Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Vĩnh Hiệp 2 (Có đáp án)

doc 8 trang Hùng Thuận 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Vĩnh Hiệp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Vĩnh Hiệp 2 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số Đọc hiểu văn bản câu 2 2 1 1 6 1 Câu số 1-2 3-4 5 6 Số điểm 1 1 1 1 4 Số câu 1 1 1 1 4 2 Kiến thức Tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Số Tổng câu 2 1 3 1 1 2 10 Số điểm 1,5 1,5 2 2 7
  2. TRƯỜNG TH VĨNH HIỆP 2 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020-2021 Lớp: 5A Thời gian: 40 phút Điểm từng phần Tổng số điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng Đọc thầm Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn Ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Câu chuyện thuộc chủ đề nào? ( 0,5 đ) A.Vì hạnh phúc con người. B. Con người với thiên nhiên. C. Cánh chim hòa bình. D. Việt Nam tổ quốc em. Câu 2: Người thầy thuốc trong bài đó chính là: (0,5 đ) A. Danh y Đặng Văn Chung. B. Danh y Tuệ Tĩnh. C. Danh y Phạm Ngọc Thạch. D. Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: “Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?” A. Là thầy thuốc giàu lòng nhân ái. B. Là lương y chữa bệnh người giàu. C. Là một lương y giàu có. D. Là thầy thuốc không màng danh lợi.
  3. Câu 4: Chi tiết nào nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ? ( 0,5 đ ) A. Chữa xong, ông không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. B. Ông lấy thật nhiều tiền. C. Ông không ngại mùi hôi tanh của cậu bé. D. Ông cho cậu bé một ít tiền. Câu 5: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? (1 đ) Câu 6: Qua bài văn trên, em hãy nói lên cảm nghĩ của em về Hải Thượng Lãn Ông: (1 đ) Câu 7: Cặp quan hệ từ « chẳng những mà còn » trong câu « Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi » biểu thị quan hệ gì ? (0,5 đ) A. Quan hệ tăng tiến. B. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. C. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ điều kiện – giả thuyết. Câu 8: Đúng ghi Đ, sai ghi S, vào ô trống: nghĩa thích hợp nhất của từ hạnh phúc là: (0,5 đ) A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, mặc đẹp. B. Tâm trạng sung sướng vì đạt được ý nguyện. C. Tâm trạng háo hức sẳn sàng làm mọi công việc. D. Tâm trạng hồ hởi, thoải mái. Câu 9: Em hãy tìm và viết 1 câu tục ngữ, thành ngữ phù hợp với thầy thuốc Lãn Ông ? (1 đ) Câu 10 : Em hãy đặt 1 câu tả đôi mắt của em bé và 1 câu tả mái tóc của mẹ : (1 đ)
  4. TRƯỜNG TH VĨNH HIỆP 2 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Năm học: 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt Lớp: 5A . Thời gian: 60 phút Điểm từng phần Tổng số điểm Nhận xét của giáo viên Chính tả Tập làm văn Chính tả nghe viết: Giáo viên đọc cho học sinh viết (2 điểm) Người mẹ của 51 đứa con
  5. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường. Bài làm
  6. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (cuối kì 1 năm 2020 - 2021) I/ Đọc thành tiếng : (3 đ) * Học sinh đọc một đoạn văn trong bài mà em bốc thăm. * Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.(1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng). (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. (1 điểm) II/ Đọc hiểu văn bản : (7 đ) Câu : 1- A ; 2- D ; 4 – A ; 7 - A (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 3 : Đ - S - Đ - S . (0,5 đ) Câu 5 : (1 điểm) Lãn Ông là một người không màng danh lợi vì mấy lầng được vua mời vào cung tiến cử làm chức ngự y nhưng ông đã từ chối. Câu 6 : (1 điểm) Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông chữa bệnh cứu người và còn giúp đỡ người nghèo. Ông là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử Việt Nam. Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố đều có những con đường mang tên ông. Câu 8 : S – Đ – S – S (0,5 đ) Câu 9: (1 điểm) Lương y như từ mẫu. Câu 10 : (1 điểm) Tùy vào câu HS đặt mà GV ghi điểm cho phù hợp. VD : Đôi mắt bé Na tròn xoe như viên bi. Mẹ em có mái tóc đen dài và óng mượt. III/ Chính tả : (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu ; chữ viết rõ ràng , viết đúng kiểu chữ , cỡ chữ , trình bày đúng quy định , viết sạch , đẹp : 1 điểm . - Viết đúng chính tả (không mắc quá 8 lỗi) : 1 điểm . IV/ Tập làm văn (8 điểm) 1/ Mở bài: giới thiệu được người định tả (1 điểm) 2/ Thân bài : - Đúng nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng diễn đạt (1,5 điểm) - Có hình ảnh sinh động, có cảm xúc. (1 điểm) 3/ Kết bài : Nêu được tình cảm của mình với người bạn đó. (1 điểm) 4/ Chữ viết đúng chính tả (0,5 điểm) Dùng từ đặt câu đúng (0,5 điểm) Bài văn sáng tạo (1 điểm)