Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022

doc 6 trang Hùng Thuận 20/05/2022 5660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 12 NĂM HỌC 2021-2022 Họ, tên học sinh: . Học sinh lớp: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chế độ chiếu sáng của môi trường. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Chế độ dinh dưỡng. Câu 2: Cơ thể có kiểu gen sau đây nào giảm phân hình thành nhiều loại giao tử nhất? A. aabb. B. AABb. C. AaBb. D. Aabb. Câu 3. Nếu mã gốc của gen có đoạn 3’ TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là: A. 5’ ATG TAX XXG XGA TTT 3’ B. 5’ ATG TAX GGX GXT AAA 3’ C. 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’ D. 5’ UAX AUG GGX GXU AAA 3’ Câu 4: Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số là 40%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là: A. 30%. B. 40%. C. 20%. D. 10%. Câu 5: Bệnh, tật, hội chứng nào dưới đây được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng? A. Bệnh máu khó đông. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Tật tay dính ngón 2 và 3. D. Hội chứng Đao. Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn? A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. C. Tạo ra sự đa dạng các giống cây trồng. D. Làm tăng cường sự biểu hiện của các tính trạng. Câu 7. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). C. Crômatit. D. Sợi cơ bản. Câu 8: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là: A. liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào. C. phục hồi chức năng của gen. D. khắc phục sai hỏng di truyền. Câu 9: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp: A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng. C. lai xa. D. lai khác thứ. Câu 10: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở: A. vi sinh vật. B. động vật. C. cây trồng. D. động vật bậc cao. Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn? A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. C. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý. D. Làm tăng cường sự biểu hiện của các tính trạng. Trang 1
  2. Câu 12: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'GXA5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: A. 5'GXU3'. B. 5'GXT3'. C. 5'UXG3'. D. 5'XGU3'. Câu 13: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của loài này ở dạng lệch bội thể một là: A. 13. B. 12. C. 11. D. 14. Câu 14: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen? A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin. B. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten. C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao. D. Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người. Câu 15: Để phòng ngừa ung thư, những giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là: (1) Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư. (2) Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể. (3) Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư. A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3) Câu 16: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể. B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể. C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u. D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào. Câu 17. Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN? A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza. Câu 18: Trong trường hợp alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn, kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình lặn? A. Bb. B. bb. C. Bb và bb. D. BB. Câu 19: Một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Tần số alen A của quần thể này là: A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,6. Câu 20: Ở người, thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 21 gây ra: A. hội chứng XXX. B. hội chứng Claiphentơ. C. hội chứng Tơcnơ. D. hội chứng Đao. Câu 21: Một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa. Tần số alen a của quần thể này là A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,6. Câu 22: Màu hoa cẩm tú cầu được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chế độ chiếu sáng của môi trường. B. Nhiệt độ. C. Độ pH đất. D. Chế độ dinh dưỡng. Câu 23: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'XGA5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: A. 5'GXU3'. B. 5'GXT3'. C. 5'UXG3'. D. 5'XGU3'. Câu 24: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là: A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Trang 2
  3. Câu 25: Ở một loài thú, gen nằm ở vị trí nào sau đây sẽ di truyền ngoài nhân? A. Trên NST thường. B. Trên NST giới tính X. C. Trên NST giới tính Y. D. Trong ti thể. Câu 26: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của loài này ở dạng lệch bội thể ba là: A. 23. B. 22. C. 26. D. 25. Câu 27: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là: A. liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào. C. phục hồi chức năng của gen. D. khắc phục sai hỏng di truyền. Câu 28: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào. C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng bệnh. Câu 29: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật. Câu 30: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Dung hợp tế bào trần. Câu 31: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp: A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng. C. lai xa. D. lai khác thứ. Câu 32. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit: 3' TXG XXT GGA TXG 5'. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là: A. 5' AGX GGA XXU AGX 3'. B. 5' AXG XXU GGU UXG 3'. C. 5' UGX GGU XXU AGX 3'. D. 5' AGX GGA XXU UGX 3'. Câu 33: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì: A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp. C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ. Câu 34. Đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit và làm tăng 2 liên kết hidro trong gen đó là trường hợp: A. mất 1 cặp G-X. B. mất 1 cặp A-T. C. thêm một cặp G-X. D. thêm một cặp A-T. Câu 35: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 271 cây hoa đỏ : 211 cây hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật: A. tương tác bổ sung. B. tương tác cộng gộp. C. hoán vị gen. D. liên kết gen. Câu 36: Di truyền y học tư vấn dựa trên cơ sở: (1) cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không. (2) sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh. (3) xét nghiệm, chuẩn đoán trước sinh. A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2) Trang 3
  4. Câu 37: Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số là 20%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là: A. 30%. B. 40%. C. 20%. D. 10%. Câu 38: Bệnh, hội chứng nào dưới đây được chi phối bởi hiện tượng di truyền chéo? A. Bệnh máu khó đông. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Tật tay dính ngón 2 và 3. D. Hội chứng Đao. Câu 39: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 40. Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 41. Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tái bản ADN? A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza. Câu 42: Ở người, thể một nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 23 gây ra: A. hội chứng XXX. B. hội chứng Claiphentơ. C. hội chứng Tơcnơ. D. hội chứng Đao. Câu 43: Trong trường hợp alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn, kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng quy định kiểu hình trội? A. Bb. B. bb. C. Bb và bb. D. BB. Câu 44: Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả: A. Các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Các elen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 45: Cơ thể có kiểu gen sau đây nào giảm phân hình thành nhiều loại giao tử nhất? A. AaBB. B. AaBb. C. aaBb. D. Aabb. Câu 46. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm? A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). C. Crômatit. D. Sợi cơ bản. Câu 47: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp. Câu 48: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử. C. Tất cả các bệnh lí do đột biến đều được gọi là bệnh di truyền phân tử. D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. Câu 49: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 901 cây hoa đỏ : 599 cây hoa hồng: 101 cây hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật: A. tương tác bổ sung. B. tương tác cộng gộp. C. hoán vị gen. D. liên kết gen. Câu 50: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm Trang 4
  5. A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút. C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại. Câu 51. Đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit và làm tăng 3 liên kết hidro trong gen đó là trường hợp: A. mất 1 cặp G-X. B. mất 1 cặp A-T. C. thêm một cặp G-X. D. thêm một cặp A-T. Câu 52. Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản? A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân. B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân. C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Ở gà, kiểu gen AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng. Một quần thể gà ngẫu phối có 600 con lông đen, 200 con lông đốm, 200 con lông trắng. a. Xác định tần số các alen A và a của quần thể gà nói trên? b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng? Câu 2. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa, 200 cây aa. a. Xác định tần số các alen A và a của quần thể gà nói trên? b. Xác định tần số các kiểu gen Aa Aa, aa khi tự thụ phấn ở thế hệ thứ 3? Câu 3: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA + 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Hãy xác định: a. Tần số các alen A và a của quần thể nói trên? b. Số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con? Câu 4. Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn (a) nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía người chồng có bố bị bạch tạng, phía người vợ có một người em gái bị bệnh bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Biết không xảy ra đột biến. a. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị bệnh bạch tạng? b. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con trai bình thường? Câu 5. Giải thích vì sao cần phải tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh? Hết Trang 5
  6. Trang 6