Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2013-2014

docx 7 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2013_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2013-2014

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2013 Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau đây trong nước: Al2(SO4)3, Ca(OH)2 Câu 2: Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ N 2 có tính oxi hóa và 1 phương trình phản ứng chứng tỏ có tính khử Câu 3: Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch : K2SO4, NH4NO3, KCl. Câu 4: Viết phương trình phân tử, ion rút gọn của phản ứng giữa các dung dịch các cặp chất sau a) BaCl2 + K2SO4 b) Na2CO3 + HNO3 Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có nhiều loại ion hơn không cùng tồn tại trong một dung dịch ? Viết phương trình dạng ion rút gọn để giải thích : + 2+ 2 3 + 2+ 2 a) Trường hợp 1: K , Ca , CO3 , PO4 b) Trường hợp 2: Na , Ba , NO3 , SO4 Câu 6: Trộn lẫn 100ml dung dịch KCl 1M và 50ml dung dịch BaCl 2 0,5M. Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch thu được sau khi trộn lẫn. 2+ 3+ Câu 7: Một dung dịch chứa các ion gồm: a(mol) A ; 0,03mol Al ; 0,03mol NO3 và 0,05mol 2 2+ SO4 . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 8,75gam. Tính a và xác định ion A Câu 8: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi cho từ từ dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 Câu 9: Cần dùng bao nhiêu lít khí N2 và khí H2 (đktc) để điều chế 340gam dung dịch NH3 0,1%? Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp trên là 20% Câu 10: Dung dịch (X) có pH = 1, chứa hỗn hợp HCl và H 2SO4 với tỉ lệ mol tương ứng 2:1. Dung dịch (Y) chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,05M. Trộn 100 ml dung dịch (X) với 100 ml dung dịch (Y) thì thu được 200 ml dung dịch (Z) có pH = a và b(gam) kết tủa. Tìm giá trị của a, b ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2014 Câu 1: Dung dịch nào sau đây có thể dẫn điện? (Chỉ kể tên, không giải thích) : Dung dịch muối ăn, dung dịch axit clohidric, dung dịch đường, dung dịch natri hidroxit. Câu 2: Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau (nếu có): a) Dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch KOH b) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Mg c) FeS tác dụng với dung dịch HCl Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : K2CO3, K2SO4, KNO3. (1) (2) Câu 4: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: NH3  NH4NO3  NH3 Câu 5: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ a) Khí nitơ có tính oxi hóa. (1 phản ứng) b) Khí nitơ có tính khử. (1 phản ứng) Câu 6: Cho 200ml dung dịch HCl 0,1M vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M được dung dịch A a) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A b) Cho một lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa thu được. + 2 2 + Câu 7: Dung dịch X gồm: Na 0,3mol ; SO4 0,1mol ; CO3 0,2mol ; K x(mol) a) Tìm x b) Cho 91,25gam dung dịch HCl 20% vào dung dịch X. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) Câu 8: Trộn 500ml dung dịch X gồm: HCl 0,04M và H2SO4 0,005M với 500ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ xM. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m(gam) kết tủa Y và 1lit dung dịch Z có pH=12. Tìm x và m. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2015 Câu 1: Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ N 2 có tính oxi hóa và 1 phương trình phản ứng chứng tỏ có tính khử Câu 2: Trong các chất sau: chất nào điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li? NaOH, C6H6, H2S, KClO3, C2H5OH, Al(OH)3 ? Viết phương trình điện li của kaliclorat (KClO3) Câu 3: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi a) Cho dung dịch amoniac (NH3) từ từ đến dư vào dung dịch nhôm nitrat Al(NO3)3 b) Mảnh nhỏ kim loại đồng vào dung dịch axit nitric đặc 1
  2. Câu 4: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch chất sau: Na2CO3, BaCl2, NaOH? + 2+ 2 Câu 5: Dung dịch X có chứa các ion: Na 0,1mol, Mg 0,1mol, NO3 x(mol) và SO4 y(mol). Khi cô cạn dung dịch X thì thu được 21,9gam muối. Tính giá trị x, y Câu 6: Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,6 M (giả sử H2SO4 điện li hoàn toàn 2 nấc) Câu 7: Dự đoán hiện tượng khi ngâm quả trứng gà (đã luộc) vào giấm ăn trong vài ngày. Biết rằng thành phần chính của vỏ trứng canxi cacbonat còn giấm ăn là một loại axit hữu cơ có tên gọi là axit axetic (CH3COOH) 3+ 2 + Câu 8: Hai dung dịch A và B có tổng cộng 4 loại ion: Al , OH , SO4 , Na . Mỗi dung dịch chứa 2 loại ion. Hãy xác định các ion trong các dung dịch trên? Câu 9: Cho 14,1gam hỗn hợp bột (Mg,Al) tan hoàn toàn trong 2mol HNO 3, thu được 6,72lít hỗn hợp khí (đktc) N2O, NO tỉ lệ mol 1 : 2 và dung dịch X a) Tính khối lượng nhôm (Al) trong hỗn hợp kim loại b) Lấy toàn bộ dung dịch X tác dụng với 1,7 mol NaOH . Tính số mol kết tủa thu được ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2016 Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau : Al(NO3)3, Na2SO4 Câu 2: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. Viết phương trình phản ứng minh hoạ Câu 3: Viết phương trình phân tử , ion rút gọn của các phản ứng sau a) Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch K2SO4 b) Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl Câu 4: Viết phương trình phân tử có phương trình ion rút gọn sau + + 2 a) Ag + Cl AgCl b) 2H + CO3 CO2 + H2O Câu 5: Có 3 dung dịch : K2CO3 , Al2(SO4)3 và NaCl (đựng riêng rẽ trong 3 lọ không nhãn). Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết 3 dung dịch này 2+ 3+ 2 Câu 6: Dung dịch X chứa a(mol) Mg ; 0,06mol Al ; 0,06mol NO3 và 0,09mol SO4 . Tính khối lượng muối tan trong dung dịch X Câu 7: Thực hiện thí nghiệm tính dẫn điện của dung dịch trên cùng thiết bị như hình vẽ. Hãy cho biết đèn ở cốc nào sẽ sáng hơn? Tại sao? Cốc A chứa dung dịch HCl 0,1M Cốc B chứa dung dịch CH3COOH 0,1M Câu 8: Dung dịch A có nồng độ [OH ] là 10 13 M a) Tính pH của dung dịch A b) Dung dịch A làm quỳ tím đổi màu như thế nào? Vì sao? Câu 9: Với bệnh nhân loét dạ dày, dạ dày thường có tình trạng tăng axit gây ợ chua, đầy bụng khó tiêu. Để làm dịu các triệu chứng này, thầy thuốc thường cho bệnh nhân dùng biệt dược Maalox. Trong mỗi viên Maalox có chứa 400mg nhôm hydroxit. Viết phương trình phân tử, ion rút gọn của phản ứng xảy ra ở dạ dày khi uống thuốc này Câu 10: Hỗn hợp X gồm một kim loại nhóm IA và một kim loại nhóm IIA. Cho 16gam X tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch Y và 3,36lít H2 (đktc). Dung dịch Z gồm HCl và H2SO4, trong đó số mol HCl bằng số mol H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng lượng vừa đủ dung dịch Z tạo ra m(gam) hỗn hợp muối. Tính giá trị m. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2017 Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: HF, Al2(SO4)3 Câu 2: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn tạo ra kết tủa Fe(OH)3 2
