Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 7 (Chuẩn kiến thức)

docx 29 trang Hùng Thuận 27/05/2022 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 7 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_7_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 7 (Chuẩn kiến thức)

  1. TUẦN 7 Thứ 2 ngày tháng năm 202 THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2) hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu của BT3 - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.(BT4). HSKG biết đặt câu để phân biệt cả hai từ ở BT3 . - Có ý thức dùng từ nhiều nghĩa khi nói, khi viết văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT. Nắm thế nào là từ nhiều nghĩa, nêu được một ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa. - HS Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm ở cột B lời giải thích thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A. - Cá nhân đọc bài, làm BT. - Chia sẻ bài làm. - Nhóm trưởng KT, báo cáo. 1- d; 2- c; 3 - a; 4 b -> GV nhận xét và chốt các k/niệm: Cái hay của từ nhiều nghĩa Xác định đúng nghĩa của từ chạy trong mỗi câu ở cột A: + (1) Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân. (d) + (2) Tàu chạy băng băng tren đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện GT. (c) + (3) Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy mọc. (a) + (4) Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. (b) Bài 2: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ chạy : Cá nhân làm bài Chia sẻ kêt quả - GV Nhận xét và chốt: Nghĩa chung của từ “chạy” là: sự vận động nhanh Xác định đúng nét nghĩa chung của từ chạy trong các câu ở BT1: Sự vận động nhanh. Bài 3: - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thảo luận, nêu kq:
  2. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp: ? Từ ăn trong câu nào mang nghĩa gốc? Từ ăn trong câu nào mang nghĩa chuyển? ? Bạn cho biết vì sao bạn chọn từ ăn trong câu c mang nghĩa gốc? - GV nhận xét và chốt: Từ “ăn” trong câu c (ăn cơm) mang nghĩa gốc. Xác định được nghĩa gốc của từ ăn: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc (ăn cơm). Bài 4: Đặt câu : - Đọc bài, làm BT. - Chia sẻ kết quả. - Ban học tập huy động KQ. Lớp nhận xét phân biệt nghĩa của các từ. Đặt câu đúng và hay. Ví dụ: a) Em bé đang tập đi./ Nam thích đi giày. b) Chú bộ đội đứng gác./ Trời đứng gió. 3. Hoạt động vận dụng: - Đề xuất cùng bạn tìm một số từ nhiều nghĩa và đặt câu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Giúp học sinh biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài ) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ tình tự miêu tả. - Rèn kỹ năng viết đoạn văn. - Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và biết thưởng thức cái đẹp. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước; Dàn ý. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Chơi các trò chơi ưa thích. - Nghe G giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phân tích đề : - Đọc đề bài.(Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước) - Đọc gợi ý các việc cần làm. - Thảo luận các câu trong phần gợi ý. * Nghe GV hướng dẫn một số lưu ý khi viết bài + Chọn phần nào trong dàn ý. + Xác định đối tượng miêu tả trong đọan văn.
