Đề cương ôn tập môn Hóa khối 11 – Học kì I - Chương 2: Nitơ – photpho

doc 11 trang hoaithuong97 4750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa khối 11 – Học kì I - Chương 2: Nitơ – photpho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_khoi_11_hoc_ki_i_chuong_2_nito_photp.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa khối 11 – Học kì I - Chương 2: Nitơ – photpho

  1. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA KHỐI 11 – HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. NITƠ 1. Vị trí - cấu hình electron nguyên tử - Vị tí: Nitơ ở ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn. - Cấu hình electron: 1s22s22p3. - Công thức cấu tạo của phân tử: N≡N. 2. Tính chất hóa học - Ở nhiệt độ thường, nitơ trơ về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động. - Trong các phản ứng hóa học nitơ vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Tuy nhiên tính oxi hóa vẫn là chủ yếu. a. Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, H2, ) 0 -3 t0 3Mg + N2  Mg3 N2 (magie nitrua) 0 t0 ,p -3 N + 3H  2 N H 2 2 xt  3 b. Tính khử 0 0 +2 t N2 + O2  2 N O Khí NO sinh ra kết hợp ngay với O2 không khí tạo ra NO2 +2 +4 2 N O + O2 2 N O2 2. Điều chế a. Trong công nghiệp - Nitơ được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. b. Trong phòng thí nghiệm - Đun nóng nhẹ dung dịch bảo hòa muối amoni nitrit t0 NH4NO3  N2↑ + 2H2O t0 - HoặcNH 4Cl + NaNO2  N2↑ + NaCl + 2H2O II. AMONIAC - MUỐI AMONI 1. Amoniac a. Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý - Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý: NH3 là một chất khí, tan nhiều trong nước cho môi trường kiềm yếu. b. Tính chất hóa học * Tính bazơ yếu - Tác dụng với nước  + - NH3 + H2O  NH4 + OH Trong dung dịch amoniac là bazơ yếu. Có thể làm quỳ tím hóa xanh. Dùng để nhận biết NH3. - Tác dụng với dung dịch muối AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl - Tác dụng với axit NH3 + HCl → NH4Cl (khói trắng) * Tính khử ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  2. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh -3 0 t0 4 N H3 + 3O2  2 N2 + 6H2O -3 0 t0 2 N H3 + 3Cl2  N2 + 6HCl Đồng thời NH3 kết hợp ngay với HCl tạo thành khói trắng. c. Điều chế * Trong phòng thí nghiệm t0 2NH4Cl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O * Trong công nghiệp 0 t,xt,p N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) ∆H<0 - Các điều kiện áp dụng để sản xuất amoniac trong công nghiệp là + Nhiệt độ: 450 - 5000C + Áp suất cao: 200 - 300atm + Chất xúc tác: sắt kim loại trộn thêm Al2O3, K2O 2. Muối amoni a. Định nghĩa - Tính chất vật lý + - Là chất tinh thể ion, gồm cation amoni NH4 và anion gốc axit - Tất cả đều tan trong nước và điện li hoàn toàn thành ion. b. Tính chất hóa học * Tác dụng với dung dịch kiềm t0 (NH4)2SO4 + 2NaOH  2NH3↑ + 2H2O + Na2SO4 + - NH4 + OH → NH3↑ + H2O - Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac. * Phản ứng nhiệt phân t0 NH4Cl  NH3 (k) + HCl (k) t0 (NH4)2CO3  NH3 (k) + NH4HCO3 (r) t0 NH4HCO3  NH3 (k) + CO2 (k) + H2O (k) t0 NH4NO2  N2 + 2H2O t0 NH4NO3  N2O + 2H2O III. AXIT NITRIC 1. Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý a. Cấu tạo phân tử - Trong hợp chất HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5. b. Tính chất vật lý - Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit nitric không bền lắm: khi đun nóng bị phân huỷ một phần theo phương trình: 4HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O - Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Trên thực tế thường dùng loại axit đặc có nồng độ 68%, D = 1,40 g/cm3. 2. Tính chất hóa học a. Tính axit - Axit nitric là một axit mạnh. Có đầy đủ tính chất của một axit. CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  3. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O b. Tính oxi hoá - Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hoá mạnh. Tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ. * Với kim loại - Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu như Cu, Pb, Ag, HNO 3 đặc bị khử đến NO 2, còn HNO3 loãng bị khử đến NO. Thí dụ: 0 +5 +2 +4 Cu+ 4H N O3 (®Æc) Cu(NO3 )2 + 2 N O2 + 2H2O 0 +5 +2 +2 3Cu+8H N O3 (lo·ng) 3Cu(NO3 )2 + 2 N O + 4H2O - Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al, HNO 3 loãng có thể bị khử +1 o -3 đến N2O , N2 hoặc NH4 NO3 . - Fe, Al bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. * Với phi kim 0 5 6 4 S 6HNO3 (®Æc) H2SO4 6NO2 2H2O * Với hợp chất 2 5 6 4 H2 S + 6H N O3 (®Æc) H2 S O4 + 6 N O2 + 3H2O 3. Điều chế a. Trong phòng thí nghiệm NaNO3 (r) + H2SO4 (đặc) HNO3 + NaHSO4 b. Trong công nghiệp - HNO3 được sản xuất từ amoniac. Quá trình sản xuất gồm ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: Oxi hóa NH3 bằng oxi không khí tạo thành NO 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O + Giai đoạn 2: Oxi hoá NO thành NO2. 