Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: NH₃ và muối Amoni - Năm học 2022-2023

docx 6 trang binhdn2 24/12/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: NH₃ và muối Amoni - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_hoa_hoc_lop_11_chu_de_nh_va_muoi_amo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: NH₃ và muối Amoni - Năm học 2022-2023

  1. CHỦ ĐỀ: NH3 – MUỐI AMONI I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Phân tử nitơ có liên kết ba bền. C. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. D. Phân tử nitơ không phân cực. Câu 2. Biện pháp nào dưới đây làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3(k) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H= -92kJ A. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ của hệ (duy trì nhiệt độ 4500C, có xúc tác). B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất thấp. Câu 3. Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH 4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 4. Nung a gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là A. 32,2. B. 46,3. C. 41,2. D. 35,5. Câu 5. Cho các phát biểu sau : (1) Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất NO. (2) Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. (3) Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ NH4NO2. (4) Tính bazơ của NH3 do phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực. (5) Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối (NH4)2CO3 làm bột nở (6) Có thể dùng P2O5 để làm khô khí amoniac. Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 3. C. 4 D. 5. Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, khí nitơ được điều chế từ A. không khí. B. NH3 và O2. C. NH4NO2. D. Zn và HNO3. Câu 7. Cho các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước, 2) Nặng hơn không khí, 3) Tác dụng với axit, 4) Làm xanh quỳ tím ẩm, 5) Khử được hiđro. Những tính chất của NH3 là: A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 5. Câu 8. Phản ứng nào sau đây không đúng? 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. A. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4. B. 2NH3 + 3O2 N2 + 6H2O. C. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O. D. NH4NO3 NH3 + HNO3. Câu 9. Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là: A. 8 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít. Câu 10. Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 thu được khối lượng HNO3 là (Cho: N=14, H=1, O=16) A. 63 gam. B. 50,4 gam. C. 78,75 gam. D. 62,65 gam. Câu 11. Cho các phát biểu sau: (1) Các muối amoni tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh; + (2) Ion NH4 tác dụng với dung dịch axit tạo kết tủa màu trắng; (3) Muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ thu được khí có mùi khai; (4) Hầu hết muối amoni đều bền nhiệt. Phát biểu đúng là A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (2) và (3). Câu 12. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ? A. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. D. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3. Câu 13. Nén hỗn hợp khí gồm 1,5 mol N2 và 4,5 mol H2 trong bình phản ứng có xúc tác thích hợp 0 và nhiệt độ bình giữ không đổi ở 450 C. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 4,7222. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là (Cho: H = 1, N = 14) A. 25%. B. 30%. C. 15%. D. 20%. Câu 14. Cho các phản ứng: N2 + O2 2NO và N2 + 3H2 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 15. Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 6HCl +N2. Kết luận nào sau đây đúng? A. NH3 là chất khử. B. NH3 là chất oxi hoá. C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử. D. Cl2 là chất khử. Câu 16. Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 trong bình kín có xúc tác thu được 1,7 gam NH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Thể tích H2 (đktc) cần dùng cho phản ứng là (Cho: N=14, H=1) A. 4,2 lít. B. 2,4 lít. C. 4 lít. D. 5 lít. Câu 17. iện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh. 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu. Câu 18. Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng? A. NH4Cl NH 3 + HCl B. NH4HCO3 NH3 +H2O+CO2 C. NH4NO3 NH3 +HNO3 D. NH4NO2 N2 +2H2O Cau 19. Trong điều kiện thích hợp, khí N2 tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Li, CuO và O2. B. Al, H2 và Mg. C. NaOH, H2 và Cl2. D. HI, H2O và Mg. Câu 20. Trong điều kiện thích hợp, N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg. Câu 21. Nhận định nào sau đây đúng? A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc. B. Vì có liên kết ba, nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học. C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử. D. Trong phản ứng: N2 + O2 → 2NO, nitơ thể hiện tính oxi hóa Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. B. Dung dịch Amoniac có tính bazơ yếu. C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch. Câu 23. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây đều tạo ra hợp chất khí? A. Li, Mg, Al. B. Li, H2, Al. C. H2, O2 . D. O2, Ca, Mg. Câu 24. Có thể nhận biết muối amoni bằng kiềm mạnh vì A. muối amoni chuyển thành màu đỏ. B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc. C. thoát ra một chất khí không màu hóa nâu trong không khí. D. thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân tử N2 không phân cực nên ít tan trong nước. B. Khí N2 không duy trì sự cháy và sự hô hấp. C. Phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường khá trơ về mặt hóa học. 