  3. + Em sẽ miêu tả theo trình tự nào? + Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị em sẽ trình bày trong đoạn. + Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn. * Lưu ý thêm : Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh.- Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.- Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. + Xác định được đối tượng miêu tả của đoạn văn: miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh. + Xác được trình tự miêu tả trong đoạn: theo trình tự thời gian hay không gian. *Việc 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý đã lập trong tuần trước - Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân vào VBT. - Theo dõi và giúp một số học sinh còn lúng túng khi viết. - HĐTQ điều hành các bạn trình bày kết quả. - Bình chọn cá nhân viết đoạn văn hay - GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có nhiều hình ảnh + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn. + Viết được một đoạn văn miêu tả một cảnh sông nước một cách chân thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới. Đoạn văn thể hiện được một số đặc điểm nổi bật, trình tự miêu tả và có những liên tưởng thú vị. 3. Hoạt động vận dụng: - Tập viết lại những câu văn chưa hài lòng. - Dựa vào dàn ý tập viết lại thành bài văn miêu tả một cảnh sông nước. - Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS Biết: Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. - Rèn kĩ năng SS, xếp thứ tự các số TP, Vận dụng để làm tốt các bài tập 1, 2, 3 ở SGK. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. GD tính tự giác, tích cực. * Điều chỉnh: - Không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất. - Không làm bài tập 4a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
  4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Đọc các số TP: - Hai bạn cùn bàn đổi vai đọc. -Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ. - HS nắm chắc Cách đọc và cấu tạo, giá trị mỗi chữ số trong từng hàng của số TP - Vận dụng để đọc và nêu đúng cấu tạo, giá trị mỗi c/s trong từng hàng của STP ở BT1. Bài tập 2: Viết các số thập phân: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả. - Nhóm trưởng thống nhất kq, báo cáo: Bài tập 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: - Đọc BT - Chia sẻ cách làm - Trao đổi trong nhóm thống nhất và làm bài. - Ban học tập huy động kq, hỏi cách xếp: 41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538 3. Hoạt động vận dụng - Vận dụng so sánh và xếp thứ tự số thập phân. - BT: Viết các số: 74,692; 74,296; 74,926; 74,962 theo thứ tự từ bé đến lớn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KĨ THUẬT: NẤU ĂN TỰ CHỌN (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện nấu một món ăn mà mình yêu thích - HS thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. - Góp phần hình thành và phát triển kỹ năng: năng lực công nghệ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, một số loại rau xanh, củ, quả c̣n tươi, dao, phiếu đánh giá kết quả học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
  5. 1. Khởi động: - Lớp chơi trò chơi . - GV giới thiệu bài mới - GV ghi đề bài lên bảng, HS ghi đề bài vào vở. 2. Hoạt động thực hành. Hoạt động 1. Xác định một số dụng cụ và nguyên liệu chuẩn bị nấu ăn: - Cá nhân lựa chọn tên món ăn , một số dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu ăn. - Trao đổi với bạn báo cáo kết quả cho nhóm trưởng. + HS nêu được tên món ăn và các công việc cần thực hiện khi nấu ăn. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc nấu ăn - Yêu cầu hs lựa chọn 1 món ăn có thể là món ăn em đã tìm hiểu hoặc món ăn mà em đã tham gia nấu ở gia đình. Sau đó thực hiện các công việc sau - Cách chọn thực phẩm. - Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm: - Chế biến món ăn. - Trình bày món ăn 3. HĐ Vận dụng: - Yêu cầu học sinh về nhà cùng với gia đình nấu một món ăn IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY . . . Thứ 3 ngày tháng năm 202 TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TẬP ĐỌC: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu được: nội dung bài: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). - Đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mô trước vẻ đẹp của núi rừng. Đọc trôi chảy toàn bài. - GD HS biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ các loài cây và các con vật trong thiên nhiên. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. THBVMT: HS tìm hiểu bài để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
  6. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, những muôn thú. Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: Phát hiện từ khó, luyện. Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. THBVMT: thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc . Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhăc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: Chia sẻ cùng người thân những lợi ích mà rừng mang lại và cùng BVMT. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . LỊCH SỬ: XÔ VIẾT- NGHỆ TĨNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9- 1930 ở Nghệ An :
  7. Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờp đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh. - HS Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ. + Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập cho HS . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - GV cho HS quan sát hình minh hoạ 1, tr17, SGK và hỏi: hãy mô tả những gì em thấy trong hình. - GV giới thiệu: Khí thế hừng hực mà chúng ta vừa cảm nhận được trong tranh chính là khí thế của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh, phong trào cách mạng lớn nhất những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. - HS tìm và chỉ vị trí 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. - HS nghe GV giới thiệu: Đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930-1931. Nghệ-Tĩnh là tên viết tắt của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. - HS làm việc theo cặp, Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK, em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - HS trình bày trước lớp. - Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? - HS nghe GV kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở 1 số địa phương. Trong đó phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ-Tĩnh những năm 1930-1931, hãy cùng tìm hiểu điều này.
