Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

doc 40 trang Hùng Thuận 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

  1. TUẦN 4 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019 Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (Trang 18) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết về một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). 2. Kĩ năng: Giải được bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 3. Thái độ: Tích cực làm bài. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng lớp ghi bảng số liệu như ví dụ (SGK), Bảng phụ BT 3. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm ý a bài 3 (Trang 18) - 1 HS lên thực hiện làm bài tập 3 (T18) - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: GThiệu vd dẫn đến quan hệ tỉ lệ. - Nêu ví dụ, yêu cầu HS quan sát bảng - Quan sát - Nêu nhận xét: Khi thời gian gấp số liệu nêu nhận xét về: Thời gian và lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được quãng đường giữa mỗi giờ đi. cũng gấp lên bấy nhiêu lần. - KL: Mối quan hệ trên là một dạng - Lắng nghe. quan hệ tỉ lệ (Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần) 3.3: Giới thiệu bài toán và cách giải. - Yêu cầu HS nêu và tóm tắt bài toán. - Thực hiện yêu cầu bên, 1 HS trình bày bài và làm bài cá nhân. giải. - Giới thiệu bước giải rút về đơn vị - Nhận biết và ghi nhớ bước giải rút về đơn (trong một giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = vị. 45 (km)) - Hướng dẫn giải cách 2: - Nhận biết. + 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần ? Vậy quãng + 4 : 2 = 2 (lần) đường đi được cũng gấp lên mấy lần? + Quãng đường đi cũng gấp lên 2 lần. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận biết và ghi nhớ bước giải đi tìm tỉ số. - Giới thiệu bước đi tìm tỉ số (4 giờ + Có hai cách giải; cách 1: Rút về đơn vị; gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần)) cách 2: Đi tìm tỉ số + Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ (dạng 1) có mấy cách giải? 3.4: Thực hành Bài 1: (19) 1
  2. - Gọi HS nêu bài toán. - 2 HS nêu bài toán. - HS nêu giữ kiện, tóm tắt bài toán, - HS nêu. nêu cách giải. - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng giải. - Yêu cầu HS làm bài. Bài giải Mua một mét vải thì hết số tiền là: 80 000 : 5 = 16 000 (đồng) Mua 7 mét vải cần số tiền là: - GV nhận xét, chữa bài. 16 000 7 = 112 000 (đồng) Đáp số: 112 000 đồng - Gọi HS nêu bài toán. Bài 2: (19) - HS nêu giữ kiện, tóm tắt bài toán, - 2 HS nêu bài toán. nêu cách giải. - HS nêu. - Bài toán có giải được bằng cách hai - HS nêu cách xác định. không? Vì sao? - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng chữa - Yêu cầu HS làm bài. bài. Bài giải: Số cây trồng trong 1 ngày là: 1200 : 3 = 400 (cây) Số cây trồng trong 12 ngày là: - GV nhận xét, chữa bài. 400 x 12 = 4800 (cây) Đáp số: 4800 cây - Gọi HS nêu bài toán. Bài 3: (19) - HS nêu giữ kiện, tóm tắt bài toán, - 2 HS nêu bài toán. nêu cách giải. - HS nêu. - Nhận xét - Liên hệ về sự gia tăng dân - HS theo dõi. số của địa phương. - HS làm bài vào vở. 1 HS giải bài trên bảng - Hướng dẫn HS giải bài toán theo phụ. phương pháp tìm tỉ số. Bài giải - Yêu cầu HS làm bài. a) 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần) Số dân tăng thêm sau một năm là: 21 4 = 84 (người) b) Số dân tăng thêm sau một năm khi mức tăng dân số hằng năm hạ xuống là: 15 4 = 60 (người) - GV nhận xét, chữa bài. Đáp số: a) 84 người; b) 60 người 4. Củng cố - Nêu đặc điểm của dạng quan hệ tỉ lệ vừa học và cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bị bài mới. 2
  3. BÀI SOẠN TIẾT DẠY MINH HỌA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Hoài. Ngày dạy: 28/9/2020 Lớp dạy: 5A Bài dạy: Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY (Trang 36) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng thầm buồn. *KNS: Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông. 3. Thái độ: Biết yêu hòa bình, biết thực hiện những hành động bảo về hòa bình. 4. Phát triển năng lực - Năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi nội dung. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: - HS hát bài hát và trả lời câu hỏi - HS hát - GV nhận xét, kết nối vào bài 2. Hoạt động khám phá: *Hướng dẫn luyện đọc. - HS lắng nghe. - Hướng dần HS đọc các từ: Xa-xa-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki. - Gọi HS đọc bài. - HS theo dõi, đọc CN - GV tóm tắt nội dung bài; hướng dẫn giọng đọc chung. - 1 HS khá đọc toàn bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS lắng nghe. - Gọi HS nối tiếp đọc đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ. - 4 đoạn. - Yêu cầu HS đọc bài theo cặp. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Các nhóm đọc bài. - 4 HS đọc nôí tiếp đoạn lần 2. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS đọc bài theo cặp. * Hướng dẫn tìm hiểu bài. - 2 nhóm thi đọc. - HS theo dõi SGK. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. + Vì sao Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ? + Vì Mĩ đã ném hai quả bom xuống Nhật Bản. *Giải nghĩa từ: Bom nguyên tử *Bom nguyên tử: Là loại bom có sức sát 3