2NO + O2 2NO2 + Giai đoạn 3: Chuyển hoá NO2 thành HNO3. 4NO2 + 2H2O + O2 4HNO3. IV. MUỐI NITRAT - Muối nitrat là muối của axit nitric. Thí dụ, natri nitrat (NaNO3), đồng (II) nitrat Cu(NO3)2), 1. Tính chất vật lí - Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh. + - NaNO3 Na + NO3 2. Tính chất hoá học - Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (kali, natri, canxi, ) bị phân huỷ thành muối nitrit và oxi: to Thí dụ : 2KNO3  2KNO2 + O2 - Muối nitrat của kẽm, sắt, chì, đồng, bị phân huỷ thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2: to Thí dụ : 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2 - Muối nitrat của bạc, vàng, thuỷ ngân, bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2. to Thí dụ : 2AgNO3  2Ag + 2NO2 + O2 3. Nhận biết ion nitrat - Để nhận ra ion NO3 , người ta đun nóng nhẹ dung dịch chứa NO3 với Cu và H2SO4 loãng: + 2+ 3Cu + 8H + 2NO3 3Cu + 2NO + 4H2O ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  4. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh (xanh) (không màu) 2NO + O2 NO2 (nâu đỏ) Phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí màu nâu đỏ thoát ra. V. PHOTPHO 1. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tử a. Vị trí: Ô thứ 15, nhóm VA, chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. 2. Tính chất vật lý - Photpho có hai dạng thù hình: Photpho trắng và photpho đỏ. Tùy vào điều kiện mà P(t) có thể chuyển thành P (đ) và ngược lại. - P (t) kém bền hơn photpho đỏ. Do vậy để bảo quản P (t) người ta ngâm vào nước. 3. Tính chất hóa học - Trong các hợp chất, photpho có các số oxi hóa -3, +3, +5. - Trong các phản ứng hóa học photpho thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. a. Tính oxi hóa 0 -3 t0 2 P + 3Ca  Ca3 P2 (canxi photphua) b. Tính khử * Tác dụng với oxi 0 +3 t0 - Thiếu oxi: 4P + 3O2  2P2 O3 0 +5 t0 - Dư oxi: 4 P+ 5O2  2 P2 O5 * Tác dụng với Clo 0 +3 t0 - Thiếu clo: 2 P+ 3Cl2  2 P Cl3 0 +5 t0 - Dư clo: 2 P+ 5Cl2  2 P Cl5 4. Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên photpho không tồn tại dưới dạng tự do. Hai khoáng vật quan trọng của photpho là: photphorit Ca3(PO4)2 và apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2. VI. AXIT PHOTPHORIC - MUỐI PHOTPHAT 1. Axit photphoric a. Tính chất hóa học - Là một axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. Có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.  + - H3PO4  H + H2PO4 -  + 2- H2PO4  H + HPO4 2-  + 3- HPO4  H + PO4 - Khi tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo lượng chất mà tạo ra các muối khác nhau. H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O b. Điều chế * Trong phòng thí nghiệm P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O * Trong công nghiệp - Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit hoặc photphoric t0 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc)  2H3PO4 + 3CaSO4↓ - Để sản xuất axit photphoric với độ tinh khiết và nồng độ cao hơn người ta điều chế từ P t0 4P + 5O2  2P2O5 ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  5. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh P2O5 + 3H2O  2H3PO4 2. Muối photphat a. Định nghĩa - Muối photphat là muối của axit photphoric. - Muối photphat được chia thành 3 loại Muối đihiđrophotphat : NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2 Muối hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4 Muối photphat : Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO4)2 b. Nhận biết ion photphat - Thuốc thử: dung dịch AgNO3 - Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng + 3- 3Ag + PO4 Ag3PO4  (màu vàng) VII. PHÂN BÓN HÓA HỌC - Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. 1. Phân đạm - Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3 và ion amoni NH4 . - Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng nguyên tố nitơ. a. Phân đạm amoni - Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit tương ứng. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 b. Phân đạm nitrat - Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2 - Được điều chế bằng phản ứng giữa axit HNO3 và muối cacbonat tương ứng. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + 2H2O c. Phân đạm urê - (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N) là loại phân đạm tốt nhất hiện nay. - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO ở nhiệt độ và áp suất cao. t0 , p 2NH3 + CO  (NH2)2CO + H2O - Trong đất urê dần chuyển thành muối cacbonat (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3. 2. Phân lân 3- - Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat (PO4 ). - Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. Supephotphat - Có hai loại: supephotphat đơn và supephotphat kép. * Supephotphat đơn: Gồm hai muối: Ca(H 2PO4)2 và CaSO4. Được điều chế bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit H2SO4 đặc. Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đặc) → Ca(H2PO4)2 + CaSO4↓ * Supephotphat kép: Đó là muối Ca(H2PO4)2. Được điều chế qua hai giai đoạn Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4↓ Ca3(PO4)2 + H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 3. Phân kali - Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion K+. - Độ dinh dưỡng của phân K được đánh gái theo tỉ lệ % khối lượng K 2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. 4. Phân hỗn hợp - Phân phức hợp a. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK. - Thí dụ: (NH4)2HPO4 và KNO3. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  6. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh b. Phân phức hợp: Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 5. Phân vi lượng - Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng ở dạng hợp chất. B. BÀI TẬP I. BÀI TẬP TỰ LUẬN CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: HOÀN THÀNH PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG Phương pháp giải: - Cần nắm chắc kiến thức về tính chất hoá học, phương pháp điều chế các chất, đặc biệt về các chất thuộc nhóm nitơ như N2, NO, NO2, HNO3, NH3, muối nitrat, muối amoni, H3PO4, muối photphat - Cần nhớ: Mỗi mũi tên trong sơ đồ nhất thiết chỉ biểu diễn bằng một phản ứng. Câu 1. Cân bằng các phương trình hóa của các phản ứng sau: a. Ag + HNO3 → ? + NO + ? b. Cu + HNO3 → ? + NO + ? c. Fe + HNO3 → ? + NO + ? d. Ag + HNO3 → ? + NO 2 + ? e. Cu + HNO3 → ? + NO 2 + ? f. Al + HNO3 → ? + NO 2 + ? * g . Mg + HNO3 → ? + NH 4NO3 + ? * h . Al + HNO3 → ? + N 2O + ? * i . Mg + HNO3 → ? + N 2 + ? * k . FeO + HNO3 → ? + NO + ? l*. Fe3O4 + HNO3 → ? + NO + ? m*. Fe(OH)2 + HNO3 → ? + NO 2 + ? n*. FeS + HNO3 → Fe(NO 3)3 + H2SO4 + NO + H2O Câu 2. Hoàn thành các chuổi phản ứng sau. 0 +H2O +HCl +NaOH +HNO3 t a. Khí A(1)  dung dịch A(2)  B(3) Khí A(4) C (5) D + H2O (1) (2) (3) (4) (5) (6) b. NO2  HNO3  Cu(NO3)2  Cu(OH)2  Cu(NO3)2  CuO Cu. DẠNG 2: NHẬN BIẾT Phương pháp giải: Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí ) để nhận biết. Chất cần STT Thuốc thử Hiện tượng xảy ra và phản ứng nhận biết 1 NH3 (khí) Quỳ tím ẩm Quỳ tím ẩm hoá xanh Dung dịch + + - 2 NH4 kiềm Giải phóng khí có mùi khai: NH4 + OH → NH3 + H2O (có đun nhẹ) Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hóa nâu trong không khí: 3 HNO3 Cu 3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2 ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  7. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh 3- Dung dịch Tạo kết tủa màu vàng 4 PO4 + 3- AgNO3 3Ag + PO4 → Ag3PO4↓ Câu 1. Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học. a. NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. b. NH4NO3, NaNO3, FeCl3, Na2SO4. c. H3PO4, NH4NO3, NaNO3, Na3PO4. DẠNG 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT NITRIC (VẬN DỤNG CAO) Phương pháp giải - Khi cho nhiều kim loại tác dụng với cùng một dung dịch HNO3 cần nhớ: Kim loại càng mạnh tác - dụng với dung dịch HNO3 càng loãng thì trong gốc NO3 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp 4 2 1 0 3 3 (N O2 ,N O,N2 O,N2 ,N H4NO3 hay N H3 ) - Nếu đề yêu cầu xác định thành phần hỗn hợp kim loại ban đầu có thể qua các bước giải: + Bước 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (chú ý xác định sản phẩm của nitơ cho đúng), nhớ cân bằng. + Bước 2: Đặt ẩn số, thường là số mol của các kim loại trong hỗn hợp. + Bước 3: Lập hệ phương trình toán học để giải. - Trường hợp bài toán không cho dữ kiện để lập phương trình đại số theo số mol và khối lượng các chất có trong phản ứng, để ngắn gọn ta nên áp dụng phương pháp bảo toàn electron. - Cơ sở của phương pháp này là: dù các phản ứng oxi hoá - khử có xảy ra như thế nào nhưng vẫn có sự bảo toàn electron. Nghĩa là: Tổng số mol electron mà các chất oxi hoá thu vào. - Phương pháp này sử dụng khi phản ứng xảy ra là phản ứng oxi hoá - khử đặc biệt đối với những trường hợp số các phản ứng xảy ra nhiều