Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 2

docx 34 trang Đào Yến 11/05/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_2.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 2

  1. TÀI LIỆU PHÂN DẠNG BÀI TẬP THEO CHƯƠNG HÓA HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH MỚI CHƯƠNG 2 A. NITROGEN & SULFUR 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khí nitrogen chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong thể tích không khí? A. 76%. B. 77%. C. 78%. D. 79%. Câu 2. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có chứa nitrogen? A. Amino acid B. Chlorophyll C. Nucleic acid D. Glucose Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen ? A. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp. B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. C. Sản xuất nitric acid. D. Sản xuất phân lân. Câu 4. Đâu không phải là ứng dụng của nitrogen? A. Bảo quản thực phẩm. C. Trộn lẫn, pha loãng xăng. B. Bảo quản mẫu vật. D. Thay thế khí trơ trong hóa học. Câu 5. Trong khí quyển nitrogen tồn tại chủ yếu ở dạng? A. Đơn chất B. Hợp chất vô cơ C. Hợp chất hữu cơ D. Ion Câu 6. Tính kém hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thấp là do? A. Đôi điện tử tự do còn lại trên nguyên tử N.
  2. B. Nitrogen bị thụ động hóa ở nhiệt độ thấp. C. Liên kết ba giữa hai nguyên tử N có năng lượng liên kết lớn. D. Ở nhiệt độ thấp, nitrogen hóa lỏng nên không thể tham gia phản ứng hóa học. Câu 7. NO3- là dạng tồn chủ yếu của nitrogen ở đâu? A. Đất B. Cơ thể C. Khí quyển D. Quặng mỏ Câu 8. Khi có sấm sét, nitrogen tác dụng với oxygen tạo ra? A. NO2 B. HNO3. C. N2O. D. NO. Câu 9. Nitrogen được sản xuất chủ yếu ở dạng? A. Khí B. Lỏng C. Bột mịn D. Tinh thể Câu 10. Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử ? A. N2+ 3H2  2NH3 C. N2+ O2  2NO B. N2 + 6Li→ 2Li3N D. N2 + 3Mg → Mg3N2 Câu 11. Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây: A. Cl2 và O2 B. H2 và Cl2 C. H2 và CO2 D. H2 và O2 Câu 12. Vì sao nitrogen lỏng có thể được sử dụng để làm lạnh nhanh? A. Vì nitrogen lỏng phá hủy cấu trúc vật chất, sinh ra chất làm lạnh. B. Vì nitrogen lỏng làm chết vi khuẩn phân hủy vật chất.
  3. C. Vì nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp. D. Vì nitrogen có tính oxy hóa vô cùng mạnh. Câu 13. Ở -200°C, nitrogen tồn tại ở dạng nào? A. Lỏng B. Khí C. Rán D. Bán rắn Câu 14. Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là: A. N2O. B. NO2. C. NO. D. N2O5 Câu 15. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ? A. H2. B. 02. C. Mg. D. Al. Câu 16. Nguồn cung cấp đạm cho đất là ion nào sau đây? A. NO3- B. NO2 C. NH4+ D. N3-. Câu 17. Nitrogen lỏng có thể gây? A. Bỏng lạnh B. Đóng băng C. Ăn mòn D. Xuất huyết Câu 18. Trong không khí chứa chủ yếu hai khí nào sau đây? A. N2, CO2 B. N2, O2
  4. C. CO2, O2 D. O2, NH3 Câu 19. Hình bên dưới mô tả thí nghiệm khi cho một ngọn nến đang cháy vào bình khí nitrogen, giải thích nào sau đây là đúng? Mô phỏng thí nghiệm chứng minh nitrogen không duy trì sự cháy A. Ngọn nến cháy, do nitrogen duy trì sự cháy B. Ngọn nến tắt do nitrogen không duy trì sự cháy C. Ngọn nến tắt do thiếu carbon dioxide không duy trì sự cháy D. Ngọn nến cháy, do được cách ly với oxygen. Câu 20. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun nóng dung dịch muối X bão hòa. Muối X là: A. NH4NO2 B. NaNO3 C. NH4Cl D. NH4NO3 Câu 21. Khí không màu hóa nâu trong không khí là A. N2O. B. NO. C. NH3. D. NO2. Câu 22. Nitrogen là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu để sản xuất ammonia. Số oxy hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 23. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với khí N2 ở nhiệt độ thường. A. Li B. Cs C. K D. Ca Câu 44. Ở điều kiện thường, không tồn tại hỗn hợp khí
  5. A. N2, O2 B. NO, O2 C. N2, CO2 D. N2, H2 Câu 25. Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà. C. Dùng phospho để đốt cháy hết oxygen không khí. D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng. Câu 26. Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu: A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ. C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ. Câu 27. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động là do A. Nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. Phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền. D. Phân tử nitrogen không phân cực. Câu 28. Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là: A. N2O, NO. B. NO2, N2O5. C. NO, NO2. D. N2O5, HNO3. Câu 29. Để loại bỏ các khí HCl, Cl2, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. H2SO4. D. CuCl2.