  4. thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường. + Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử + Bom nguyên tử đã cướp đi mạng sống gây ra cho nước Nhật Bản là gì? của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, có thêm gần 100.000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. * Giải nghĩa từ: Phóng xạ *Phóng xạ: Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ và môi trường. - Giúp HS biết thêm về lí do Mĩ ném - Lắng nghe. bom nguyên tử xuống Nhật Bản và tác hại khủng khiếp của loại bom này. + Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu + 10 năm sau Xa-xa-cô mới mắc bệnh. sau Xa-xa-cô mới mắc bệnh? + Lúc Xa-xa-cô mắc bệnh, cô đã hi + Ngày ngày em đã gấp những con sếu vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng bằng giấy cách nào? + Vì sao Xa-xa-cô lại tin như thế? + Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác. + Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình + Các bạn nhỏ ở thành phố Hi-rô-si-ma đoàn kết với Xa-xa-cô? đã góp tiền xây tượng đài + Nếu như em đứng trước tượng đài - HS tiếp nối nhau phát biểu. của Xa-xa-cô, em sẽ nói gì? *KNS: Xác định giá trị. Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. - Gợi ý HS nêu nội dung. *Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát - GV chốt lại, gắn bảng phụ. vọng hoà bình của trẻ em. - 2 HS đọc. - Giới thiệu ngày người dân Nhật Bản - HS ghi nhớ. tưởng nhớ tới những người đã mất trong sự kiện trên. * Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc bài. - 4 HS đọc nối tiếp bài. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. - HS theo dõi. -Yêu cầu HS đọc diễn cảm trong - Luyện đọc diễn cảm. nhóm. - Gọi HS đọc bài. - 3 HS đọc. - Nhận xét, khen ngợi. 3. Hoạt động vận dụng: + Hãy nói về hậu quả của chất độc - HS nói về hậu quả của chất độc màu màu da cam mà Mĩ giải thảm xuống da cam mà Mĩ giải thảm xuống Việt Việt Nam mà em biết. Nam mà em biết. - Nhận xét giờ học. 4
  5. Kể chuyện TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI (Trang 40) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. *KNS : Thể hiện sự cảm thông. Phản hồi/ Lắng nghe tích cực. 3. Thái độ: - Biết lên án chiến tranh bảo vệ hòa bình. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh minh họa truyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể câu chuyện đã chọn ở tiết - 2 HS kể chuyện. trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu truyện phim - Lắng nghe. 3.2: GV kể chuyện. - Kể lần 1 kết hợp giúp HS hiểu chức vụ, - Lắng nghe. công việc, tên riêng của những lính Mĩ. - Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ. - Nghe và quan sát tranh. 3. 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm lời - Trao đổi nhóm 4, tìm lời thuyết thuyết minh cho từng tranh. minh cho từng tranh. + Gọi đại diện nhóm trình bày. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: - Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về (nhóm 2) ý nghĩa câu chuyện. - GV quan sát, giúp đỡ. - Gọi HS kể chuyện theo tranh trước lớp. - Lần 1: 6 HS kể. - Lần 2: 3 HS kể. - Lần 3: 1 HS kể. - 3 HS thực hiện. 5
  6. *KNS: Phản hồi/ Lắng nghe tích cực. - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện - 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. *Ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh - Gọi HS thi kể chuyện kết hợp trao đổi xâm lược ở Việt Nam về ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn, nêu ý nghĩa câu chuyện. *KNS: Thể hiện sự cảm thông. Cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri. 4. Củng cố - Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyên. *Tích hợp GDBVMT: GV liên hệ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, ). - GV nhận xét giờ kể chuyện. 5. Dặn dò: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 6