  8. Hoạt động 2:Làm việc cả lớp. - HS quan sát hình minh hoạ 2 tr 18, SGK và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2. - Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai? - Thế nhưng vào những năm 1930-1931, ở những nơi nhân dân giành chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô Viết Nghệ-Tĩnh còn tạo cho làng quê 1 số nơi ở Nghệ-Tĩnh những điểm mới gì? - HS đọc SGK và ghi lại những điểm mới. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn làm bài trên bảng lớp. - Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì? - GV trình bày: Trước thành công của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết chết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh đã tạo 1 dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. 3. Hoạt động thực hành: Làm việc cá nhân. - HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.(câu gợi ý: Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? Phong trào có tác động gì đối với phong trào cả nước?) - Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công; phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 4. Hoạt động vận dụng: - GV giới thiệu: Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh là phong trào đấu tranh lớn nhất của nhân dân ta trong những năm 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương( từ tháng 10-1930, ĐCSVN đổi thành ĐCSĐD cho phù hợp với nhiệm vụ mà Quốc tế cộng sản giao cho). GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . .
  9. Thứ 4 ngày tháng năm 202 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1) nắm được một số từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c. của BT 3, 4 . (HSKG hiểu ý nghĩa của các thành ngữ tục ngữ ở BT2, có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3). - Nắm nghĩa và sử dụng từ đúng. - BD tình cảm gắn bó với môi trường thiên nhiên. - Phát triển năng lực ngôn ngữ diễn đạt, biết tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập. THBVMT: GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Từ điển TV, tranh ảnh, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát hoặc chơi các trò ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên: - Trao đổi, thảo luận trong nhóm. Nêu KQ: Dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên. ý b: Tất cả những gì không do con người tạo ra. Bài 2:Tìm trong các câu tục ngữ, thành ngữ các từ chỉ sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. - Trao đổi, thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện nêu. Tìm được những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: thác, ghềnh,gió, bão, nước, đá - Biết độc lập suy nghĩ và chia sẻ kết quả cùng bạn. Bài 3: Tìm những từ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được: - Cá nhân làm bài - Chia sẻ kết quả. a) Tả chiều rộng: mênh mông, bao la, bát ngát b) Tả chiều dài: tít tắp, thăm thẳm, vời vợi c) Tả chiều cao: chót vót, chất ngất, vòi vọi d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,
  10. Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước.Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được: - Các nhóm thi đua tìm từ. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét: a) Tả tiếng sóng: ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm. b) Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh,lừng lờ, trườn lên, bò lên,đập nhẹ lên c) Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp. * Cho HS xem một số hình ảnh về môi trường TN; kết hợp BVMT. 3. Hoạt động vận dụng - Sử dụng đúng một số từ về chủ đề thiên nhiên. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TẬP ĐỌC: TRƯỚC CỔNG TRỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta . - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc(TLCH 1, 3, 4)Học thuộc lòng những câu thơ em thích - HS yêu mến thiên nhiên vùng cao. - BD năng lực ngôn ngữ, biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống của người dân miền núi. Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 khổ thơ) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: Phát hiện từ khó, luyện. Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
  11. Giải thích được nghĩa của từ trong bài: nguyên sơ, vạt nương, tiền, sương giá HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. - Trả lời đúng các câu hỏi ở SGK và hiểu được nội dung của bài. 3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc . Việc 4: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhăc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: Chia sẻ cùng người thân bài thơ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Ôn về bảng đơn vị đo ĐD; viết được các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.(Trường hợp đơn giản). - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo ĐD dưới dạng số thập phân. Vận dụng để làm tốt các BT 1, 2, 3 ở SGK. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. GD tính tự giác, tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng đơn vị đo độ dài. Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. (BT: Viết các số: 74,692; 74,296; 74,926; 74,962 theo thứ tự từ bé đến lớn). - Biết xếp thứ tự đúng và giải thích được cách so sánh. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị. * VD1: Nêu và ghi bảng: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4dm = . . . . m -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thảo luận và nêu cách làm. Ví dụ 2: 3m 5dm = . . . . m.