  6. Câu 30. Nitrogen có số oxy hóa âm trong hợp chất với nguyên tố nào sau đây ? A. H. B. O. C. Cl. D. F. Câu 31. Vận dụng tính chất nào của khí nitrogen mà người ta ứng dụng nó để làm các hệ thống chữa cháy? A. Tính trơ B. Tính khử C. Tính oxy hóa D. Tính chất khí Câu 32. Trong cấu tạo của bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng thường có khoang chân không với mục đích là: A. Tạo môi trường trơ. C. Tạo áp suất trong bình. B. Hạn chế vi khuẩn xâm nhập. D. Cách nhiệt với môi trường. Câu 33. Aluminium nitride là một vật liệu thú vị và là một trong những vật liệu tốt nhất để sử dụng nếu cần độ dẫn nhiệt cao. Khi kết hợp với các đặc tính cách điện tuyệt vời của nó, nhôm nitride là vật liệu tản nhiệt lý tưởng cho nhiều ứng dụng điện và điện tử. Trong số các ứng dụng của nhôm nitride là quang điện tử, các lớp điện môi trong phương tiện lưu trữ quang học, chất nền điện tử, chất mang chip nơi dẫn nhiệt cao là điều cần thiết, ứng dụng quân sự. Công thức hoá học của aluminium nitride là : A. AlзN B. AIN C. AIN3 D. Al2N3 Câu 34. Chất diệp lục là hợp chất hữu cơ của nitrogen với tên gọi là: A. Chloroform B. Dichloromethane C. Butaphosphane D. Chlorophyll Câu 35. Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 giảm nếu: A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
  7. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ. C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ. Câu 36. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N bằng cách đun hỗn hợp chất nào với NH4Cl: A. NaNO3 B. NaNO2 C. Mg3N2 D. HNO3 Câu 37. Nhiệt phân chất nào sau đây thu được khí nitrogen? A. NH4NO3 B. NH4C1 C. NH4NO2 D. NH4NO3 Câu 38. Khí N2 không tác dụng với chất nào sau đây? A. Li B. H2 C. O2 D. NO2 Câu 39. Xúc tác cho phản ứng giữa nitrogen và hydrogen là? A. Bột Cu B. Bột Zn C. Bột Fe D. Bột Al Câu 40. Ở mức nhiệt độ nào, phản ứng giữa nitrogen và hydrogen không diễn ra? A. 1000°C B. 3000°C C. 5000°C D. 10000°C Câu 41. Quan sát hình bên dưới và từ dữ kiện năng lượng liên kết trong phân tử N2, dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen ở nhiệt độ thường. N ≡ N, Eb (NEN) = 945 kJ/mol
  8. A. Kém bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. B. Bền và trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường. C. Bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. D. Kém bền và trơ về mặt hóa học mạnh ở nhiệt độ thường Câu 42. Trong các hợp chất hoá học sau hợp chất nào nitrogen có số oxygen hoá cực tiểu ? A. (NH4)2SO4 B. N2 C. NO2 D. HNO2 Câu 43. Tìm phát biểu sai: A. Nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị. B. Nitrogen nhẹ hơn không khí C. Nitrogen tan rất ít trong nước D. Nitrogen duy trì sự cháy và sự hô hấp Câu 44. Cho các phản ứng sau : (1) N2+ O2 ↔2NO, (2) N2 + 3H2 = 2NH3 Trong hai phản ứng trên thì nitrogen A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 45. Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitrogen bằng phương pháp dời nước vì: A. N2 nhẹ hơn không khí. C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. B. N2 rất ít tan trong nước. D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp. Câu 46. Chỉ ra nội dung sai A. Nz vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử B. Tính oxi hóa là tính chất đặc trưng của nitrogen C. Nz là chất khí không màu, không mùi D. Ở điều kiện thường, N2 tác dụng được với nhiều chất.
  9. Câu 47. Nz phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây ? A. Nhiệt độ phản ứng khoảng 100°C B. Nhiệt độ phản ứng rất cao khoảng 3000C hoặc có tia lửa điện. C. Nhiệt độ phản ứng khoảng 500°C D. Điều kiện thường, vì nitrogen là phi kim hoạt động mạnh. Câu 48. Hãy sắp xếp các công thức sau theo thứ tự tăng dần về số oxi hóa của nguyên tố nitrogen. N2 NO, NH3, N2O, NH2OH, HNO3, N2H4, NO2, HNO2 A. N2 < NO < NH3 < N2O < NH2OH < HNO3 < N2H4 <NO2 < HNO2. B. NH3N2H4 <N2 < NO < N2O < NH2OH < HNO3 < NO2 < HNO2 C. NH3N2H4 <N2 < N2O < NO < NH2OH <HNO2 < NO2 < HNO3 D. NH3 <N2H4 < NH2OH < N2 < N2O < NO < HNO2 < NO2 < HNO3 Câu 49. Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tố nhóm VA có bao nhiêu electron độc thân ? A. 1 B. 3 C. 4 D.5 Câu 50. Trong hợp chất hoá học, nitrogen thường có số oxi hoá: A. +1, +2, +3, +4, -4 C. -3, +1, +2, +3, +4, +5 B. 1, 2, 3, 4, 5, 6 D. +2, -2, +4, +6 B AMONIA VÀ AMONIUM 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Tính base của NH3 do: A. Trên N còn cặp e tự do. B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực. C. NH3 tan được nhiều trong nước. D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH. Câu 2. Các liên kết N-H trong phân tử ammonia là liên kết: A. Cộng hóa trị phân cực. C. Liên kết ion. B. Cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho — nhận.
