Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

docx 42 trang Hùng Thuận 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

  1. TuÇn 4 Ngày soạn: 25 tháng 9 năm 2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT DƯỚI CỜ TÌM HIỂU VỀ CHUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tiết 2: Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. Biết tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Giáo dục HS khát vọng hoà bình, chống chiến tranh. - Phát triển năng lực đọc diễn cảm, cảm thụ hiểu nội dung bài đọc, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề về ngôn ngữ văn học và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát: Em yêu hòa bình - Hát. - Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 - 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi phần vở kịch. - Nhận xét, đánh giá. - HS nghe - Giới thiệu bài bằng tranh minh họa - Quan sát, nêu nội dung tranh. 2. Khám phá 2.1. Luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - 1 HS đọc. - Định hướng cách đọc, nêu nội dung - Nghe. bài. - Yêu cầu chia đoạn. + Đ1: 3 dòng đầu. + Đ2: Tiếp đến phóng xạ nguyên tử. + Đ3: Tiếp đến gấp được 644 con. + Đ4: Phần còn lại. - Cho HS đọc từng đoạn, kết hợp sửa lỗi - Luyện đọc đoạn nối tiếp (3 lượt) phát âm, giải nghĩa từ. - Cho HS luyện đọc trong nhóm. - Luyện đọc theo nhóm 2. - GV đọc diễn cảm bài. - Nghe.
  2. 2.2. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm, trả lời. + Mĩ có hành động gì đối với Nhật? + Chế tạo bom nguyên tử và ném xuống Nhật Bản. + Hậu quả ra sao? - Gần nửa triệu người chết, sau 6 năm sau gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ. + Xa-da-cô Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ + Từ khi Mĩ ném bom, lúc đó em 2 tuổi. khi nào? + Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng + Ngày ngày gấp sếu hi vọng gấp đủ 1000 cách nào? con sẽ khỏi bệnh. - GV giới thiệu con sếu bằng giấy SGK. - HS quan sát. + Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn + Gửi cho Xa-xa-ki những con sếu giấy. kết với Xa-xa-ki? + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ + Quyên góp tiền xây dựng đài tưởng niệm. nguyện vọng hoà bình? + Nếu được đúng trước đài tưởng niệm - HS nêu ý kiến. em sẽ nói gì với Xa-xa-ki? + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? + Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. 3. Luyện tập – Thực hành * Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS đọc lại bài. - 4 HS đọc. - Cho HS chọn đọc đoạn diễn cảm. - Thực hiện. VD: đoạn 3. - Tổ chức thể hiện giọng đọc. - Thể hiện giọng đọc. - Nhận xét, biểu dương HS đọc tốt. - Bình chọn bạn đọc hay. 4. Vận dụng, sáng tạo - Nêu ý nghĩa của con đường Trường - 2 HS trả lời Sơn? - Cho HS vẽ bức tranh thể hiện niềm mơ - Thực hiện ước của mình - Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên - 2 HS trả lời trái đất này ? * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 3: Tiếng Anh: Đ/c Nguyễn - Anh dạy
  3. Tiết 4: Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). - Thực hiện giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". - Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận trong tính toán, yêu thích môn Toán. - Phát triển năng lực giải toán quan hệ tỉ lệ, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề tư duy toán học, lập luận toán học và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi - HS chơi trò chơi. thuyền" với các câu hỏi sau: + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ? + Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ? + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ? - Giáo viên nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá - Nêu ví dụ SGK. - Đọc lại ví dụ. - Ghi bảng: - Quan sát. Thêi gian ®i 1 giê 2 giê 3 giê Q.đường đi được 4km 8km 12km - Định hướng HS nhận xét. - Nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. * Bài toán: - Đọc đề toán - Định hướng phân tích bài toán và tóm + Tóm tắt: tắt. 2 giờ: 90km 4 giờ: km? - Định hướng HS cách giải theo cách 1. * Cách 1 (Rút về đơn vị): Bài giải Trong một giờ ô tô đi được là:
  4. 90 : 2 = 45 (km) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 4 = 180 (km) Đáp số: 180km. - Định hướng HS cách giải theo cách 2. * Cách 2 (Tìm tỉ số): Bài giải 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 90 2 = 180 (km) Đáp số: 180km. 3. Luyện tập - Thực hành Bài 1(19). Bài toán: - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS tóm tắt bài. Tóm tắt: 5m: 80 000 đồng 7m: đồng? - Yêu cầu làm bài. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. Bài giải - Nhận xét, chữa bài. Mua 1 m vải hết số tiền là: * Củng cố giải bài toán liên quan đến 80 000 : 5 = 16 000 (đồng) "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Mua 7 vải hết số tiền là: 16 000 7 = 112 000 (đồng) Đáp số: 112 000 đồng. Bài 2 (19). Bài toán: (HS biết tự đánh giá) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS tóm tắt bài. - Nêu tóm tắt bài. - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào nháp. - Nhận xét, chữa bài. Cách 1: Bài giải Số cây trồng được trong một ngày là: 1200 : 3 = 400 (cây) Số cây trồng được trong 12 ngày là: 400 12 = 4800 (cây) * Củng cố giải bài toán liên quan đến Đáp số: 4800 cây. "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Cách 2: Bài giải 12 ngày so với 3 ngày thì gấp: 12 : 3 = 4 (lần) Số cây trồng được trong 4 ngày là: 1200 4 = 4800 (cây) Đáp số: 4800 cây. Bài 3(19). Bài toán: (HS biết tự đánh giá) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS tóm tắt bài. - Nêu tóm tắt bài.
  5. - Yêu cầu làm bài. - 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp. Bài giải a) 4000 người gấp 1000 người số lần là: * Củng cố giải bài toán liên quan đến 4000 : 1000 = 4 (lần) "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Sau một năm dân số xã đó tăng là: 21 4 = 84 (người) Đáp số: 84 người. 4. Vận dụng, sáng tạo - Cho HS nêu lại cách thực hiện bài toán - Nhắc lại nội dung bài, lắng nghe. rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số. - Có phải bài nào của dạng toán này - 2 HS trả lời cũng có thể giải bằng hai cách không ? * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 5: Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Hiểu thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình - Giáo dục HS có trách nhiệm về việc làm của mình trong cuộc sống. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Phiếu ghi tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS tổ chức chia sẻ theo câu hỏi: - HS chia sẻ câu hỏi + Vì sao chúng ta cần sống có trách nhiệm về việc làm của mình? + Bạn đã làm gì để thực hiện nếp sống có trách nhiệm về việc làm của mình? - Giới thiệu bài học. Ghi bài lên bảng. - HS ghi vở 2. Luyện tập – Thực hành *Hoạt động 1: Xử lí tình huống - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm 3. Đại diện trình bày. - HS trao đổi cặp.
