Đề thi lần 2 - Môn: Sinh 12

docx 9 trang hoaithuong97 8550
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lần 2 - Môn: Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_lan_2_mon_sinh_12.docx

Nội dung text: Đề thi lần 2 - Môn: Sinh 12

  1. MỘT SÔ CÂU ĐỢT 2 –SINH ( đỏ: mã 210, xanh: mã 217) A.sinh 11 Câu 81: Sinh vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng túi? A. Giun đất. B. Cừu. C. Ngựa. D. Thủy tức Câu 99( 91-217) Để bảo quản lúa sau thu hoạch tại các kho dự trữ lương thực quốc gia, cần thực hiện tôi đa bao nhiêu biện pháp sau đây? (1) Phơi hoặc sấy khô để giảm lượng nước trong hạt lúa. (2) Loại bỏ các hạt lúa lép và bụi rơm lẫn với các hạt lúa. (3) Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ trong kho bảo quản. (4) Bảo đảm cho kho bảo quản luôn khô ráo. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 106:( Câu 105: 217) Khi nói về cân bằng pH nội môi ở người, theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. pH của máu không phụ thuộc vào nồng độ CO2 trong máu. B. Trong các hệ đệm, hệ đệm bicacbonat là mạnh nhất. C. pH của máu bằng khoảng 7,35 - 7,45. D. Chỉ cỏ thận tham gia cân bằng pH nội môi. Câu 108: Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm trong phòng thực hành như hình bên. Đèn chiếu sáng được sử dụng nhằm mục đích nào sau đây? A. Tăng nồng độ H2 trong bình thủy tinh. B. Hạn chế sự bay hơi của nước trong bình thủy tinh. C. Giảm nhiệt độ trong bình thủy tinh. D. Cung cấp năng lượng cho cây rong máy chèo quang hợp. Câu 98: Sinh vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Thỏ. B. Trùng giày. C. Thủy tức. D. Mèo. Câu 107: Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm trong phòng thực hành như hình bên. Kết quả thí nghiệm là trong bình thủy tinh xuất hiện bọt khí. Cho biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp của rong mái chèo. Bọt khí này được tạo ra bởi khí nào sau đây? A. H2. B. CO. C. O2. D. N2. B. sinh 12 I. DTBD –ĐB gen Câu 84: Ở sinh vật nhân sơ, côđon nào sau đây mã hóa axit amin foocmin mêtionin? A. 5’AUG3’. B. 5’AAU3’. C. 5’UUX3’. D. 5’UXA3’ Câu 101: Nếu mạch 1 của gen D mang bộ ba 3’ATA5’ thì bộ ba bổ sung ở vị trí tương ứng trên mạch 2 của gen này là A. 5’TAT3’. B. 5’TTA3’. C. 5’ATA3’. D. 5’AAT3’. Câu 110: Theo lý thuyết, khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli phát biểu nào sau đây đúng? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A luôn có số lần nhân đôi bằng nhau. B. Vùng vận hành là nơi enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã. C. Khi môi trường có lactozơ, các phân tử lactozơ sẽ ngăn cản sự phiên mã của gen điều hòa. D. Gen điều hòa thuộc thành phần cấu trúc của Operon Lac. Câu 120: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nucleotit và mạch 1 của alen này có A = 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit tạo thành alen b. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? A + G A + G (1) Tỉ lệ của alen b khác với tỉ lệ của alen B. T + X T + X (2) Nếu alen b phát sinh do đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T thì alen b có 169 nucleotit loại G. (3) Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy ra đột biến cho đến mã kết thúc đều thay đổi. (4) Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình hình giảm phân thành giao tử thì alen b có thể được di truyền cho đời sau. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
  2. Câu 85: Nếu mạch 1 của gen E mang bộ ba 3’TTA5’ thì bộ ba bổ sung ở vị trí tương ứng trên mạch 2 của gen này là A. 5’TTG3’. B. 5’ATA3’. C. 5’AAX3’. D. 5’AAT3’. Câu 86: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hóa axit amin metionin? A. 5’AAG3’. B. 5’AUG3’. C. 5’UXG3’. D. 5’UGX3’. Câu 106: Theo lí thuyết, khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vùng khởi động là nơi enzim ARN pôlimeaza bám vào và khởi động quá trình phiên mã. B. Các gen cấu trúc Z, Y, A luôn có số lần phiên mã bằng số lần nhân đôi. C. Khi môi trường có lactôzơ, các phân tử lactôzơ sẽ ngăn cản sự phiên mã của gen điều hòa. D. Gen điều hòa thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac. Câu 115: Một loài thực vật lưỡng bội, xét l gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nuclêôtit và mạch 1 của alen này có A = 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  3. + + (1) Tỷ lệ + của alen b khác tỷ lệ + của alen B. 2). Nếu alen b phát sinh do đột biến thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì alen b có 169 nuclêôtit loại G. (3). Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy ra đột biến cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi. (4). Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b có thể được di truyền cho đời sau. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. II. NST – ĐB NST Câu 93: Dạng đột biến nào sau đây làm giảm chiều dài của 1 NST? A. Đảo đoạn NST. B. Tự đa bội. C. Lệch bội. D. Mất đoạn NST. Câu 95: Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST ? A. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Lệch bội. Câu 109: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24. Theo lí thuyết, thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 25. B. 23. C. 36. D. 48. Câu 89: Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến số lượng NST? A. Đảo đoạn NST. B. Dị đa bội. C. Tự đa bội. D. Lệch bội. Câu 96: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng chiều dài của 1 NST ? A. Dị đa bội. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Tự đa bội. Câu 109: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 17. B. 19. C. 27. D. 36. III. DT ứng dụng Câu 91: Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tạo ADN tái tổ hợp? A. Amilaza. B. Nitrogenaza. C. Pepsin. D. Ligaza. Câu 96: Theo lí thuyết, từ cây có kiểu gen DdEE, bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét? A. 3.В. 2. C. 4. D.1. Câu 88: Theo lí thuyết, từ cây có kiểu gen Aabb, bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 93: Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tạo ADN tái tổ hợp? A. Restrictaza. B. Xenlulaza. C. Nitrôgenaza. D. Pepsin. IV . Quần thể Câu 92: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,4 MM : 0,6 Mm. Theo lí thuyết, tần số alen m của quần thể này là A. 0,7. B. 0,6.С. 0,4. D. 0,3. Câu 115: Một loài thực vật lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét 2 gen phân li độc lập; gen quy định màu hoa có 4 alen, alen B1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen B2, B3 và B4 ; alen B2 quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen B3 và B4 ; alen B3 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen B 4 quy định hoa trắng. Gen quy định dạng quả có 2 alen, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Một quần thể, thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 8 loại kiểu hình, trong đó có 24% số cây hoa tím, quả tròn; 8,25% số cây hoa vàng, quả dài; 4% số cây hoa trắng, quả dài. Cho biết tần số alen D là 0,5. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này? (1) Các cây hoa đỏ, quả tròn có tối đa 8 loại kiểu gen. (2) Tỉ lệ cây hoa tím, quả dài lớn gấp 2 lần tỉ lệ cây hoa trắng, quả dài. (3) Các cây hoa tím, quả tròn giảm phân tạo ra tối đa 8 loại giao tử. (4) Ở thế hệ P, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với tất cả các cây hoa tím, quả tròn 11 thì thế hệ F1 có số cây hoa vàng, quả dài. 912
  4. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 84: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,8 EE : 0,2 Ee. Theo lí thuyết, tần số alen e của quần thể này là A. 0,2 B. 0,9. C. 0,8. D. 0,1. Câu 118: Một loài thực vật lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét 2 gen phân li độc lập; gen quy định màu hoa có 4 alen, alen B1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen B2, B3 và B4; alen B2 quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen B3 và B4; alen B3 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen B4 quy định hoa trắng. Gen quy định dạng quả có 2 alen, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Một quần thể, thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 8 loại kiểu hình, trong đó có 24% số cây hoa tím, quả tròn; 8,25% số cây hoa vàng, quả dài; 4% số cây hoa trắng, quả dài. Cho biết tần số alen D là 0,5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này? (1). Các cây hoa đỏ, quả tròn có tối đa 6 loại kiểu gen. (2). Tỉ lệ cây hoa tím, quả dài lớn gấp 2 lần tỉ lệ cây hoa trắng, quả dài. (3). Các cây hoa tím, quả tròn giảm phân tạo ra tối đa 8 loại giao tử. (4). Ở thế hệ P, nếu cho tất cả cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với tất cả cây hoa tím, quả tròn thì thế hệ F1 có 11/114 số cây hoa vàng, quả tròn. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. VI ,QLDT Câu 86: Trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen, bước nào sau đây là bước đầu tiên? A. Phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. B. Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi 1 hoặc vài tính trạng. C. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng. D. Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Câu 89: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. mức phản ứng. Câu 97: Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen trên cùng 1 cặp NST thường; alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Theo lí thuyết, ruồi thân đen, cánh dài thuần chủng có kiểu gen nào sau đây? aB AB Ab ab A. . B. . C. . D. . aB AB Ab ab Câu 100: Ở thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là B và b. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng ? A. XBYB . B. XBY . C. XBYb . D. XbYb . Câu 102: Phép lai P: Dd DD, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 103: Một loài thực vật lưỡng bội, dạng quả do 2 cặp gen B, b và D, d phân li độc lặp cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội B và alen trội D quy định quả dẹt; kiểu gen chỉ có alen trội B hoặc alen trội D quy định quả tròn; kiểu gen bbdd quy định quả dài. Phép lai P: BbDd × bbdd , tạo ra F1. Theo lý thuyết, F1 có tỉ lệ A. 3 cây quả dẹt; 4 cây quả tròn; 1 cây quả dài. B. 1 cây quả dẹt; 1 cây quả tròn; 2 cây quả dài. C. 1 cây quả dẹt; 2 cây quả tròn; 1 cây quả dài. D. 2 cây quả dẹt; 1 cây quả tròn; 1 cây quả dài. Câu 104: Ở thú, xét 1 tính trạng do 1 gen có 2 alen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu bố có kiểu hình trội thì tất cả cá thể cái ở đời con đều có kiểu hình trội. B. Cá thể đực chỉ nhận alen từ mẹ, cá thể cái nhận alen từ cả bố và mẹ. C. Đời con của phép lai thuận và nghịch luôn có sự phân li kiểu hình giống nhau ở 2 giới. D. Cá thể đực chỉ mang 1 alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình. Câu 111: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp gen: A, a; B, b và D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn loàn và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây phù hợp với P ? Bd BD BD Bd A. Aa aa B. Aa Aa . bD BD bd bD BD BD Bd BD C. .ADa. aa . aa Aa bd bd bD Bd
  5. Câu 112: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 gen, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu 2 cây P có kiểu hình trội về 2 tính trạng thì F1 luôn có 4 loại kiểu hình. B. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 : 3 : 1 thì 2 cây ở P đều dị hợp 1 cặp gen. С. Nếu F1 có 3 loại kiểu hình và các cây F1 đều có 2 alen trội thì 2 cây ở P có kiểu gen giống nhau. D. Nếu Fl có 7 loại kiểu gen thì quá trình phát sinh giao tử ở P không xảy ra hoán vị gen. Câu 113: Ở ruồi giấm, xét 3 cặp gen: A, a; B, b và D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết cặp gen A, a nằm trên cặp NST thường; cặp gen B, b và cặp gen D, d cùng ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Phép lai P: Ruồi cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng Ruồi đực có kiểu hình trội về tính trạng do alen A quy định, kiểu hình lặn về 2 tính trạng còn lại, tạo ra Fl gồm toàn ruồi có kiểu hình trội về 3 tính trạng. Cho các ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên, tạo ra F2 có 1,25% số ruồi có kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Theo lý thuyết, trong tổng số ruồi cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F2, số ruồi có 5 alen trội chiếm tỉ lệ 11 3 7 3 A. .В. . C. . D. . 50 20 25 25 117 ; Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen trên 2 cặp NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F 1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 10 loại kiểu gen. Theo lý thuyết, các cây có 3 alen trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 6. B. 10. C. 8. D. 4. AB Dh Câu 119: Xét 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Cho biết có 1 ab dH tế bào không xảy ra hoán vị gen; 1 tế bào xả ra hoán vị gen ở cặp NST mang cặp gen A, a và cặp gen B, b; 1 tế bào xả ra hoán vị gen ở cặp NST mang cặp gen D, d và cặp gen H, h. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 8. B. 10. C. 2. D. 12. Câu 83: Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen trên cùng 1 cặp NST thường; alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Theo lí thuyết, ruồi thân xám, cánh cụt thuần chủng có kiểu gen nào sau đây? B. C. D. . . Câu 92: Ở thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là D và d. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng? A. Xd Yd . B. Xd Y . C. XD YD . D. XD Yd . . Câu 90: Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến NST. C. thường biến. D. đột biến gen Câu 97: Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp gen A, a và B, b trên 2 cặp NST. Theo lí thuyết, sự di truyền của 2 cặp gen này tuân theo quy luật nào sau đây? A. Phân li độc lập. B. Hoán vị gen. C. Liên kết gen. D. Di truyền liên kết giới tính. Câu 99: Phép lai P: Ee × Ee, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 108: Ở thú, xét 1 tính trạng do 1 gen có 2 alen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Cá thể đực chỉ nhận alen từ mẹ, cá thể cái chỉ nhận alen từ bố. B. Đời con của phép lai thuận và nghịch thường có sự phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới. C. Cá thể đực chỉ mang 1 alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình. D. Nếu bố có kiểu hình trội thì tất cả cá thể cái ở đời con đều có kiểu hình trội. Câu 110: Một loài thực vật lưỡng bội, dạng quả do 2 cặp gen B, b và D, d phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội B và alen trội D quy định quả dẹt; kiểu gen chỉ có alen trội B hoặc alen trội D quy định quả tròn; kiểu gen bbdd quy định quả dài. Phép lai P: BbDd × BbDd, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ: A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả dài. B. 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
  6. C. 4 cây quả dẹt : 3 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D. 3 cây quả dẹt : 4 cây quả tròn : 1 cây quả dài Câu 113: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 gen, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 : 3 : 1 thì 2 cây ở P đều dị hợp 1 cặp gen. B. Nếu F1 có 6 loại kiểu gen thì quá trình phát sinh giao tử ở P đã xảy ra hoán vị gen. C. Nếu 2 cây P đều dị hợp 1 cặp gen thì F1 không thể có 3 loại kiểu hình. D. Nếu 2 cây P có kiểu hình trội về 2 tính trạng thì F1 luôn có 4 loại kiểu gen. Câu 114: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen trên 2 cặp NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 10 loại kiểu gen. Theo lí thuyết, các cây có 2 alen trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 7. B. 11. C. 9. D. 5. 푒 Câu 116: Xét 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Cho biết có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen ở 1 cặp NST; 2 tế bào không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 10. B. 8. C. 6. D. 2. Câu 117: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp gen: A, a; B, b và D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình là 2: 2: 1: 1: 1: 1. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây phù hợp với P? 푫 푫 풅 풅 푫 풅 풅 푫 A. Aa x aa . B. Aa x aa . C. Aa x aa . D. aa x Aa 풅 풅 푫 푫 풅 푫 푫 풅 Câu 120: Ở ruồi giấm, xét 3 cặp gen: A, a; B, b và D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết cặp gen A, a trên cặp NST thường; cặp gen B, b và cặp gen D, d cùng ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Phép lai P: Ruồi ♀ có kiểu hình trội về 3 tính trạng × Ruồi ♂ có kiểu hình trội về tính trạng do alen A quy định, kiểu hình lặn về 2 tính trạng còn lại, tạo ra F1 gồm toàn ruồi có kiểu hình trội về 3 tính trạng. Cho các ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên, tạo ra F2 có 1,25% số ruồi có kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F2, số ruồi có 4 alen trội chiếm tỉ lệ A. 7/50. B. 8/25. C. 4/25. D. 7/25. VII Tiến hóa. Câu 85: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch lên cạn ở đại A. Cổ sinh. B. Nguyên sinh. C. Tân sinh. D. Trung sinh Câu 88: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 90: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới? A. Sinh học phân tử. B. Tế bào học. C. Hóa thạch. D. Giải phẫu so sánh. Câu107: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ P có tần số các alen là 0,2 A : 0,8 a; thế hệ F 1 có tần số các alen là 0,7 A: 0,3 a. Nhân tố nào sau đây dẫn đến hiện tuợng trên? A. Đột biến. B. Các cơ chế cách li. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 114: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hai quần thể cùng loài sống trong cùng khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (2) Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi; hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. (3) Lai xa kèm đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản. (4) Cách li tập tính và cách li sinh thái luôn dẫn đến hình thành loài mới.
