Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Hưng (Có đáp án)

doc 7 trang Hùng Thuận 26/05/2022 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Hưng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HƯNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2021-2022 Môn: TOÁN- Lớp 5 (Thời gian: 40 phút) Họ và tên: Lớp: Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm ( chữ ký,họ và tên ) ( chữ ký, họ và tên ) I. Trắc nghiệm (6 điểm): * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. (1đ) Phân số 1 viết thành phân số thập phân là: 4 A. 24 B. 12 C. 55 D. 25 100 100 100 100 2. (1đ) Viết 9 dưới dạng số thập phân được: 100 A. 9,0 B. 0,09 C. 0,9 D.0,0009 3. (1đ) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: a. 36 tấn 9 kg = kg. A. 3690 B. 36009 C. 3609 D. 9360 b. 6 ha 54 m2 = m2 A. 60054 B. 6540 C. 6054 D. 6504 4. (1đ) Một mảnh đất hình vuông có chu vi 200 m. Diện tích mảnh đất hình vuông đó là: A. 2500 m2 B. 250 m2 C. 502 m2 D. 2050 5. (1đ) Giá trị của chữ số 5 trong số thập phân 46,095 là: A. 5 B. 5 C. 5 D. 5 10 100 1000 10000 6. (1 đ) Mua 3 m vải hết 240 000 đồng. Hỏi mua 6 m vải loại đó hết số tiền là: A. 360 000 B. 420 000 C. 380 000 D. 480 000
  2. II. Tự luận ( 4 điểm ): 1. (1đ) Tính: 3 1 4 1 1 1 a) : + b, - 5 2 5 5 3 10 2. (0,5đ) Viết số thập phân. a) Không đơn vị, bốn phần mười : b) Tám mươi ba đơn vị, chín phần mười, tám phần trăm : 3. (1,5đ) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 180 m. Chiều rộng bằng 4 chiều dài.Tính 5 diện tích mảnh vườn đó. 4. (1đ) Tính nhanh: a, 3 : 4 + 4 : 4 - 1 b, 45 15 6 5 7 5 7 2 42 18 5
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM GHKI Môn toán Lớp 5- Năm học:2021-2022 I. Trắc nghiệm ( 5đ ): Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 a b Đáp án D B B A A C D Điểm 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1 đ II. Trắc nghiệm tự luận ( 5 đ ): 1.(1 điểm) ( mỗi phần đúng 0,5đ ): 3 1 4 3 2 4 6 4 10 a, : + = + = + = = 2 5 2 5 5 1 5 5 5 5 1 1 1 1 1 6 1 5 1 b, - = = = = 5 3 10 5 30 30 30 30 6 2.( 0,5 điểm) ( mỗi phần đúng 0,25đ ): a) 0,4 b) 83,98 3. (1,5 điểm): Bài giải: Nửa chu vi của mảnh vườn đó chính bằng tổng của chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó là: 180 : 2 = 90 ( m ) Ta có sơ đồ sau: Hs vẽ được sơ đồ 0,25 điểm. Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 ( phần ) 0,25 đ Chiều dài của mảnh vườn đó là: 90 : 9 × 5 = 50 (m ) 0,25 đ Chiều rộng của mảnh vườn đó là: 90 – 50 = 40 ( m ) 0,25 đ Diện tích mảnh vườn đó là: 50 × 40 = 2000 ( m2 ) 0,25 đ Đáp số : 2000 mét vuông. 0,25 đ * Học sinh có thể giải theo cách khác. 4. (1 điểm): Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm a, 3 : 4 + 4 : 4 - 1 = ( 3 + 4 ) : 4 - 1 0,25 đ 5 7 5 7 2 5 5 7 2 7 7 1 49 10 39 = - = - = 0,25 đ 5 4 2 20 20 20 b, 45 15 6 = 9 5 3 5 6 0,25 đ 42 18 5 6 7 9 2 5 = 3 5 = 15 0,25 đ 7 2 14
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HƯNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2021-2022 Môn: TIẾNG VIỆT- Lớp 5 (Thời gian: 90 phút không kể phần KT đọc thành tiếng) Họ và tên: Lớp: Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm ( chữ ký,họ và tên ) ( chữ ký, họ và tên ) A. KIỂM TRA ĐỌC. I-Đọc thành tiếng (3điểm) -Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 1 đến tuần 9 SGK Tiếng Việt 5, tập 1 và trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi liên quan đến phần đọc. II/ Đọc hiểu (7 điểm) (35 phút) Đọc thầm bài văn sau: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. ( Vi Hồng – Hồ Thủy Giang) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