  6. Kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Cần chọn cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh. - Trình bày trước lớp. *Hoạt động 2: Liên hệ - Nêu yêu cầu. - GV kết luận: Khi giải quyết công việc có trách nhiệm ta thấy vui và thanh thản. - Cho HS đọc ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ SGK. 3. Vận dụng, sáng tạo - Thực hiện mình là người có trách + Khi giải quyết công việc hay xử lý tình nhiệm. huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại. + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm. - Sưu tầm một vài mẩu chuyện về những - HS nghe và thực hiện người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . . Tiết 6: Lịch sử: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU - Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Về kinh tế về xã hội. + Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. + Về xã hội: Xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. - Nêu được một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Tự hào về về truyền thống lịch sử Việt Nam. Bồi dưỡng lòng say mê lịch sử nước nhà. - Phát triển năng lực nhận thức thế giới hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá Lịch sử, vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ, hình SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát - Cho HS trả lời các câu hỏi sau: - HS trả lời.
  7. + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ngày 5/7/1885? + Cuộc phản công có tác dụng gì đến lịch sử nước ta? + Cuộc phản công này gắn với những nhân vật lịch sử nào ? - Nhận xét - HS lắng nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Nêu yêu cầu. - Đọc SGK, trả lời câu hỏi. + Nêu những biểu hiện về sự thay đổi + Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng trong nền kinh tế việt nam cuối thế kỉ sản làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay XIX, đầu thế kỉ XX. đổi: thành thị phát triển, buôn bán mở mang, xuất hiện nhiều tầng lớp trí thức. + Những thay đổi trong xã hội? + Xuất hiện nhiều giai cấp: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm + Trước khi bị thực dân Pháp xâm + Chủ yếu là nông nghiệp. lược, Việt nam có ngành nào chủ yếu? + Giai cấp: địa chủ phong kiến, nông dân. Có giai cấp nào? * Hoạt động 3: làm việc cả lớp - Giới thiệu một số vùng kinh tế trên - HS nhận biết: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc bản đồ. Kạn, Quảng Nam. - Quan sát hình 3 (SGK) nhận xét về - HS quan sát và nêu nhận xét. thân phận người nông dân Việt nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - Gọi HS đọc bài học trong SGK. + 2 HS. 3. Vận dụng, sáng tạo - Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến - Do thực dân Pháp xâm lược nước ta. đổi kinh tế - xã hội nước ta? - Sưu tầm các hình ảnh tư liệu lịch sử - HS nghe và thực hiện về đời sống cùng cực của nhân ta cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .
  8. === === Ngày soạn: 25 tháng 9 năm 2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Chính tả: (Nghe - viết) ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. MỤC TIÊU - Biết viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Nắm được mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê. - Rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, rèn viết chữ đúng mẫu, đẹp. Giáo dục HS yêu thích sự phong phú của Tiếng Việt. - Phát triển năng lực ngôn ngữ văn học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai - 2 nhóm HS tham gia chơi, mỗi bạn chỉ đúng" với nội dung: được ghi 1 tiếng, sau đó về vị trí đứng ở + Cho câu văn: “Chúng tôi muốn thế giới hàng của mình, rồi tiếp tục đến bạn khác này mãi mãi hoà bình”. cho đến khi hết thời gian chơi. + Hãy viết phần vần của các tiếng trong câu văn trên vào mô hình cấu tạo vần. - Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét trò chơi - Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các - Dấu thanh được đặt ở âm chính gồm: âm tiếng của câu văn trên đệm, âm chính, âm cuối - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập – Thực hành * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài viết - Đọc bài chính tả. - Nghe, đọc thầm. + Bài viết nói về Phan Lăng là người thế + Là một con người dũng cảm, sẵn sàng nào? chiến đấu vì chính nghĩa. - Lưu ý HS cách viết tên riêng nước ngoài. - Nghe, luyện viết trên bảng con. * Hoạt động 2: Viết bài chính tả - Đọc cho HS viết. - Viết bài vào vở. - Đọc soát lỗi. - Soát lỗi trong bài. - Cho HS tự soát lại bài của mình theo - HS xem lại bài của mình, dùng bút chì bài trên bảng lớp. gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực.
  9. - GV chữa lỗi, nhận xét nhanh 5 - 7 bài - Lắng nghe - Nhận xét nhanh về bài làm của HS * Hoạt động 3: Làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2 (38). Chép vần của các tiếng in đậm vào mô hình cấu tạo vần: - Định hướng làm bài. - Nghe. - Cho HS làm bài vào vở. Vần - Cho 1 HS làm trên bảng phụ. Tiếng Âm Âm Âm - Cho lớp nhận xét, chữa bài. đệm chính cuối nghĩa ia chiến iê n - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3 (38). Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên: - Gọi HS phát biểu. nghÜa: dÊu thanh ®Æt trªn ©m i. - Nhận xét, ch÷a bµi. chiÕn: dÊu thanh ®Æt ë trªn ª. 3. Vận dụng, sáng tạo - Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh - Nhắc lại nội dung bài, lắng nghe. các tiếng của cá từ sau: khoáng sản, thuồng luồng, luống cuống - Tìm hiểu thêm một số quy tắc chính tả - HS nghe và thực hiện khác . - Về làm bài VBT. Biết ứng dụng thực tế. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). - Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". - Giáo dục học sinh lòng say mê học toán, cẩn thận, chính xác. - Phát triển năng lực giải toán quan hệ tỉ lệ, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề tư duy toán học, lập luận toán học và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.
  10. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn - HS chơi trò chơi tên" với các câu hỏi: + Tiết học trước ta học giải dạng toán nào ? + Khi giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ cùng tăng hoặc cùng giảm ta có mấy cách giải ? Đó là những cách nào? - Giáo viên nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập - Thực hành Bài 1 (19) Bài toán: - Gọi HS đọc đề toán. - 2 HS đọc đề toán - Gợi ý HS tóm tắt bài toán. Tóm tắt: 12 quyển: 24 000 đồng 30 quyển: đồng? - Yêu cầu làm bài. - 1 HS lên bảng, lớp làm nháp. Bài giải Giá tiền một quyển vở là: - Nhận xét, chữa bài. 24 000 : 12 = 2000 (đồng) * Củng cố giải bài toán liên quan đến Số tiền mua 30 quyển vở là: "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". 2000 30 = 60 000 (®ång) §¸p sè: 60 000 ®ång. - Gọi HS đọc đề toán. Bài 2 (19). Bài toán. (HS biết tự đánh giá) + 2 tá bút chì là bao nhiêu bút chì? + 24 bút chì. - Gợi ý HS nêu tóm tắt. Tóm tắt: 24 bút chì: 30 000 đồng 8 bút chì: đồng? - Yêu cầu làm bài. - 1 HS lên bảng, lớp làm nháp. Bài giải - Nhận xét, chữa bài. 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: * Củng cố gi¶i bµi to¸n liªn quan ®Õn 24 : 8 = 3 (lần) "Rót vÒ ®¬n vÞ" hoÆc "T×m tØ sè". Số tiền mua 8 bút chì là: 30 000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số: 10 000 đồng. - Gọi HS đọc đề toán. Bài 3 (20). Bài toán. - Gợi ý HS nêu tóm tắt. Tóm tắt: 120 HS: 3 ô tô - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. 160 HS: « t«? - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
  11. Bài giải - Nhận xét, chữa bài. Một ô tô chở được số HS là: * Củng cố giải bài toán liên quan đến 120 : 3 = 40 (học sinh) "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Để chở 160 HS cần số ô tô là: 160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô. 3. Vận dụng, sáng tạo - Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau: - HS giải Dự định làm 8 ngày : 9 người. Bài giải Thực tế giảm 2 ngày : ? Công việc phải làm trong số ngày là: 8 - 6 = 2( ngày) 8 ngày gấp 6 ngày số lần là: 8 : 6 = 4/3( lần ) Muốn làm công việc đó trong 6 ngày cần số người là: 9 x 4/3 = 12 ( người) Đáp số: 12 người. - Cho HS về nhà làm bài theo tóm tắt - HS nghe và thực hiện. sau: Mua 3kg gạo tẻ, giá 8000 đồng/ - Về làm BT4 ,VBT, biết ứng dụng thực tế. 1kg. 1kg gạo tẻ rẻ hơn gạo nếp 4000 đồng. Số tiền mua gạo tẻ mua kg gạo nếp ? * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 3: Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau. - Tìm được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ; tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3). HS( M3,4) đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. - Giáo dục HS thấy sự phong phú và trong sáng của Tiếng Việt. - Phát triển năng lực tìm từ trái nghĩa, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ văn học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm. - HS: VBT.
  12. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát - Cho HS tổ chức thi đọc đoạn văn đoạn - HS thi đọc, nêu các từ đồng nghĩa đã sử văn miêu tả có dùng từ đồng nghĩa. dụng trong đoạn văn đó. - Lớp nhận xét đoạn văn bạn viết, nhận xét các từ đồng nghĩa bạn đã dùng đúng đúng chưa. - Giáo viên nhận xét. - HS nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá *Phần nhận xét: Bài 1: - Yêu cầu HS tìm và so sánh các từ in đậm. - Đọc đoạn văn, tìm từ, phát biểu. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. - GV: Cách dùng 2 từ trái nghĩa trên tạo ra 2 phi nghĩa - chính nghĩa vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam. Trái với Đúng với đạo lí đạo lí Bài 2, 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Đọc câu tục ngữ, phát biểu chết - sống ; vinh - nhục - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm đôi để tìm các từ trái - Học sinh thảo luận nhóm, báo cáo kết nghĩa? quả: - Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu? - Chết / sống; vinh/ nhục - Tại sao em cho đó là các cặp từ trái nghĩa + vinh: được kính trọng, đánh giá cao; - Từ trái nghĩa trong câu có tác dụng gì? + nhục: bị khinh bỉ - Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta. Thà chết mà dược tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. - Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Dùng từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động trạng thái đối lập nhau. *Phần ghi nhớ: - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ. - 3 học sinh nối tiếp ghi nhớ 3. Luyện tập – Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(39) Tìm những cặp từ trái nghĩa: - Yêu cầu làm bài. - Suy nghĩ làm bài trong VBT, phát biểu.
  13. - Nhận xét, chốt ý đúng. a) đục - trong b) đen - sáng c) rách - lành ; dở - hay - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(39) Điền vào ô trống. - Yêu cầu làm bài. - HS làm bài vào VBT rồi phát biểu. a) Hẹp nhà rộng bụng. b) Xấu người đẹp nết. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. c) Trên kính dưới nhường - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(39). Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào VBT. a) Hoà bình - chiến tranh - GV chốt lời giải đúng. b) Thương yêu - ghét bỏ c) Đoàn kết - chia rẽ d) Giữ gìn - phá hoại - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 4 (39). Đặt câu: (HS biết tự đánh giá đặt được 2 câu) - Yêu cầu làm bài. - Làm bài vào VBT, đọc câu vừa đặt. - Thu 1 số bài nhận xét, chốt lời giải đúng. + Ví dụ: Chúng em yêu hoà bình, ghét chiến tranh. 4. Vận dụng, sáng tạo - Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau: - Học sinh nêu Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam. - Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng - Về làm bài VBT, chuẩn bị bài sau. 5 - 7 câu kể về gia đình em trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 4: Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN ” I. MỤC TIÊU - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “ Hoàng Anh, Hoàng Yến”. - Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác, bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, giữ kỷ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi.
  14. - Biết quan sát, tự khám phá bài, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn và thói quen tự tập luyện TD ở nhà cho HS. II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm: - Trên sân TD của trường. - Yêu cầu đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện: - Giáo viên CB: 1 còi, khăn đỏ. - HS: Giày thể thao III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC 1. Phần mở đầu - Ổn định tổ chức: 6-10’ Đội hình nhận lớp. + Kiểm tra sĩ số.      + Phổ biến nội dung, yêu cầu của bài.            3 5m GV. - HS: Lớp trưởng báo cáo sĩ số - GV: Nhận lớp. - Khởi động: Đội hình khởi động. + Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, cổ,      vai, lưng, hông, đầu gối.           5 7m GV. - GV: Hướng dẫn HS khởi động. 2. Phần cơ bản - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, 18-22’ - GV: Nêu tên động tác, nhắc lại điểm số, quay phải, quay trái, quay cách tập và tổ chức cho HS tập sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi luyện. chân khi đi đều sai nhịp. ĐH hàng ngang: ĐH đi đều:
  15. - HS : Tập luyện theo sự hướng dẫn của GV. - GV: Quan sát, nhắc nhở HS. - GV: Củng cố chuyển nội dung. - GV: Nêu tên trò chơi, phổ biến - Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng cách chơi và luật chơi. Chia tổ Yến” chơi. Tổ chức cho HS chơi thử 1- 2 lần. - HS : Chơi trò chơi. - GV: Quan sát, động viên 3. Phần kết thúc - Thả lỏng: Rũ chân, rũ tay thả lỏng. 4 - 6’ - GV: Hướng dẫn động tác thả lỏng. Đội hình xuống lớp. - Tóm tắt kiến thức của bài.                 3 5m GV. - Nhận xét, đánh giá. - GV: Kết thúc giờ học. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 5: Khoa học: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. MỤC TIÊU - Biết được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. - Xác định được bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. - HS có ý thức chăm lo sức khỏe.