và phức tạp. - Trước hết, ta phải nắm được thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? - Phản ứng oxi hoá - khử là những phản ứng oxi hoá trong đó có sự cho và nhận electron, hay nói cách khác, trong phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. - Quá trình ứng với sự cho electron gọi là quá trình oxi hoá - Quá trình ứng với sự nhận electron gọi là quá trình khử. - Trong phản ứng oxi hóa - khử: tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. - Từ đó suy ra: Tổng số mol electron do chất khử nhường bằng tổng số mol electron mà chất oxi hoá nhận. - Đó chính là nội dung của định luật bảo toàn electron. - Điều kiện để có phản ứng oxi hoá - khử: đó là chất oxi hoá mạnh phải tác dụng với chất khử mạnh. tạo thành chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  8. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh - Khi giải toán mà phản ứng xảy ra là phản ứng oxi hoá - khử, nhất là khi số phản ứng xảy ra nhiều và phức tạp, chúng ta nên viết các quá trinh oxi hoá, các quá trình khử, sau đó vận dụng Định luật bảo toàn electron cho các quá trình này. Câu 1. Cho 0,54 gam bột Al hòa tan hết trong 250 ml dung dịch HNO 3 1,0M. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO (ở đktc). a. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2. b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A thu được. Câu 2. Cho 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì có 6,72 lít khí NO bay ra (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu? A. 5. B. 9. C. 7. D. 21. Câu 2: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua A. Mg3(PO4)2. B. Mg(PO3)2. C. Mg3P2. D. Mg2P2O7. Câu 3: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu? A. 7. B. 5. C. 9. D. 21. Câu 4: Trong dung dịch amoniac là một bazơ yếu là do: A. Khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra + - các ion NH4 và OH . B. Phân tử amoniac là phân tử có cực. + - C. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4 và OH . D. Amoniac tan nhiều trong nước. Câu 5: Hóa chất có thể hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 4 kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu là A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch HNO3 loãng. C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Dung dịch NaOH. Câu 6: Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất: A. KClO3, C và S. B. KNO3, C và S. C. KNO3 và S. D. KClO3 và C. Câu 7: Chọn công thức đúng của apatit A. 3Ca3(PO4)2CaF2. B. Ca(PO3)2. C. Ca3(PO4)2. D. CaP2O7. Câu 8: Khi cho C tác dụng với HNO3 đặc thu được những khí nào sau đây A. CO2 và NO2. B. CO và NO. C. CO2 và N2. D. N2O và NO2. Câu 9: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng A. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt B. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp. C. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat. D. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước. Câu 10: Phản ứng nào sau đây NH3 thể hiện tính khử? A. 4NH3 + 3O2  6H2O + 2N2. B. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl. C. NH3 + HCl NH4Cl. + - D. NH3 + H2O  NH4 + OH . Câu 11: Phân đạm NH4NO3 hay (NH4)2SO4 làm cho đất: A. Giảm độ chua của đất. B. Tăng độ chua của đất. C. không ảnh hưởng đến độ chua của đất. D. Làm đất xốp. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  9. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh Câu 12: Trộn 50 ml dung dịch H 3PO4 1,0M với V ml dung dịch KOH 1,0M thu được muối trung hoà. Giá trị của V là A. 150. B. 170. C. 200. D. 300. Câu 13: Cho các phản ứng sau: N2 + O2  2NO và N2 + 3H2  2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 14: Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được sản phẩm gồm A. CuO, NO2, O2. B. CuO, NO2. C. Cu(NO2)2, O2. D. Cu, NO2, O2. Câu 15: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. NH4NO2. D. CaCO3. Câu 16: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây dều cho sản phẩm là kim loại , khí nitơ đioxit và khí Oxi A. Hg(NO3)2, AgNO3. B. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2. C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3. D. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3. Câu 17: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó: A. Thoát ra một chất không màu, không mùi. B. Thoát ra một chất không màu, rất xốc. C. Thoát ra một khí màu nâu đỏ. D. Muối amoni sẽ chuyển thành màu đỏ. Câu 18: Phản ứng nhiệt phân không đúng là: t0 t0 A. NH4NO3  N2 + H2O. B. 