Câu 73: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? (1). Loài mới được hình thành bằng đột biến lớn luôn có bộ nhiễm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. (2). Hình thành loài mới bằng cơ chế(con đường) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí. (3). Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái luôn có sự gắn liền với quá trình cách li sinh sản. (4). Quá trình hình thành loài mới bằng đột biến lớn diễn ra nhanh hơn các con đường(cơ chế) hình thành thành loài còn lại. (5). Quá trình hình thành loài mới không liên quan đến sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (6). Quá trình lai xa (lai khác loài) và đa bội hóa luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản nhưng loài mới thì có thể không được hình thành. A. 6. B. 4.C. 5.D. 3. Câu 74: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới? (1). Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. (2). Cách li địa lí làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (3). Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (4). Cách li địa lí hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. (5). Cách li địa lí làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. (6). Cách li địa lí làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng biến dị di truyền trong quần thể. A. 5. B. 4.C. 6.D. 3. Câu 75: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn quan trọng nhất là cách li sinh sản. (2). Khi hai cá thể khác giới cùng sống trong một sinh cảnh nhưng không thể giao phối với nhau thì ta có thể kết luận hai cá thể sinh vật này thuộc hai loài khác nhau. (3). Đối với loài tự thụ phấn ta không thể sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt hai loài khác nhau. (4). Những cá thể sống trong trong những khu vực địa lí khác nhau nên không thể giao phối với nhau thì ta có thể kết luận hai cá thể sinh vật này thuộc hai loài khác nhau. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 76: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực. Cho các giải thích sau: (1). Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen không tồn tại thành từng cặp alen. (2). Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn. (3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. (4). Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. (5). Vi khuẩn có ít gen có khả năng chống chịu nên dễ bị đào thải. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 21
  19. (6). Vi khuẩn có kích thước bé và môi trường sống của chúng hay thay đổi. Số giải thích đúng là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 77: Trong các cơ chế hình thành loài dưới đây, cơ chế hình thành loài mới nhanh nhất là A. hình thành loài bằng cách li địa lí. B. hình thành loài bằng cách li sinh thái. C. hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa. D. hình thành loài bằng cách li tập tính. Câu 78: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Vônga (cỏ băng, cỏ sâu róm ) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể cùng loài tương ứng ở phía trong bờ sông nhưng chúng sai khác nhau về đặc tính sinh thái. Chu kì sinh trưởng của thực vật bãi bồi bắt đầu muộn, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, tương ứng với thời điểm kết thúc mùa lũ hằng năm và ra hoa kết hạt trước khi mùa lũ về. Trong khi đó các quần thể của loài tương ứng lại phía trong bờ sông. Trong điều kiện như vậy, sự tiếp tục tích lũy các đột biến theo hướng khác nhau sẽ làm phát sinh những loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới A. bằng cách li tập tính.B. bằng cách li sinh thái. C. bằng cách li sinh sản. D. bằng cách li địa lí. Câu 79: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con hình thành loài bằng con đường sinh thái? (1). Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. (2). Quá trình trình thành loài bằng con đường địa lí thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi đều nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới. (3). Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí thường diễn ra chậm qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (4). Loài mới được hình thành bằng con đường sinh thái là do hai quần thể của cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 80: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về các cơ chế hình thành loài? A. Cách li sinh thái luôn dẫn đến hình thành loài mới. B. Lai xa và đa bội hóa luôn dẫn đến hình thành loài mới. C. Lai xa và đa bội hóa luôn dẫn đến cách li sinh sản. D. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. Câu 81: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính? A. Một số cá thể trong một quần thể do đột biến làm thay đổi một số đặc điểm liên quan đến tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Qua thời gian, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hóa cùng phối hợp tác động có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. B. Các quần thể cùng loài được sống tách biệt trong những điều kiện địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể, sự phân hóa này làm cho các quần thể có tập tính giao phối khác nhau. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. C. Các quần thể cùng sống trong một khu vực địa lí nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau nên chúng thường không giao phối với nhau. Lâu dần, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể, sự khác biệt về vốn gen khiến chúng có những tập tính giao Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 22
