Đề cương ôn tập Kể chuyện Lớp 5

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 2650
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Kể chuyện Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ke_chuyen_lop_5.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Kể chuyện Lớp 5

  1. BÁT CHÈ XẺ ĐÔI Trang 275 được trích trong 117 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Đồng chí liên lạc đi công văn tới 10 giờ đêm mới đến, Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc. - Cháu ăn đi! Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng tần hắng bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: - Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm, mà cậu lại ăn mất một nửa. - Khổ quá anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi * Câu chuyện này nói lên, Bác lòng thương người muốn san sẻ phần ăn của mình cho người khác mong muốn mọi người được ấm no.
  2. GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT LỆ Trang 300 được trích trong 117 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Hằng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”. Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đi lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi. - Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an đến bật đèn xanh để xe qua. * Câu chuyện này, muốn nói lên mỗi người chúng ta ai nấy cũng phải đều tôn trọng luật lệ giao thông chứ không phải vì địa vị, quyền hạn của mình mà làm trái đi pháp luật.
  3. CHÚ NÓI ĐÚNG, NHƯNG CHƯA ĐỦ Trang 224 được trích trong 117 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Nghiêm nghị nhìn chúng tôi một lượt, Bác lại hỏi: - Hòa bình lập lại, nhiệm vụ của các chú là gì? Đồng chí Tân, cán bộ đại đội, đáp: - Thưa Bác, bộ đội chúng cháu phải tiếp tục cùng nhân dân trừ gian, tích cực sản xuất và tích cực học tập quân sự, chính trị, văn hóa. Riêng đoàn chúng cháu có nhiệm vụ bảo vệ trung ương Đảng, Chính phủ tại Hà Nội ạ. Bác gật đầu: - Chú nói đúng, nhưng chưa đủ. Các chú còn phải cùng nhân dân đấu tranh thực hiện cải cách ruộng đất, tăng gia, chống đói, chống lụt. Phải xây dựng quân đội lớn mạnh bằng cách học tập chính trị, văn hóa, quân sự cho giỏi và sẵn sàng chiến đấu. Phải đề phòng mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch. Sau khi đã giải thích cặn kẽ về Hiệp định Giơ-ne-vơ, Bác lại hỏi một lần nữa: - Các chú còn gì thắc mắc nữa không? * Câu chuyện này, muốn nói lên khi làm bất cứ việc gì chúng ta phải làm đến nơi đến chốn.
  4. LÀM SAO LO CHO CÁC CHÁU ĂN NO, CÓ QUẦN ÁO MẶC- trang 355 được trích trong 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Tháng 8 năm 1945, Ủy ban Cách mạng họp ở đình Tân Trào, có các đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Bác Hồ và các đại biểu đang ngồi họp ở đình Tân Trào thì đồng bào địa phương- đại biểu các dân tộc Tày, Nùng, Dao đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có chừng 2,3 em nhỏ chừng ba bốn tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em da dẻ đều xanh xao, bụng ỏng, đít beo, quần áo lấm lem, đi chân đất. Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, chỉ các cháu, Bác nói với các đại biểu đến dự đại hội Tân Trào. Nhiệm vụ của chúng ta làm sao lo cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc. Câu nói đó của Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người, có mặt trong buổi họp và ai cũng thấy mình có trách nhiệm thiêng liêng chăm lo cho đời sống trẻ em được no cơm, ấm áo. * Câu chuyện này nói lên Bác có lòng thương người, luôn quan tâm đến mọi người, trong đó có các cháu thiếu nhi.
  5. NƯỚC NÓNG NƯỚC NGUỘI Trang 302 được trích trong 117 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bọp tai các chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám. Được tin nhân dân dư luận về đồng chí này, một hôm, Bác gọi lên Việt Bắc, Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trưa mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ, đồng chí Trung đoàn vã cả mồi hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói. Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên: Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được. Bác mỉm cười: - À ra thế.Thế chú thích uống nước nguội, nước mát không? - Dạ có ạ. Bác nghiêm nét mặt nói: - Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn. Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa. * Câu chuyện này muốn nói trong bất cứ mọi công việc gì, chúng ta cần có thái độ hòa nhã, điềm đạm không được nóng nảy bực dọc, sẽ làm hỏng mọi việc.