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O. t0 t0 C. NH4Cl  NH3 + HCl. D. 2KNO3  2KNO2 + O2. Câu 19: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dùng với dung dịch kiềm, vì khí đó: A. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. B. Thoát ra một chất khí màu lục nhạc. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 20: Cho 11,0 gam gồm Al, Fe vào HNO 3 loãng dư thu được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng (gam) của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là A. 2,1; 8,9. B. 5,6; 5,4. C. 8,1; 2,9. D. 5,4; 5,6. Câu 21: Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua là: A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2. Câu 22: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 A. Đều không duy trì sự cháy và sự sống. B. Đều có cùng đặc điểm cấu tạo. C. Đều tan trong nước. D. Đều có tính Oxi hóa và tính khử. Câu 23: Trong dung dịch H3PO4 có các ion sau + 2 3 + 2 3 A. H , HPO4 , PO4 . B. H , HPO4 , H2PO4 , PO4 . + 3 + 2 C. H , PO4 . D. H , HPO4 , H2PO4 . Câu 24: Phát biểu không đúng là A. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p. B. Nitơ hoạt động mạnh ở điều kiện thường. C. Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền. D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hóa trị với nguyên tố khác. Câu 25: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội? A. Cu, Al, Ag. B. Fe, Ag, Cu. C. Fe, Cu, Al. D. Ag, Cu, Zn. Câu 26: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. B. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  10. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh C. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. D. phân tử nitơ không phân cực. Câu 27: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hóa chất cần thiết sử dụng là: A. Dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. C. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. Câu 28: Phát biểu không đúng là? A. Khí NH3 tan nhiều trong nước. B. Khí NH3 nặng hơn không khí. C. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. D. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. Câu 29: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại? A. NO. B. NH4NO3. C. NO2. D. N2O5. Câu 30: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng oxi hóa - khử này bằng: (hệ số là số nguyên, tối giản) A. 20. B. 22. C. 16. D. 12. Câu 31: Khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thường thu được khí A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2. Câu 32: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ là do: A. Nguyên tử photpho độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ B. Nguyên tử photpho có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử nitơ. C. Nguyên tử photpho có obitan 3d còn trống còn nguyên tử nitơ không có. D. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ. Câu 33: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng? A. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử. B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học. + - - C. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion N 2O4, NH4 , NO3 , NO2 lần lượt bằng +2, -3, +5, +3. D. Nitơ không duy trì sự hô hấp và là một khí độc. Câu 34: (Vận dụng cao) Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m: A. 1,35 gam. B. 13,5 gam. C. 8,1 gam. D. 10,8 gam. Câu 35: Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1,0M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng (gam) CuO trong hỗn hợp ban đầu là: A. 1,88. B. 1,2. C. 3,2. D. 2,52. Câu 36: Không chứa HNO3 đặc nguội trong bình chứa bằng kim loại A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Cr. Câu 37: Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO 3 1,0M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là A. 4,25 gam. B. 1,2 gam. C. 1,88 gam. D. 2,52 gam. Câu 38: Có những nhận định sau về muối amoni. 1. Tất lả muối amoni đều tan trong nước. 2. Các muối amoni đều là chất điện ly mạnh, trong nước muối amoni điện ly hoàn toàn tạo ra ion + NH4 không màu tạo môi trường bazơ. 3. Muối amoni đều phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí amoniac. 4. Muối amoni kém bền đối với nhiệt. Nhóm gồm các nhận định đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022
  11. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh Câu 39: Liên kết trong NH3 là liên kết A. Cộng hoá trị không cực. B. kim loại. C. Ion. D. Cộng hoá trị có cực. Câu 40: Tổng hệ số của phương trình: Mg + HNO 3  Mg(NO3)2 + N2O + H2O là (hệ số là số nguyên, tối giản) A. 19. B. 24. C. 8. D. 10. ĐỀ CƯƠNG HÓA 11_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022