Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 3

docx 2 trang Đào Yến 13/05/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_mon_hoa_hoc_11_canh_dieu_chuong_3_dai_cuong_ve_h.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 3

  1. THPT TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 Đề mẫu 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ Môn: Hóa học 11 Phần 1. Trắc nghiệm (12 câu- 6,0 điểm) Câu 1. Cho hợp chất phenyl acetate có công thức cấu tạo sau: Công thức khung phân tử phù hợp với công thức cấu tạo này là: A. B. C. D. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon C. Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2 D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O Câu 3. Cấu tạo hóa học là: A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử Câu 4. Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp? A. Phương pháp chưng cất B. Phương pháp chiết C. phương pháp kết tinh D. Sắc kí cột Câu 5. Nấu rượu thuộc loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất B. Phương pháp chiết C. phương pháp kết tinh D. Sắc kí cột Câu 6. Cho các phát biểu sau: (a) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước ép mía. (b) Để thu được tinh dầu sả, người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. (c) Để tách biệt các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, người ta dùng phương pháp chưng cất. (d) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường. Số phát biểu đúng: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 7. Phổ khối lượng dùng để: A. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ. B. Xác định thành phần nguyên tố của hợp chất hữu cơ. C. Xác định nguyên tử khối hoặc phân tử khối của hợp chất hữu cơ D. Xác định khối lượng riêng của chất. Câu 8. Hợp chất X có công thức thực nghiệm là (CH)n. Công thức phân tử có thể của X là: A. C4H6 B. C6H6 C. C3H4 D. C4H10 Câu 9. Cho hợp chất hữu cơ X có phổ khối lượng như sau:
  2. Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với X? A. C3H8O B. C2H4O2 C. C2H6O D. C3H6O2 Câu 10. Vitamin C hay acid ascorbic đóng vai trò tương đối quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Công thức thực nghiệm của Vitamin C như sau: Cho các phát biểu sau: (a) Công thức phân tử của Vitamin C là C6H8O6 (b) Trong phân tử Vitamin C chỉ chứa nhóm chức alcohol. (c) Trong cấu tạo Vitamin C có chứa vòng benenzen. (d) Vitamin C thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại hydrocarbon thơm A. C2H6O B. C6H6 C. CH4 D. C2H5Br Câu 12. Cấu tạo thu gọn của propan-1-ol (hình a) và propan-2-ol (hình b) như sau: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. propan-1-ol và propan-2-ol là đồng phân cấu tạo của nhau. B. propan-1-ol và propan-2-ol có cùng công thức phân tử. C. propan-1-ol và propan-2-ol là đồng đẳng của nhau. D. propan-1-ol và propan-2-ol đều có nhóm chức của alcohol. Phần 2. Tự luận (2 câu- 4,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trimetyl amine là chất gây ra mùi tanh của cá, khi phân tích thành phần khối lượng của các nguyên tố cho thấy Trimetyl amine được cấu tạo từ ba nguyên tố C, H và N với phần trăm khối lượng các nguyên tố C và H lần lượt là 61% và 15,25% còn lại là N. Biết công thức phân tử chất này trùng với công thức thực nghiệm. Tìm CTPT của trimetyl amine? Câu 2. (2,0 điểm) Khi ngâm rượu dược liệu người ta thực hiện như sau: cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ. Đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10-15 ngày, mùa đông có thể ngâm lâu hơn. Em hãy cho biết phương pháp tách biệt và tinh chế nào đã được sử dụng khi ngâm rượu? nêu nguyên tắt của phương pháp đã được dùng trên?