Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

doc 6 trang Hùng Thuận 21/05/2022 6200
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_dinh_duong_nito_o_thuc_vat.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

  1. CHỦ ĐỀ : DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 5,6 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. - Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống của cây. - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây và các dạng nitơ cây hấp thụ được từ đất. - Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân bón hợp lí với sinh trưởng và môi trường 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Biết ứng dụng những kiến thức đã học và thực tiễn trồng trọt. - Có ý thức bảo vệ môi trường 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung : Năng lực tự chủ , tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực sinh học II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - Tranh vẽ mô tả hiện tượng cây thiếu N: Hình 5.1,5.2 ; Hình 6.1 2. Chuẩn bị của HS: - HS: Sgk, đồ dùng học tập, đọc trước bài học. III .THỜI LƯỢNG CHỦ ĐỀ STT Nội dung Số tiết 1 Bài 5 : Dinh dưỡng Nito ở thực vật 1 2 Bài : Dinh dưỡng Nito ở thực vật ( Tiếp theo ) 1
  2. Tổng 2 IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Nêu khái niệm về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? 3. Bài mới A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu : Học sinh thấy được vấn đề cần giải đáp qua câu hỏi của giáo viên 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề 3. Phương tiện: Câu hỏi của giáo viên 4. Tiến trình hoạt động - GV nêu vấn đề : Trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, các em thường thấy bà con nông dân trồng cây ngô xen canh với cây đậu tương. Việc làm này nhằm mục đích gì và dựa trên cơ sở khoa học nào? B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ SINH LÝ CỦA NITƠ Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Bước 1: I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ: - GV yêu cầu học sinh (2 phút) nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát * Vai trò chung: hình 5.1, hình 5.2 rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. triển của cây ? - Nitơ là thành phần cấu tạo của nhiều hợp chất sinh - HS thực hiện nhiệm vụ. học quan trọng như : prôtêin, coenzim, axit nucleic, - GV gọi đại diện 1 học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận diệp lục, ATP trong cơ thể thực vật. xét, bổ sung. * Vai trò điều tiết : - GV chuẩn hóa kiến thức. - Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất
  3. - Bước 2: trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, - GV đặt câu hỏi: Thừa, thiếu nitơ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm của trưởng và phát triển ở thực vật? các phân tử prôtein trong tế bào chất. - HS suy nghĩ, trả lời ? - GV bổ sung: + Thừa nitơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ, giảm năng suất hoặc không có thu hoạch. + Thiếu nito cây sinh trưởng kém, diệp lục không hình thành, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, giảm sút quang hợp và tích lũy, giảm năng suất quang hợp. HOẠT ĐỘNG 2: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Bước 1: II. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: + - - GV nêu câu hỏi: Trong tự nhiên nguồn cung cấp nitơ cho cây có từ Hai dạng nitơ cây hấp thụ: NH4 và NO3 . đâu ? - Đáp án phiếu học tập: - HS liên hệ trả lời: - Bước 2: - GV yêu cầu mỗi bàn thành lập 1 nhóm, nghiên cứu mục II sách giáo khoa, thảo luận nhóm (3 phút) hoàn thành PHT : - HS thảo luận nhóm, thống nhất, hoàn thành phiếu học tập - GV thu phiếu học tập, chiếu hình ảnh đại diện của 2 nhóm bất kỳ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
  4. - GV chuẩn hóa kiến thức và chiếu đáp án phiếu học tập, chấm điểm HOẠT ĐỘNG 3: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Bước 1: III. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố - GV yêu cầu 2 học sinh thành lập 1 nhóm, các nhóm quan sát hình định nitơ. 6.1 SGK, thảo luận nhóm (2 phút) chỉ ra con đường chuyển hóa nitơ 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất: hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng? - Chuyển hóa nitơ hữu cơ gồm: - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ. + Quá trình amon hóa: - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nitơ hữu cơ + vi sinh vật → NH4 - GV chiếu thông tin phản hồi, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. + Quá trình nitrat hóa: + - NH4 + nitrosomonas →NO2 - - - GV cung cấp kiến thức : Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa NO2 + nitrobacte →NO3 - nitrat thành nitơ phân tử. Quá trình này gọi là quá trình phản nitrat. - Cây hấp thụ NO3 trong đất nhờ lông hút. Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, đặc biệt diễn ra - Lưu ý: Trong đất kị khí xảy ra quá trình chuyển mạnh trong đất kị khí → gây ra sự mất nitơ đối với dinh dưỡng ở thực nitrat thành nitơ phân tử nên cần phải đảm bảo độ vật. thoáng khí cho đất. - GV hỏi: Vậy làm thế nào để hạn chế quá trình phản nitrat ? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, kết luận. - Bước 2: - GV đặt câu hỏi : + Thế nào là quá trình cố định nitơ ? 2. Quá trình cố định nitơ phân tử : + Hãy chỉ ra con đường cố định nitơ phân tử xảy ra trong đất và sản - Là quá trình liên kết N 2 với H 2 để hình thành nên phẩm của quá trình đó trên hình 6.1 SGK ? NH3 - HS suy nghĩ, trả lời - Con đường hóa học cố định nitơ:
  5. - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tình huống xuất phát N2 + H2 → NH3 - HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.2 trả lời - Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, kết luận : Trong tự nhiên, hoạt động hiện. của các nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam. bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị lấy đi. + Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ đậu HOẠT ĐỘNG 4: Phân bón với năng suất cây trồng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS về nhà đọc mục IV SGK, kết hợp tìm hiểu thực tế trả IV. Phân bón với năng suất cây trồng và môi lời câu hỏi: trường: - Thế nào là bón phân hợp lý cho cây ? 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng. - Các phương pháp bón phân? 2. Các phương pháp bón phân. - Tại sao cần phải bón phân hợp lí cho cây trồng? 3. Phân bón và môi trường. - HS: về nhà viết báo cáo C. Hoạt động luyện tập - vận dụng ( 4 phút ) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV đưa câu hỏi : Các dạng nitơ cung cấp cho Các dạng nitơ cung cấp cho thực vật thông qua đất được bổ sung thường thực vật thông qua đất được bổ sung thường xuyên từ 5 nguồn. xuyên những nguồn nào ? + Quá trình tổng hợp hóa học chủ yếu do sự phóng điện trong cơn giông - HS trả lời: (nguồn này ít quan trọng) - GV kết luận + Quá trình cố định nitơ của các vi khuẩn, vi khuẩn lam sống tự do, nguồn này cung cấp lượng lớn nitơ cho cây.
  6. + Quá trình cố định nitơ của các vi khuẩn, tảo cộng sinh (cây họ đậu, bèo hoa dâu) nguồn này cung cấp lượng nitơ rất lớn + Nguồn nitơ hữu cơ từ xác động thực vật và vi sinh vật được phân giải + Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau thu hoạch thông qua phân bón có nitơ. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Chuẩn bị 2 chậu bằng nhựa đường kính 5 – 7cm (có thể tận dụng vỏ hộp sữa chua); 100 hạt thóc hoặc ngô đã nảy mầm 2 đến 3 ngày tuổi, 1 túi bông y tế, 1 bình nhựa (có thể tận dụng chai nhựa đựng nước ngọt đã bỏ đi), 1 g phân bón NPK, 1 lít nước sạch. - Hòa tan 1g phân NPK vào 1 lít nước sách khuấy đều cho phân tan hết. - Lấy chút bông cho xuống đáy 2 chậu nhựa đã đánh số thứ tự - Chậu thứ nhất cho 1 chút nước sạch sao cho vừa đủ làm bông ướt, chậu thứ 2 cho chút dung dịch phân bón vào vừa đủ làm ướt bông. - Cho vào mỗi chậu khoảng 20 – 30 hạt thóc hoặc ngô đã nảy mầm. - Theo dõi sự sinh trưởng của thóc hoặc ngô trong 1 tuần (cần có ánh sáng để cây quang hợp) - Giờ học sau mang sản phẩm đến lớp báo cáo kết quả. E. Hướng dẫn tự học - Về nhà học bài cũ và làm thí nghiệm theo hướng dẫn. Ngày tháng năm 2020 Phê duyệt của tổ trưởng Phạm Thị Thu Hiền