  10. Câu 3. Độ tan của ammonia trong nước: A. Không tan. B. Khó tan. C. Tan ít. D. Tan nhiều. Câu 4. Ammonia là chất khi có màu gì? A. Nâu đỏ. B. Xám nhạt. C. Không màu. D. Khói trắng. Câu 5. Phân tử ammonia có thể tạo được liên kết hydrogen với: A. Phân từ ammonia khác. B. Phân tử nước. C. Phân tử ammonia khác và với phân tử nước. D. Không tạo được liên kết hydrogen. Câu 6. Nhờ tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia có tính chất nào sau đây? A. Tính tan tốt trong nước. B. Tính base yếu khi ở dạng dung dịch. C. Tính khử khi tác dụng với một chất có tính oxi hóa. D. Dễ bay hơi và có mùi khai, xốc. Câu 7. Khi tan trong nước, ammonia: A. Nhận 2 H của nước tạo thành ion NH- B. Phân ly thành ion H* và NH2 C. Nhận OH của nước tạo thành ion NH3OH D. Nhận H* của nước tạo thành ion NH4 Câu 8. Phương trình phân ly của NH3 trong nước nào sau đây là đúng: A. NH3(aq) + H2O(l) — NH3OH(aq) + H+(aq) B. NH3(aq) + H2O(l) — NH2 (aq) + H3O+ (aq) C. NH3(aq) + H2O(l) ≤ NH4+(aq) + OH(aq) D. NH3(aq) + H2O(l) ≤ NH4OH() Câu 9. Phản ứng nào sau đây chứng minh ammonia có tính base? A. 4NH3(g) +5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)
  11. B. 4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g) → 4HNO3(aq) C. N2(g) + 3H2(g) = 2NH3(g) D. NH3(aq) + HCl(aq) → NH4Cl(aq) Câu 10. Khói trắng trong hình ảnh dưới đây là hợp chất nào? A. NH4C1. B. NC13. C. NH4OH. D. HNO3. Câu 11. Chọn phương trình phản ứng đúng của thí nghiệm sau: A. 2AlCl3(aq) + 3NH4OH(l) → Al2O3(s) + 3HCl(aq) + 3NH3(g) B. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(OH)3(s) + 3NH4Cl(aq) C. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(s) + 3NH4OH(aq) + 3/2Cl2(g) D. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(OH)3(s) + 3NH3(aq) + 3HCl(aq) Câu 12. Tính khử của NH3 do: A. Trên N còn cặp e tự do. B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực. C. Trong phân tử NH3, nguyên tử N có số oxi hóa thấp là -3 D. NH3 có tính base yếu. Câu 13. Chọn ý sai khi nói về tính khử của ammonia: A. Ammonia khử CuO về dạng đơn chất. B. Tính khử của ammonia là tính khử mạnh. C. Dựa vào tính khử của ammonia mà người ta ứng dụng điều chế nitric acid. D. Ammonia tác dụng với oxygen tạo thành nitrogen dioxide. Câu 14. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), khi đạt trạng thái cân bằng, hỗn hợp khí sẽ được: A. Qua hệ thống làm lạnh để loại N2 và H2. B. Qua hệ thống làm lạnh để hóa lỏng NH3. C. Qua hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. D. Qua hệ thống lọc để loại bỏ N2 và H2, thu NH3 tinh khiết. Câu 15. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ: A. Qua ống dẫn khí thải và được loại bỏ. B. Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng.
  12. C. Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp. D. Hydrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng. Câu 16. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), chọn câu đúng trong các phát biểu sau: A. Điều kiện áp suất càng thấp thì hiệu suất càng cao. B. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ phản ứng diễn ra càng nhanh. C. Xúc tác có tác dụng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. D. Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 17. Vì sao trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch) không thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn để tăng hiệu suất? A. Nhiệt độ thấp cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. B. Nhiệt độ thấp khí N2 bị trơ nên phản ứng không xảy ra. C. Nhiệt độ thấp hoạt động xúc tác của bột sắt bị suy giảm. D. Nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng bị chậm nên năng suất tổng hợp giảm. Câu 18. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), xúc tác bột sắt có tác dụng: A. Làm tăng hiệu suất phản ứng. B. Làm chuyển dịch cân bằng hóa học theo chiều phản ứng thuận. C. Làm tăng năng suất tổng hợp. D. Làm tinh khiết sản phẩm tổng hợp. Câu 19. Chọn câu sai khi nói về muối ammonium: A. Là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4) B. Hầu hết các muối này tan tốt trong nước. C. Các muối ammonium tan tốt trong nước đều điện ly hoàn toàn. D. Muối ammonium dạng rắn rất bền với nhiệt Câu 20. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: NH3, NH4C1 lần lượt là: A. -3 và +3. B. -3 và +4. C. -3 và +5. D. -3 và -3. C. Baking soda. Câu 21. Có thể dùng chất nào sau đây để trung hòa ammonia?