  20. phối khác nhau. Khi cho những cá thể khác nhau về tập tính này trở lại cùng sống trong môi trường, chúng không giao phối với nhau, chứng tỏ loài mới đã hình thành. D. Hai quần thể sống cùng loài bị các chướng ngại địa lí ngăn cách khiến chúng không thể giao phối với nhau, ở trong hai điều kiện địa lí khác nhau nên chúng phát sinh những đột biến khác nhau. Những đột biến này làm hai quần thể bị cách li có những tập tính giao phối khác biệt nhau. Khi cho những cá thể thuộc hai quần thể này vào sống trong cùng một khu vực địa lí, người ta thấy chúng không giao phối với nhau thì loài mới đã xuất hiện. Câu 82: Hạt phấn của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào lá của loài thực vật B có 22 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng? (1). Cây lai không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được. (2). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng. (3). Cây lai không thể trở thành loài mới vì có nhiễm sắc thể không tương đồng. (4). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ. (5). Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây lai có 30 nhiễm sắc thể. (6). Cây lai được đa bội hóa sẽ cách li sinh sản với hai loài bố mẹ. A. 3.B. 5. C. 4.D. 6. Câu 83: Phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng đa bội hóa cùng nguồn ở thực vật là A. giao tử bất thường (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) cùng loài tạo cây lai (3n). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng. B. giao tử bất thường (2n) được tạo ra bởi các cá thể cùng loài thụ tinh với nhau tạo cây lai (4n). Do cây lai (4n) cách li sinh sản với loài bố mẹ nên cây lai này chính là loài mới. C. trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n) xảy ra hiện tượng tất cả nhiễm sắc thể không nhân đôi dẫn đến tạo cây (4n). Cây con mang bộ nhiễm sắc thể (4n) là loài mới. D. giao tử bất thường (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) cùng loài tạo cây lai (3n). Cây lai mang bộ nhiễm sắc thể (3n) bất thụ nên không thể trở thành loài mới. Câu 84: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại (T. aestivum) A. bằng cách li tập tính. B. bằng cách li sinh thái. C. bằng lai xa và đa bội hóa.D. bằng cách li địa lí. Câu 85 [ĐH 2014]: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 23
  21. được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới A. bằng cách li sinh thái.B. bằng tự đa bội. C. bằng lai xa và đa bội hóa. D. bằng cách li địa lí. Câu 86:Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng? A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. B. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương. C. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen. D. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen. Câu 87: Hình ảnh mô tả hệ thống thí nghiệm của Milơ và Urây. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Hai điện cực để tạo tia lửa điện có vai trò cung cấp nguồn năng lượng tương đương với tia lửa điện. (2). Bình cầu chứa nước tương ứng với đại dương nguyên thủy. (3). Ngọn lửa đun nóng bình cầu cung ứng nguồn năng lượng thường xuyên tương ứng với năng lượng do động đất, núi lửa, bức xạ mặt trời. (4). Hỗn hợp hơi nước, H 2, NH3, CH4 có vai trò giống như khí quyển nguyên thủy. (5). Hệ thống làm lạnh thể hiện sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, nhiệt độ thấp giúp các hợp chất hữu cơ có thể ngưng tụ. A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 88: Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, chọn lọc tự nhiên ở mức độ phân tử tác động từ khi hình thành A. các đơn phân nuclêôtit, axit amin, mono saccarid. B. các bào quan của tế bào nguyên thủy. C. các cơ thể sinh vật nhân sơ. D. các phân tử ARN có khả năng tự nhân đôi. Câu 89: Cho các sự kiện nói về quá trình hình thành sự sống trên Trái đất. Có bao nhiêu sự kiện diễn ra ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? (1). Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. (2). Từ các hợp chất hữu cơ hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy). (3). Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. (4). Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. (5). Từ tế bào nguyên thủy hình thành các cơ thể đơn bào đơn giản. (6). Từ các tế bào đầu tiên dị dưỡng, yếm khí hình thành nên các tế bào nhân sơ có khả năng quang hợp. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 90: Trong điều kiện khí quyển của Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ phức tạp(axit nuclêic, polipeptit) không thể hình thành từ các chất vô cơ. Trong các giải thích dưới đây, có bao nhiêu giải thích đúng? (1). Trái Đất hiện nay đã có ôxi nên nếu có sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản thì cũng bị ôxi hóa. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 24
  22. (2). Nếu có sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản bằng con đường hóa học thì cũng sẽ bị các vi sinh vật phân hủy. (3). Nếu có sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản bằng con đường hóa học thì cũng sẽ bị các tia tử ngoại phân hủy. (4). Hợp chất hữu cơ có thể hình thành trong tế bào sống nên sự hình thành chất hữu cơ trong khí quyển không thể xảy ra. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 91: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất? (1). Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ xảy ra trong đại dương nguyên thủy. (2). Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản xảy ra trong khí quyển nguyên thủy. (3). Quá trình hình thành tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) do sự tương tác của phân tử hữu cơ xảy ra trong khí quyển nguyên thủy. (4). Quá trình hình thành cơ thể sống đầu tiên xảy ra trong đại dương nguyên thủy dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác” (5). Nhiều thí nghiệm đã chứng mình rằng ARN là phân tử tự nhân đôi xuất hiện trước ADN. (6). Tế bào sơ khai ngày càng được hoàn thiện nhờ vào tác động của chọn lọc tự nhiên. (7). Tế bào sơ khai được hình thành từ giai đoạn tiến hóa tiến sinh học được xem là cơ thể sống đầu tiên. (8). Giai đoạn tiến hóa hóa học là sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên. (9). Hiện nay ARN hoàn toàn không còn giữ vai trò lưu giữ thông tin di truyền mà thay vào đó là ADN. A. 5.B. 7. C. 3.D. 4. Câu 92: Hình ảnh mô tả quá trình tiến hóa của sinh giới. Hãy cho biết quá trình tiến hóa đang diễn ra ở giai đoạn nào? A. Tiến hóa tiền sinh học. B. Tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa hóa học. D. Tiến hóa tiền hóa học. Câu 93 [ĐH 2008]: Năm 1953, S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 25
