Hóa học 11 - Bài tập cho học sinh giỏi

doc 16 trang hoaithuong97 9770
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Bài tập cho học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_hoc_11_bai_tap_cho_hoc_sinh_gioi.doc

Nội dung text: Hóa học 11 - Bài tập cho học sinh giỏi

  1. Bài tập 1 Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau: Na2O NaOH Na2SO3 SO2 K2SO3 Bài tập 2 Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó. Bài tập 3 Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với: a/ Silic oxit b/ Lưu huỳnh trioxit c/ Cacbon đioxit d/ Điphotpho pentaoxit Bài tập 4 Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với: a/ Lưu huỳnh trioxit b/ Cacbon đioxit c/ Điphotpho pentaoxit d/ Canxi oxit e/ Natri oxit Bài tập 5 Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau: CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaCO3 Ca(NO3)2 Bài tập 6 Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40% a/ Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng. b/ Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu? Bài tập 7 Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng qùi tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ. Bài tập 8 1
  2. Cho 12,4g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 16g muối. Tìm công thức của kim loại đó. Bài tập 9 Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic. Bài tập 10 Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sôđa. Bài tập 11 Cho 50g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g dung dịch HCl 14,6%. Hỏi phản ứng có xảy ra hoàn toàn không ? Bài tập 12 Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau: a/ Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat. b/ Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat. Bài tập 13 Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2. Bài tập 14 Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên. Bài tập 15 Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC. Bài tập 16 Tính khối lượng các muối thu được sau khi cho 28,8g axit photphoric tác dụng với 300g dung dịch KOH nồng độ 8,4%. Bài tập 17 Từ các chất sau: P, CuO, Ba(NO3)2, H2SO4, NaOH, O2, H2O hãy điều chế các chất sau: 2
  3. a/ H3PO4 b/ Cu(NO3)2 c/ Na3PO4 d/ Cu(OH)2 Bài tập 18 Nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 muối NaNO3, NaCl, Na2SO4. Bài tập 19 Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu a gam kết tủa . a/ Tính nồng độ phần trăm của X. b/ Tính a. c/ Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen. Bài tập 20 a/ Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y) thì thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V. b/ Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch E và V1 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan hệ giữa V1 với x, y. Bài tập 21 Chỉ dùng qùi tím để nhận biết các ống nghiệm mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S. Bài tập 22 Cho A gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp K và Fe (dư). Sau phản ứng khối lượng chung giảm 0,0457A gam. Tìm nồng độ dung dịch axit. Bài tập 23 Hai bình thủy tinh đựng HCl cân bằng trên 2 đĩa cân. Thả vào bình thứ nhất a gam miếng kim loại Mg và bình thứ hai a gam 3