  12. - Yêu cầu một vài HS nêu cách làm và kết quả - Nhóm trưởng cho các bạn nêu các đơn vị đo độ dài. Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Viết số TP thích hợp: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. -Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ. Bài 2: Viết các số thập phân: - YC HĐ nhóm bàn và làm vở theo 2 đề A-B - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: YC HS nêu cách đổi - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. Bài 3: - Đọc BT - Chia sẻ cách làm - Trao đổi trong nhóm thống nhất và làm bài. - Ban học tập huy động kq. a) 5 km 302m = 5, 302km b) 5km75m = 5,075km c) 302m =0,302 km 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân viết một vài số TP IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KHOA HỌC: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ ở tuổi dậy thì - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS - Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. (CV 405) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  13. - Tranh ảnh, sơ đồ trong SGK, sưu tầm tranh ảnh vận động phòng tránh các chất gây nghiện, hoặc xâm hại trẻ em, hoặc đại dịch CoVid19. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Trò chơi “Bắt tay lây bệnh” - GV chọn ra 2 HS (giả sử 2 em này mắc bệnh truyền nhiễm), không nói cho cả lớp biết và những ai bắt tay với 2 HS sẽ bị “Lây bệnh”. - Yêu cầu HS tìm xem trong mỗi lần ai đã bắt tay với 2 bạn này. - Mỗi HS hỏi cầm giấy, bút. • Lần 1: đi bắt tay 2 bạn rồi ghi tên các bạn đó • Lần 2: đi bắt tay 2 bạn khác rồi ghi tên các bạn đó • Lần 3: đi bắt tay 2 bạn khác nữa rồi ghi tên các bạn đó - HS đứng thành nhóm những bạn bị bệnh. - GV tổ chức cho HS thảo luận: + Qua trò chơi, các em rút ra nhận xét gì về tốc độ lây truyền bệnh? + Em hiểu thế nào là dịch bệnh? + Nêu một số ví dụ về dịch bệnh mà em biết? * GV chốt và kết luận: Khi có nhiều người cùng mắc chung một loại bệnh lây nhiễm, người ta gọi đó là “dịch bệnh”. Ví dụ: dịch cúm, đại dịch HIV/ AIDS 2. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tuổi dậy thì - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai - GV yêu cầu HS chọn đáp án đúng cho bài tập 2, 3 - HS làm việc nhóm - Đại diện 3 nhóm trình bày sơ đồ trước lớp - Lớp nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc và nêu đáp án: 2-d, 3-c Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng “
  14. - Hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng bệnh viêm gan A ở trang 43/ SGK. - Các nhóm thi vẽ sơ đồ, nhóm hoàn thành trước và có sơ đồ đúng là nhóm thắng cuộc. +Nhóm 1: Bệnh sốt rét. +Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết. +Nhóm 3: Bệnh viêm não. +Nhóm 4: Cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Các nhóm khác nhận xét góp ý Hoạt động 3: Trưng bày tranh vận động phòng tránh các chất gây nghiện, xâm hại trẻ em, hoặc đại dịch CoVid19, . Hoạt động 4: Vi khuẩn - Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. 4. Hoạt động vận dụng: - GV dặn HS về nhà treo tranh tuyên truyền với mọi người những điều đã học HĐNGLL: CHỦ ĐỀ 2: ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 1) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 5 ngày tháng năm 202 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : -Lập được dàn ý bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài -Dựa vào dàn ý ( Thân bài) viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. - Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. Tích hợp:TNMTBĐ: Gợi ý cho HS tả cảnh biển, đảo theo chủ đề: Cảnh đẹp ở địa phương.