  7. A. 2.В. 1. C. 3. D. 4. Câu 82: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di – nhập gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 87: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng A. hóa thạch. B. sinh học phân tử. C. tế bào học. D. giải phẫu so sánh Câu 94: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, động vật lên cạn ở đại A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Nguyên sinh. D. Cổ sinh Câu 103: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng phát tán hạt giữa các quần thể thực vật cùng loài dẫn đến làm thay đổi vốn gen của các quần thể này được gọi là A. giao phấn không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. di – nhập gen. D. đột biến. Câu 111: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Hai quần thể cùng loài sống trong cùng khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (2). Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi; hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. (3). Lai xa kèm đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản. (4). Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. VIII> pha hệ Câu 118: Ở người, bệnh M và bệnh N, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen phân li độc lập và các alen trội là trội hoàn toàn. Một người phụ nữ tên X có em gái chỉ bệnh M và anh trai chỉ bị bệnh N; X kết hôn với D, D có em gái bị bệnh M. Cặp vợ chồng X và D sinh con gái tên H. Lớn lên H kết hôn với T, T có em gái bị bệnh M. Cho biết X, D, H, T và bố, mẹ của những người này đều không bị bệnh M và không bị bệnh N; bố của X không mang alen gây bệnh N. Theo lý thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái bị bệnh M và không bị bệnh N của cặp vợ chồng H và T là 11 1 77 7 A. . B. . C. 24 . D. 24 . 192 912 Câu 119: Ở người, xét bệnh M và bệnh N, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen phân li độc lập và các alen trội là trội hoàn toàn. Một người phụ nữ tên X có em gái chỉ bị bệnh M và anh trai chỉ bị bệnh N; X kết hôn với D, D có em gái bị bệnh M. Cặp vợ chồng X và D sinh con gái tên H. Lớn lên H kết hôn với T, T có em gái bị bệnh M. Cho biết X, D, H, T và bố, mẹ của những người này đều không bị bệnh M và không bị bệnh N; bố của X không mang alen gây bệnh N. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con trai không bị bệnh M và không bị bệnh N của cặp vợ chồng H và T là A. 55/64. B. 11/32. C. 77/192. D. 17/125. IX. sinh thai Câu 82: Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hội sinh. B. hỗ trợ cùng loài.С. hợp tác. D. cạnh tranh cùng loài. Câu 83: Trên thảo nguyên, sư tử bắt linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa sư tử và linh dương thuộc mối quan hệ A. hợp tác. B. hỗ trợ. С. cạnh tranh. D. sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 87: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. Sâu ăn lá ngô. B. Cây ngô. C. Rắn hổ mang. D. Nhái. Câu 94: Một quần thể cây thông ở Đà Lạt có khoảng 1000 cây/ha. Đây là ví dụ về đặc trưng nào sau đây của quần thể ? A. Tỉ lệ nhóm tuổi. B. Sự phân bố cá thể C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 98: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi
  8. ở Việt Nam được mô tả ở hình bên. Khoảng giá trị từ 5,6°C đến 20°C được gọi là A. khoảng chống chịu. B. giới hạn dưới. C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn trên. Câu 105: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (2) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. (3) Diễn thế nguyên sinh thường dẫn tới hình thành quần xã ổn định tương đối. (4) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 116: Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? (1) Rắn có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc là sinh vật tiêu thụ bậc 3. (2) Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắc xích. (3) Nếu chuột bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái này thì lưới thức ăn còn 3 chuỗi thức ăn. (4) Đại bàng có thể thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 81: Một quần thể gà rừng có khoảng 200 con. Đây là ví dụ về đặc trưng nào sau đây của quần thể? A. Sự phân bố cá thể. B. Kích thước quần thể. C. Nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể. Câu 95: Trong ruộng lúa, lúa và cỏ lồng vực cùng hút nước và các ion khoáng từ đất để tổng hợp chất hữu cơ. Mối quan hệ giữa lúa và cỏ lồng vực thuộc quan hệ A. hội sinh. B. cạnh tranh. C. kí sinh. D. hợp tác. Câu 100: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam được mô tả ở hình bên. Khoảng giá trị từ 20OC đến 35OC được gọi là A. khoảng thuận lơi. B. giới hạn dưới. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn trên. Câu 101: Các con hươu đực tranh giành hươu cái trong mùa sinh sản. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hội sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. hợp tác. D. cộng sinh. Câu 102: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1? A. Thỏ. B. Cỏ. C. Cáo. D. Hổ. Câu 104: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (2). Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. (3). Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa từng có sinh vật. (4). Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch để bảo vệ và khai thái tài nguyên thiên nhiên. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
  9. Câu 112: Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? (1). Rắn có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc là sinh vật tiêu thụ bậc 3. (2). Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích. (3). Nếu chuột bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái này thì lưới thức ăn còn 3 chuỗi thức ăn. (4). Đại bàng có thể thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.