  4. miếng kim loại Zn. Sau khi kết thúc thí nghiệm hỏi cân còn cân bằng như cũ không? Bài tập 24 Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thế nào để nhận biết được 3 loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2. Bài tập 25 Tính lượng nhôm nguyên chất điều chế được từ 1 tấn quặng boxit. Biết rằng trong quặng boxit chứa 50% là nhôm oxit và kim loại luyện từ oxit đó còn chứa 2,5% tạp chất. Bài tập 26 Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%. a) Viết phương trình hóa học b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Bài tập 27 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Bài tập 28 Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là muối sunfit. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng. Bài tập 29 Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M. a) Viết phương trình hóa học b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hỗn hợp các oxit trên. Bài tập 30 4
  5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4. Chỉ dùng qùi tím, làm thế nhận biết từng dung dịch. Bài tập 31 Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22g CaCl2 với 70ml dung dịch chứa 1,7g AgNO3. a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra. c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 5
  6. E. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO Bài tập 1 - Na2O + H2O 2NaOH - SO2 + 2 NaOH Na2SO3+ H2O - Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2  + H2O - SO2 + K2O K2SO3 Bài tập 2 - Đặt công thức hóa học của kim loại cần tìm là: MO. - Phương trình hóa học của phản ứng: MO + 2HCl MCl2 + H2O 30.14,6 - Số mol axit HCl: n 0,12 mol HCl 100.36,5 0,12 - Số mol oxit : n 0,06 mol MO 2 4,8 - Phân tử lượng của oxit: M 80 0,06 - Nguyên tử khối của M bằng: 80 – 16 = 64 đvc. Vậy M là Cu. Oxit cần tìm là CuO. Bài tập 3 a/ 2KOH + SiO2 K2SiO3 + H2O b/ 2KOH + SO3 K2SO4 + H2O c/ 2KOH + CO2 K2CO3 + H2O d/ 6KOH + P2O5 2K3PO4 + 3H2O Bài tập 4 a/ SO3 + H2O H2SO4 b/ CO2 + H2O H2CO3 c/ P2O5 + 3H2O 2H3PO4 d/ CaO + H2O Ca(OH)2 e/ Na2O + H2O 2NaOH Bài tập 5 to - CaCO3 CaO + CO2 - CaO + H2O Ca(OH)2 - Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O 6
  7. - CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O Bài tập 6 Phương trình hóa học: H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O a/ Số mol H SO là: n = 0,3 . 1,5 = 0,45 mol 2 4 H2SO4 Khối lượng NaOH cần dùng: m = 2. 0,45. 40 = 36g. 36.100 Khối lượng dung dịch NaOH 40%: m 90g dd 40 b/ Phương trình phản ứng: H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2 H2O Khối lượng KOH cần dùng: m = 2 . 0,45 . 56 = 50,4g 50,4.100 Khối lượng dung dịch KOH: m 900g dd 5,6 m 900 Thể tích dung dịch KOH cần dùng: V dd 861,2ml dd D 1,045 Bài tập 7 Lần 1: dùng qùi tím sẽ chia ra thành 3 nhóm: - Nhóm 1: làm qùi tím hóa đỏ: HCl, H2SO4. - Nhóm 2: làm qùi tím hóa xanh: Ba(OH)2, KOH. - Nhóm 3: không làm qùi tím đổi màu: CaCl2, Na2SO4. Lần 2: dùng 1 trong 2 lọ của nhóm 2 cho tác dụng với từng lọ trong nhóm 3: - Nếu không tạo kết tủa thì lọ nhóm 2 là KOH và lọ còn lại là Ba(OH)2 hay ngược lại. - Lọ tạo kết tủa ở nhóm 2 là Ba(OH)2 với lọ Na2SO4 ở nhóm 3. Từ đó tìm ra lọ CaCl2. Lần 3: dùng Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với 2 lọ của nhóm 1. Lọ tạo kết tủa là H2SO4, lọ còn lại là HCl. Bài tập 8 Gọi kim loại cần tìm là M. Phương trình hóa học : MCO3 + H2SO4 MSO4 + CO2 + H2O 16 12,4 Số mol muối tạo thành: n 0,1 mol 96 60 Ta có: (M + 60).0,1 = 12,4 Vậy M = 64 tức Cu. 7