  23. D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Câu 94: Trong các bằng chứng dưới đây, có bao nhiêu bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN? (1). ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme (protein). (2). ARN có kích thước nhỏ hơn ADN. (3). ARN có thành phần nucleotide loại uraxin. (4). ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. (5). ARN kém bền hơn so với ADN do không có liên kết hiđrô. (6). ARN có thể đảm nhận chức năng dịch mã. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 95: Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện diễn ra ở kỉ Krêta (Phấn trắng) là (1). đại lục chiếm ưu thế. (2). các đại lục bắc liên kết với nhau. (3). biển thu hẹp, khí hậu khô. (4). phát sinh các nhóm linh trưởng. (5). xuất hiện thực vật có hoa. (6). tiến hóa của động vật có vú. A. (2), (3), (5), (6). B. (1), (4), (5), (6).C. (1), (2), (4), (5).D. (1), (2), (3), (4). Câu 96: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất? (1). Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ thuộc Đại Tân sinh. (2). Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Đệ tam thuộc Đại Tân sinh. (3). Chim và thú phát sinh ở kỉ Jura thuộc Đại Trung sinh.(4). Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Đêvôn thuộc Đại Cổ sinh. (5). Bò sát phát sinh ở kỉ Cacbon (Than đá). (6). Côn trùng, lưỡng cư phát sinh ở Silua. (7). Các ngành động vật phát sinh ở kỉ Cambri. A. 4.B. 3. C. 5.D. 6. Câu 97: Trong lịch sử phát triển của sinh giới quan các đại địa chất, ở kỉ Krêta (Phấn trắng) có các đại lục bắc liên kết với nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình của kì này là: A. dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. B. cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim. C. phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển. D. xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật. Câu 98: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. B. sự giống nhau về hình thái, giải phẫu và sinh lí. C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. D. thời gian mang thai 270 -275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Câu 99 [ĐH 2010]: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut : 91,1%; tinh tinh : 97,6%; khỉ Capuchin : 84,2%; vượn Gibbon : 94,7%; khỉ Vervet : 90,5%. Căn cứ vào kết quả này có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là : A. người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. B. người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. C. người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 26
  24. D. người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. Câu 100: Nghiên cứu cây chủng loại phát sinh của bộ linh trưởng dưới đây. Mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng theo trật tự đúng là A. người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ - đười ươi - Gôrila. B. người - tinh tinh – Gôrila - vượn Gibbon – đười ươi - khỉ. C. người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ - Gôrila - đười ươi. D. người - tinh tinh - Gôrila - đười ươi - vượn Gibbon - khỉ. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 27
  25. ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý CÁCH GIẢI CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN & CƠ CHẾ TIẾN HÓA. PHẦN A: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA Câu 1: Phát biểu đúng: (1), (2), (4) Phát biểu không đúng: (3), (5) [Đáp án C] Giải thích: (3) không đúng vì sự giống nhau về trình tự phân bố các xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi chứng tỏ các loài này có chung tổ tiên, nhưng tiến hóa theo những hướng khác nhau nên khác nhau về cấu tạo chi tiết của xương. (5) không đúng vì xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi được gọi là cơ quan tương đồng. Câu 2: Cho một số cơ quan của một số loài sinh vật trong hình ảnh dưới đây. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét không đúng? (1). Răng cửa hải ly và ngà voi là cơ quan tương đồng. (2). Răng cửa hải li và ngà voi phản ánh tiến hóa đồng quy. (3). Củ khoai tây và củ khoai lang là cơ quan tương tự. (4). Củ khoai tây và củ khoai lang phản ánh tiến hóa phân li. (5). Cây khoai lang và cây khoai tây được tiến hóa từ một tổ tiên chung. (6). Hải ly và voi được tiến hóa từ một tổ tiên chung. A. 3.B. 5.C. 2.D. 4. Giải: Phát biểu đúng là: (1),(3), (6) Nhận xét không đúng là: (2), (4), (5) [Đáp án A] Giải thích: (2) không đúng vì: “Răng cửa hải li và ngà voi phản ánh tiến hóa phân li”. (4) không đúng vì: “Củ khoai tây và củ khoai lang phản ánh tiến hóa đồng quy” (5) không đúng vì: “Cây khoai lang và cây khoai tây được tiến hóa từ những nhánh tiến hóa khác nhau: khoai lang họ Bìm bìm Convulvulaceae còn khoai tây họ Cà Potaceae”. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 28
  26. Câu 3: “Bẫy kẹp” và “Nắp ấm” đều là biến dạng của lá phản ánh tiến hóa phân li [Đáp án C] Câu 4: Giáo khoa [Đáp án C] Câu 5: Tiến hóa phân li: (1), (2),(3), (6)_ Tiến hóa đồng qui: (4), (5),(7),(8) [Đáp án C] Câu 6: So sánh trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người ngày nay ta có các thông tin sau; biết GXU và GXA đều mã hóa cho axit amin Alanin: - Người: - XGA- TGT- TGG- GTT- TGT- TGG - - Tinh tinh: - XGT- TGT- TGG- GTT- TGT- TGG - - Gôrila: - XGT- TGT- TGG- GTT- TGT- TAT - - Đười ươi: - TGT- TGG- TGG- GTX- TGT- GAT - Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các phát biểu sau? (1) Giữa người và tinh tinh có sai khác 1 axit amin. (2) Giữa người và gôrilla có sai khác 2 bộ ba mã di truyền. (3) Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi. (4) Giữa người và đười ươi có sai khác 4 bộ ba mã di truyền. A. 1. B.2. C.3. D.4. [Đáp án B] Giải: Các phát biểu không đúng là: (1) Giữa người và tinh tinh có sai khác 1 axit amin. Đề bài cho biết GXU và GXA đều mã hóa cho axit amin Alanin nên không có sự sai khác axit amin khi dịch mã. (3) Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi. Sự sai khác nhiều bộ ba mã di truyền hơn chứng tỏ sự phân ly giữa tổ tiên loài người và đười ươi đã diễn ra sớm hơn so với các loài còn lại trong nhóm đang được so sánh. Câu 7: Phát biểu đúng: (3), (4)_Phát biểu không đúng: (1), (2) [Đáp án A] Câu 8: Nhận xét đúng: (1), (2), (3), (5) _ Nhận xét không đúng: (4) [Đáp án C] Giải thích: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. Câu 9: Nhận xét đúng (1), (2), (4), (5), (6) _ Nhận xét không đúng: (3) [Đáp án D] Câu 10: Phát biểu phản ánh sự tiến hóa đồng quy: (1), (2) [Đáp án A] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 29
