Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 000

docx 5 trang doantrang27 07/07/2023 3792
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_12_nam_hoc_2022_2023_ma_de.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 000

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: ___ (Đề thi có ___ trang) Thời gian làm bài: ___ phút (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 000 Câu 1. Ở sinh vật nhân thực bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển axit amin Metiônin là A. 3’AUG 5’. B. 3’ XAU 5’. C. 5’ XAU3’. D. 5’ AUG 3’. AB Câu 2. Ở ruồi giấm, một tế bào của cơ thể có kiểu gen ddXEY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. ab Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Luôn cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. II. Nếu cho giao tử ABdY thì sẽ không có giao tử abdY. III. Loại giao tử ABdXE chiếm tỉ lệ 25% IV. Sinh ra giao tử mang nhiễm sắc thể Y với tỷ lệ 50% A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 3. Xét các đặc điểm sau đây, đột biến gen có các đặc điểm nào? (1). Xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và có tần số thấp. (2). Luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình. (3). Luôn di truyền được cho thế hệ sau. (4). Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục. (5). Là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa A. 2, 3, 5. B. 1, 4. C. 1, 2, 4. D. 3, 5. Câu 4. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (II) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (III) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội. (IV) Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 5. Có 5 phân tử ADN tự nhân đôi số lần bằng nhau tạo ra 40 phân tử ADN con, số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN nói trên là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 6. Cho cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F1 lai phân tích đời con thu được tỉ lệ kiểu hình : A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. B. 25% cây hoa vàng : 50% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. C. 4 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. D. 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa vàng. Câu 7. Alen D dài 204nm, alen này bị đột biến thay thế một cặp nucleotit thành alen d, alen d có 1546 liên kết hidro. Số lượng nucleotit loại G của alen d là: A. 254 B. 253 C. 346 D. 347 Câu 8. Theo Đác Uyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 9. Ở một loài, giả sử nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, nhiễm sắc thể này có trình tự các gen: ABBCDEGH. Dạng đột biến này A. được sử dụng để chuyển gen giữa các nhiễm sắc thể Mã đề 000 Trang 1/5
  2. B. làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng. C. được sử dụng để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. D. không làm thay đổi số gen trên nhiễm sắc thể. Câu 10. Một gen có 480 nucleotit Adenin và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nucleotit là A. 2040 B. 1800 C. 3000 D. 2400 Câu 11. Trong các phát biểu sau đây về cơ chế di truyền cấp phân tử: (1). Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. (2). Trong quá trình nhân đôi AND, enzim Ligaza chỉ tác động lên một trong các mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ. (3). Ở vi khuẩn, sự nhân đôi ADN chỉ xảy ra ở một đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). (4). Trong quá trình phiên mã, enzim ARNpolimeraza vừa tham gia tháo xoắn phân tử ADN vừa tổng hợp mạch ARN. (5).Trong quá trình dịch mã, có sự liên kết bổ sung giữa A với T và G với X. Các phát biểu đúng là: A. 1, 2, 4. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 2, 3, 5. Câu 12. Cho biết bộ ba 5’ AUG 3’ quy định axit amin Metinonin (Met), 5’UAU 3’ và 5’ UAX 3’ quy định axit amin Tirôzin(Tyr). 5’UGG 3’ quy định axitamin Triptophan (Trp). Các bộ ba 5 ’ UAA 3’, 5’ UAG 3’, 5’UGA 3’ kết thúc dịch mã. Xét một đoạn trình tự mARN nhân tạo: 5 ’ AUG UAU UGG 3’. Thứ tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng? (I) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành A thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đồi. (II) Nếu nucleotit thứ 9 bị thay thành A thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi pôlipeptit bình thường. (III) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành X thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đồi. (IV) Nếu nucleotit thứ 8 bị thay thành A thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 13. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể. Câu 14. Ví dụ nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Trên một số tảng đá lớn có vũng đá được xác định là dấu bàn chân của loài khủng long đã tuyệt diệt. B. Một số xác voi Mamut bị vùi trong băng tuyết còn nguyên vẹn, các cá thể khác đã bị phân hủy C. Xác chết của các cây thân gỗ bị vùi lấp trong bùn, các cây khác của loài này vẫn sinh trưởng, phát triển. D. Môt số cá thể của loài kiến cổ khi chết bị vùi trong hổ phách vẫn giữ nguyên hình dạng màu sắc, các cá thể khác bị phân hủy Câu 15. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng về vai trò các nhân tố tiến hóa? (1). Đột biến gen tạo ra nhiều alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (2). Di - nhập gen có thể mang đến các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có chiều hướng xác định. (4). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. (5). Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể. A. 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 3, 4. Câu 16. Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của người mẹ. B. Đứa trẻ nói trên là thể lệch bội một nhiễm. C. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ có 47 nhiễm sắc thể. D. Người bố đã bị đột biến trong quá trình hình thành giao tử. Câu 17. Thực hiện phép lai giữa gà trống có kiểu gen đồng hợp tử lăn với gà mái chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 6 gà mái chân cao: 2 gà mái chân thấp : 3 gà trống chân cao : 5 gà trống chân thấp. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng? (I) Tính trạng chiều cao chân do hai cặp gen quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Mã đề 000 Trang 2/5
  3. (II) Tất cả gà mái F1 đều dị hợp tử về hai cặp gen. (III) Lai phân tích gà trống F1, thu được đời con có tỉ lệ gà trống chân cao bằng tỉ lệ gà mái chân cao. (IV) Tất cả gà chân thấp ở F2 đều có kiểu gen đồng hợp tử lặn. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 18. Một quần thể sinh vật bao gồm 250 cá thể có kiểu gen AA, 600 cá thể có kiểu gen Aa và 150 cá thể có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen AA của quần thể là A. 0,6. B. 0,25. C. 0,4. D. 0,15. Câu 19. Biết rằng alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau thu được F1. Trong tổng số cây ở F1, cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 100%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết các phép lai nào dưới đây có kết quả như F1 nêu trên? AB aB (1). AaBB x aaBB (2). AaBb x aaBb (3). x ab aB AB aB AB ab (4). AaBb x aaBB (5). x (6). x Ab ab aB ab A. 2, 3, 5, 6. B. 1, 2, 4, 6. C. 2, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 6. Câu 20. Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là A. AABbdd x AAbbdd B. aabbdd x AabbDD C. aabbDd x AABBdd D. aaBBdd x AAbbDD Câu 21. Một quần thể tự thụ phấn có thế hệ xuất phát gồm 40% AA : 60% Aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể là: A. 0,5625 AA : 0,375 aa : 0,0625 aa B. 0,6625 AA : 0,075 Aa : 0,2625 aa C. 0,4 AA : 0,6 Aa D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa Câu 22. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1? AB Ab AB AB AB Ab AB aB A. x B. x C. x D. x aB ab ab ab Ab ab ab Câu 23. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến A. chuyển đoạn B. đa bội C. dị bội. D. mất đoạn Câu 24. Giả sử một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tao thể đột biến có kiểu gen kháng bệnh trên người ta thực hiện các bước sau: (1). Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây. (2). Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (3). Cho các cây con nhiếm tác nhân gây bệnh. (4). Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. Quy trình tạo giống theo thứ tự các bước A. 1, 3, 4, 2. B. 2, 3, 4, 1. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3, 2, 4. Câu 25. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Theo li thuyêt có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cây thân cao trong loài? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 26. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAaa × aaaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình? A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình. B. 4 kiểu gen, 2 kiểu hình. C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. D. 5 kiểu gen, 2 kiểu hình. Câu 27. Phân tử nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã? A. mARN B. ADN C. tARN D. Riboxom Câu 28. Để nhân giống hoa lan có được những đặc tính giống nhau từ một giống lan quý, các nhà nhân giống cây cảnh đã áp dụng tạo giống bằng phương pháp nào? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Lai hữu tính. C. Gây đột biến. D. Công nghệ gen. Câu 29. Dấu hiệu nào sau đây giúp ta nhận biết một tính trạng nào đó là do gen trên nhiễm sắc thể X quy định? (1) Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch (2) Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở giới đực và giới cái Mã đề 000 Trang 3/5