  8. Bài tập 9 5,6 - Số mol từng chất như sau: n 0,1 mol, CaO 56 2,8 n 0,125 mol co2 22,4 CaO + H2O Ca(OH)2 0,1 mol 0,1 mol Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol - Số mol CO2 dư: 0,125 – 0,1 = 0,025 mol, sẽ tiếp tục phản ứng như sau: CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2. 0,025mol 0,025mol 0,025mol - Số gam kết tủa CaCO3 là: (0,1 – 0,025).100 = 7,5g. Bài tập 10 - CaO + H2O Ca(OH)2 - Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3  + 2NaOH. Bài tập 11 - Ta có: NaHSO3 (M= 104) Na2CO3 (M=122). NaHSO3 + HCl NaCl + H2O + SO2 x mol x mol Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 y mol 2y mol 200.14,6 - Số mol HCl: n 0,8 mol 100.36,5 50 - nhh hai muối 0,48 n 104 HCl Vậy axit HCl dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài tập 12 a/ 2NaOH + FeSO4 Na2SO4 + Fe(OH)2  xanh nhạt. 6NaOH + Fe2(SO4)3 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3  nâu đỏ. b/ NaOH + Na2SO4 không phản ứng NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2  màu xanh. 8
  9. Bài tập 13 - Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết. Lọ vừa có khí vừa có kết tủa trắng là BaCO3. H2SO4 + BaCO3 Ba SO4  + H2O + CO2  - Lọ không có hiện tượng gì là CaCl2. - 2 lọ còn lại có khí bay lên là Na2CO3, MgCO3 H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4  + H2O + CO2  H2SO4 + MgCO3 MgSO4  + H2O + CO2  - Dùng dung dịch NaOH cho vào 2 lọ này, lọ nào có kết tủa trắng (MgOH) là lọ chứa MgCO3. MgCO3 + 2NaOH Mg(OH)2  + Na2CO3 Bài tập 14 - Công thức cần tìm: X2O3 20.294 - Khối lượng H2SO4: m 58,8 g 100 - Số mol H2SO4 = 0,6 mol. - Phương trình phản ứng: X2O3 + 3H2SO4 X2 (SO4)3 + 3H2O 0,2 mol 0,6mol Phân tử lượng của oxit: M =160. Vậy oxit đó là Fe2O3. Bài tập 15 - Dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC chứa: 50.900 m 300g NaCl 100 50 m = 900 – 300 = 600g H2O 600.35 - Dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC có m 210g NaCl 100 - Lượng NaCl kết tinh: 300 – 210 =90g. Bài tập 16 28,8 8,4.300 -n 0,3 mol, n 0,45 H3PO4 96 KOH 100.56 9
  10. H3PO4 + KOH KH2PO4 + H2O 0,3mol 0,3mol 0,3mol - Số mol KOH dư: 0,45 – 0,3 = 0,15 mol KH2PO4 + KOH K2HPO4 + H2O 0,15mol 0,15mol 0,15mol - Khối lượng muối thu được sau phản ứng: m KH2PO4 = (0,3 – 0,15).136 =20,4g m K2HPO4 = 0,15 . 174 = 26,1 Bài tập 17 a/ 4P + 5O2 2P2O5 P2O5 + 3 H2O 2H3PO4 b/ Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4  + 2HNO3 CuO + 2 HNO3 Cu(NO3)2 + H2O c/ H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 +3 H2O d/ CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2  + Na2SO4 Bài tập 18 - Dùng BaCl2 sẽ nhận ra Na2SO4 do kết tủa trắng của BaSO4 - Dùng AgNO3 để phân biệt NaCl do AgCl kết tủa. Bài tập 19 - Số mol Na2O = 0,1 mol. 200.16 n 0,2 mol CuSO4 100.160 a/ Na2O + H2O 2NaOH 0,1 mol 0,2 mol 0,2.40.100% - Nồng độ X (tức dung dịch NaOH) C 4% 6,2 193,8 b/ 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2  + Na2SO4 0,2 mol 0,1 mol 0,1 mol a = 0,1. 98 = 9,8g to c/ Cu(OH)2  CuO + H2O 10