  27. PHẦN B: CƠ CHẾ TIẾN HÓA Câu 11: Các nội dung giải thích sai: (1),(2). [Đáp án D] Vì vốn gen của quần thể thường xuyên chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nên không khép kín và dễ bị biến đổi. Câu 12: Hãy nghiên cứu hình ảnh dưới đây và cho biết tại sao hai loài sóc ở hai khu vực(hai châu lục) khác nhau nhưng lại có hình thái và khả năng giống nhau? Hai loài sóc ở hai châu lục khác nhau nhưng có hình thái và khả năng giống nhau do điều kiện môi trường ở hai khu vực này tương tự nhau nên CLTN đã tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp theo cùng một hướng dẫn đến hai loài này tuy sống rất cách xa nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm thích nghi giống nhau. [Đáp án A] Câu 13: [Đáp án A] Câu 14: [Đáp án A] Câu 15: [Đáp án C] Câu 16: [Đáp án D] Câu 17: Có một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có một số ít cá thể có kiểu hình đốm trắng; những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim săn mồi. Một công ti xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là A. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần. B. sau hai thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng C. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm D. tỉ lệ các loại cá có hai kiểu hình khác nhau không thay đổi Câu 18: Phương án đúng là: (4), (6), (7). [Đáp án A] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 30
  28. Câu 19: Phát biểu không đúng: (4) [Đáp án C] Giải thích: Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Câu 20: Phát biểu không đúng: (3), (4) [Đáp án A] Giải thích: (3). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (4). Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể. Câu 21: Phát biểu đúng về nhân tố tiến hóa: (5)_ Phát biểu không đúng là: (1), (2), (3), (4) [Đáp án C] Giải thích: (1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể (2), (3), (4) được xem là nhân tố tiến hóa vì làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 22: Các nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể: (2), (5) [Đáp án A] Câu 23: Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen: (1), (2), (4), (5) [Đáp án C] Câu 24: Nhân tố chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể: (3) [Đáp án D] Câu 25: Nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là chọn lọc tự nhiên. [Đáp án A] Câu 26: Nhân tố làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen theo hướng không xác định: (2), (4), (5) [Đáp án B] Câu 27: Nhân tố làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen theo hướng xác định: (1) [Đáp án D] Câu 28: Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể: (2), (5) [Đáp án D] Câu 29: Nhân tố có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể: (1), (3), (4), (5) [Đáp án A] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 31
  29. Câu 30: Nhân tố làm thay đổi tần số kiểu gen về một gen nào đó một cách nhanh nhất là chọn lọc tự nhiên [Đáp án A] Câu 31: Phát biểu không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan điểm tiến hóa hiện đại : (2), (8) [Đáp án D] Câu 32: Thông tin nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên: (3), (5) [Đáp án A] Câu 33: Thông tin nói về vai trò của giao phối không ngẫu nhiên: (4), (5) [Đáp án C] Câu 34: Thông tin nói về vai trò của di- nhập gen: (5), (6) [Đáp án C] Câu 35: Thông tin nói về vai trò của đột biến gen: (1), (5) [Đáp án D] Câu 36: Hình ảnh dưới đây mô tả hiện hiện tượng di- nhập gen giữa hai quần thể cùng loài. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết, trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể I sẽ bị thay đổi rất lớn. (2). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể II không bị thay đổi mà chỉ phong phú hơn. (3). Tần số alen và tần số kiểu gen của cả hai quần thể đều bị thay đổi. (4). Quần thể I chỉ thay đổi về tần số kiểu gen, quần thể II chỉ bị thay đổi tần số alen. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Nhận xét không đúng là: (1), (2), (4)._ Nhận xét đúng là: (3) [Đáp án A] Giải thích: (1). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể I sẽ bị thay đổi nhỏ do quần thể ban đầu quần thể I có kích thước lớn nhưng chỉ có một số ít cá thể di chuyển sang quần thể II nên sự thay đổi này không đáng kể. Nếu quần thể I có kích thước bé nhưng số lượng cá thể di chuyển từ quần thể I sang quần thể II lớn thì lúc này tần số alen và tần số kiểu gen trong quần thể I sẽ có sự thay đổi rất lớn. (2). Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể II vừa có sự thay đổi vừa phong phú hơn”. (4). Tần số alen và tần số kiểu gen của cả hai quần thể đều bị thay đổi. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 32
  30. Câu 37: Nhận xét đúng là quần thể được khôi phục có tần số alen và tần số kiểu gen khác với quần thể ban đầu. [Đáp án D] Câu 38: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không bao giờ loại hết alen lặn có hại ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp. [Đáp án A] Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không thể đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen lặn. [Đáp án B] Câu 40: Phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên: (1), (3), (4), (6) [Đáp án C] Câu 41 Phát biểu đúng (1); (3) ; (5); (7)._Phát biểu không đúng (2); (4) ; (6). [Đáp án C] Trong quần thể tự thụ phấn hay giao phối gần có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm; tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng. Khi sự giao phối gần kéo dài qua nhiều thế hệ thì trong quần thể có xu hướng phân hóa thành các dòng thuần. Tần số kiểu gen AA tiến về p(A) và tần số kiểu gen aa tiến về q (a). Câu 42 Nhân tố có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu. [Đáp án B] Câu 43: Phát biểu không đúng khi nói về nguồn biến dị di truyền của quần thể: tiến hóa vẫn có thể xảy ra nếu trong quần thể không có các biến dị di truyền. [Đáp án D] Câu 44: Phát biểu đúng về cơ chế tiến hóa theo quan niệm hiện đại là: (2); (3); (5) ; (6) ; (10). (1) Sai vì đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước khi phun thuốc diệt muỗi. (4); (8) Sai vì cá thể thích nghi nhất do chọn lọc tự nhiên là cá thể có ưu thế trong khả năng sống sót và sinh sản. (7) Sai vì số lượng lớn các đột biến không đảm bảo sự thích nghi tốt nhất với điều kiện môi trường. (9) Sai vì sự đồng quy tính trạng là do tiến hóa hội tụ. Phát biểu sai: (1),(4),(7),(8),(9) [Đáp án B] Câu 45: Phát biểu đúng về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài: (1), (2), (3), (4), (5) [Đáp án A] Câu 46: Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau thì được gọi là cách li nơi ở. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 33
  31. [Đáp án A] Câu 47: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối khác nhau nên giữa chúng thường không giao phối với nhau thì được gọi là cách li tập tính. [Đáp án B] Câu 48: Các cá thể thuộc các loài khác nhau nên có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau thì được gọi là cách li sinh thái (mùa vụ). [Đáp án A] Câu 49: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau thì được gọi là cách li cơ học. [Đáp án D] Câu 50: Hiện tượng thể hiện sự cách li trước hợp tử: (1), (4), (5). (1). Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè” cách li sinh thái. (4). Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác” cách li cơ học. (5). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất” cách li nơi ở. [Đáp án B] Câu 51: Hiện tượng thể hiện sự cách li sau hợp tử: (3), (4), (5). [Đáp án C] Câu 52: Hiện tượng thể hiện sự cách li sinh thái và cách li tập tính lần lượt là (1), (2) [Đáp án A] Câu 53: Hiện tượng thể hiện sự cách li nơi ở và cách li cơ học lần lượt là (5), (1) [Đáp án A] Câu 54: Hình ảnh sau đây mô tả sự cách li trước hợp tử của một số loài động vật. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét không đúng? Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 34
  32. Phát biểu không đúng: (1), (2), (3), (4) Giải thích: (1). Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối với nhau do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp là cách li cơ học. (2). Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất là cách ly nơi ở. (3). Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè là cách li mùa vụ. (4). Hai loài chim chân xanh ở đảo Galapagos không thể giao phối với nhau chúng thực hiện những điệu múa hấp dẫn bạn tình khác nhau trước khi giao phối là cách li tập tính. [Đáp án D] Câu 55: Hình ảnh dưới đây mô tả con đường hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh sau và cho biết trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng? Nhận xét đúng: (1) và (3)_Nhận xét không đúng: (2), (4) [Đáp án B] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 35
  33. (2). Mực nước biển dâng cao làm cho quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau. Hai quần thể này chịu tác động của điều kiện tự nhiên khác nhau và không thể giao phấn với nhau do chướng ngại địa lí là cách li địa lí. (4). Mực nước biển dâng cao làm quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể này. CLTN mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể này. Câu 56: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành cây lai hữu thụ Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? Nhận xét đúng: cây lai Galeopsis tetrahit (2n A +2nB = 32) được gọi là loài mới khi đã phát triển thành một quần thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. [Đáp án B] * Phương án A không đúng vì: Loài là - Một quần thể hoặc một nhóm quần thể. - Có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản. - Cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Ở “phương án A” cây lai Galeopsis tetrahit(2n A +2nB = 32) chưa phát triển 1 thành quần thể nên phát biểu này sai. * Phương án C không đúng vì các NST trong tế bào của cây lai này đã tồn tại thành từng cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường. * Phương án D không đúng vì hình ảnh đã thể hiện sự cách li sinh sản của cây lai Galeopsis tetrahit(2nA +2nB = 32) với dạng bố mẹ, mặt khác hai dạng bố mẹ là hai loài khác nhau. Do đó những cá thể này không cùng loài. Câu 57: Hình ảnh dưới đây mô tả sự hình thành loài cá mới tại một hồ nước ở châu Phi. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 36
  34. Nhận xét đúng: (2), (4) _ Nhận xét không đúng: (1), (3) [Đáp án B] Giải thích: (1) và (3) không đúng tại vì trong tự nhiên các cá thể khác màu này không giao phối với nhau thì chúng đã cách li sinh sản, nên giữa chúng đã là hai loài khác nhau. Câu 58: Hình ảnh sau đây mô tả sự hình thành loài bằng con đường sinh thái ở các quần thể thực vật ở sông Vônga. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng? Giải thích: đột biến phát sinh vô hướng, sự khác nhau về thời kì sinh sản là do tác động của chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến khác nhau. [Đáp án C] Câu 59: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại từ các loài loài lúa mì hoang dại và cỏ dại. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ NST gồm ba NST lưỡng bội của ba loài khác nhau. (2). Loài lúa mì (T. aestivum) được hình thành bằng con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 37
  35. (3). Loài lúa mì (T. aestivum) không có khả năng sinh sản hữu tính do giảm phân rối loạn. (4). Loài lúa mì (T. aestivum) đã cách li sinh sản với các loài lúa mì hoang dại và cỏ dại. A. 1.B. 0. C. 3. D. 2. Nhận xét đúng: (1), (2), (4)_ Nhận xét không đúng: (3) [Đáp án C] Giải thích: Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau nên các nhiễm sắc thể sẽ tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó quá trình giảm phân vẫn diễn ra tạo giao tử bình thường. Vì vậy loài này vẫn có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 60: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông từ quần thể kỳ giông Oregon. Hãy nghiên cứu hình ảnh và sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng. (1). Các quần thể sống trong hai môi trường khác nhau, không giao phối được với nhau và được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến, các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau. (2). Hình thành các nòi địa lí khác nhau. (3). Quần thể Oregon(quần thể ban đầu) sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở rộng khu phân bố. (4). Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di truyền đến mức vốn gen của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành. (5). Các quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí. Trình tự đúng: (3)→(5)→(1)→(2)→(4). [Đáp án C] Câu 61: Hình ảnh mô tả hai loài sóc đất ở Hoa kì phân bố ở hai vùng khác nhau do bị chia cắt bởi khe núi sâu. Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Khe núi sâu là chướng ngại vật địa lí chia cắt các quần thể của tất cả các loài sinh vật. (2). Khe núi sâu là nguyên nhân trực tiếp làm phân hóa vốn gen của các quần thể sóc. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 38
