Phiếu kiểm tra Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đức Giang (Có đáp án)

doc 7 trang Hùng Thuận 27/05/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu kiểm tra Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đức Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Phiếu kiểm tra Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đức Giang (Có đáp án)

  1. Điểm Nhận xét PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Bài số 1: Kiểm tra đọc Họ và tên: Lớp: 5 Trường TH Đức Giang Điểm ĐTT Điểm ĐH I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG GV kiểm tra đọc một đoạn các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 5- Tập 2 (từ tuần 19 đến tuần 26) kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng học sinh. II . KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 35 phút). Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới bài: Nguyên phi Ỷ Lan Sử chép rằng vua Lê Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi nhưng chưa sinh được hoàng tử, lấy làm lo lắng, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Lần ấy, vua về thăm chùa ở Thổ Lỗi (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Nghe tin vua đến, dân làng nô nức ra đón chào, duy nhất chỉ có một cô thôn nữ ngồi dựa lan mà hát. Vua thấy lạ, liền đón về cung, lúc đầu cho làm cung nhân, sau phong dần lên nguyên phi. Nhà vua lấy ngay hình ảnh cô thôn nữ dựa cây lan- kỉ niệm lần đầu gặp gỡ- đặt tên hiệu cho bà là Ỷ Lan. Hoàng đế Lý Thánh Tông đúng là có con mắt tinh tường. Ỷ Lan không chỉ là cô gái xinh đẹp mà còn là người tài hoa sắc sảo và rất có bản lĩnh. Bà hoàng có nguồn gốc dân dã ấy đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn. Độc đáo hơn cả là sự kiện năm Kỉ Dậu (1069). Bấy giờ, vua đích thân cầm quân đi đánh trận. Trước khi đi, vua tin cẩn trao quyền điều hành triều đình cho nguyên phi Ỷ Lan, nghĩa là gần như cho bà làm vua khi vua vắng mặt. Lý Thánh Tông đánh mãi không thắng bèn rút quân về. Nào ngờ dọc đường về, đâu đâu cũng nghe quan lại và nhân dân ca ngợi nguyên phi có tài trị nước, nhà vua lấy làm hổ thẹn, nói: - Nguyên phi đàn bà con gái còn làm được như thế, ta là nam nhi há chẳng làm được việc lớn hay sao? Nói rồi quyết chí cho quân quay lại đánh nữa, và lần ấy nhà vua giành đại thắng. Theo Nguyễn Khắc Thuần ( Việt sử giai thoại) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. Câu 1. Vì sao vua Lý Thánh Tông lo lắng, phải đi cầu tự khắp nơi? (M1- 0,5đ) A. Vì trong cung có biến. B. Vì hoàng hậu bị bệnh. C. Vì có giặc ngoại xâm. D. Vì đã ngoài 40 tuổi mà chưa sinh được hoàng tử. Câu 2. Xuất thân của nguyên phi Ỷ Lan là: (M1- 0,5đ) A. Người sống ở thành thị. B. Người dân dã. C. Con của quan trong triều. D. Con của vua nước láng giềng.
  2. Câu 3. Nguyên nhân nào giúp vua thắng được giặc? (M1- 0,75đ) A. Quân của ta rất mạnh. B. Quân giặc quá yếu. C. Đánh mãi không thắng nên giặc rút quân. D. Quyết đánh thắng vì thấy thẹn với tài đức của nguyên phi. Câu 4. Câu: “Ỷ Lan không chỉ là cô gái xinh đẹp mà còn là người tài hoa sắc sảo và rất có bản lĩnh.” là câu ghép có các vế câu được nối với nhau theo cách: (M1 - 0,75đ) A. Nối trực tiếp, không dùng từ nối. B. Nối bằng dấu câu. C. Nối bằng một quan hệ từ. D. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Bà hoàng có nguồn gốc dân dã ấy đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn” là: (M2- 0,5đ) A. có nguồn gốc dân dã ấy đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn. B. ấy đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn. C. đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn. D. những bất ngờ lớn. Câu 6. Hai câu: “ Ỷ Lan không chỉ là cô gái xinh đẹp mà còn là người tài hoa sắc sảo và rất có bản lĩnh.” và “Bà hoàng có nguồn gốc dân dã ấy đã dành cho nhà vua những bất ngờ lớn.” được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là những từ ngữ nào? (M2-1đ) Từ ngữ thay cho từ ngữ Câu 7. Em hãy tìm 1 câu trong bài có sử dụng từ nhiều nghĩa được dùng với nghĩa chuyển. (M3-1đ) Câu 8. Qua câu chuyện trên, thấy được năng lực và tài trị quốc của nguyên phi Ỷ Lan, em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong gia đình? (M4-0,5đ) Câu 9: Dòng có những từ đồng nghĩa với từ công dân: (M2 – 0,5đ) A. Nhân dân, nông dân, đồng bào B. Dân chúng, nhân dân, công chúng C. Dân chúng, nhân dân, dân D. Nhân dân, dân tộc, đồng bào Câu 10. Em hãy đặt 1 câu ghép có sử dụng quan hệ từ nói về người phụ nữ em yêu quý. (M3- 1đ)
  3. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói (KT từng HS): (3 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Câu 1(0,5 điểm) D M1 Câu 2(0,5 điểm) B M1 Câu 3(0,75 điểm) D M1 Câu 4(0,75 điểm) D M1 Câu 5(0,5 điểm) C M2 Câu 6(1 điểm) Từ ngữ Bà hoàng có nguồn gốc dân dã ấy thay cho từ ngữ M2 Ỷ Lan Câu 7(1điểm) Câu: “Bấy giờ, vua đích thân cầm quân đi đánh trận.” có từ M3 “cầm” là từ nhiều nghĩa được dùng với nghĩa chuyển. Câu 8(0,5 điểm) Người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ không chỉ M4 chăm con, quán xuyến gia đình mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội. Câu 9(0,5 điểm) C M2 Câu 10(1 điểm) Vd: Tuy nguyên phi Ỷ Lan có xuất thân dân dã nhưng bà ấy M3 rất tài giỏi. VD: Mặc dù mẹ em đã ngoài 30 tuổi nhưng mẹ vẫn trẻ trung, xinh đẹp như thuở đôi mươi.
  4. BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KỲ II I. Bài kiểm tra đọc hiểu TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu 1 Số câu văn bản Câu số Số điểm Kiến thức 2 Số câu tiếng Việt Câu số Số điểm Tổng số câu 4 3 2 1 7 3 Tổng số 2,5 đ 2,0 đ 2,0 đ 0,5 đ 7,0 đ Tổng số điểm 2,5 điểm 2 điểm 2,0 điểm 0,5 điểm 7 điểm
  5. Điểm KT viết Nhận xét PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Đ Năm học 2020 - 2021 iể Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 m Bài số 2: Kiểm tra viết (Thời gian làm bài: 45 phút) Đề chính thức Họ và tên: Lớp: 5 Trường Tiểu học Đức Giang Điểm CT I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) (Thời gian: 15 phút) Bài Bài: Núi non hùng vĩ (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 58) Điểm TLV II. TẬP LÀM VĂN (Thời gian: 30 phút) Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích. Bài làm
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I. Chính tả (3 điểm) Bài viết được tối đa 2 điểm nếu đảm bảo các yêu cầu sau: Nghe - viết đúng bài chính tả theo yêu cầu của đề bài, chữ viết sạch đẹp. Bài viết bị trừ điểm hình thức nếu mắc lỗi như sau: - Mắc từ 3-5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. - Mắc từ 6 lỗi chính tả trở lên trừ 0,75 điểm. - Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn và cẩu thả trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn (7 điểm) Bài viết được tối đa 7 điểm nếu đảm bảo các yêu cầu sau: Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài. Dùng từ và viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả thông thường, chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (Tuỳ theo mức độ sai sót về nội dung, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm lẻ đến 0,5 điểm). * Bài viết bị trừ điểm hình thức nếu mắc lỗi như sau: - Mắc từ 3-5 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu ) trừ 1,0 điểm. - Mắc từ 6 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu ) trở lên trừ 1,5 điểm. - Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn và cẩu thả trừ 0,5 điểm. *Lưu ý chung: - Bài KTĐK được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. Điểm toàn bài bằng điểm của tất cả các câu cộng lại, không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân, cách làm tròn như sau: + Điểm toàn bài là 6,25 thì cho 6. + Điểm toàn bài là 6,75 thì cho 7. + Điểm toàn bài là 6,5 thì cho 6 nếu bài làm chữ viết xấu, trình bày bẩn; cho 7,0 nếu bài làm chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ khoa học. BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KỲ II II. Bài kiểm tra viết TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Viết 1 1 Số câu 1 chính tả Câu số 1 1 Số điểm 3 đ 3đ Viết Tập 1 2 Số câu 1 làm văn Câu số 2 2 Số điểm 7 đ 7 đ Tổng số câu 1 1 2 Tổng số 1 1 2 Tổng số điểm 3 điểm 7 điểm 10 điểm