  11. 0,1 mol 0,1 mol 2HCl + CuO CuCl2 + H2O 0,2 mol 0,1mol n 0,2 - Thể tích dung dịch HCl 2M : V 0,1 lít. dd V 2 Bài tập 20 a/ Cho từ từ HCl vào Na2CO3 thì phản ứng như sau: HCl + Na2CO3 NaHCO3 + NaCl (1) - Nhưng theo đầu bài có khí bay ra nên phản ứng tiếp: HCl + NaHCO3 NaCl + CO2 + H2O (2) Muốn phản ứng (2) xảy ra thì x > y. Phản ứng (1) sẽ xảy ra hoàn toàn, sinh ra y mol NaHCO3. Do đề bài cho x < 2y nên (2) xảy ra theo số mol của HCl còn lại. Vậy V = 22,4.(x – y) b/ Khi cho Na2CO3 vào HCl: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O 1 mol 2 mol y mol x mol Đề bài cho x < 2y nên tính số mol khí sinh ra theo HCl: x V .22,4l 1 y Bài tập 21 - Làm qùi tím hóa đỏ: NaHSO4 - Làm qùi tím hóa xanh: Na2CO3, Na2SO3, Na2S. - Không làm đổi màu qùi tím: BaCl2. Dùng NaHSO4 cho vào 3 lọ Na2CO3, Na2SO3, Na2S. - Lọ Na2S: có mùi trứng thối bay ra do sinh khí H2S. Na2S + NaHSO4 Na2SO4 + H2S  - Lọ Na2SO3: khí có mùi hắc do sinh khí SO2. Na2SO3 + NaHSO4 Na2SO4 + H2O + SO2  - Lọ Na2CO3: bọt khí không mùi. Na2CO3 + 2NaHSO4 2Na2SO4 + H2O + CO2  Bài tập 22 11
  12. - 2K + H2SO4 K2SO4 + H2 (1) - Fe+ H2SO4 FeSO4 + H2 (2) - K + H2O KOH + ½ H2 (3) Vậy dung dịch giảm khối lượng là do khí H2 bay đi. 0,0457A n 0,02285A H2 2 Ta có 100g dung dịch gồm C gam chất tan và (100 – C) gam H2O. CA (100 C).A - A gam dung dịch gồm gam chất tan và gam H2O. 100 100 CA (100 C).A - Số mol chất tan mol; số mol H2O = . 9800 1800 n - Dựa vào (1), (2), (3) ta thấy n n H2O H2 axit 2 CA (100 C).A - 0,025A mol + ½ 9800 1800 - Suy ra C = 28%. Bài tập 23 - Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) - Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (2) - Nếu lượng kim loại dư thì HCl phản ứng hết và lượng H2 thoát ra là như nhau do đó cân vẫn thăng bằng. - Nếu lượng HCl ở hai bình đều dư thì kim loại tác dụng hết. a Phản ứng (1) thoát ra mol H2. 24 a Phản ứng (2) thoát ra mol H2. 65 Cân không còn cân bằng như cũ. Bài tập 24 Cho 3 loại phân bón vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 được đun nóng nhẹ. - Ống nghiệm có khí khai bay ra là NH4NO3 Ca(OH)2 + 2NH4NO3 2 NH3 + Ca(NO3)2 + 2H2O - Ống nghiệm có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2. 12
  13. Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 Ca3(PO4)2 + 4H2O. Bài tập 25 - Lượng nhôm oxit có trong 1 tấn quặng = 50%. 1 tấn = 500kg. đpnc 2 Al2O3 4Al + 3O2. 2. 102 4. 27 500kg xkg 500.4.27 - Theo lý thuyết lượng nhôm thu được là: x 264,7kg 2.102 - Lượng nhôm thu được thực tế: (1 – 0,025). 264,7 = 258 kg. Bài tập 26 100.20 - Khối lượng axit sunfuric: 20g 100 a) Phương trình phản ứng: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O b) Tính nồng đô phần trăm các chất: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 80g 98g 1,6g 20g - CuO thiếu, tính các chất theo CuO. CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 80g 98g 160g 1,6g ? ? 1,6.98 - Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng: 1,96g 80 - Khối lượng H2SO4 sau phản ứng: 20 – 1,96 = 18,04g - Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd = mCuO + mdd axit = 1,6 + 100=101.6g 18,04 - Phần trăm khối lượng H2SO4: 100 17,75% 101,6 1,6.160 - Khối lượng CuSO4 sau phản ứng là: 3,2g 80 3,2 - Phần trăm khối lượng CuSO4 là : 100 3,15% 101,6 13
