Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

doc 4 trang Hùng Thuận 25/05/2022 4570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐAN PHƯỢNG §Ò kiÓm tra ®Þnh k× gi÷a häc k× i Tr­êng TiÓu häc M«n tiÕng viÖt líp 5 T« HiÕn Thµnh N¨m häc: 2018 - 2019 Thêi gian lµm bµi c©u II phÇn A vµ phÇn B: 80 phót. Hä vµ tªn Líp 5 Giáo viên coi kiểm tra Giáo viên chấm Điểm đọc: Điểm viết: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm chung: Nhận xét: PhÇn a: KiÓm tra ®äc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu để chọn bài đọc do giáo viên chuẩn bị. 2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng), sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu ra. II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) RỪNG GỖ QUÝ Xưa có một gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong túp lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi mang về. Dọc đường, ông lấy hộp ra xem. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Cô đưa cho ông lão cái hộp thứ hai và dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. TRUYỆN CỔ TÀY- NÙNG
  2. * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. B. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. C. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. Câu 2: Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. B. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. C. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. Câu 3: Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? A. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. B. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. C. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. Câu 4: Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. B. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. C. Rất nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. Câu 5: Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? A. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện là gì? Hãy viết câu trả lời của em: Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ? A. bền chí B. bền vững C. bền bỉ Câu 8: Em hãy cho biết từ “lụp xụp” thuộc từ loại nào? Viết câu trả lời của em: Câu 9: Dòng nào đưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối B. hạt đỗ nẩy mầm / xe đỗ dọc đường C. Ăn cơm / Sông ăn ra biển Câu 10: Trong câu: “Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước.” Có mấy đại từ? Em hãy viết tên các đại từ. a. Một đại từ là: . b. Hai đại từ là: . . . c. Ba đại từ là:
  3. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT 1- Chính tả: (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “Sau một hồi đến hết” trong bài “Kỳ diệu rừng xanh” sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1, trang 76. 2- Tập làm văn: (6 điểm) Hãy viết một bài văn tả cảnh đẹp của quê hương em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Năm học: 2018 - 2019 I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1.Đọc thành tiếng : (3 điểm) - Tốc độ đọc: 100 - 110 tiếng : 0,5 đ - Đọc đúng tiếng, từ : 0,5 đ - Ngắt hơi đúng : 0,5 đ - Giọng đọc có biểu cảm : 0,5 đ - Trả lời đúng câu hỏi : 1đ 2. Đọc thầm và làm BT: (7 điểm) Đáp án : Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 b c a c a b Tính từ a ý b ( ta, lão) 0.5 0.5 0.5 1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1 điểm 0.5 điểm 1 điểm điểm điểm điểm Câu 6 Trả lời đúng là : Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc cho 1 điểm II. Bài kiểm tra viết 1. Chính tả (4 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 3 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Tuỳ mức độ sai sót của HS giáo viên trừ điểm cho phù hợp. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách-kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (6 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau đây được 6 điểm: + Viết được một bài văn tả cảnh đẹp quê hương có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã học; Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá. Độ dài bài viết từ 12 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. * Bài đạt điểm 6 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh. * Mở bài (0,75 điểm): giới thiệu được cảnh đẹp ở quê hương em, em quan sát vào thời điểm nào? * Thân bài (4,5điểm): Tả được phong cảnh thiên nhiên nhìn từ xa đến gần hoặc ngược lại; biết sử dụng từ ngữ so sánh, nhân hóa phù hợp với ý văn miêu tả sinh động * Kết bài (0,75điểm): Nêu được cảm nghĩ của em khi quan sát cảnh đẹp đó. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 5,5-5-4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1- 0,5.