  15. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp biển, hải đảo. Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Chơi các trò chơi ưa thích. - Nghe G giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp địa phương: - Yêu cầu HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh. - Cùng trao đổi với nhau về những kết quả quan sát của mình và lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. * GV hỗ trợ : Có thể tả cảnh con đường làng, cảnh cảnh đồng, dòng sông vào một thời điểm nhất định (Buổi sáng/buổi chiều) cũng có thể tả theo thời gian (Từ sáng đến chiều). + Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong. - Theo dõi và giúp đỡ HS còn chậm. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm nối tiếp nhau trình bày dàn ý của mình. - Nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương. - Tuyên dương những HS lập được dàn ý tốt. ->Lớp quan sát một số hình ảnh đẹp về biển, hải đảo. Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một cảnh sông nước dựa vào kết quả quan sát. a) Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được tả là cảnh nào, thời điểm định tả. b) Thân bài: + Miêu tả bao quát: Chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh, gây ấn tượng của cảnh. + Tả chi tiết của cảnh: Bầu trời, gió, cây cối, như thế nào? c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp định tả. Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. - Làm bài - Chia sẻ trước lớp: Một số bạn đọc bài, lớp nhận xét đánh giá. + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn. + Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em một cách chân thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới. 3. Hoạt động vận dụng Về nhà cùng bạn tìm đọc những đoạn văn miêu tả cảnh biển, đảo hay. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  16. . . TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo độ dài dưới dạng số TP; HS vận dụng làm tốt các bài tập 1, 2, 3, 4ac. - GD tính cẩn thận, trình bày khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Lớp hát hoặc chơi trò chơi ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm: - Đọc y/c và làm BT - Một số HS chia sẻ kết quả, giải thích cách làm. Biết chuyển số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số TP - Tự giác làm bài và biết chia sẻ. a) 35m23cm = 35,23m b) 51dm3cm = 51,3dm c) 14m7cm = 14,04m Bài 2: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm: ( theo mẫu) - Phân tích mẫu, nêu các bước thực hiện - Cá nhân làm BT. - Chia sẻ kết quả. - Một số H trình bày kq, giải thích cách làm. Biết chuyển đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn->bé. - Hợp tác nhóm tích cự, Tự giác làm bài và biết chia sẻ. 34 *234cm =200cm+34cm = 2m 34cm = 2 m = 2,34m 100 6 *506cm = 500cm + 6cm = 5m 6cm = 5 m = 5,06m 100 * 34 dm = 3,4 m Bài 3,4: Tương tự. - Cá nhân làm bài - Chia sẻ kq, nêu cách thực hiện trước lớp. Biết chuyển đơn vị đo độ dài từ số đo có hai tên đơn vị thành một đơn vị (km)- BT3; chuyến số đo độ dài có một đơn vị đo thành số đo có hai đơn vị đo (BT4). - Hợp tác nhóm tích cự, Tự giác làm bài và biết chia sẻ. 4a) 12,44 m = 12 m 44 cm c) 3,45 km = 3450 m 3. Hoạt động vận dụng BT: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 345cm = .m b) 35 dm = .m
  17. 234 mm = .dm 92cm = dm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . ĐỊA LÍ: ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS nêu một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Mô tả và xác định vị trí nước ta trên bản đồ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: GV giới thiệu mục tiêu bài “Ôn tập” 2. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới hạn phần đất liền của VN + Bước 1: Để biết được vị trí giới hạn của nước, các em sẽ hoạt động nhóm 4, theo yêu cầu trong yếu xác định giới hạn phần đất liền của nước ta. - Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung. - Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam. * Yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ: + Tô màu để xác định giới hạn phần đất liền của VN (HS tô màu vàng lợt, hoặc màu hồng lợt nguyên lược đồ VN). - Thảo luận nhiều nhóm nhưng giáo viên chỉ chọn 6 nhóm đính lên bảng bằng cách sau: Điền các tên: TQ, Lào, Campuchia, Biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa. + Nhóm nào xong trước chạy lên đính ngược bản đồ của mình lên bảng chọn 1 trong 6 lên đính vào bản đồ lớn của GV lần lượt đến nhóm thứ 6. Giáo viên: sửa bản đồ chính sau đó lật từng bản đồ của từng nhóm cho học sinh nhận xét. - Mời một vài em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. + Bước 2 : _GV sửa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày  Giáo viên chốt. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. - Thảo luận theo ND trong thăm, nhóm nào chạy nhanh đính lên bảng, nhưng không được trùng với nội dung đã đính lên bảng (lấy 4 ND) * Nội dung: 1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu
  18. 2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng - Các nhóm khác bổ sung - Từng nhóm trả lời viết trên bìa nhóm. - Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/77) từng đặc điểm như:  Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.  Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc nhưng ít sông lớn.  Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít và đất phù sa.  Rừng: Đất nước ta có nhiều loại rừng với sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật. 3. Hoạt động vận dụng: - Em nhận biết gì về những đặc điểm tự nhiên nước ta ? - Chuẩn bị: “Dân số nước ta” - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . MĨ THUẬT: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) ĐẠO ĐỨC: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Sau khi học bài này, HS biết: - Biết cách: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Rèn kĩ năng thực hành. ( Đối với HSKG: Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Chơi các trò chơi ưa thích. - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ” -1-2 đọc truyện - Thảo luận 3 câu hỏi của bài. - Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận; các nhóm khác nhận xét.