  14. Bài tập 27: - Số mol HCl: 0,2.3,5= 0,7mol. a) Phương trình phản ứng: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 1mol 2mol xmol 2x mol Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 1mol 6mol y mol 6y mol b) Gọi x, y lần lượt là số mol CuO và Fe2O3 trong 20g hỗn hợp: - Phương trình khối lượng hỗn hợp: 80x + 160y = 20 (I) - Phương trình số mol HCl: 2x + 6y = 0,7 (II) - Giải hệ phương trình I, II suy ra x = 0,05, y = 0,1 - Khối lượng CuO: 0,05.80 = 4g - Khối lượng Fe2O3: 20 – 4 = 16g Bài tập 28 Trong phản ứng hóa học, nếu cả 2 chất tham gia phản ứng đều đã được cho biết số mol thì số mol của sản phẩm tạo thành tính theo số mol chất thiếu. Để biết chất nào thiếu sau phản ứng ta làm như sau: Phương trình phản ứng (ptpư): aA + bB cC + dD Theo ptpư a(mol) b(mol) c(mol) d(mol) Theo đề bài cho x(mol) y(mol) x y Ta lập tỉ số : , và so sánh a b x y - Nếu  thì sau phản ứng chất A dư (chất thiếu là B) a b x y - Nếu  thì sau phản ứng chất B dư ( chất thiếu là A) a b x y - Nếu thì sau phản ứng cả A và B đều hết. a b 14
  15. 0,112 - Số mol SO2: 0,005 mol 22,4 - Số mol Ca(OH)2: 0,7.0,01=0.007 mol a) Phương trình phản ứng: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O 1mol 1mol 0,005mol 0,007mol 0,005 0,007 b) So sánh:  SO2 thiếu, sản phẩm tính theo số mol SO2. 1 1 SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O 1mol 1mol 1mol Phản ứng: 0,005mol 0,005mol Sau phản ứng: 0mol 0,002mol 0,005mol - Khối lượng Ca(OH)2 sau phản ứng: 0,002. 74= 0,148g - Khối lượng CaSO3 sinh ra: 0,005. 120=0,6g Bài tập 29 Số mol HCl: 3.0,1=0,3mol a) Phương trình hóa học: ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O xmol 2xmol CuO + 2HCl CuCl2 + H2O ymol 2ymol b) Giả sử số mol của ZnO, CuO là x, y Ta có hệ phương trình: 2x 2y 0,3 x 0,1 81x 80y 12,1 y 0,05 0,1.81 %ZnO = .100 66,9% %CuO 100 66,9 33,1% 12,1 c) Số mol H2SO4 cần = ½ số mol HCl = 0,15 mol. Khối lượng H2SO4 cần: 0,15.98 = 14,7g 15
  16. 14,7 Khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%: .100 73,5g 20 Bài tập 30 - Khi dùng qùi tím sẽ phân thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Ba(OH)2, NaOH qùi tím hóa xanh. - Nhóm 2: Na2SO4 , NaCl qùi tím không đổi màu. - Sau đó cho các nhóm tác dụng với nhau ta có bảng sau: Ba(OH)2 NaOH Na2SO4 Tạo kết tủa trắng: BaSO4 Không xảy ra phản ứng NaCl Không xảy ra phản ứng Không xảy ra phản ứng - Vậy khi đổ lần lượt nhóm 1 và nhóm 2, cốc nào có hiện tượng kết tủa trắng xuất hiện là: nhóm 1: Ba(OH)2, nhóm 2: Na2SO4 - Phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4  + 2NaOH Bài tập 31 a) Kết tủa trắng xuất hiện 2AgNO3 + CaCl2 2AgCl  + Ca(NO3)2 2,22 1,7 b) Số mol CaCl2 và AgNO3: 0,02 mol , 0,01 mol 111 170 2AgNO3 + CaCl2 2AgCl  + Ca(NO3)2 2mol 1mol 2mol 1mol 0,02mol 0.01mol 0,02mol 0,01mol 0,02 0,01 Lập tỉ số: , phản ứng đủ. 2 1 Chất rắn sinh ra là AgCl: mAgCl = 0,02.143.5=2,87g c) Chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là: Ca(NO3)2: 0,01mol Thể tích dung dịch sau phản ứng: 70 + 30 =100ml 0,01 Nồng độ mol của Ca(NO3)2: C 0,1M M 0,1 16