  4. (3) Có sự di truyền thẳng (cùng giới) (4) Có sự di truyền chéo A. 1, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3. D. 2, 4 Câu 30. Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học? (1) Sự xuất hiện các enzim. (2) Sự hình thành các tế bào sơ khai. (3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ. (4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. (5) Sự xuất hiện màng sinh học. (6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép. A. 1, 5, 6. B. 2, 5, 6. C. 2, 4, 6, D. 3, 4, 6. Câu 31. Ở môt loài thực vật hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Màu sắc quả do một gen gồm 2 alen D, d quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho bí quả tròn, màu xanh giao phấn với bí quả tròn, màu vàng thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% quả dẹt, màu vàng: 18,75% quả tròn, màu vàng: 18,75% quả tròn, màu xanh : 6,25% quả dài, màu xanh. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng? (I) Hình dạng quả có sự tương tác bổ sung của hai cặp gen. (II) Kiểu gen của hai cây ban đầu đều đồng hợp tử về 3 cặp gen. Ad (III) Kiểu gen của cây F1 là Bb aD AD (IV) Kiểu gen của cây F1 là Bb ad (V) Kiểu gen của cây F1 là AaBbDd A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 32. Ở một loài thực vật, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 12 nhóm gen liên kết. Có 5 thể đột biến có số lượng NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng được liệt kê trong bảng sau đây: Thể đột biến Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số lượng NST 36 48 60 23 25 Cho biết các nhiễm sắc thể ở các cặp trong mỗi tế bào của thể đột biến đều có độ dài bằng nhau. Có bao nhiêu trường hợp là thể lệch bội? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 33. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcdd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là A. 9/64 B. 9/128 C. 7/64 D. 15/128 Câu 34. Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí kiệu là A, a và B, b. Cơ thể nào sau đây là thể một? A. AaB. B. AaBbb. C. AaBB. D. AaBb. Câu 35. Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây có kiểu gen A. AABB. B. AAbb. C. aabb. D. aaBB. Câu 36. Theo định luật Hacđi – Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) P: 0,5Aa : 0,5aa (2) P: 0,25AA : 0,5 Aa : 0,25aa (3) P: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa (4) P: 100% Aa (5) P: 100%AA (6): 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 37. Khi tiến hành phép lai thuận, nghịch giữa hai cây cùng loài có kiểu hình khác nhau thu được kết quả như sau: Lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1: 100% lá đốm. Lai nghịch ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1: 100 % lá xanh. Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được là A. 100% lá xanh. B. 75% lá xanh : 25% lá đốm C. 50% lá xanh : 50% lá đốm D. 100% lá đốm. Câu 38. Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY, tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng Mã đề 000 Trang 4/5
  5. thuần chủng thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực, cánh trắng: 1 con cái cánh đen: 1con cái cánh trắng. Cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Tính trạng màu sắc cánh di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính. (II) Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỷ lệ 5/7. (III) Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỷ lệ 1/3. (IV) Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỷ lệ 5/8. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 39. Cho biêt mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng có AB AB hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 20%. Theo lí thuyết phép lai XDXd x XdY cho đời con có kiểu ab ab hình mang ba tính trạng lặn là A. 25% B. 16% C. 8% D. 12,5 % Câu 40. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có số cá thể mang kiểu hình lặn aa = 16%. Tần số alen A : a của quần thể là: HẾT A. 0,5 : 0,5 B. 0,4 : 0,6 C. 0,6 : 0,4 D. 0,8 : 0,2 HẾT Mã đề 000 Trang 5/5