  13. A. Giấm ăn. B. Muối ăn. D. Vôi. Câu 22. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch NH3. D. Dung dịch H2SO4 loãng. Câu 23. Phát biểu sai là: A. Các muối ammonium đều dễ tan trong nước. B. Các muối ammonium khi tan trong nước đều điện li hoàn toàn thành ion. C. Các muối ammonium khi đun nóng đều bị phân hủy thành NH3 và acid tương ứng. D. Có thể dùng muối ammonium để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm. Câu 24. Nhận định đúng là A. Các muối ammonium đều lưỡng tính. B. Các muối ammonium đều thăng hoa. C. Urea cũng là muối ammonium. D. Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 là phản ứng tự oxi hóa, tự khử. Câu 25. Khí nitrogen có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây? A. Đốt cháy NH3 trong oxygen có chất xúc tác Pt. B. Nhiệt phân NH4NO3. C. Nhiệt phân AgNO3. D. Nhiệt phân NH4NO2. Câu 26. Nhận xét đúng về muối ammonium là: A. Muối ammonium là tinh thể ion, phân tử gồm cation ammonium và anion hydroxide. B. Tất cả các muối ammonium đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation ammonium và anion gốc acid. C. Dung dịch muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ. D. Khi nhiệt phân muối ammonium luôn luôn có khí ammonia thoát ra. Câu 27. Dung dịch ammonia có tính base do:
  14. A. Ammonia tan nhiều trong nước. B. Phân tử ammonia là phân tử có cực. C. Khi tan trong nước, ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion NH4 và H3O. D. Khi tan trong nước, các phân tử ammonia kết hợp với ion H* của nước tạo NH, và OH Câu 28. Dung dịch ammonia có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do: A. Zn(OH)2 là hydroxide lưỡng tính. B. Zn(OH)2 là một base ít tan. C. Có khả năng tạo thành phức chất tan . D. NH3 là một hợp chất có cực và là một base yếu. Câu 29. Hiện tượng thu được khi cho muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm là: A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt. B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 30. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. (NH4)3PO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NaCl. Câu 31. Có thể nhận biết muối ammonium nhờ phản ứng của muối ammonium với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng . Khi đó, từ ống nghiệm đựng muối ammonium sẽ thấy: A. Muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. Thoát ra chất khí không màu,có mùi xốc. Câu 32. Nhận định đúng là: B. Thoát ra chất khí có màu nâu đỏ. D. Thoát ra chất khí không màu, mùi khai. A. Các muối ammonium chứa gốc acid có tính oxi hóa không bị nhiệt phân. B. Dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do Zn(OH)2 lưỡng tính. C. Các muối ammonium dễ bị phân hủy bởi nhiệt. D. Khí ammonia làm hồng quỳ tím ẩm. Câu 33. Phát biểu đúng là: A. NH3 là chất oxi hóa mạnh. B. NH3 có tính khử mạnh, tính oxi hóa yếu. C. NH3 là chất khử mạnh.
  15. D. NH3 có tính oxi hóa mạnh, tính khử yếu. Câu 34. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là: A. Cu và dung dịch HCl. B. CuO và dung dịch HCl. C. CuO và dung dịch NaOH. D. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Câu 35. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là: A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. CuO không thay đổi màu. C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh. Câu 36. Đun nóng NH4Cl như hình bên thấy có hiện tượng khói trắng trong ống nghiệm. Khói trắng trong ống nghiệm là chất nào sau đây ? A. HCI C. NH4C1 B. NH3 D. Cl2 Câu 37. Ammonium chloride (NH4Cl) là chất rắn, màu trắng là nguyên liệu sản xuất phân bón (90%) cung cấp nguyên tố nitrogen (đạm) cho cây trồng, nên đôi khi được gọi là đạm chloride. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Loại liên kết nào không có trong phân tử NH4C1 là A. Liên kết cộng hóa trị phân cực C. Liên kết cho - nhận B. Liên kết ion D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực Câu 38. Có các loại phân bón như NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 các loại phân bón này không thích hợp bón cho đất nào sau đây ? A. Đất chua C. Đất bạc màu B. Đất phù sa D. Đất nghèo dinh dưỡng.