  3. 2+ 2+ 2 Câu 3: Trong dung dịch chứa 4 ion : Ba , Cu , OH , SO4 có thể xảy ra phản ứng hoá học. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra. Câu 4: Dùng dung dịch NaOH để nhận biết 2 dung dịch MgCl 2 và ZnCl2 (đựng riêng rẽ trong 2 lọ không nhãn). Mô tả hiện tượng. (không viết phương trình phản ứng) Câu 5: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolptalein vào dung dịch amoniac. Nêu hiện tượng và cho biết dung dịch amoniac có môi trường gì (axit, baz, trung tính) Câu 6: Viết các phương trình phản ứng hóa học của chuyển hoá sau : NH3 (NH4)2SO4 NH3 2+ 3+ 2 Câu 7: Dung dịch X chứa : 0,1mol Fe ; 0,2mol Al ; x(mol) SO4 . Cô cạn dung dịch X thu được m(gam) muối khan . Tìm giá trị x và m Câu 8: Cho 2mol N2 và 3mol H2 vào bình kín rồi thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì số mol khí trong bình là 4,5mol. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3. Câu 9: a) Để làm bánh bao người ta thường sử dụng bột nở (amoni hyđro cacbonat). Khi hấp bánh, bột nở phân hủy làm cho bánh nở xốp và có mùi khai nhẹ.Viết phương trình phản ứng phân hủy bột nở khi hấp bánh 2+ b) Một mẫu nước ngầm có chứa ion Mg dưới dạng muối Mg(HCO 3)2 (còn gọi là nước cứng). Nước cứng gây nhiều tác hại khi sử dụng. Để loại bỏ ion Mg2+ trong nước cứng này, người ta có thể cho nước cứng tác dụng với Ca(OH)2. Việc làm này gọi là làm mềm nước cứng. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 10: 8,4gam hỗn hợp 2 kim loại có cùng số mol gồm Mg và kim loại A (hóa trị 2) tan hoàn toàn vào 200ml dung dịch X gồm 2 axit : H 2SO4 1,3M và HCl 0,4M thu được dung dịch Y. Để trung hòa hết lượng axit dư trong Y cần dùng đúng 450ml dung dịch Z gồm 2 baz : Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,2M. a) Tính pH dung dịch Z? b) Xác định kim loại A? ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2018 Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau: a) KF b) HF Câu 2: Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a) Na2S + H2SO4 b) AgNO3 và KCl Câu 3: Dùng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch riêng lẻ sau: NaOH, K 2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4. Viết phương trình phản ứng. Câu 4: Các ion trong mỗi dãy sau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch được không? + + 2+ + 2 Giải thích. a) NH4 , K , OH , Cl b) Cu , Na , OH , SO4 Câu 5: Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnSO4. Câu 6: Viết phương trình phản ứng hóa học chứng minh: a) N2 có tính khử (1 phản ứng). b) NH3 có tính bazơ (1 phản ứng). Câu 7: Viết phương trình phản ứng hóa học điều chế: a) N2 trong phòng thí nghiệm (1 phản ứng). b) NH3 trong công nghiệp (1 phản ứng). 3+ 2+ 2 – Câu 8: Dung dịch X bao gồm: Fe (0,1 mol); Mg (0,05 mol); SO4 (0,1) mol và Cl (x mol). a) Tìm giá trị của x? b) Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 9: Trước khi gieo trồng, điều đầu tiên cần quan tâm là hiệu chỉnh pH của đất thích hợp với điều kiện sinh trưởng và dinh dưỡng của cây trồng. Đối với đất chua (đất dư H +) người nông dân thường tiến hành bón vôi sống (CaO) vào đất, sau đó tưới nước để trung hòa môi trường đất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng phương trình phân tử hoặc phương trình ion rút gọn) khi bón vôi sống vào đất chua. Câu 10: Cho dung dịch A gồm: HCl 0,02M và H 2SO4 0,04M; dung dịch B gồm: NaOH 0,075M và Ba(OH)2 a(M). a) Tính pH dung dịch A? b) Trộn 300ml dung dịch A với 200ml dung dịch B thì thu được 500ml dung dịch C có pH=12 và b(gam) kết tủa. Tìm giá trị a, b? 3