  16. - Phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh SGK. - HS: Sưu tầm tranh, ảnh các lứa tuổi khác nhau của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan - 2 HS trả lời. trọng đối với cuộc đời mỗi con người? - Giáo viên nhận xét - Học sinh lắng nghe - Giới thiệu bài: Ghi đầu bài - HS ghi vở 2. Khám phá *Hoạt động 1: Cho làm việc với SGK - Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS. - HS làm việc theo nhóm 2. - Đọc thông tin (trang16; 17), nhận xét về - Gọi HS trình bày. đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi. + Tuổi vị thành niên: Giai đoạn này từ trẻ con sang người lớn; phát triển mạnh về thể chất, tinh thần + Tuổi trưởng thành: Phát triển mạnh về mặt sinh học, xã hội, + Tuổi già: Cơ thể dần suy yếu, giảm hoạt động. - Nhận xét, kết luận - Nghe. *Hoạt động 2: Trò chơi: "Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào?" - Cho làm việc theo nhóm. - Các nhóm sắp xếp ảnh sưu tầm được theo từng lứa tuổi. - Cho HS trình bày trước lớp. - Đại diện trình bày. - GV: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (ở vào tuổi dậy thì), chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối. *Hoạt động 3: Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người. - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trao - 2 học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
  17. - Tổ chức cho học sinh trình bày. + Chúng ta đang ở giai đoạn nào của - Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay cuộc đời? tuổi dậy thì. + Việc biết từng giai đoạn phát triển của - Biết được đặc điểm tuổi dậy thì giúp ta con người có lợi ích gì? không e ngại, lo sợ về những biến đổi của cơ thể, về thể chất, tinh thần tránh được sự lôi kéo không lành mạnh, giúp ta có chế độ ăn uống, làm việc, học tập phù hợp , để cơ thể phát triển - Nhận xét, tuyên dương toàn diện - Kết luận về giai đoạn phát triển của tuổi học sinh. 3. Vận dụng, sáng tạo - Giới thiệu với các bạn về những thành - HS nghe và thực hiện viên trong gia đình mình và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời ? - Em đã làm những gì để chăm sóc ông - HS nêu bà của em ? * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . === === Ngày soạn: 27 tháng 9 năm 2021 Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui và tự hào. Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo dục HS yêu hoà bình, chống chiến tranh. Có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống. - Phát triển năng lực đọc diễn cảm, học thuộc lòng, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề về ngôn ngữ văn học và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh SGK, bài hát. - HS: Thuộc bài hát Bài ca về trái đất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát
  18. - Cho HS đọc một đoạn trong bài “Những - HS đọc bài. con sếu bằng giấy” và trả lời câu hỏi trong SGK. - Nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Hát bài: Bài ca về trái đất. 2. Khám phá * Hoạt động 1: Luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. - Định hướng cách đọc, nêu nội dung bài. - Nghe. + Bài có mấy khổ thơ? + 3 khổ thơ. - Cho HS đọc từng khổ thơ, kết hợp sửa - HS nối nhau đọc 3 khổ thơ (3 lượt). lỗi phát âm, hiểu nghĩa từ. - Cho HS luyện đọc nhóm. - Luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc bài. - Một HS đọc lại bài. - GV đọc mẫu. - Nghe. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Cho học sinh đọc thầm bài thơ rồi trao - HS đọc bài đổi thảo luận để trả lời câu hỏi: + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Quan sát tranh SGK, trả lời. (Cho HS quan sát tranh SGK) + Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển. + Em hiểu 2 câu cuối khổ thơ 2 nói gì? + Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu. + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho + Phải chống chiến tranh, chống bom trái đất? nguyên tử hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất. + Bài thơ muốn nói lên điều gì? Ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. 3. Luyện tập – Thực hành - Gọi HS đọc lại bài. - 3 HS đọc lại. - Cho HS tự chọn đoạn đọc diễn cảm - Lựa chọn đoạn đọc. VD: 2 khổ thơ cuối. - Tổ chức thể hiện giọng đọc diễn cảm. - 3 hs thể hiện giọng đọc diễn cảm. - Cho HS đọc thuộc lòng. - Đọc nhẩm thuộc lòng. - Gọi HS đọc thuộc lòng, tuyên dương HS - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ đọc tốt.
  19. 4. Vận dụng, sáng tạo - Em sẽ làm gì để cho trái đất mãi mãi - Nhắc lại nội dung bài, liên hệ về yêu hòa bình chuộng hòa bình ghét chiến tranh. - Cho HS hát bài hát: Trái đất này là của - Cả lớp hát. chúng em. - Hãy vẽ một bức tranh về trái đất theo trí - HS nghe và thực hiện tưởng tượng của em. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 2: Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG GIẢI TOÁN (TIẾP) I. MỤC TIÊU - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần - Giải được bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". - Giáo dục HS say mê môn Toán. - Phát triển năng lực giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn - HS chơi trò chơi tên" với các câu hỏi: + Khi giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ cùng tăng hoặc cùng giảm ta có mấy cách giải ? Đó là những cách nào? - Giáo viên nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá - Ghi ví dụ lên bảng. * Tìm hiểu bài toán và cách giải - HS quan sát số liệu, nhận xét. + "Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần". Bài toán (20):
  20. - Nêu bài toán, hướng dẫn HS tóm tắt - Đọc đề bài, tóm tắt bài toán. bài. Tóm tắt: 2 ngày: 12 người 4 ngày: người? - Gợi ý HS nêu lời giải theo cách 1 (rút * Cách 1 (rút về đơn vị): về đơn vị). Bài giải Muốn đắp song nền nhà trong một ngày cần số người là: 12 2 = 24 (người) Muốn đắp song nền nhà trong bốn ngày cần số người là: - Nhận xét, rút ra kết luận. 24 : 4 = 6 (người) Đáp số: 6 người. - Gợi ý HS nêu lời giải theo cách 2 (tìm * Cách 2 ( Tìm tỉ số): tỉ số). Bài giải 4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Muốn đắp song nền nhà trong 4 ngày cần số người là: 12 : 2 = 6 (người) Đáp số: 6 người - GV nhận xét, rút ra kết luận. - Nghe, 2 HS đọc kết luận SGK. 3. Luyện tập – Thực hành - Gọi HS đọc bài toán. Bài 1 (21) Bài toán - Gợi ý HS tóm tắt bài. - 2 HS đọc. Tóm tắt: 7 ngày: 10 người - Yêu cầu làm bài. 5 ngày: . . .người? Lưu ý: bài có thể giải bằng 2 cách, - 1 HS làm bảng phụ. lớp làm vở. xong tuỳ chọn lấy 1 cách giải hợp lý Bài giải nhất. Muốn làm song công việc trong một ngày cần: - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. 10 7 = 70 (người) - Nhận xét, chữa bài. Muốn làm song công việc trong 5 ngày cần: * Củng cố bài toán liên quan đến quan 70 : 5 = 14 (người) hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách Đáp số: 14 người "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Bài 2 (21). Bài toán (HS biết tự đánh giá) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc đề toán. - Gợi ý HS tóm tắt bài. Tóm tắt:
  21. - Yêu cầu làm bài. 120 người: 20 ngày - GV nhận xét, chữa bài. 150 người: . . . ngày? * Củng cố bài toán liên quan đến quan - Làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng. hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách Bài giải "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Một người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là: 120 20 = 2400 (ngày) 150 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là: 2400 : 150 = 16 (ngày) Đáp số: 16 ngày. Bài 3 (21). Bài toán (HS biết tự đánh giá) - Gọi HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Gợi ý HS tóm tắt. Phát bảng phụ, giao - HS làm vào nháp, 1 HS làm bảng phụ. nhiệm vụ. Tóm tắt: 3 máy bơm: 4 giờ 6 máy bơm: giờ? Bài giải 6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là: * Củng cố bài toán liên quan đến quan 6 : 3 = 2 (lần) hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách 6 máy bơm hút hết nước trong hồ với số "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". thời gian là: 4 : 2 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ. 4. Vận dụng, sáng tạo - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập - HS thực hiện sau: Giải : Mua 5 quyển sách cùng loại hết 45500 Giá tiền 1 quyển sách là : đồng. Hỏi mua 30 quyển sách như thế 45 500 : 5 = 9 100 (đồng) hết bao nhiêu tiền? Mua 30 quyển sách như thế hết số tiền là: 9 100 x 30 = 273 000 (đồng) Đáp số : 273 000 (đồng) - Về nhà giải bài toán ở phần ứng dụng - Về làm bài VBT, chuẩn bị bài sau. bằng cách khác. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .
  22. Tiết 3: Kể chuyện: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI I. MỤC TIÊU - Hiểu đực nội dung bài Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Dựa vào lời kể của GV, hình minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. - Giáo dục HS yêu hòa bình, ghét chiến tranh. - Phát triển năng lực kể chuyện, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: GV liên hệ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (Thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS tổ chức thi đua: Kể lại một - HS thi kể. việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người em biết. - Nhận xét chung - HS bình chọn bạn kể hay, đúng yêu cầu. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng - HS ghi vở 2. Khám phá * Hoạt động Nghe kể: + Kể chuyện: - Kể lần 1. - Nghe và quan sát tranh. - Kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ - Kể theo nhóm từng đoạn, cả câu chuyện. 3. Luyện tập - Thực hành - Định hướng cho HS kể: - Nêu yêu cầu. - Tổ chức thi kể chuyện. - HS kể trong nhóm - Thi kể trước lớp. - Nhận xét, biểu dương HS kể tốt. - HS bình chọn người kể hay * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Hướng dẫn học trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đó ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  23. 4. Vận dụng, sáng tạo - Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. + Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm - Liên hệ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam . diệt cả môi trường sống của con người (Thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, ). - Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi - Về kể lại câu chuyện cho người thân. người nghe. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 4: Kĩ thuật: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, thẩm mĩ, hợp tác và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có). - Mô hình điện thoại. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát. - Kể tên những hãng điện thoại di động - 2 HS nêu. mà em biết? 2. Luyện tập - Thực hành * Hoạt động 1: Thực hành gọi điện - HS thực hành. thoại theo tình huống Em nhìn thấy 1 nhà dân bị cháy. Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng. * Hoạt động 2: Sử dụng điện thoại an - HS hoạt động nhóm 2 trả lời các toàn, tiết kiệm, hiệu quả. câu hỏi
  24. Tình huống 1: Khi có 1 số điện thoại là gọi đến em cần trả lời thế nào cho phù hợp? Tình huống 2. Em nhìn thấy em của em vừa chơi game, vừa sạc pin thì em sẽ làm gì? 3. Vận dụng - Nêu tác dụng của điện thoại, các bộ - HS nêu phận của điện thoại, một số biểu tượng. Ghi nhớ các số điện thoại của người thân và các số ĐT khẩn cấp. - Thực hành sử dụng điện thoại an toàn, - HS nhận nhiệm vụ hiệu quả ở nhà. * Điều chỉnh sau tiết dạy( nếu có) . Tiết 5: Địa lý: SÔNG NGÒI I. MỤC TIÊU - Biết 1 số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam: - Chỉ được vị trí 1 số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, trên bản đồ (lược đồ). - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. - Phát triển năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên, lược đồ SGK. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về sông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp - HS chơi trò chơi quà bí mật" với các câu hỏi: + Nước ta thuộc đới khí hậu nào? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? + Khí hậu MB và MN khác nhau như thế nào? - Nhận xét - Lắng nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi bài
  25. 2. Khám phá Hoạt động 1. Làm việc cá nhân 1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Quan sát lược đồ hình 1 và đọc phần 1 SGK trả lời câu hỏi. + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so + Nước ta có hàng nghìn con sông lớn nhỏ với các nước mà em biết? trên khắp cả nước. + Kể tên và chỉ trên bản đồ H1 vị trí 1 - Chỉ trên bản đồ và nêu. số sông ở Việt Nam? + Miền Bắc và miền Nam có những + Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông lớn nào? + Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu Đồng Nai + Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung. + nhỏ, ngắn và dốc. + Vì sao sông ở miền Trung ngắn và + Do địa hình núi cao và hẹp. dốc? Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm 2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa - Nêu yêu cầu. - Đọc và ghi lại kết quả theo nhóm 2. Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng - Nhận xét, kết luận: Sự thay đổi nước đến đời sống, sông là do sự thay đổi của chế độ mưa sức khoẻ. - Mùa mưa - Nước dâng nhanh - Gây lụt lội. theo mùa. nước sông lên xuống theo - Mùa khô - Nước cạn, lòng mùa gây ảnh hưởng tới sản xuất, giao sông trơ ra những - Hạn hán. thông, mùa màng, đời sống bãi cát hoặc sỏi đá. Hoạt động 3. Làm việc cả lớp 3. Vai trò của sông ngòi. + Nêu vai trò của sông ngòi nước ta? + Bồi đắp nên phù sa tạo nên nhiều đồng bằng, là đường giao thông quan trọng, nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, có nhiều tôm cá, thuỷ sản - Gọi HS lên chỉ bản đồ tự nhiên Việt - 2 HS lên chỉ: Vị trí 2 đồng bằng lớn và Nam. những con sông bồi đắp nên; Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a-li và Trị An. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. * Tích hợp giáo dục HS tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường - Cho HS liên hệ các việc làm để bảo - 2 HS nêu vệ môi trường, tiết kiệm nước 3. Vận dụng, sáng tạo - Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ do - Sông Hồng và sông Cửu Long sông nào bồi đắp? - Kể tên một số nhà máy thuỷ điện của - Hòa bình, Thác Bà, Y-a-li nước ta?