  16. Câu 39: Trong thực tế để làm sạch lớp oxide trên bề mặt kim loại trước khi hàn người ta thường dung một chất rắn màu trắng. Chất rắn đó là A. NaCl. B. Bột đá vôi. C. NH4Cl. D. Nước đá. Câu 40. Chỉ dùng dung dịch NH3 có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây? A. AlCl3, MgCl2, NaCl. C. HC1, H2SO4, Na2SO4. B. ZnCl2, MgCl2, KCl. D. CuCl2, Ba(NO3)2, (NH4)2SO4. Câu 41. Cho các dung dịch (NH4)2SO4, (NH4)2CO3 và dung dịch NH3 loãng. Chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên? A. Dung dịch H2SO4 loãng. C. Dung dịch MgCl2. B. Dung dịch HCl loãng. D. Dung dịch AlCl3. Câu 42. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện: A. Khói màu trắng. C. Khói màu nâu. B. Khói màu tím. D. Khói màu vàng. Câu 43. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là: A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. C. Giấy quỳ mất màu. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh. D. Giấy quỳ không chuyển màu. Câu 44. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là: A. 1.
  17. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 45. Cho các tính chất sau: (1) Hòa tan tốt trong nước, (3) Tác dụng với acid. (5) Khử được hydrogen. (2) Nặng hơn không khí, (4) Làm xanh quỳ tím ẩm, Những tính chất của NH3 là: A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 5. Câu 46. 80% ammonia được sản xuất ra được sử dụng để: A. Sản xuất phân bón (đạm ammonium, urea, ). B. Sản xuất nitric acid. C. Sử dụng như một chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp. D. Làm dung môi để hòa tan các hợp chất. Câu 47. Khi oxi hóa bằng oxygen với xúc tác Pt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành A. N2. B. NO. C. NO2. D. NH4NO3. Câu 48. Hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong tổng hợp ammonia theo quy trình Haber có tỉ lệ số mol là: A. 1:2. B. 1:3. C. 1:1. D. 2:3. Câu 49. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta thường dùng muối nào sau đây trong quá trình làm bánh? A. (NH4)2SO4.
  18. B. NH4HCO3. C. NH4C1. D. NH4NO3. Câu 50. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3, người ta có thể: A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng. C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3. D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc C.HỢP CHẤT NITROGEN 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Ở nhiệt độ cao khoảng 3000°C nitrogen trong không khí tạo thành hợp chất nào sau đây? A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2. Câu 2. Ở điều kiện thường khí NO kết hợp với O2 tạo thành chất khí có màu: A. Tím xanh. B. Vàng. C. Nâu đỏ. D. Đỏ cam. Câu 3. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH: A. 5,6. D. >7. Câu 4. Mưa acid được tạo ra chủ yếu do oxy hóa khí: A. SO2 và NOx. B. CO2, NOx. C. SO2 và NO. D. SO2, CO. Câu 5. Nguyên nhân gây mưa acid có thể là:
  19. A. Núi lửa hoạt động. B. Hoạt động của con người đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch. C. Cháy rừng. D. Tất cả các ý trên. Câu 6. Ý nào sau đây là sai khi nói về mưa acid? A. Chứa acid H2SO4 và HNO3. B. Là hiện tượng tự nhiên, không phải do tác động của con người. C. Do các khí thải từ hoạt động của núi lửa, cháy rừng, D. Gây hại cho con người và sinh vật. Câu 7. Phân tử HNO3 có cấu tạo như sau: Các loại liên kết trong phân tử HNO3 là: A. Cộng hóa trị và ion. C. Phối trí (cho - nhận) và cộng hóa trị. B. Ion và phối trí (cho - nhận). D. Cộng hóa trị và hydro. Câu 8. Tại sao phải bảo quản nitric acid trong lọ tối màu? A. Do nitric acid có tính ăn mòn mạnh. C. Do nitric acid tan vô hạn trong nước. B. Do nitric acid kém bền dưới ánh sáng. D. Do nitric acid có tính oxy hóa mạnh. Câu 9. Khi bảo quản nitric acid trong thời gian dài, thường xảy ra hiện tượng gì? A. Dung dịch acid vẫn đục. C. Dung dịch acid đổi sang màu vàng nhạt. B. Dung dịch acid đổi sang màu xanh. D. Không xảy ra hiện tượng gì. Câu 10. Dung dịch nitric acid loãng: A. Phân ly không hoàn toàn thành H* và NO3. B. Phân ly hoàn toàn thành H* và NO3
  20. C. Phân ly không hoàn toàn thành NH4* và OH. D. Phân ly hoàn toàn thành NH4 và OH. Câu 11. Ý nào sau đây là sai khi nói về nitric acid? A. Là acid mạnh, có tính oxy hóa mạnh. B. Là một trong ba acid chính của ngành công nghiệp hóa chất hiện đại. C. Làm quỳ tím hóa đỏ. D. Không có khả năng ăn mòn kim loại. Câu 12. Dung dịch có khả năng hòa tan vàng, gồm: A. 1 HNO3: 3 HCl. B. 1 HNO3: 2 H2SO4. C. 2 HNO3: 3 H2CO3. D. 2 HNO3: 3 HCl Câu 13. Ứng dụng của nitric acid, ngoại trừ: A. Sản xuất phân bón. C. Sản xuất thuốc nhuộm vải. B. Sản xuất thuốc nổ. D. Sản xuất thuốc trừ sâu. Câu 14. Nitric acid không có khả năng ăn mòn: A. Pt. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 15. Cho sắt phản ứng với nitric acid đặc, nóng thu được chất khí có màu nâu đỏ, chất khí đó là: A. NO. B. NO2. C. N2O. D. NH3. Câu 16. Nitric acid là chất lỏng không màu, nhưng lọ nitric acid trong phòng thí nghiệm có mày vàng nâu hoặc nâu là do: A. HNO3 oxy hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu. B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu.