  5. Câu 1: (0,5 điểm) Con đường vào bản có cảnh vật gì? A. Con suối, núi, rừng trám. C. Con thác, rừng vầu, lợn. B.Con thác, núi, rừng vẩu. D. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà. Câu 2 : (0,5 điểm) Trong câu « Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. », hoa nước là loại hoa gì ? A. Nước suối tung bọt trắng xóa xòe cánh như hoa. B. Một loài hoa ưa nước. C. Loài hoa mọc trên mặt nước. D. Một loài hoa mọc dưới nước. Câu 3 : (0,5điểm) Câu văn « Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng » ý nói gì? A. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá. B. Đàn cá có hình thu giống hoa giống lá. C. Đàn cá có nhiều hình thù khác nhau. . D. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá. Câu 4 : (0,5 điểm) Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những loài cây gì? A. Cây đa, cây vầu. C. Cây vầu, cây trám B. Cây vầu, cây lim. D. Cây lim, cây chò. Câu 5:( 1 điểm) Bài văn tả cảnh gì? A. Cảnh núi rừng biên giới phía bắc. B.Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc. C. Cảnh vật trong rừng núi phía bắc. D. Cảnh sinh hoạt của người dân miền núi. Câu 6 : (1điểm) Chủ ngữ trong câu:“ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to” là gì? A.Đoạn đường. B.Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về. C. Doạn đường dành riêng cho dân bản tôi. Câu 7: (1điểm) Câu văn nào dưới đây có từ mặt được dùng với nghĩa gốc ? A. Sáng nào em cũng rửa mặt sạch sẽ. B. Hôm nay, chúng em đến gặp mặt cô giáo mới của trường. C. Mặt trước của ngôi nhà là một vườn hoa. D. Em lật mặt sau của tờ giấy lên và viết vào đó. Câu 8: (0,5 điểm) Tìm cặp từ trái nghĩa điền vào chỗ chấm : Một miếng khi bằng một gói khi Câu 9: (1điểm) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ: yêu thương. Câu 10: (0,5 điểm) Đặt câu với 1 trong 2 từ em vừa tìm được ở câu 9.
  6. B. KIỂM TRA VIẾT(10 điểm) I-Chính tả (2 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả “Quang cảnh làng mạc ngày mùa ” SGK TV5 tập 1 trang 10 (Từ Mùa đông, đến treo lơ lủng). II- Tập làm văn: (8 điểm)(40 phút) Đề bài: Viết một bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em ( cánh đồng, dòng sông, hồ nước, ao làng, ). HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Tiếng Việt Khối 5 Năm học 2021-2022 I/ Kiểm tra đọc: (3 điểm) II/ Đọc thầm (7điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D C B B A đói/ no Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 0,5 đ Câu 9: (1 điểm) Tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm. Ví dụ : Yêu quý, thương yêu, Câu 10: (0,5 điểm) Đặt đúng câu được 0,5 điểm. Ví dụ: Em luôn yêu quý bạn bè cùng lớp./ II/ Kiểm tra viết ( 10 điểm ). 1/ Chính tả ( 2 điểm ). Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: (2 điểm) Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,2 điểm ( các lỗi sai giống nhau tính là 1 lỗi ) * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài . 2. Tập làm văn ( 8 điểm ) - Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm: + Viết được bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương đủ các phần đúng yêu cầu đề bài; độ dài từ 15 câu trở lên. Mở bài (1,5 đ) Thân bài (3 đ) Kết bài (1,5 đ). + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (2 đ) - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 8-7,5 –7– 6,5 – 6– 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1.
  7. Chính tả: Nghe-viết Quang cảnh làng mạc ngày mùa Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.