  19. - Biết được một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. 3. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Làm BT1- Những việc làm để thể hiện lòng biết ơn: - Cá nhân làm BT. - Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả làm việc của mình. - Trao đổi trước lớp từng việc làm và giải thích lý do. Biết được những việc làm để thể hiện lòng biết ơn: a,c,d,đ; giải thích lý do em chọn. HĐ 2: Tự liên hệ: - Các bạn trong nhóm kể cho nhau nghe những việc làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên - Một số HS trình bày trước lớp. Kể những việc làm của bản thân để thể hiện lòng biết ơn và những việc chưa làm được. - Biết trình bày tự tin. 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cùng người thân nội dung bài học; thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm cụ thể. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 6 ngày tháng năm 202 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa ở BT3. HSKG biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3. - Giáo dục HS có ý thức dùng từ nhiều nghĩa khi nói và viết văn qua đó thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. *Điều chỉnh: Không làm bài tập 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ ghi bài tập 2 ,từ điển. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Chơi các trò chơi ưa thích. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 2. Hoạt động thực hành:
  20. Bài 1: Tìm trong các từ in đậm, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa. - Đọc bài, làm BT. - Chia sẻ bài làm. Xác định đúng nghĩa của từ chín, đường, vạt (từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa) + Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm (Tổ em có chín học sinh) + Từ đường trong câu 1 là từ đồng âm. + Từ đường trong câu 2, 3 là từ nhiều nghĩa. + Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm. + Từ vạt trong câu 1, 3 là từ nhiều nghĩa. Bài 3: Đặt câu với các tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. a) Cao; b) Nặng; c) Ngọt - Yêu cầu HS chọn một từ nhiều nghĩa thực hiện đặt câu phân biệt nghĩa của từ đó. Riêng HS có năng lực đặt câu để phân biệt nghĩa của cả 3 tính từ đó. * Hổ trợ: Các em dựa vào nghĩa phổ biến đã cho để đặt câu. VD: Cao + Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. (nghĩa gốc) + Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. (nghĩa chuyển) - Cá nhân tự làm vào VBT theo yêu cầu. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp - Nhận xét và chốt: Khái niệm từ nhiều nghĩa và cách đặt câu phân biệt hai nghĩa đó. Đặt câu đúng yêu cầu và hay. 3. Hoạt động vận dụng: - Sử dụng từ nhiều nghĩa trong nói và viết. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - HS hoàn thành các bài tập 1, 2a, 3. - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động:
  21. - Trò chơi ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm nêu lại bảng đơn vị đo KL và mối quan hệ. ? 1 tạ = ? tấn (1/10) YC HS viết 1/10 tấn viết dưới dạng số thập phân? (0,1 tấn) Tương tự: 1kg = tấn = tấn 1kg = tấn = tạ - Ví dụ : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5 tấn 123 kg = tấn - Thảo luận, nêu cách làm - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. 132 5 tấn 132 kg = tấn = 5,132 tấn 1000 Vậy: 5 tấn 132kg = 5,132 tấn 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm: - Đọc và làm BT - Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp, nêu cách làm. + Chốt: Chuyển đổi 2 số đo KL thành 1 số đo KL dưới dạng số TP. a) 4tấn 562kg = 4,562tấn; b) 3tấn 14kg = 3,014 tấn c) 12 tấn 6kg = 12,006tấn; c) 500kg = 0,5 tấn Bài 2a: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân: a) Có đơn vị là ki- lô-gam: => Chốt: Chuyển đổi 2 số đo KL thành 1 số đo KL dưới dạng số TP. * Đánh giá:Như bài tập 1. Bài 3: Thảo luận nhóm cách làm sau đó cá nhân làm, YC HSNK giải 2 cách. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. + Chốt: Giải toán tỷ lệ có liên quan đến chuyển đổi số đo khối lượng. Một ngày 6 con sư tử ăn hết: 9x6= 54 (kg) Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là: 54 x 30 = 1620 (kg) Đáp số: 1620 kg 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ bài học, vận dụng làm các BT còn lại ở sgk (trang 46) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY)