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2019 CÂU BẾ SUNG Câu 1: Nhận biết các dung dịch : muối ăn, muối iốt (NaCl có chứa một ít KI), giấm, bột nở anôni hyđro cacbonat, phèn chua 4
  5. CÂU HẾI ẾNG DẾNG, THẾC TẾ A. DUNG DẾCH ĐIẾN LY 1/- Nước nguyên chất là chất điện li vô cùng yếu và hầu như không dẫn điện. Nhưng nước suối, nước sông, nước ao hồ, nước biển thì lại dẫn được điện. Vì sao? -Nước nguyên chất là chất điện li vô cùng yếu [H +]=[OH ]=10 7M nên lượng ion trong nước nguyên chất rất ít. Vì vậy nước nguyên chất hầu như không dẫn điện. -Nước suối, nước sông, có chất tan là chất điện li (chủ yếu là muối) nên chúng dẫn được điện. 2/-Ruộng chua dùng chất gì thông dụng và rẻ tiền để khử chua? Viết phương trình phản ứng. -Ruộng chua là ruộng có môi trường axit (pH<7). Để khử chua (trung hòa axit) ta thường dùng chất rẻ + 2+ tiền là vôi sống (CaO): CaO + H2O Ca(OH)2 Ca(OH)2 + 2H Ca + 2H2O 3/-Ta có thể bóc vỏ quả trứng luộc bằng cách ngâm trứng vào giấm ăn? Vì sao? Viết phương trình phản ứng và mô tả hiện tượng. -Vỏ trứng thành phần chính là CaCO3, chất này phản ứng được với giấm ăn (CH3COOH) CaCO3 + 2CH3COOH (CH3COOH)2Ca + CO2 + H2O Vỏ trứng bị ăn mòn và sủi bọt khí 4/-Trong thành phần của một số thuốc trị bệnh đau dạ dày có chứa : Mg(OH) 2, Al(OH)3, NaHCO3. Giải thích tác dụng của các chất trên trong việc trị bệnh. Viết phương trình phản ứng. -Bệnh dạ dày thường kèm theo dạ dày tăng tiết dịch vị (có chứa HCl). Việc tăng tiết này thường làm cho bệnh càng nặng. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaHCO3 có tác dụng trung hòa bớt axit. Ngoài ra Mg(OH)2, Al(OH)3 là chất bột không tan có vai trò tráng niêm mạc dạ dày, che chở làm dạ dày ít bị tổn thương: Mg(OH)2+2HCl MgCl2+2H2O Al(OH)3+3HCl AlCl3+3H2O NaHCO3+HCl NaCl+CO2+H2O 5/-Khi uống nước giải khát thành phần có chứa sôđa ta cảm giác mát và ợ hơi. Vì sao? Viết phương trình phản ứng. -Sôđa (Na2CO3) tác dụng với HCl trong dạ dày: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O -Sinh ra trong dạ dày, khí CO2 không tan nên gây cho cơ thể phản xạ ợ hơi để đưa khí ra bên ngoài. Khí CO2 thoát ra ngoài mang kèm theo một lượng nhiệt của cơ thể nên ta có cảm giác mát 6/-Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO 3)2 thấy giấy lọc xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào? Viết phương trình phản ứng -Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí H2S. H2S + Pb(NO3)2 PbS đen + 2HNO3 7/-Nước thải công nghiệp thường chứa ion kim loại nặng : Fe 2+, Fe3+, Pb2+, Cu2+, Trước khi thải ra môi trường người ta phải xử lý bằng cách kết tủa các ion dưới dạng hyđroxit. Chất phổ biến, rẻ tiền thường dùng để xử lý là gì? Viết phương trình phản ứng. -Chất phổ biến, rẻ tiền thường dùng để xử lý Ca(OH)2 2+ 3+ 2+ 2+ Fe +2OH Fe(OH)2 Fe +3OH Fe(OH)3 Pb +2OH Pb(OH)2 Cu +2OH Cu(OH)2 8/-Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion gì? Viết phương trình phản ứng. 5