  26. - Nêu những ảnh hưởng do nước sông - HS nêu lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta . - Nêu cách sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . === === Ngày soạn: 27 tháng 9 năm 2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý, viết được 1 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. - Yêu thích văn tả cảnh, yêu thích thiên nhiên. - Phát triển năng lực viết văn tả cảnh, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: Quan sát quang cảnh trường học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Kiểm tra kết quả quan sát trường học - HS chuẩn bị của học sinh đã chuẩn bị. - Giáo viên nhận xét - Giáo viên giới thiệu dựa vào kết quả - Học sinh lắng nghe - Ghi vở quan sát về trường học để lập dàn ý cho bài văn tả trường học, viết một đoạn văn trong bài này. 2. Luyện tập - Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(43). Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường: - Yêu cầu HS trình bày kết quả quan sát. - 3 HS trình bày. - Yêu cầu làm bài. - Lập dàn ý chi tiết vào vở nháp. - Yêu cầu HS trình bày dàn ý đã lập. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
  27. - Trường nằm trên một khoảng đất rộng./ Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quanh. Thân bài: * Sân trường: Sân xi măng rộng, giữa sân là cột cờ, trên sân có một số cây bàng, phượng toả bóng mát - Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi * Lớp học: Ba dãy nhà xếp thành hình chữ U - Các lớp học thoáng mát, có quạt, đèn điện, giá sách. Trường lớp trang trí tranh ảnh do HS tự làm và sưu tầm * Vườn trường: Cây trong vườn - Hoạt động chăm sóc vườn trường. Kết bài: Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn, nhờ sự quan tâm của các thầy các cô và - Nhận xét, sửa sai cho HS. chính quyền địa phương - Em rất yêu quý và tự hào về trường em. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(43). Chọn viết 1 đoạn theo dàn ý trên: - Yêu cầu làm bài. - Viết đoạn văn vào nháp, 1 HS viết trên - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. bảng phụ. - Gọi HS trình bày bài. - Trình bày bài viết. 3. Vận dụng, sáng tạo - Trong đoạn văn em vừa viết thì em - HS nêu thích nhất hình ảnh nào ? Vì sao ? - Về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt. - Về đọc bài, chuẩn bị bài sau. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 2: Tiếng Anh: Đ/c Nguyễn - Anh dạy Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết giải các bài toán có mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ nghịch - Giải được các bài toán có liên quan đến đến mối quan hệ tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” - Giáo dục HS yêu thích môn Toán, cẩn thận, chính xác. - Phát triển năng lực giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học.
  28. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát - Chơi trò chơi: Trời - Đất- Nước (GV - HS tham gia trò chơi để tạo không khí vui hô Trời, HS phải nêu tên được 1 con vật vẻ trước khi vào giờ học. sống trên trời, hô Cá, HS phải nói được là Nước, ) - Nêu mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ - 2 học sinh nêu lệ nghịch. - GV nhận xét - Lớp nhận xét - Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập – Thực hành Bài 1 (21). Bài toán: - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đäc. - Yêu cầu làm bài. - Tóm tắt, giải bài vào nháp, 1HS lên bảng. - Định hướng HS giải bằng cách tìm tỉ Tóm tắt: số. 3000 đồng / 1 quyển : 25 quyển - Nhận xét, chữa bài. 1500 đồng / 1 quyển : quyển? - Củng cố giải bài toán có mối quan hệ Bài giải giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2 (lần) Nếu mua vở với giá 1500 đồng 1 quyển thì mua được số quyển vở là: 25 2 = 50 (quyển) Đáp số : 50 quyển. Bài 2 (21). Bài toán: - Gọi HS đọc bài toán. - Tóm tắt, giải bài vào vở, 1HS làm bài trên - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. bảng phụ. - Định hướng HS giải bằng cách tìm tỉ Tóm tắt: số. 3 người: 800 000đ/người/tháng 4 người: đ/người/tháng? Bài giải - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. Tổng thu nhập của gia đình đó là: - Củng cố giải bài toán có mối quan hệ 800 000 × 3 = 2400 000 (đồng) giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. Khi có thêm một người thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là: 2400 000 : 4 = 600 000(đồng) Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là: 800 000 - 600 000 = 200 000(đồng) Đáp số: 200 000đ.
  29. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3 (21). Bài toán. (HS biết tự đánh giá) - Yêu cầu làm bài. - Tóm tắt, giải bài vào nháp, 1HS làm bài trên bảng. Tóm tắt: - Nhận xét, chữa bài. 10 người: 35m 30 người: . . . m? Bài giải 30 người gấp 10 người số lần là: 30 : 10 = 3 (lần) - Củng cố giải bài toán có mối quan hệ 30 người cùng đào trong một ngày được số giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. mét mương là: 35 × 3 = 105 (m) Đáp số: 105 m. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 4 (21). Bài toán. (HS biết tự đánh giá) - Yêu cầu làm bài. - Tóm tắt, giải bài vào nháp, 1HS làm bài trên bảng. Bài giải Số ki-lô-gam gạo có tất cả là: 50 x 300= 15000 (kg) - Nhận xét, chữa bài. Nếu mỗi bao gạo nặng 75kg thi chất được số bao là: * Củng cố giải bài toán có mối quan hệ 15000: 75 = 200 (bao) giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. Đáp số: 200 bao gạo 3. Vận dụng, sáng tạo - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức làm - HS làm bài bài tập sau: Bài giải: Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa 20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là: được 40 m đường. Với năng suất như 20 : 10 = 2 (lần) vậy thì 20 công nhân làm trong một 20 công nhân sửa được số m đường là : ngày sẽ sửa được bao nhiêu mét 40 x 2 = 80 (m) đường? Đáp số : 80 m. - Về nhà vận dụng kiến thức làm bài - Làm bài trong VBT. tập * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .
  30. Tiết 4: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả. - Tìm được các từ trái nghĩa BT1, BT2, BT3, đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4. - Yêu thích sự trong sáng và phong phú của Tiếng Việt. - Phát triển năng lực hiểu biết về từ trái nghĩa, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ văn học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát. - Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền - Học sinh chơi trò chơi điện" với các câu hỏi: + Thế nào là từ trái nghĩa ? + Từ trái nghĩa có tác dụng gì ? + Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa ? - Giáo viên nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài: Ghi đầu bài - HS ghi vở 2. Luyện tập - Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(44). Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ: + Em hiểu nghĩa của câu thành ngữ, - Phát biểu. tục ngữ trên như thế nào? - Yêu cầu làm bài. - Làm vào VBT, 1 HS làm vào bảng phụ. a) ít - nhiều c) nắng - mưa - Nhận xét, chữa bài cho HS. b) chìm - nổi d) trẻ - già - Yêu cầu HS học thuộc các thành - Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ. ngữ, tục ngữ. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(44). Điền vào ô trống 1 từ trái nghĩa với từ in đậm: - Yêu cầu làm bài. - Làm vào VBT. a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn. b) Trẻ già cùng đi đánh giặc. c) Dưới trên đoàn kết một lòng. - Chốt kết quả đúng. d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người. - Gọi HS đọc yêu cầu.
  31. - Yêu cầu làm bài. Bài 3(44). Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi - Chốt kết quả đúng. ô trống: - Làm bài vào nháp, nối tiếp nhau nêu kết quả. a)Việc nhỏ nghĩa lớn. b) áo rách khéo vá hơn lành vụng may. c) Thức khuya dậy sớm. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 4(44). (HS biết tự đánh giá) Tìm những từ trái nghĩa nhau: - Yêu cầu làm bài. - Làm vào VBT. a) cao/thấp; to/bé; béo/gầy; b) khóc/cười; đứng/ngồi; lên/xuống; vào/ra; - Nhận xét, chốt kết quả đúng. c) buồn/vui; sướng/khổ; khoẻ/yếu; d) tốt/xấu; hiền/dữ; ngoan/hư; - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 5(44). Đặt câu: - Yêu cầu làm bài. - Làm bài vào nháp, nối tiếp nhau nêu kết quả. - Thu 1 số bài nhận xét, biểu dương HS + Ví dụ: Chú chó cún nhà em béo múp. Chú viết hay. vàng nhà Hương thì gầy nhom. 3. Vận dụng, sáng tạo - Cho HS tìm từ trái nghĩa trong câu thơ - HS nêu sau: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. - Về nhà viết một đoạn văn ngắn tả - Nghe, thực hiện cảnh chiều tối có sử dụng các cặp từ trái nghĩa. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 5: Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH Nhạc và lời: Huy Trân I. MỤC TIÊU - Hát đúng giai điệu bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn, chấm dôi, móc kép. - Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách. - Giáo dục HS yêu cuộc sống hoà bình, lên án chiến tranh bạo lực. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Đàn, nhạc cụ gõ, tranh minh hoạ, bảng phụ
  32. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho 2 HS thi hát bài Reo vang bình - HS thi hát minh - GV Nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập - thực hành * Hoạt động 1: Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh họa. - HS theo dõi - Hôm nay các em sẽ học bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh, bài hát nói lên ước mơ của tuổi thiếu nhi, đó là được - HS lắng nghe sống trong thế giới yên vui hạnh phúc, không bạo lực, có chiến tranh. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Huy Trân. * Đọc lời ca theo tiết tấu - Đọc lời ca theo tiết tấu * Nghe GV hát mẫu - HS lắng nghe - GV hỏi HS cảm nhận ban đầu về bài - HS nêu cảm nhận ban đầu hát * Khởi động giọng:Cho hs hát bằng âm - Khởi động gịong theo âm la la aaa. * Tập hát từng câu - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của - GV chia câu hát: Lời 1 gồm 2 đoạn, GV đoạn 1 có 4 câu. - Dạy hát từng câu - GV hướng dẫn cả lớp hát, phát hiện - Sửa sai theo y/c chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. - GV yêu cầu HS hát nối các câu hát, - Hát nối các câu hát thể hiện đúng những nốt ngân dai và trường độ móc đơn chấm dội, móc kép.
  33. * Hát cả bài - Hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những - HS thực hiện chỗ còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép. - GV yêu cầu HS tập hát đúng nhịp , thể - HS ghi nhớ hiện sắc thái mạnh mẻ của bài hát * Hoạt động 2: Luyện tập - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo nhịp, phách phách Hãy xua tan những mây mù đen tối N + + P x x x x x - Y/c HS trình bày theo dãy, nhóm - Trình bày theo dãy, nhóm - Y/c HS nhận xét bạn, GV củng cố - Nhận xét bạn, lắng nghe 3. Vận dụng, sáng tạo - GV yêu cả lớp hát đồng thanh bài hát - HS hát theo nhạc. theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn và cho HS gõ đệm). - Nhắc nhở các em về nhà hát thuộc bài - HS về thực hiện hát. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . === === Ngày soạn: 27 tháng 9 năm 2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU - Biết viết 1 bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu, dùng được từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. - Yêu thích văn tả cảnh, yêu thiên nhiên - Phát triển năng lực viết văn tả cảnh, ngôn ngữ văn học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Khai thác trực tiếp nội dung bài: Ngữ liệu dùng để Luyện tập (Mưa rào) có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Viết sẵn đề bài lên bảng phụ. - HS: VBT.
  34. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ? - Học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Lắng nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập - Thực hành - Treo bảng phụ ghi đề bài - 2 HS đọc, lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc đề bài. Đề bài: a) Tả một buổi sáng trong vườn cây. b) Tả một cơn mưa. c) Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em). - Định hướng cho HS tìm hiểu yêu cầu của đề. - Xác định yêu cầu cña ®Ò. - Cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. - 2 HS nhắc lại - Yêu cầu viết bài. - HS chọn một trong ba đề để viết. - GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn viết bài. - Thu bài nhận xét. - Nộp bài 3. Vận dụng, sáng tạo - Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo - HS nêu kiểu nào ? - Về nhà chọn một đề bài khác trong 3 đề trên - HS nghe và thực hiện. để tả. - Về đọc bài, chuẩn bị bài sau. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Rèn kĩ năng giải toán. - Yêu thích môn học, cẩn thận, chính xác. -Phát triển năng lực giải toán quan hệ tỉ lệ, năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.