  22. TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 7 ngày tháng năm 202 THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: MB trực tiếp, MB gián tiếp (BT1). Phân biệt được hai cách KB: KB mở rộng, KB không mở rộng (BT2); viết được đoạn MB kiểu gián tiếp, đoạn KB kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. - Rèn kỹ năng viết đoạn văn. - Giáo dục HS tình yêu quê hương và biết thưởng thức cái đẹp. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi 2 cách mở bài, 2 cách kết bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Chơi các trò ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Đọc 2 cách mở bài, cho biết đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) - Trao đổi, thảo luận, thống nhất kq. - Chia sẻ trước lớp: (a) là mở bài trực tiếp, (b) là kiểu mở bài gián tiếp. ? Em thấy kiểu mở bài nào hấp dẫn hơn? - Nhận xét và chốt: Đây là hai cách MB sử dụng khi viết bài văn tả cảnh. Khi viết chúng ta nên sử dụng kiểu mở bài gián tiếp. + Nắm chắc hai kiểu mở bài trong bài văn tả cảnh: Mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng được tả); Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào đối tượng được tả). Bài 2: Đọc 2 cách kết bài, cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng(b). - Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm nhắc lại KT đã học về hai kiểu kết bài (mở rộng, không mở rộng) - Thảo luận điểm giống và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b) - Một số nhóm trình bày trước lớp:
  23. - Nhận xét và chốt: + KB không mở rộng: Nêu cảm nghĩ của mình, ngắn gọn + KB mở rộng: Nêu cảm nghĩ, tác dụng, các việc làm cụ thể + Nắm chắc hai kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh: Kết bài không mở rộng (cho biết kết cục, không bình luận thêm); Kết bài mở rộng (sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm). + So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu kết bài ở BT2: Giống nhau là đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường. Khác nhau: KB không mở rộng khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh. KB mở rộng vừa nói về tình cảm yêu quý con đường vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp. Bài 3: Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. - Cá nhân làm bài - Đại diện một số em đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá. Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên. 3. Hoạt động vận dụng: Về nhà cùng bạn chọn và viết một đoạn văn tả cảnh đẹp đất nước theo hai kiểu mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp). IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: VIẾT SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. - Rèn cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. BTcần làm:1,2. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng đơn vị đo diện tích, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Chơi các trò chơi ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích: 1 ? 1 km2 = ? hm2 (100) ? 1 hm2 = ? km2( ) 100 - YC HS viết 1/100 viết dưới dạng số thập phân? (0,01 ) - Tương tự với 1 số đơn vị
  24. => Chốt: QH 2 đơn vị đo diện tích liền kề hơn kém nhau 100 lần - YC HS quan sát VD ở SGK và nêu đợc cách làm 5 3 m2 5dm2 = 3 m2= 3,05 m2 Vậy: 3 m2 5dm2 = 3,05 m2 100 • Ví dụ 2: Tương tự 2 bước: Đưa về hỗn số, đưa ra dạng STP. => Chốt: Cách viết số đo diện tích dưới dạng STP (2 ĐV chuyển sang 1 ĐV lớn) 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kq: Chốt: Chuyển đổi 2 số đo diện tích thành 1 số đo DT dưới dạng số TP. Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả. Chốt: Chuyển đổi số đo DTdưới dạng STP a. 1654m2 = 0, 1654 m2; b. 5000m2 = 0,5 ha c. 1ha = 0,01 km2 d. 15 ha = 0,15 km2 4. Hoạt động vận dụng: - Thi đua cùng bạn viết một vài số đo khối lượng dưới dạng số TP IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KHOA HỌC: TRE, MÂY, SONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song - HS nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 46 , 47 / SGK, phiếu học tập, một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật làm từ tre, mây, song III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng của tre, mây, song