  21. C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng. D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu. Câu 17. Phản ứng HNO3 tác dụng với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. C. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. CuO. Câu 18. Cho chuỗi phản ứng: N > X>NO2 > HNO3. X là: A. NO. B. NO2. C. N2O. D. NH3. Câu 19. Phú dưỡng là hiện tượng ao hồ dư các nguyên tố dinh dưỡng: A. Nitrogen, cacbon. B. Nitrogen, oxygen. C. Nitrogen, phosphorus. D. Nitrogen, phosphorus, cacbon. Câu 20. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: HNO3, N2O lần lượt là: B. -1 và +1. A. +5 và -5. C. -5 và +1. D. +5 và +1. Câu 21. Nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng là: A. Phân bón dư thừa chảy xuống ao hồ. B. Chất thải công nghiệp không được xử lý thải ra ao hồ. C. Nước thải chăn nuôi, sinh hoạt chảy ra ao hồ. D. Tất cả đều đúng. Câu 22. Hiện tượng phú dưỡng gây: A. Thực vật thủy sinh phát triển mạnh mẽ. B. Cá chết ngạt do thiếu oxygen. C. Tăng nguồn thức ăn giúp động vật thủy sinh phát triển.
  22. D. A và B đúng. Câu 23. Phương trình nào sau đây là đúng khi hòa tan khí NO2 trong nước: A. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3. C. 4NO2 + 10H2O→ 4NH4OH + 702. B. 2NO2 + 2H2O → 2HNO3 + H2. D. Không xảy ra phản ứng. Câu 24. Khi có sấm sét sẽ sinh ra khí: A. NO. B. NO2. C. N2O. D. NH3. Câu 25. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: NO, NO2 lần lượt là: A. +4 và -2. B. +2 và +4. C. -2 và +4. D. +4 và +2. Câu 26. Phương trình phản ứng nào sau đây là sai? A. CuO+ HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O. B. Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O. C. Al+ 4HNO3 (đặc, nguội) → Al(NO3)3 + NO + 2H2O. D. CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O. Câu 27. Kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là A. Al, Fe. B. Ag, Fe. C. Pb, Ag. D. Pt, Au. Câu 28. Ý nào sau đây đúng khi nói về nitric acid? A. Dung dịch acid tinh khiết có màu vàng nâu. B. Là một acid yếu. C. Có khả năng ăn mòn kim loại kể cả Au, Pt. D. Bốc khói mạnh trong không khí ẩm .
  23. Câu 29. Hiện tượng thu được khi cho nhôm vào dung dịch nitric acid đặc nóng là: A. Thoát ra một chất khí không màu. B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ. D. Không có phản ứng. Câu 30. Dung dịch nitric acid thương mại thường có nồng độ: A. 68% B. 98%. C. 50%. D. 70%. Câu 31. Khí nào sinh ra khi có sấm sét A. NO. B. NO2. C. N2. D. NH3. Câu 32. Phản ứng nào sau đây xảy ra khi có sấm sét A. N2(g) + O2 (g) 2NO(g). C. 4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g) → 4HNO3(aq). B. 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). D. N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Câu 33. Hoạt động nào sau đây sinh ra nhiều nitrogen oxide A. Vứt rác bừa bãi. C. Sử dụng phân bón vô cơ quá mức. B. Lãng phí nước sạch. D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch. Câu 34. Mưa acid là hiện tượng xảy ra khi nước mưa có pH A. > 5,6. B. > 4,6. C. < 5,6. D. < 4,6. Câu 35. Nước mưa trong mưa acid không thể có giá trị pH nào sau đây? A. 4,8.