  35. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát - Nêu mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ - HS trả lời lệ nghịch. - GV nhận xét - Lớp nhận xét - Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập - Thực hành - Gọi HS đọc đề toán. Bài 1 (22). Bài toán: - Yêu cầu làm bài. - Tóm tắt, giải bài vào nháp, 1 HS lên bảng. - Nhận xét, chữa bài. Tãm t¾t: ? Nam: N÷: 28 HS ? HS Bài giải HS Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số học sinh nam là: * Củng cố giải bài toán tìm 2 số biết tổng 28 : 7 × 2 = 8 (học sinh) và tỉ số. Số học sinh nữ là: 28 - 8 = 20 (học sinh) Đáp số: 8 hs nam. 20 hs nữ. - Gọi HS đọc đề toán. Bài 2 (22). Bài toán: - Yêu cầu làm bài. - Tóm tắt, giải vào nháp, 1 HS lên bảng. Tóm tắt: ?m Chiều dài - Nhận xét, chữa bài. Chiều rộng 15 m ?m Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 2 - 1 = 1 (phần) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 × 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 15 × 2 = 30 (m) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
  36. * Củng cố giải bài toán tìm 2 số biết hiệu (30 + 15) × 2 = 90 (m) và tỉ số. Đáp số: 90 m - Gọi HS đọc đề toán. Bài 3 (22). Bài toán: - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. - Tóm tắt, giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. Tóm tắt: 100 km: 12 l 50 km: L? Bài giải 100 km gấp 50 km số lần là: * Củng cố giải bài toán có mối quan hệ 100 : 50 = 2 (lần) giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. Ô tô đi 50 km tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (l) Đáp số: 6 lít xăng. - Gọi HS đọc đề toán Bài 4 (22). Bài toán: (HS biết tự đánh giá) - Yêu cầu làm bài. - Làm vào nháp. Bài giải - Nhận xét, chữa bài. 30 ngày đóng được số bộ bàn ghế là: 12 x 30 = 360 (bộ) * Củng cố giải bài toán có mối quan hệ Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ bàn ghế thì giữa các đại lượng tỷ lệ nghịch. cần làm trong số ngày là: 360: 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày 3. Vận dụng, sáng tạo - Yêu cầu học sinh vận dụng làm bài - HS đọc bài toán toán sau: - HS làm bài Chị Hoa dệt được 72m vải trong 6 ngày. Giải: Hỏi với mức dệt như vậy, trong 24 ngày 24 ngày gấp 6 ngày số lần là : chị Hoa dệt được bao nhiêu mét vải? 24 : 6 = 4 (lần) 24 ngày dệt được số mét vải là : 72 x 4 = 288 (m vải) Đáp số : 288 m vải. - Về nhà giải bài toán trên bằng cách - Về làm BT4 (22), làm bài trong VBT. khác. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . . Tiết 3: Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT ” I. MỤC TIÊU - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
  37. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. - Y/c thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật và khẩu lệnh - Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, giữ kỷ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi. - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn và thói quen tự tập luyện TD ở nhà cho HS. II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm: - Trên sân TD của trường. - Đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện: - GV: Còi, giáo án. - HS: chuẩn bị trang phục. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC 1. Phần mở đầu - Ổn định tổ chức: 6-10’ Đội hình nhận lớp. + Kiểm tra sĩ số.      + Phổ biến nội dung, yêu cầu của bài.            3 5m GV. - HS: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - GV: Nhận lớp. - Khởi động: Đội hình khởi động. + Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, cổ, vai, lưng, hông, đầu gối.                5 7m GV. - GV: Hướng dẫn HS khởi động. 2. Phần cơ bản - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, 18-22’ - GV: Nêu tên động tác, nhắc lại điểm số, quay phải, quay trái, quay cách tập và tổ chức cho HS tập sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi luyện. chân khi đi đều sai nhịp. ĐH hàng ngang:
  38. ĐH đi đều: - HS : Tập luyện theo sự hướng dẫn của GV. - GV: Quan sát, nhắc nhở HS. - GV: Củng cố chuyển nội dung. - Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” - GV: Nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. Chia tổ chơi. Tổ chức cho HS chơi thử 1- 2 lần. - HS : Chơi trò chơi. - GV: Quan sát, động viên 3. Phần kết thúc - Thả lỏng: Rũ chân, rũ tay thả lỏng. 4 - 6’ - GV: Hướng dẫn động tác thả lỏng. Đội hình xuống lớp. - Tóm tắt kiến thức của bài.                - Nhận xét, đánh giá.  3 5m GV. - GV: Kết thúc giờ học. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .
  39. Tiết 4: Mĩ thuật: Đ/C Trang dạy Tiết 5: Khoa học: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. MỤC TIÊU - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì và thực hiện được vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. - Biết thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh ở tuổi dậy thì. - Phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS hát. - Hát. - Cho HS trả lời các câu hỏi: - Học sinh trả lời. + Nêu các giai đoạn phát triển của con người ? + Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn vị thành niên? + Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn trưởng thành? + Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn tuổi già? - Giáo viên nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài: Ghi đầu bài - HS ghi vở 2. Khám phá * Hoạt động 1: Động não - Nêu: ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Mồ hôi gây hôi hám, tuyến nhờn thuận lợi cho các vi khuẩn hoạt động tạo thành trứng cá. + Vậy ở tuổi này ta cần làm gì để cơ thể + Cần luôn tắm rửa, gội đầu, thay quần áo. sạch sẽ, thơm tho? + Những việc làm đó có tác dụng gì? - Phát biểu.
  40. - GV nêu: Tất cả những việc làm trên đều cần thiết, nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển vì vậy ta phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ quan sinh dục. * Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập - GV chia nhóm nam- nữ riêng. - Nhóm nam nhận phiếu vệ sinh sinh dục - Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập. nam. - Nhóm nữ nhận phiếu vệ sinh sinh dục nữ. - Từng nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận. - Nghe. *Hoạt động 3: Quan sát tranh, thảo luận - Quan sát các hình 4,5,6,7 (19 - SGK). - Nêu yêu cầu. - Chỉ và nói nội dung từng hình. + Chúng ta nên và không nên làm gì để + Cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần thể dục thể thao ở tuổi dậy thì? - GV nhận xét, kết luận: ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường tập luyện thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh - Gọi HS đọc bài học. - 2 HS đọc SGK. 3. Vận dụng, sáng tạo - Nếu bạn bè rủ em hút thuốc thì em sẽ - HS trả lời làm gì ? * GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người. - Hãy viết một đoạn văn để tuyên - HS nghe và thực hiện truyền, vận động các bạn trong lớp - Về thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân. tránh xa các chất kích thích, gây nghiện. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .
  41. Tiết 6: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP Tích hợp kĩ năng sống CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG GIAO TIẾP Ở NƠI CÔNG CỘNG( Bài tập 1,2) I. MỤC TIÊU - Làm và hiểu được nội dung bài tập 1,2 và ghi nhớ. - Rèn cho học sinh có kĩ năng giao tiếp nơi công cộng. - Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ trật tự nơi công cộng và biết nhường đường, nhường chỗ cho người già và trẻ em. - Phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Tài liệu kĩ năng sống III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - HS hát tập thể 1 bài. - Hát - Nêu cách giao tiếp nơi công cộng. - HS nêu - Nhận xét, đánh giá - Lắng nghe - Giới thiệu bài, ghi bảng. - HS ghi bài 2. Khám phá * Xử Lý tình huống Bài tập 1: Những tình huống giao tiếp nơi công cộng - Gọi một học sinh đọc tình huống của - HS đọc bài tập và các phương án lựa chọn để trả - Học sinh thảo luận theo nhóm. lời. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức :Trong cuộc sống hàng ngày luôn tồn tại tình huống giao tiếp, tác động đến con người. Bài tập 2: Tâm trạng khi giao tiếp. - Gọi một HS đọc tình huống của bài tập - HS đọc và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
  42. - GV chốt kiến thức: Ở nơi công cộng - Lắng nghe. phải biết nhường đường, nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. 3. Vận dụng, sáng tạo - Chúng ta vừa học Kỹ năng gì ? - HS nêu - Nhận xét giờ học. - Thực hành kĩ năng ứng phó với căng - HS nghe và thực hiện. thẳng. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) . .