  25. - HS đọc thông tin có trong SGK, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân hoàn thành phiếu: Tre Mây, song Đặc điểm - Mọc đứng, thân tròn, rỗng bên trong, - Cây leo, thân gỗ, dài, gồm nhiều đốt, thẳng hình ống không phân nhánh - Cứng, đàn hồi, chịu áp lực và lực - Dài đòn hàng trăm mét căng Ứng dụng - Làm nhà, nông cụ, đồ dùng - Làm lạt, đan lát, làm đồ mỹ nghệ - Trồng để phủ xanh, làm hàng rào - Làm dây buộc, đóng bào vệ bè, bàn ghế Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, thống nhất kết quả làm việc Hoạt động 2: Tìm hiểu sản phẩm từ tre, mây song - Yêu cầu các nhóm tiếp tục quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK, nói tên đồ dùng và vật liệu tạo nên đồ dùng đó. - Các nhóm thực hiện - Kể những đồ dùng làm bằng tre, mâu, song mà bạn biết? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng tre, mây song có trong nhà bạn? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu 4 - Đòn gánh Tre - Ống đựng nước Ống tre 5 -Bộ bàn ghế tiếp khách Mây 6 - Các loại rổ Tre 7 -Thuyền nan , cần câu, sọt, nhà, chuồng Tre lợn, thang, chõng, sáo, tay cầm cối xay - GV nhận xét, thống nhất đáp án
  26. - GVchốt: Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc. 3. Hoạt động thực hành: - Thi đua: Kể tiếp sức các đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà bạn biết? (2 dãy). - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động vận dụng: - Xem lại bài và học ghi nhớ. Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . Trung Hoá, ngày .tháng năm 202 TTCM Trương Thị Bính
  27. KHOA HỌC: SẮT, GANG, THÉP. ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép, đồng - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép, đồng - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 / SGK, đinh, dây thép, tranh ảnh 1 số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép. Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK, dây đồng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Câu hỏi: - Kể tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song - GV nhận xét. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Làm việc với vật thật. - Các nhóm quan sát các vật được đem đến lớp và thảo luận các câu hỏi có trong phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát, thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. + So sánh 1 chiếc đinh mới hoặc 1 đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ bạn có nhận xét gì về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng. + So sánh nồi gang và nồi nhôm cùng cỡ, nồi nào nặng hơn. - Các nhóm quan sát các dây đồng được đem đến lớp, mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. GV chốt các kết quả:
  28. + Chiếc đinh mới và đoạn dây thép mới đếu có màu xám trắng, có ánh kim. Chiếc đinh thì cứng, dây thép thì dẻo, dễ uốn. + Chiếc đinh gỉ và dây thép gỉ có màu nâu của gỉ sắt, không có ánh kim, giòn, dễ gãy. + Nồi gang nặng hơn nồi nhôm. + Mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. Đồng Hợp kim của đồng Tính chất - Màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn - Hợp kim của đồng với thiếc nhiệt, dẫn điện tốt có màu nâu, với kẽm có màu vàng - Bền, dễ dát mỏng và kéo thành - Có ánh kim, cứng hơn đồng sợi, có thể dập và uốn Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Quan sát, thảo luận. - HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK trả lời câu hỏi: - Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì? - Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn? - GV thống nhất các đáp án, giảng thêm: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt thực chất được làm bằng thép. Hoạt động 3: Làm việc với SGK. Quan sát và thảo luận. - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50, ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập. +Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK. + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? +Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn? - GV chốt: - Đồng là kim loại. Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
  29. Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, tàu biển. Hợp kim của đồng dùng làm các đồ dùng gia đình như nồi, mâm, nhạc cụ, hoặc chế tạo vũ khí. Các đồ dùng làm bằng đồng, hợp kim của đồng có thể bị xỉn màu vì vậy thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại. Làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, vũ khí, vật dụng gia đình +Dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại. 3. Hoạt động thực hành: - Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy. Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép và nêu hiểu biết của bạn về các vật liệu làm ra các vật dụng đó. 4. Hoạt động vận dụng: - Nhắc HS xem lại bài. - Chuẩn bị: “Nhôm”. Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . .