Kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí lớp 10

docx 4 trang hoaithuong97 5940
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop_10.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÍ – LỚP 10 TRƯỜNG THCS-THPT DIÊN HỒNG Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) Câu 1. (1,0 điểm) Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì? Hãy nhận xét về dấu và hướng của véctơ vận tốc và véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. Câu 2. (1,5 điểm) Ngẫu lực là gì? Hãy nêu hai ví dụ về ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống. Câu 3. (2,5 điểm) Phát biểu định luật II và định luật III Newton, viết biểu thức. Vận dụng: Một trong những bài tập của vận động viên thể hình giúp cho cơ lưng vừa rộng vừa khỏe là ném bóng cao su nặng vào tường như hình ảnh. Vận động viên ném một quả bóng cao su bay đến đập vào một bức tường, và bắt lại quả bóng khi nó bị bật trở lại. Hãy vận dụng định luật II và định luật III Newton để giải thích tại sao sau va chạm vào tường thì bóng bật trở lại, còn bức tường vẫn đứng yên. Câu 4. (1,5 điểm) Một người dùng một cái búa để nhổ một cái đinh như hình vẽ. Khi người ấy tác dụng một lực F 1 = 120 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Dùng quy tắc mômen lực, hãy tìm lực cản F2 của gỗ tác dụng lên đinh. Biết d1 = 25 cm, d2 = 2 cm. Câu 5. (1,5 điểm) a) Trái Đất và Mặt Trăng và có khối lượng 24 22 lần lượt là M 1 = 6.10 kg và M2 = 7,4.10 kg và hai tâm của chúng cách nhau r = 384000 km. Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 –11 N.m2/kg2. Tính lực hấp dẫn giữa chúng. b) Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính gia tốc rơi tự do ở mặt đất của Trái Đất. Trang 1
  2. Câu 6. (2,0 điểm) Một vật có khối lượng 0,5 kg được đặt đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Vật bắt đầu được kéo đi F bằng lực kéo F không đổi có phương nằm ngang, sau 2 giây vật đạt được vận tốc 5 m/s. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính gia tốc của vật. b) Tính lực kéo F tác dụng vào vật. c) Ngay sau khi đạt vận tốc 5 m/s, lực kéo F ngừng tác dụng. Tính gia tốc của vật và quãng đường vật đi tiếp được cho tới lúc dừng lại.  HẾT  Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Trang 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÍ – LỚP 10 TRƯỜNG THCS-THPT DIÊN HỒNG Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Hướng dẫn chấm Điểm - Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và 0,5đ 1 có độ lớn vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian. 0,5đ - Véctơ a cùng hướng với vectơ v ; vận tốc cùng dấu với gia tốc. - Hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào 1,0đ một vật gọi là ngẫu lực. 2 - Nêu đúng 2 ví dụ. 0,5đ - Định luật II Newton: Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ 0,75đ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F - Biểu thức: a hay F m.a 0,25đ m - Định luật III Newton: Trong mọi trường hợp khi vật A tác dụng lên vật B một 0,75đ lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. 3 0,25đ - Biểu thức: FAB FBA Vận dụng: - Khi va chạm, bóng tác dụng vào tường một lực F thì theo định luật III Newton 0,25đ tường cũng tác dụng vào quả bóng một lực F' ngược hướng với F . - Khối lượng của bóng nhỏ hơn rất nhiều so với bức tường, nên theo định luật II Newton thì quả bóng sau va chạm thu được gia tốc đáng kể theo hướng F' nên bị 0,25đ bật trở lại, còn bức tường vì khối lượng quá lớn nên gia tốc của nó thu được có độ lớn rất nhỏ (có thể bỏ qua) do đó bức tường đứng yên. Áp dụng quy tắc mômen lực: 4 d1 0,25 1,5 đ M1 M2 F1d1 F2d2 F2 F1. 120. 1500 N d2 0,02 M M 6.1024.7,4.1022 F G 1 2 6,67.10 11. 2,008.1020 N 5a hd 2 2 0,75đ r 384000.103 M 6.1024 g G 6,67.10 11. 9,77 m/s2 5b 2 2 0,75đ R 6400.103 v v 5 0 6a Gia tốc của vật: v v at a 0 2,5 m/s2 0 t 2 0,5đ - Vẽ hình và phân tích lực đúng.    0,25đ - Theo định luật 2 Newton: F Fms N P ma (1) 6b Chiếu (1) lên Oy: N P 0 N P mg 0,25đ 0,5đ Chiếu (1) lên Ox: F Fms ma F mg ma 0,2.0,5.10 0,5.2,5 2,25 N F mg Gia tốc của vật: F ma a ms g 0,2.10 2 m/s2 ms m m 0,25đ 6c v2 v2 0 52 Quãng đường: v2 v2 2as s 0 6,25 m 0,25đ 0 2a 2.( 2) Trang 3
  4. - Nếu học sinh giải cách khác mà đáp án vẫn đúng thì vẫn được trọn số điểm của ý đó. Trang 4