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. D.N 2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất độc. Câu 26. Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” có công thức hóa học là A. HCl. B. N2. C. NH4Cl. D. NH3. Câu 27. Để tác dụng vừa đủ với H2 tạo thành 10,2 gam NH3 với hiệu suất phản ứng 25% cần thể tích N2 (ở đktc) là (Cho N=14; H =1) A. 13,44 lít. B. 26,88 lít. C. 0,84 lít. D. 1,68 lít. Câu 28. Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử? A. NH3 + HCl NH4Cl. B. 2 NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4. + - C. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O. D. NH3 + H2O NH4 + OH . Câu 29. Trong công nghiệp, khí nitơ được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà. C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.D. Cho không khí qua bột đồng nung nóng. Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. B. Amoniac là một bazơ. C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch. Câu 31. Cho dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72. Câu 32. Tính chất hoá học cơ bản của N2 là A. tính khử và tính oxi hoá. B. tính axit và tính bazơ. C. tính axit và tính oxi hoá. D. tính bazơ và tính khử. Câu 33. Ứng dụng nào sau đây không phải của NH3? A. Sản xuất phân bón hóa học. B. Sản xuất axit nitric. C. Sản xuất hiđrazin. D. Sản xuất nitơ. Câu 34. Dẫn khí NH3 vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng là A. xuất hiện kết tủa xanh dương. B. xuất hiện kết tủa keo trắng. C. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. D. tạo kết tủa sau đó kết tủa tan Câu 35. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch: . NH4Cl, Na2SO3, (NH4)2SO4 và KNO3 A. dung dịch NaOH. B. dung dịch BaCl2. 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch HCl Câu 36. Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Ngâm chất rắn X trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%. A. 0,10 lít. B. 0,52 lít. C. 0,25 lít. D. 0,35 lít. Câu 37. N có số oxi hóa +1 trong hợp chất nào sau đây? A. AlN. B. NO. C. N2O. D. HNO3. Câu 38. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 trong công nghiệp, người ta đã A. cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong. B. cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng. C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc. D. nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng. Câu 39. Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là A. H2SO4 đặc. B. CuSO4 khan. C. CaO. D. P2O5 Câu 40. N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây? A. Điều kiện thường. B. Nhiệt độ cao khoảng 100 oC C. Nhiệt độ cao khoảng 1000 oC D. Nhiệt độ khoảng 3000 oC Câu 41. Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra NH3 A. NH4HCO3 B. NH4NO2 C. NH4NO3 D. (NH4)2SO4 Câu 42. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau : N2 NH3 (A) (B) HNO3 A. (A) là NO, (B) là N2O5.B. (A) là N 2, (B) là N2O5. C. (A) là NO, (B) là NO2.D. (A) là N 2, (B) là NO2. Câu 43. Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 NH4Cl NH4NO3 Trong sơ đồ A,B lần lượt là các chất : A. HCl, HNO3. C. CaCl 2, HNO3. B. BaCl2, AgNO3. D. HCl, AgNO 3. Câu 44. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lạigần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng. Câu 45: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau: 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. A. Dung dịch AgNO3.B. Dung dịch BaCl 2. C. Dung dịch NaOH.D. Dung dịch Ba(OH) 2 Câu 46. Công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là: A. Li3N và AlN. B. Li2N3 và Al2N3. C. Li3N2 và Al3N2 D. LiN3 và Al3N. II. TỰ LUẬN Câu 47. Cho 2 lít N2 và 8 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8 lít (thể tích các khí đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính thể tích khí amoniac tạo thành và hiệu suất phản ứng. Câu 48. Cho 1,5 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO nung nóng thu được một chất rắn X. a) Viết phản ứng giữa NH3 và CuO biết số oxi hóa của nitơ tăng lên bằng 0. b) Tính khối lượng CuO đã bị khử. c) Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng với X. Câu 49: Cho 26,06g hỗn hợp A gồm amoni cacbonat và amoni clorua tác dụng hoàn toàn với 80g, dung dịch NaOH 30% thu được 11,648 lít khí (đktc) và một dung dịch B. a) Tính khối lượng các muối có trong A. b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch B. Câu 50: Cho 44,8 lít khí nitơ (đktc) tác dụng với 18g hidro. Sau phản ứng thu được 8,5g amoniac. a) Tính thành phần % theo thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đủ tác dụng với lượng khí NH3 ở trên. c) Quì tím thay đổi màu như thế nào trong dung dịch sau phản ứng ở câu b. Câu 51: Cho 27,4g kim loại Ba vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a)Tính thể tích khí A (đktc). b)Lấy kết tủa B rửa sạch, đem nung ở nhiệt độ cao thu được bao nhiêu gam chất rắn. c)Tính nồng độ % các chất trong dung dịch C. 6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát