Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

doc 8 trang Hùng Thuận 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_toan_lop_5_nam_hoc_2020_2021_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐỒNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Lớp : 5 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Họ và tên: Môn : Toán- Lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề ) PHẦN GHI ĐIỂM CHUNG VÀ NHẬN XÉT, KÍ CỦA GIÁO VIÊN Điểm Giáo viên coi kí, ghi rõ họ tên Giáo viên chấm kí, ghi rõ họ tên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) (Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1: Diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 12cm và 6cm là : A. 36cm2 B. 72cm2 C. 18cm2 D. 9cm2 Câu 2: Diện tích của hình tròn có đường kính 6dm là: A. 113,04dm2 B. 11,304dm2 C. 282,6dm2 D. 28,26dm2 Câu 3: Thể tích hình lập phương có cạnh 2,5dm là: A. 25dm3 B. 37,5dm3 C. 6,25dm3 D. 15,625dm3 Câu 4: Diện tích hình thang có đáy lớn 18cm, đáy bé 7cm và chiều cao 6cm là: A. 75cm2 B. 150cm2 C. 65cm2 D. 155cm2 Câu 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 1981cm3 = dm3 b) 182 phút = giờ phút Câu 6: Cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ? A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 27 lần II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 7: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a) 4 phút 15 giây + 15phút 4 giây c) 7 giờ 25 phút x 6 b) 7 năm 4 tháng - 3 năm 9 tháng d) 12 ngày 15 giờ : 3 . . . Câu 8: (2 điểm) Một người đi ô tô từ 9 giờ 15 phút đến 11 giờ 30 phút được quãng đường dài 108 km. Tính vận tốc của ô tô đó.
  2. . . Câu 9: ( 2 điểm) Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,8m, mức nước có trong bể cao 0,6m. Người ta thả vào bể một hòn đá làm hòn non bộ thì mức nước trong bể cao 0,7m. Tính thể tích phần hòn non bộ ngập trong nước. . . . . . . Câu 10: (1 điểm) a) Tính nhanh 75 3 + x 29 + 75% x 30 + 0,75 x 40 100 4 b) Sau khi giảm 20% thì giá một chiếc quạt là 520 000 đồng. Hỏi giá ban đầu của chiếc quạt là bao nhiêu? . . . . . .
  3. Câu Đáp án chi tiết Điểm (Bài) 1 Khoanh vào A 0,5 đ 2 Khoanh vào D 0,5 đ 3 Khoanh vào D 0,5 đ 4 Khoanh vào A 0,5 đ 5 a) 1981cm3 = 1,981 dm3 0,5 đ b) 182 phút = 3 giờ 2 phút 6 Khoanh vào D 0,5đ 7 a) 19 phút 19 giây b)3 năm 7 tháng c) 44 giờ 30 phút 2 đ d) 4 ngày 5 giờ (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) 8 Thời gian ô tô đi hết quãng đường là: 0,5đ 11 giờ 30 phút - 9 giờ 15 phút = 2 giờ 15 phút Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ 0,5đ Vận tốc của ô tô đó là: 0,5đ 108: 2,25= 48 (km/giờ) Đ/s: 48 km/giờ 0,5đ Thể tích ban đầu của bể cá là: 0,5đ 2,5 x 1,8 x 0,6 = 2,7 (cm3) 9 Thể tích của bể sau khi thả hình non bộ là: 0,5đ 2,5 x 1,8 x 0,7 = 3,15 (cm3) Thể tích phần hòn non bộ ngập trong nước là: 0,5đ 3,15- 2,7 = 0,45 (cm3) Đ/s: 0,45 (cm3) 0,5đ
  4. 10 75 3 0,5đ a) + x 29 + 75% x 30 + 0,75 x 40 100 4 = 0,75 x 1+ 0,75 x 29 + 0,75 x 30 + 0,75 x 40 = 0,75 x (1 + 29 + 30 + 40) = 0,75 x 100 = 75 b) Coi giá ban đầu của chiếc quạt là: 100% thì giá 0,5 đ sau khi giảm 20% là: 100%- 20% = 80% Giá ban đầu của chiếc quạt là: 520 000 x 100 : 80= 650 000 (đồng) Đ/s: 650 000 đồng
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐỒNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Lớp : 5 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Họ và tên: Môn : Tiếng Việt- Lớp 5 Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian giao đề ) PHẦN GHI ĐIỂM CHUNG VÀ NHẬN XÉT, KÍ CỦA GIÁO VIÊN Điểm Giáo viên coi kí, ghi rõ họ tên Giáo viên chấm kí, ghi rõ họ tên PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: Đom Đóm và Giọt Sương Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi sao hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một cây bông cỏ may, vừa hóng gió, vừa làm cho cây đèn mình sáng thêm. Bỗng, Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “ Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng: - Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như viên ngọc vậy! Giọt Sương dịu dàng nói: - Bạn Đom Đóm ơi! Mình đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn! Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào! Đom Đóm nói: - Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ: - Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé! Cổ tích ngày nay Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Một buổi tối, trời không nhưng bầu trời Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Câu 2: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Đom Đóm gặp Giọt Sương trong lúc đang làm gì? A. Bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa và lượn quanh Giọt Sương.
  6. B. Sà xuống chân ruộng, bắt Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ C. Đáp xuống một gò cao, đậu trên bụi tre ngà và đung đưa. D. Bay lên gò cao, đậu lên bông cỏ may, hứng gió đêm và làm cho cây đèn sáng thêm. Câu 3: Theo em, Giọt Sương đẹp trong đêm thu là nhờ đâu? Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây là đúng hay sai. Khoanh tròn vào Đúng hoặc Sai Thông tin Trả lời Bài văn có hai nhân vật Đom Đóm và Giọt Sương Đúng Sai Đom Đóm gặp Giọt Sương trong đêm không trăng nhưng nhiều sao Đúng Sai Cả Đom Đóm và Giọt Sương đều tự tỏa sáng trong đêm Đúng Sai Đóm Đóm được ví như một người chiến sĩ bảo vệ mùa màng Đúng Sai Câu 5: Vì sao Đom Đóm khen Giọt Sương khiêm tốn? Câu 6: Câu nói “Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình.” của Giọt Sương ngụ ý gì? A. Cần phải phô trương khi biết mình hơn người khác. B. Biết sống có ích, tỏa sáng bằng chính năng lực của mình. C. Nên biết sống cho chính bản thân mình. D. Biết khiêm tốn để người khác khen mình. Câu 7: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi sao hôm đang nhấp nháy.” Câu 8: Tìm hai từ trái nghĩa với từ “ khiêm tốn”. Câu 9: Đặt một câu ghép nói về học tập hoặc vui chơi có dùng từ nối để nối các vế câu. Câu 10: Tìm từ láy có thể thay thế từ lung linh trong câu: “ Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy.
  7. Bài viết Cánh rừng mùa đông Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp. Tập làm văn: Chọn 1 trong hai đề: 1. Tả lại một đồ dùng học tập của em. 2. Tả lại một loài cây mà em yêu thích. ĐÁP ÁN Câu Đáp án chi tiết Điểm thành phần Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : (7đ) 1 có trăng/ đầy sao sáng (0,5đ) 2 Khoanh vào đáp án D (0,5đ) 3 nhờ phản chiếu ánh sáng từ các ngôi (0,5đ) sao trên bầu trời 4 Đúng/Đúng/Sai/Đúng (1đ) 5 Giọt Sương biết đánh giá đúng về mình, (1đ) về bạn, không cho mình hơn dù được khen 6 Khoanh vào đáp án B (0,5đ) 7 CN: cây đèn của Đom Đóm; VN: cứ (1đ) 8 Kiêu, kiêu ngạo, kiêu căng (0,5đ)
  8. 9 Hs đặt câu đúng có dấu chấm đầy đủ, nội (1đ) dung đúng theo yêu cầu. 10 Lấp lánh, long lanh, nhấp nhánh (0,5đ) 1. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1 điểm) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài: 1 điểm Thân bài: + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) Kết bài: 1 điểm Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm Sáng tạo: 1 điểm