Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1

docx 6 trang Đào Yến 11/05/2024 2923
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1

  1. Họ và tên: ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG 1 – HÓA 11 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1:(B) Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi A. Phản ứng thuận đã kết thúc. B. Phản ứng nghịch đã kết thúc. C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau. Câu 2:(B) Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 3:(B) “Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì ” phát biểu không đúng là A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Phản ứng không xảy ra nữa. B. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi. D. Số mol các sản phẩm không đổi. Câu 4:(B) Phản ứng thuận nghịch là A. Phản ứng xảy ra theo hai chiều giống nhau. B. Phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. C. Phản ứng xảy ra theo một chiều duy nhất. D. Phản ứng xảy ra theo hai chiều khác nhau. Câu 5:(B) Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch A. Cả hai chiều đều là chiều thuận. B. Cả hai chiều đều là chiều nghịch. C. Chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch. D. Chiều từ phải sang trái là chiều thuận, chiều từ trái sang phải là chiều nghịch. Câu 6:(B) Cân bằng hóa học là một cân bằng A. Đứng yên B. Cố định C. Tĩnh D. Động Câu 7:(B) Tại trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với . nên không nhận thấy sự thay đổi thành phần của hệ A. Tốc độ bằng nhau. B. Khối lượng riêng bằng nhau. C. Tốc độ chêch lệch quá lớn. D. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. Câu 8:(B) “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”. Đây là phát biểu của A. Nguyên lí Le Chatelier. B. Quy tắc Markovnikov. C. Thuyết Bronsted-Lowry. D. Quy tắc Zaisev.
  2. Câu 9:(B) Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng H2 (g) + Br2 (g) ⇄ 2HBr (g) A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch. C. Cân bằng không thay đổi. D. Phản ứng trở thành một chiều. Câu 10:(H) Cho cân bằng hóa học sau 2SO2 (g) + O2 (g) ⇄ 2SO3 (g) (∆H 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. ∆H 0, phản ứng thu nhiệt. D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt. Câu 13:(B) Chất điện li là A. Chất tan trong nước. B. Chất ở thể lỏng. C. Chất tan trong nước phân li ra ion. C. Chất ở thể rắn. Câu 14:(B) Chất điện li gồm A. Oxit, muối, bazơ. B. Dung dịch axit, bazơ, và muối. C. Đường saccarozơ, muối, axit. D. Chất khí, axit, muối. Câu 15:(B) Phương trình nào sau đây biểu diễn sự điện li của axit + - + - A. NaHCO3 Na + HCO3 B. HCl H + Cl + - 2+ - C. NaOH Na + OH D. CuCl2 Cu + 2Cl Câu 16:(H) Dãy chất nào sau đây gồm các chất điện li mạnh A. NH4Cl, NaOH, AgCl, Zn(OH)2 B. NaCl, CuSO4, KOH, AgNO3 C. BaSO4, MgCl2, K2S, CaCl2 D. HF, NH4NO3, CaCO3, K3PO4 Câu 17:(H) Một dung dịch có nồng độ [OH-] = 0,001M. Môi trường của dung dịch là:
  3. A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. Không xác định Câu 18:(H) pH của dung dịch có [OH-] = 1,0.10-5M là A. 5 B. 7 C. 12 D. 9 Câu 19:(B) Phương trình điện li sau đây là đúng? + - 2+ 2 - A. CH3COOH H + CH3COO B. MgCO3 Mg + CO3 2+ - 3+ 2 - C. Fe(NO3)3 Fe + 3NO3 D. Al2(SO4)3 2 Al + 3 SO4 Câu 20:(B) Phương trình điện li nào sau đây sai? + - 2+ - A. NaCl Na + Cl B. Cu(OH)2 Cu + 2OH C. HCl H+ + Cl- D. KOH K+ + OH- Câu 21:(B) Dung dịch chất nào sau đây không điện li? A. Dung dịch muối ăn (NaCl). B. Dung dịch axit clohdric (HCl). C. Dung dịch đường (C6H12O6). D. Dung dịch natrihidroxit (NaOH). Câu 22:(B) Chất nào sau đây dẫn điện được A. dung dịch NaCl. B. NaOH rắn khan. C. dung dịch đường C6H12O6. D. dung dịch ancol etylic. Câu 23:(H) Cho các dung dịch sau: KCl, C2H5OH, NaOH, C6H12O6, HCl, HF, C6H6, CuSO4. Số chất điện li là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 24:(H) Dung dịch X có pH = 2 thì [H+] của dung dịch X là A. 102 M. B. 10-2 M. C. 0,2 M. D. 0,02 M. Câu 25:(B) Môi trường kiềm là môi trường trong đó A. pH = 0 M. B. pH > 7. C. pH = 7. D. pH 7. C. pH = 7. D. pH < 7 Câu 27:(B) Đâu là phát biểu của thuyết Bronsted-Lowry A. Cả acid và base đều là chất cho proton B. Acid là chất nhận proton, base là chất cho proton C. Cả acid và base đều là chất nhận proton D. Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton Câu 28:(B) pH là A. Chỉ số đánh giá độ acid của một dung dịch B. Chỉ số đánh giá độ base của một dung dịch C. Chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch D. Chỉ số đánh giá các chất điện li mạnh Câu 29:(B) Chất chỉ thị acid-base là chất A. Không thay đổi màu sắc khi pH thay đổi B. Có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch C. Giúp biến đổi từ môi trường acid thành môi trường base D. Giúp biến đổi từ môi trường base thành môi trường acid Câu 30:(H) Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây? A. HCl, NaNO3, Ba(OH)2 B. H2SO4, HCl, KOH. C. H2SO4, NaOH, KOH D. Ba(OH)2, NaCl, H2SO4
  4. B. TỰ LUẬN: Câu 1: Cho phản ứng H2 (g) + I2 (g) ⇄ 2HI (g) 0 Ở nhiệt độ 430 C hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng độ của HI là Câu 2: Cho phản ứng 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g) Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4M và 2M. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là -2 Câu 3: Cho phản ứng COCl2(g) ⇄ CO(g) + Cl2(g) KC = 8,2.10 ở 900K. Tại trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15M thì nồng độ COCl2 là bao nhiêu? Câu 4: Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 thấy rằng nồng độ ở trạng thái cân bằng của N2 là 0,02M, của H2 là 2M và của NH3 là 0,6M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
  5. Câu 5: Tính pH của các dd sau: a/ Dung dịch HNO3 0,0001M b/ 200 ml dung dịch chứa 0,001 mol H2SO4 c/ 300 ml dung dịch chứa 0,12 gam NaOH d/ Dung dịch Ba(OH)2 0,0005M + - Câu 6: Dung dịch H2SO4 có pH = 2. Tính nồng độ [H ], [OH ] và nồng độ dung dịch H2SO4. Câu 7: Dung dịch NaOH có pH = 9. Tính nồng độ [H+], [OH-] và nồng độ dung dịch NaOH.
  6. Câu 8: Một dung dịch có [H+] = 0,0001M. Tính nồng độ [OH-], pH của dd, xác định môi trường. Câu 9: Một dung dịch có [OH-]= 0,0001M. Tính nồng độ [H+] , pH của dd, xác định môi trường. Câu 10: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là Câu 11: Cho 10 ml dd HCl có pH = 3. Hãy đề nghị cách pha dd có pH = 4 từ dd trên. Câu 12: Trộn 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M với 500 ml dung dịch HCl 0,02M. Tính pH của dung dịch sau phản ứng.