  6. -Nước đã bị nhiễm bẩn ion Cađimi Cd2+ Cd2+ + S2 CdS vàng 9/-Khi sục khí CO 2 vào nước thì thấy khả năng dẫn điện của nước có tăng còn giá trị pH của nước có giảm. Vì sao? Viết phương trình phản ứng. + -Khi sục khí CO2 vào nước, CO2 tan một ít trong nước và điện li cho lượng nhỏ ion H + CO2 + H2O H2CO3 H2CO3 € H + HCO3 -Lượng nhỏ ion H+ làm tăng khả năng dẫn điện và làm giảm giá trị pH của nước < 7 10/-Nước cất có pH=7 để ngoài không khí một thời gian thấy pH giảm còn 5,5. Vì sao? -Nước cất ngoài không khí một thời gian sẽ hấp thu khí H2S, CO2, SO2, có trong không khí + + -Các khí H2S, CO2, SO2, tan vào nước và sinh ion H . H làm tăng giảm giá trị pH của nước < 7 + + H2S € H + HS CO2 + H2O H2CO3 H2CO3 € H + HCO3 + SO2 + H2O H2SO3 H2SO3 € H + HSO3 11/-Sau cơn mưa, đôi khi các ao hồ nuôi trồng thủy hải sản thường giảm độ pH. Thay đổi này ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi và cây trồng. Vì sao pH lại giảm? Để khắc phục nên làm gì? Viết các phương trình phản ứng 11/-Sau cơn mưa, đôi khi các ao hồ nuôi trồng thủy hải sản thường giảm độ pH. Thay đổi này ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi và cây trồng. Vì sao pH lại giảm? Để khắc phục nên làm gì? Viết các phương trình phản ứng 2+ 12/-Một mẫu nước ngầm có chứa ion Mg dưới dạng muối Mg(HCO 3)2 (còn gọi là nước cứng). Nước cứng gây nhiều tác hại khi sử dụng. Để loại bỏ ion Mg 2+ trong nước cứng này, người ta có thể cho nước cứng tác dụng với Ca(OH)2. Việc làm này gọi là làm mềm nước cứng. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 13/-Dung dịch pH=1 và dung dịch pH=2. Trường hợp nào ăn mòn đinh sắt nhanh hơn. Vì sao? 14/-Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng dày 2mm. Lớp men này cấu tạo bởi hợp chất Ca 5(PO4)3OH và 2+ 3 được tạo thành bởi phản ứng : 5Ca + 3PO4 OH € Ca5(PO4)3OH a) Vì sao nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến răng dễ bị sâu b) Thói quen ăn trầu của người xưa có tác dụng làm chắc răng. Vì sao? B.NITƠ, AMONIAC 15/-Mục đích của việc chưng cất không khí là gì? Việc chưng cất dựa trên tính chất gì của chất? 16/-Khí N2 và N2 lỏng có ứng dụng quan trọng gì? 17/-Khí NH3 có ứng dụng quan trọng gì? 18/-Vận dụng lý thuyết phản ứng hóa học (tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học) hãy tìm điều kiện để nâng cao hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 19/-Nước tiểu của người và động vật thường có mùi khai và khi để lâu hay thời tiết nóng bức, nước tiểu càng khai. Vì sao? Viết phương trình phản ứng 20/-Khi làm bánh bao, người ta có sử dụng muối amoni hyđro cacbonat hay amoni cacbonat để làm cho bánh nở xốp và có mùi khai nhẹ. Vì sao? Viết phương trình phản ứng ////////////////// Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau đây trong nước: Fe2(SO4)3, Ba(OH)2 + 2 Câu 2: Phương trình 2H + CO3 CO2 + H2O là ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 KHỐI 11 NĂM 2013 6
  7. Câu 8B: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi cho từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch CuSO4 Câu 9B: Cho 2lít N 2 và 3lít H2 vào bình kín không có không khí rồi thực hiện phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,5lít hỗn hợp khí (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).Tính hiệu suất của phản ứng trên ? 0 5 Câu 10B: Dung dịch NH3 0,1M (ở 25 C) có hằng số phân li baz của NH3 là 1,74.10 . Bỏ qua sự 0 phân li của nước, tính giá trị pH của dung dịch NH3 0,1M (ở 25 C). 7