  36. (3). Hai quần thể sóc sống trong hai môi trường khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biến dị di truyền theo hai hướng khác nhau, dần dần tạo thành hai nòi địa lí rồi đến loài mới. (4). Khe núi sâu ngăn cản sự giao phối giữa hai quần thể, góp phần phân hóa vốn gen. (5). Chọn lọc tự nhiên là tác nhân gián tiếp gây ra sự phân hóa phân gen giữa hai quần thể. (6). Hai quần thể sóc không giao phối được với nhau nên phát sinh các đột biến, biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau; từ đó hình thành hai loài khác nhau. Phát biểu đúng: (3), (4)._ Phát biểu không đúng: (1), (2), (5), (6). [Đáp án A] Giải thích: (1) không đúng tại vì một chướng ngại địa lí làm chia cắt các quần thể như thể nào còn phụ thuộc vào khả năng di chuyển của các cá thể, đối với khe núi sâu này có thể chia cắt các quần thể sóc đất nhưng không chia cắt đối với các loài chim bay. (2) không đúng vì khe núi sâu là nguyên nhân gián tiếp làm phân hóa vốn gen của các quần thể sóc; chọn lọc tự nhiên mới là nguyên nhân trực tiếp. (5) không đúng vì chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen giữa hai quần thể. (6) không đúng vì sự phát sinh đột biến, biến dị tổ hợp giống nhau hay khác nhau không phụ thuộc vào chúng có bị cách li hay không, chúng không giao phối với nhau thì cũng có thể phát sinh các đột biến và biến dị tổ hợp tương tự nhau. Câu 62: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét nào sau đây là không đúng? Nhận xét không đúng là các quần thể bị cách li địa lí một thời gian kéo dài sẽ luôn dẫn đến cách li sinh sản và loài mới được hình thành. Giải thích: Sự cách li sinh sản không hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian bị cách li mà phụ thuộc vào sự vốn gen của hai quần thể bị chia cắt, sự khác biệt trong vốn gen giữa các quần thể phải đủ lớn thì cách li sinh sản mới có thể xuất hiện. [Đáp án D] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 39
  37. Câu 63: Hình ảnh mô tả quá trình hình thành loài trên các đảo đại dương. Hãy nghiên cứu hình ảnh và giải thích tại sao trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên trái đất). Trong các cách giải thích sau đây, tổ hợp cách giải thích đúng là Tổ hợp giải thích đúng: (1), (2), (4), (6). [Đáp án A] Câu 64: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài bằng cơ chế tự đa bội. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng? Phát biểu đúng: (2), (3), (4). [Đáp án C] Phát biểu không đúng: (1), (5) Giải thích (1) không đúng vì giả thiết đã cho biết:” Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài bằng cơ chế tự đa bội, do đó hợp tử được tạo ra có bộ nhiễm sắc thể gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội cùng loài. (5) không đúng vì:Tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ (2n)và cơ thể phát triển từ hợp tử được tạo ra từ quá trình trên (4n) ta sẽ thu được con lai không có khả năng sinh sản hữu tính vì con lai 3n bất thụ. Câu 65: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế đa bội hóa khác nguồn. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng? Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 40
  38. Phát biểu đúng: (1),(3). Phát biểu không đúng: 2, 4, 5, 6. [Đáp án B] Giải thích: (2) không đúng vì: Hợp tử (2) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau nên được gọi là thể song nhị bội. (4) không đúng vì: Trong tế bào của cơ thể lai được tạo ra từ cơ thể phát triển từ hợp tử (2) và cơ thể loài A (hoặc loài B) có các nhiễm sắc thể không tồn tại thành từng cặp tương đồng nên quá trình giảm phân bị rối loạn, dẫn đến cơ thể lai không có khả năng sinh sản hữu tính. Do đó cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) sẽ cách li sinh sản với cả hai loài A và B. (5) không đúng vì: Trong tế bào của cơ thể được phát triển từ hợp tử (2), các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường, dẫn đến tạo các giao tử bình thường. Do đó cơ thể này vẫn có khả năng sinh sản hữu tính . (6) không đúng vì: Trong quá trình nguyên phân của hợp tử (1) xảy ra hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau; trong tế bào của cơ thể này các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra tạo các giao tử bình thường. Câu 66: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài bằng đột biến lớn. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? Phát biểu đúng: (1), (2), (5). _ Phát biểu không đúng: (3), (4), (6). [Đáp án D] Giải thích: (3) không đúng vì hợp tử (1) mang bộ nhiễm sắc thể gồm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài A và bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài B. (4) không đúng vì số lượng nhiễm sắc thể của giao tử do cá thể phát triển được phát triển từ hợp tử(2) tạo ra bằng số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử(1). Do đó quá trình giảm phân của cơ thể này đã xảy ra sự không phân tách của tất cả các nhiễm sắc thể vào kì sau I hoặc sau II của quá ttrình giảm phân. (6) không đúng vì hợp tử (2) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cả hai loài khác nhau nên được gọi là thể song nhị bội. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 41
  39. Câu 67: Phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (4) _ Phát biểu không đúng: (5) [Đáp án D] Giải thích: Quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới. Ví dụ, các chủng tộc người hiện nay khác biệt nhau về nhiều đặc điểm hình thái, kích thước, cơ thể, màu da là do thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau nhưng sự khác biệt về các đặc điểm thích nghi này vẫn chưa đủ dẫn đến cacchs li sinh sản nên các chủng tộc người hiện nay vẫn thuộc cùng một loài là Homo sapiens. Câu 68: Phát biểu đúng là: (1) _Phát biểu không đúng: (2), (3), (4), (5), (6) [Đáp án A] Giải thích: (2) không đúng vì: Sự biến đổi vốn gen trong quá trình tiến hóa nhỏ phải đạt đến một mực nào đó thì cách li sinh sản mới có thể hình thành, sự biến đổi vốn gen chưa hẳn sẽ dẫn đến cách li sinh sản. Khi nào có cách li sinh sản thì loài mới xuất hiện. (3) không đúng vì: Giao phối ngẫu nhiên làm tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không thay đổi. Do đó không phải là nhân tố gây ra tiến hóa nhỏ. (4) không đúng vì: Đột biến nói chung, đột biến nhiễm sắc thể nói riêng cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa nhỏ. (5) không đúng vì: Sự biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen diễn ra trong phạm vi quần thể nên tiến hóa nhỏ diễn ra trong quy mô của một quần thể. (6) không đúng vì: giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen chứ không làm thay đổi tần số alen nhưng nó vẫn được xem là nhân tố tiến hóa. Câu 69: Phát biểu đúng là: (2),(4),(5),(6),(7),(8) _Phát biểu không đúng: (1), (3), (9), (10) [Đáp án B] Giải thích: (1) Giao phối cận huyết và tự thụ phấn tăng kiểu gen đồng hợp, phân hóa thành các dòng thuần chủng; không nhất thiết dẫn đến thoái hóa giống. (3) Đột biến gen làm phát sinh gen mới làm tăng tính đa dạng di truyền nhưng không tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi. (9) Đột biến phát sinh với tần số rất thấp nên không nhanh chóng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (10) Đột biến phát sinh vô hướng, không có tác dụng định hướng quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 70: Phát biểu đúng là (2), (3),(7) [Đáp án C] (1) Đảo đại dương thường được gọi là phòng thí nghiệm tự nhiên cho nghiên cứu tiến hóa vì ở đây có điều kiện phát sinh loài mới và hình thành những loài đặc hữu. (4) Dòng gen ảnh hưởng rất ít đến tần số alen, phiêu bạt di truyền hay các yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo hiệu ứng thắt cổ chai. (5) Phiêu bạt di truyền có ảnh hưởng rõ rệt nhất lên các quần thể có kích thước nhỏ vì sự thay đổi số lượng nhỏ cá thể cũng tạo nên sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ kiểu gen của quần thể. (6) Đây là ví dụ của hiện tượng phiêu bạt di truyền. Câu 71: Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 42
  40. Đặc điểm chung của quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái là điều kiện đầu tiên là các quần thể cùng loài phải bị những tác nhân ngăn cản sự trao đổi vốn gen, điều kiện tiếp theo là các quần thể phải bị các tác nhân tố tiến hoá tác động làm phân hóa vốn gen giữa chúng. [Đáp án A] Giải thích các phương án không đúng: -Phương án B không đúng vì đây là đặc điểm riêng của quá trình hình loài bằng cách li địa lí. -Phương án C không đúng vì đây là đặc điểm riêng của hình thành loài bằng cách li sinh thái. -Phương án D không đúng vì đây là đặc điểm riêng của hình thành loài bằng cách li tập tính. Câu 72: [Đáp án A] Câu 73: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? (1). Loài mới được hình thành bằng đột biến lớn luôn có bộ nhiễm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. (2). Hình thành loài mới bằng cơ chế (con đường) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí. (3). Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái luôn có sự gắn liền với quá trình cách li sinh sản. (4). Quá trình hình thành loài mới bằng đột biến lớn diễn ra nhanh hơn các con đường(cơ chế) hình thành thành loài còn lại. (5). Quá trình hình thành loài mới không liên quan đến sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (6). Quá trình lai xa (lai khác loài) và đa bội hóa luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản nhưng loài mới thì có thể không được hình thành. Phát biểu : (3), (4), (6) _Phát biểu không đúng: (1), (2), (5). [Đáp án D] Giải thích. (1) không đúng vì loài mới được hình thành bằng cơ chế tự đa bội sẽ có bộ nhiễm sắc thể là bội số của bộ NST đơn bội (n) và lớn hơn (2n). (2) không đúng vì hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa không phụ thuộc cách li địa lí. (5) không đúng vì thực chất của tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể theo hướng thích nghi. Câu 74: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới? (1). Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. (2). Cách li địa lí làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (3). Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (4). Cách li địa lí hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. (5). Cách li địa lí làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. (6). Cách li địa lí làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng biến dị di truyền trong quần thể. A. 5. B. 4.C. 6.D. 3. Giải: Phát biểu đúng (1), (3) _Phát biểu không đúng: (2), (4), (5), (6). [Đáp án B] Giải thích Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 43
  41. (2) & (5) không đúng vì cách li địa lí không làm biến biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen, cách li địa lí chỉ ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể cùng loài, qua đó chỉ duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của các quần thể sẵn có. (4) không đúng vì: “(4). Cách li địa lí hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. (6) không đúng vì cách li địa lí không làm phát sinh các alen mới. Câu 75: Phát biểu đúng: (1), (2), (3) [Đáp án C] Câu 76: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực vì “Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen không tồn tại thành từng cặp alen”. Số giải thích đúng là 1 [Đáp án B] Câu 77: Trong các cơ chế hình thành loài, cơ chế nhanh nhất là hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa. [Đáp án C] Giải thích: Các con đường hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, con đường cách li tập tính, cách li sinh thái cần tác động lên quần thể qua một thời gian rất dài, qua rất nhiều thế hệ để có sự phân hóa về vốn gen. Sự phân hóa vốn gen đến một mức độ nào đó đủ để cách li sinh sản thì loài mới lúc đó mới có thể hình thành. Câu 78: Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li sinh thái. [Đáp án B] Câu 79: Phát biểu đúng: (2), (3), (4) _ Phát biểu sai (1) [Đáp án D] Giải thích: (1) không đúng vì hình thành loài bằng con đường sinh thái (hình thành loài cùng khu vực do sự phân hóa ổ sinh thái) nên thường xảy ra đối với các loài thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. Câu 80: Phát biểu đúng: Lai xa và đa bội hóa luôn dẫn đến cách li sinh sản với loài bố mẹ. [Đáp án C] Các phát biểu còn lại không đúng vì cách li sinh thái, lai xa và đa bội hóa, cách li địa lí không phải lúc nào cũng dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 81: [Đáp án A] Giải thích B.Sai vì : Cách ly địa lí không nhất thiết dẫn đến cách ly tập tính. C.Sai vì : Cách ly sinh thái không nhất thiết dẫn đến cách ly tập tính. D.Sai vì : Cách ly địa lí không nhất thiết dẫn đến phát sinh đột biến khác nhau. Câu 82: Nhận xét đúng (2), (4), (6). _Nhận xét không đúng: (1), (3), (5). Giải thích: (1) & (3) không đúng vì: Nếu cây lai có khả năng sinh sản sinh dưỡng thì có thể trở thành loài mới. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 44
  42. (5) không đúng vì: Tế bào sinh dưỡng của cây lai sẽ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội(n) của hai loài khác nhau, do đó trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây lai sẽ có 8 + 11 = 19 nhiễm sắc thể. [Đáp án A] Câu 83: [Đáp án A] Giải thích: Phát biểu B, C và D không đúng vì chỉ 1 cá thể bất thường không thể tạo nên loài mới. Câu 84: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại (T. aestivum) Hình ảnh trên mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại (T. aestivum) bằng lai xa và đa bội hóa. [Đáp án C] Câu 85 [Đáp án A] Câu 86: [Đáp án A] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 45
  43. PHẦN C: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Câu 87: Hình ảnh mô tả hệ thống thí nghiệm của Milơ và Urây. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Hai điện cực để tạo tia lửa điện có vai trò cung cấp nguồn năng lượng tương đương với tia lửa điện. (2). Bình cầu chứa nước tương ứng với đại dương nguyên thủy. (3). Ngọn lửa đun nóng bình cầu cung ứng nguồn năng lượng thường xuyên tương ứng với năng lượng do động đất, núi lửa, bức xạ mặt trời. (4). Hỗn hợp hơi nước, H2, NH3, CH4 có vai trò giống như khí quyển nguyên thủy. (5). Hệ thống làm lạnh thể hiện sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, nhiệt độ thấp giúp các hợp chất hữu cơ có thể ngưng tụ. Nhận xét đúng: (1), (3), (4), (5) (2) Sai vì Bình cầu chứa các hỗn hợp khí mô phỏng điều kiện khí quyển nguyên thủy. [Đáp án C] Câu 88: [Đáp án D] Câu 89: Phân tích các sự kiện: [Đáp án A] (1). Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản” Tiến hóa hóa học (2). Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)” Tiến hóa tiền sinh học (3). Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản” Tiến hóa hóa học (4). Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic” Tiến hóa hóa học (5). Từ tế bào nguyên thủy hình thành các cơ thể đơn bào đơn giản” Tiến hóa sinh học (6). Từ tế bào nhân sơ hình thành nên cơ thể nhân sơ” Tiến hóa sinh học Câu 90: Giải thích đúng là: (1), (2) [Đáp án B] Câu 91: Nhận xét đúng (4), (5), (6). _Nhận xét không đúng: (1), (2), (3), (7), (8) ,(9) . Giải thích các phát biểu sai (1). Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ xảy ra trong khí quyển nguyên thủy. Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 46
  44. (2). Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản xảy ra trong đại dương nguyên thủy. (3). Quá trình hình thành tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) do sự tương tác của phân tử hữu cơ xảy ra trong đại dương nguyên thủy” (7). Tập hợp các đại phân tử(ADN, ARN, prôtêin)→Tế bào nguyên thủy. Quá trình này được diễn ra ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. Nhưng tế bào sơ khai chưa được xem là cơ thể sống đầu tiên mà chỉ có dấu hiệu cơ bản của cơ thể sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, nhân đôi(sinh sản) (8). Ở giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy như: hơi nước, NH 3, H2, N2 dưới sự tác động của nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt của mặt trời, phóng điện trong khí quyển, hoạt động núi lửa, phân rã các nguyên tố phóng xạ ) đã tạo thành các hợp chất hữu cơ. (9). Ngày nay ARN vẫn còn đóng vai trò mang thông tin di truyền như ở các loài Retrovirus virus [Đáp án C] Câu 92: Hình ảnh mô tả quá trình tiến hóa của sinh giới. Hãy cho biết quá trình tiến hóa đang diễn ra ở giai đoạn nào? Giải thích: Tiến hóa sinh học được tính từ khi hình thành tế bào nguyên thủy cho đến tạo ra toàn bộ sinh giới như hiện nay và còn đang tiếp diễn. [Đáp án B] Câu 93 Kết quả thí nghiệm chứng minh các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. [Đáp án D] Câu 94: Bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN là ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme (protein). [Đáp án A] Câu 95: Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện diễn ra ở kỉ Krêta (Phấn trắng) là(2), (3), (5), (6). [Đáp án A] Câu 96: [Đáp án B] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 47
  45. Phát biểu đúng khi nói về quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất: (1), (5), (7) Phát biểu không đúng: (2), (3), (4), (6) Giải thích: (2). Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Krêta. (3). Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam điệp. (4). Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Than đá. (6). Côn trùng, lưỡng cư phát sinh ở kỉ Đêvôn. Câu 97: [Đáp án D] Câu 98: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. [Đáp án A] Câu 99 Mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người theo mức độ giảm dần như sau: tinh tinh(97,6%) - vượn Gibbon (94,7%) - khỉ Rhesut(91,1%) - khỉ Vervet(90,5%) - khỉ Capuchin(84,2%). Mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. [Đáp án A] Câu 100: Nghiên cứu cây chủng loại phát sinh của bộ linh trưởng dưới đây. Mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng theo trật tự đúng là Mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng theo trật tự đúng là người - tinh tinh - Gôrila - đười ươi - vượn Gibbon - khỉ. [Đáp án D] Chuyên Đề 5 Phần Tiến Hóa TRẦN NGỌC DANH – PHAN TẤN THIỆN 03 /04/2015 Trang 48