  24. B. 5,2. C. 5,8. D. 5,4. Câu 36. Khí nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn tới mưa acid? B. NO. A. NO2. C. H2S. D. NH3. Câu 37. Đâu không phải là tác hại của mưa acid A. Gây bão sấm sét. C. Gây ăn mòn các công trình. B. Làm giảm pH môi trường đất và nước. D. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Câu 38. Chất khí nào sau đây hóa nâu trong không khí? A. NO2. B. N2. C. NO. D. NH3. Câu 39. Chất khí nào sau đây có màu nâu đỏ? A. NO. B. N2O. C. N2. D. NO2. Câu 40. Đâu không phải là nguồn gốc các oxide của nitrogen trong tự nhiên A. Sinh ra từ quá trình ủ nguội phân chuồng. B. Sinh ra từ các hiện tượng tự nhiên như sấm sét. C. Sinh ra từ hoạt động của các nhà máy. D. Sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông. Câu 41. Chọn ý đúng khi nói về nitric acid A. Là chất lỏng màu vàng nhạt. C. Nhiệt độ sôi cao hơn nước cất. B. Bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
  25. D. Ít tan trong nước ở nhiệt độ thường. Câu 42. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tính tan trong nước của nitric acid A. Tan tốt trong nước nóng nhưng tan chậm trong nước nguội. B. Khó tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ như diethyl ether. C. Tan tốt trong nước ở bất kỳ tỉ lệ nào. D. Độ tan trong nước tối đa là 4,5g/ml. Câu 43. Số oxi hóa của nguyên tố N trong nitric acid là A. +3. B. -3. C. -1. D. +5. Câu 44. Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được các quán bar ở một số quốc gia. Người ta bơm khí này vào một trái bóng là bóng cười và cung cấp cho các khách có yêu cầu. Giới Y khoa thế giới báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh mà xấu nếu là lạm dụng sẽ dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Khí cười có công thức là A. N2O B. CO C. NO D. NO2 Câu 45. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 46. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba acid đặc nguội HNO3, H2SO4, HCl đựng trong ba lọ mất nhãn là chất nào sau đây A. Cu. B. Al. C. Fe. D. CuO.
  26. Câu 47. Đâu không phải là nguồn gốc các oxide của nitrogen trong tự nhiên: A. Nitrogen monoxide tạo ra từ sấm sét. B. Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch sinh ra các oxide. C. Qúa trình sản xuất và sử dụng nitric acid sinh ra các oxide. D. Qúa trình mưa acid sinh ra các oxide. Câu 48. Chọn ý sai khi nói về nitric acid: A. Là chất lỏng không màu. C. Có tính oxi hóa mạnh. B. Có tính acid mạnh. D. Có tính khử mạnh. Câu 49. Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do: A. Các nguồn nước thải chưa xử lý triệt để chảy vào các ao tù nước đọng. B. Hiện tượng mưa acid làm giảm pH các vùng nước không lưu thông. C. Do sự phát triển đột biến của các vi sinh vật. D. Do sự ô nhiễm nguồn nước bởi dầu mỡ, tạo lớp màng chất béo nổi lên mặt nước. Câu 50. Trong hình ảnh dưới đây lớp màng màu xanh ngăn oxygen khuếch tán vào nước khiến cá không hô hấp được . Vậy lớp màng này là do sinh vật nào tạo thành A. Vi khuẩn hấp thụ oxygen. B. Tảo xanh nở hoa. C. Vi khuẩn phân hủy tảo. D. Rêu phát triển. Câu 51. Khí X không màu, được tạo ra khi cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khí X bị chuyển màu khi để trong không khí. Khí X là: A. NO2 quan B. H2
  27. C. O2 D. NO Câu 52. Theo Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo mưa acid đặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa acid rõ rệt với giá trị pH trong nước mưa thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa acid từ 15-85%. Trong đó, lượng mưa acid cao nhất đo được ở trạm Đà Nẵng (với tần suất hơn 83,1%), tiếp đó là Cúc Phương (Ninh Bình) với tần suất 55%, Hòa Bình (34,9%). Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nồng độ mưa acid thấp hơn nhiều so với các địa phương trên. Các khí chủ yếu gây mưa acid là A. SO2, NO2. B. CO2, SO2. C. CO2, CH4. D. N2, NO2. Câu 53. Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng A. Đạm ammonium. C. Đạm nitrate. B. Phân lân. D. Phân potassium. Câu 54. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO2 là A. Dinitrogen pentaoxide. C. Dinitrogen oxide.
  28. B. Nitrogen dioxide. D. Nitrogen mono oxide. Câu 55. Biện pháp nào sau đây không hạn chế tình trạng mưa acid A. Cho lắp đặt các thiết bị khử sunphua tại những nhà máy nhiệt điện. B. Loại bỏ nitrogen và sulfur trong dầu mỏ, than. C. Sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo thân thiện với môi trường. D. Phát tán chất NO2và SO2 vào bầu khí quyển. Câu 56. Mưa acid ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Acid nào có nhiều trong nước mưa acid ? A. HNO3. B. HCl. C. H3PO4. D. CH3COOH. Câu 57. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hoá chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính: A. NaNO3 rắn , H2SO4 đặc B. N2 và H2 C. NaNO3, N2, H2, HCl D. AgNO3, HCI Câu 58. Sản phẩm khí thoát ra khi cho dung dịch HNO3 loãng phản ứng với kim loại đứng sau hydrogen là: A. NO B. NO2 C. N2 D. NH4NO3 Câu 59. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây:
  29. A. CuO B. Cu C. CuF2 D. Cu(OH)2 Câu 60. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là? A. Ag, NO, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO2, O2 D. Ag2O, NO, O2 Câu 61. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là B. NaOH. A. NaNO2. C. Na2O. D. Na. Câu 62. HNO3 tác dụng được với tập hợp tất các các chất nào trong các dãy sau: A. BaO, CO2 B. NaNO3, CuO C. Na2O, Na2SO4 D. Cu, MgO Câu 63. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? Thí nghiệm Cu + HNO3 đặc
  30. A. Giấm ăn B. Cồn C. Nước cất D. Xút Câu 64. Cho sơ đồ phản ứng: Fe(NO,)2 X + NO2 +O2. Chất X là A. Fe3O4. B. Fe(NO2)2. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 65. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3. Vai trò của NaNO3 trong phản ứng là : A. Chất khử B. Môi trường C. Chất xúc tác D. Chất oxi hóa Câu 66. Trong công nhiệp HNO3 được điều chế bằng cách A. Hấp thụ đồng thời khí NO2 và O2 vào H2O B. Hấp thụ khí N2 vào H2O C. Cho dung dung dịch HCl phản ứng với dung dịch KNO3 D. Cho O2 phản ứng với khí NH3. Câu 67. Dung dịch nào sau hòa tan được kim loại Cu ? A. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HNO3 D. Dung dịch NaNO3 Câu 68. Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ? A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 69. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
  31. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? A. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp ( 83°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. B. HNO3 là Acid yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. C. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. D. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 70. Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3? A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao. C. Dùng làm phân bón. B. Chế tạo thuốc nổ. D. Không tan trong nước. Câu 71. Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) bông khô. (b) bông có tẩm nước. (c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn. Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là C. (a) D. (b) A. (d) B. (c) Câu 72. Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây?
  32. A. N và O B. N và P C. P và O D. P và S Câu 73. Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là A. Nước ao màu đen của tảo phát triển. B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển. C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước. D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển. Câu 74. Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nitrogen, phosphorus. Khi hàm lượng làm lượng nitrogen và hàm lượng phosphorus vượt quá ngưỡng nào sau đây sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. A. Lượng nitrogen trong nước đạt 200 ug/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 ug/L. B. Lượng nitrogen trong nước đạt 300 ug/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 ug/L. C. Lượng nitrogen trong nước đạt 300 ug/L và hàm lượng phosphorus đạt 10 ug/L. D. Lượng nitrogen trong nước đạt 200 ug/L và hàm lượng phosphorus đạt 10 ug/L. Câu 75. Hiện tượng phú dưỡng không gây ra tác hại nào sau đây A. Cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời, giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh. B. Rong, tảo phát triển mạnh gây thiếu oxygen, gây mất cân bằng sinh thái. C. Ngoài ra, xác rong tảo phân hủy gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và tạp chất bùn lắng xuống lòng ao hồ. D. Nước tăng độ phèn. Câu 76. Đâu không phải là dấu hiệu nhận biết hiện tượng phú dưỡng A. Nước ao trong
  33. B. Dày đặc tảo C. Rong rêu D. Nước đục Câu 77. Khi nhiệt phân, dãy muối nào sau đây đều cho oxide kim loại, khí nitrogen dioxide và khí oxygen? A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3 B. Cu(NO3)2, LiNO3, NaNO3 D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 Câu 78. Cho sơ đồ phản ứng sau: Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitrogen đóng vai trò chất khử là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 79. Cho các phát biểu sau : (1) Ở điều kiện thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học do có độ âm điện lớn. (2) Trong tự nhiên phản ứng hóa hợp giữa nitrogen và oxygen thường xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét. (3) Phân tử NH3 có 3 liên kết cộng hóa trị có cực và có dạng hình học là chóp tam giác. (4) Trong phân tử ammonium chloride (NH4Cl) có liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận. (5) Hợp chất NOx (NO2,NO,N2O4, N2O) là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng, làm ô nhiễm môi trường. (6) Trong phân tử nitric acid HNO3, nguyên nitrogen có hóa trị 4 và số số oxi hóa +4. (7) Khi làm lượng nitrogen trong nước đạt 300 ug/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 ug/L sẽ gây hiện tượng phù nhưỡng. Số phát biểu đúng ? A. 3 B. 4 C. 6
  34. D. 5 Câu 80. Cho các phát biểu sau : (1) Ở điều kiện thường nitrogen phản ứng hóa học mạnh thể hiện tính khử và tính oxi hóa. (2) Trong thực tế phản ứng hóa hợp giữa nitrogen và oxygen thường xảy ra đồng thời với quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao. (3) Các phân tử NH3 có khả năng tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước. (4) Trong phân tử ammonium chloride (NH4Cl), N có cộng hóa trị là 4, số oxi hóa là -3. (5) Hợp chất NOx (NO2,NO,N2O4, N2O) được sinh ra từ hoạt động giao thông, vận tải, sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống. (6) Trong phân tử nitric acid HNO3, nguyên nitrogen có hóa trị 5 và số số oxi hóa +5. (7) Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự thiếu dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh. Số phát biểu đúng ? A. 3 B.4 C.6 D.5