Các đề luyện thi môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 6 trang Hùng Thuận 27/05/2022 4550
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_de_luyen_thi_mon_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Các đề luyện thi môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. Câu 1: Đọc bài phong cảnh Đền Hùng, bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? A. Bài văn tả cảnh Đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phúc) B. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) C. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) D. Bài văn tả cảnh đền Hùng ở huyện Chí Linh (Hải Dương) Câu 2: Đền Thượng nằm trên ngọn núi nào? A. Núi Nghĩa Lĩnh B. Núi Sóc Sơn C. Núi Ba Vì D. Núi Bà Đen Câu 3: Từ lăng của các vua Hùng nhìn ra xung quanh có thể thấy những gì? A. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo B. Phía xa là núi Sóc Sơn C. Trước mặt là Ngã Ba Hạc D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: "Trong bài băn, đoạn văn các câu phải có chặt chẽ với nhau." A. liên kết B. gắn kết C. Móc nối D. cả 3 đáp án đều sai Câu 5: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống? "Dạo này, bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến cảm thấy mệt mỏi và áp lực mà không hề thoải mái và hứng thú gì cả". A. mình B. mẹ C. bé D. bố Câu 6: Đọc truyện Vì muôn dân và trả lời câu hỏi: Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối điều gì? A. Con hãy là một người biết vì dân vì nước, biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của bản thân mình. B. “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!" C. “Con hãy chăm sóc tốt cho già trẻ lớn bé trong nhà. Có như vậy thì cha mới yên lòng được” D. “Con phải sống cho xứng đáng là người nhà Trần. Đó cũng là điêu mà cha kì vọng ở con” Câu 7: Trước lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào? A. Cho là phải và nhất nhất nghe theo lời cha dặn B. Ông không cho điều ấy là phải, vì mong cha hiểu cho mình nên khi cha vừa dặn dò xong ông đã vội giãi bày nỗi lòng của mình cho cha hiểu.
  2. C. Thương cha, Trần Quốc Tuấn gật đầu để cha yên lòng nhưng ông không cho điều đó là phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiêm khích trong gia tộc. D. Ông không chấp nhận được với những điều cha căn dặn, vì tính cách thẳng thắn ông đã trực tiếp từ chối luôn. Câu 8: Trước tình hình giặc Nguyên sang xâm lược, Trần Quốc Tuấn đã làm những gì để hóa giải mối hiềm khích? A. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc. B. Ông mời Trần Quang Khải đi uống rượu để bày tỏ nỗi lòng. C. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải. D. Cả A và C đều đúng Câu 9: Đọc bài cửa sông và cho biết, phép nhân hóa ở khổ thơ cuôi cùng giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn? A. giúp tác giả nói rằng: cửa sông là nơi cuối cùng của những dòng sông, chỗ sông với biển giáp nhau B. giúp tác giả nói rằng: cửa sông là nơi tàu thuyền ra khơi đánh cá và trở về. C. giúp tác giả bộc lộ được tình cảm, tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn phát sinh ra những dòng sông. D. Cả 3 ý trên đều sai Câu 10: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy từ sáng sớm để làm gì? A. Để xin học cho con cái của mình B. Để mời thầy ăn tiệc họp mặt với cả lớp C. Để mừng thọ thầy D. Để chúc thọ vợ thầy Câu 11: Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào? A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập B. Cụ giáo mặc bộ quần áo màu trắng giản dị, đang lang thang trong sân vườn C. Cụ giáo mặc áo dài đỏ, khăn xếp ngay ngắn, ngồi trong nhà chờ người tới mừng thọ D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ. Câu 12: Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? A. Ngay từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy B. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách, cùng thầy đi thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng C. Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 13 Hãy cho biết tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ thuở học vỡ lòng? A. Rất tôn kính và biết ơn B. Rất yêu thương C. Như những người đồng nghiệp
  3. D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 14: Câu tục ngữ, thành ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là: A. Uống nước nhớ nguồn B. Tôn sư trọng đạo C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 15: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu? A. từ nạn đói của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa B. từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa C. từ câu chuyện thần thoại về nữ thần thổi cơm bên bờ sông Đáy xưa D. từ câu chuyện cô con gái một mình xin gạo thổi cơm cứu người cha bị bệnh bên bờ sông Đáy xưa Câu 16: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn. B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi. C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy. Câu 17: Chọn đáp án nêu đúng nghĩa của "truyền thống" A. Phong tục và tập quán của tổ tiên ông bà B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau. C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Những phong tục cổ hủ của người xưa Câu 18: Tiếng "truyền" nào sau đây KHÔNG có nghĩa trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): A. truyền thống B. truyền tin C. truyền nghề D. truyền ngôi Câu 19: Chọn từ có tiếng "truyền" thích hợp để điền vào chỗ trống sau: "Cô giáo em kẻ chuyện bằng một giọng kể khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động" A. truyền thống B. truyền hình C. truyền cảm D. truyền tụng Câu 20: Chọn từ có tiếng "truyền" thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
  4. "Tết âm lịch còn được gọi là tết của dân tộc" A. truyền ngôi B. tuyên truyền C. truyền cảm D. cổ truyền Câu 21: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tà trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam? A. tranh vẽ lợn, gà B. tranh vẽ chuột, ếch C. tranh vẽ cây dừa, tranh tố nữ D. cả A, B, C đều đúng Câu 22: Em biết gì về làng Hồ được nhắc tới trong bài? A. Làng Hồ là làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người yêu thích. B. Làng Hồ là làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh sơn dầu lâu đời. C. Làng Hồ là làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh sơn mài lâu đời, nổi tiếng được các du khách trong và ngoài nước vô cùng yêu thích. D. Làng Hồ là làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm giấy dó cổ truyền, được các họa sĩ vô cùng yêu thích, thường ghé qua mua về để vẽ. Câu 23: Kĩ thuật tạo mâu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? A. Kĩ thuật tranh đạt tới sự trang trí tinh tế. B. Màu đen không pha bằng thuốc và được luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê, đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. C. Màu trắng điệp làm bắng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 24: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ: "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng nhưng chung một giàn" A. Khác họ B. Khác loài C. khác giống D. Khác nhau Câu 25. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện lòng nhân ái? A. lá lành đùm lá rách B. một miếng khi đói bằng một gói khi no C. Nhường cơm sẻ áo D. một nắng hai sương Câu 26: Đọc bài thơ "Đất nước" và cho biết bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
  5. A. Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc. B. Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước khi nước nhà đang trên đà thẳng lợi. C. Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1975, sau khi nước nhà hoàn toàn sạch bóng quân thù, tác giả bôi hôi nhìn lại những ngày thu đã qua. D. Bài thơ được sáng tác trong những ngày nước ta còn trong cảnh “một cổ hai tròng” của bọn phong kiến và của thực dân Pháp. Câu 27: Trong bài thơ đất nước, cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào? A. Thật tươi thắm, lộng lẫy, khoáng đạt B. Người và cảnh đều vui, cái vui của mùa thu chiến thắng, cái vui được cởi ách nô lệ thành người làm chủ C. Cảnh và vật đều rất đẹp, hòa quyện vào nhau trong sự tươi mới của cuộc sống, của đất trời: rừng tre phấp phới, bầu trời thay áo mới, trong biếc, nói cười thiết tha D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 28: Trong hai khổ thơ cuối của bài thơ đất nước, hình ảnh nào diễn tả lòng tự hào về đất nước và về truyền thống bất khuất của dân tộc ta A. Những cánh đồng thơm ngáy B. Những ngả đường bát ngát C. Những dòng sông đỏ nặng phù sa D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 29: Đọc bài văn sau và cho biết đối tượng được nhắc tới là sự vật nào? Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cấy chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lễ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó. Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. PHẠM ĐÌNH ÂN A. Cây chuối con B. Cây chuối mẹ C. Hoa chuối
  6. D. Vườn chuối của mẹ Câu 30: Cây chuối trong bài văn Cây chuối mẹ được tả theo trình tự nào? A. Từng thời kì phát triển của cây: cây chuổi mẹ -> cây chuối to -> cây chuối con B. Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con -> cây chuối to -> cây chuối mẹ C. tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận D. Tả từng chi tiết các bộ phận rồi tả bao quát Câu 31: Cây chuối trong bài văn Cây chuối mẹ được tả theo cảm nhận của giác quan nào? A. Thính giác B. Thị giác C. Khứu giác D. Xúc giác