  7. Khoa học: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 2. Kĩ năng: - Xác định bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. *KNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh, ảnh chụp các lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thấy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của - 2 HS nêu. tuổi dậy thì. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. *Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm đọc thông tin, - Trao đổi nhóm 4. thảo luận câu hỏi (SGK- Trang 16, 17) *KNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng. - Đại diện trình bày. + Tuổi vị thành niên: Giai đoạn này chuyển từ trẻ con thành người lớn có sự phát triển mạnh về thể chất, tinh thần, mối quan hệ + Tuổi trưởng thành : Được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và mặt xã hội - Nhận xét. Bổ sung. + Tuổi già: Cơ thể suy yếu, . 7
  8. 3.3: Trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” *Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm, xác - HS trao đổi nhóm. định người trong ảnh (như phần chuẩn - HS trình bày. bị) đang ở vào giai đoạn nào, nêu đặc điểm của giai đoạn đó. - Nhận xét, bổ sung. + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của + Đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị cuộc đời? thành niên. + Biết được chúng ta đang ở vào giai + Giúp chúng ta hình dung được sự phát đoạn nào của cuộc đời có lợi ích gì? triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, - Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố - Gọi HS nêu mục bạn cần biết. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài sau. 8
  9. Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2019 Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA (Trang 38) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau. 2. Kĩ năng: Nhận ra được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ; tìm từ trái nghĩa với từ cho trước và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa. 3 Thái độ: Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt từ đó thêm yêu quý tiếng Việt II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu BT 3 III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài - 2 HS đọc. tập 3 tiết trước. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS nghe. 3.2: Phần nhận xét. 1. So sánh nghĩ của các từ in đậm: - Yêu cầu HS đọc và tìm từ in đậm - 2 HS đọc bài. trong đoạn văn; giải nghĩa 2 từ đó. - HS trao đổi theo cặp, làm bài. + Phi nghĩa: chính nghĩa + Phi nghĩa: Trái với đạo lí - Giúp HS hiểu thế nào là cuộc chiến * Chính nghĩa: Đùng với đạo lí, điều tranh phi nghĩa và chiến tranh chính chính đáng, cao cả. nghĩa. - Nhận xét về nghĩa của hai từ đó. - Hai từ này có nghĩa trái ngược nhau + Thế nào là từ trái nghĩa? + Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái - GV kết luận. ngược nhau. - Gọi HS nêu yêu cầu 2,3. 2. Tìm các từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ. 3. Cách dùng các từ trái nghĩ có tác dụng như thế nào? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm, tìm từ - HS trao đổi trong nhóm làm bài. trái nghĩa, nêu lí do chọn từ đó là cặp - Đại diện nhóm trình bày. từ trái nghĩa, cặp từ trái nghĩa đó có + Từ trái nghĩa: chết/sống; vinh/nhục tác dụng gì trong việc thể hiện quan + Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau. niệm sống của người Việt Nam? Cách dùng từ trái nghĩa của câu tục ngữ làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta. 9
  10. - Kết luận: (Nêu tác dụng của từ trái - 2 HS nêu. nghĩa). + Thế nào là từ trái nghĩa? *Ghi nhớ: Từ trái nghĩa là những từ có + Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng nghĩa trái ngược nhau. gì? - 2 HS nêu. 3.3: Luyện tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm - Trao đổi theo cặp. bài. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Lời giải: (đục/trong ; đen/sáng; rách/lành ; dở/ hay) + Hãy nêu tác dụng của các cặp từ - HS nêu ý kiến. trái nghĩa trong mỗi câu thành ngữ, tục ngữ. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, - Trao đổi theo nhóm, làm bài. làm bài. - Đại diện trình bày kết quả. - Nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. *Lời giải: (hẹp/rộng; xấu/đẹp; trên/dưới) - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp - 3 đội tham gia chơi trò chơi. sức”. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. - HS theo dõi. Phát phiếu. - HS chơi. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng * Lời giải: cuộc. + Hoà bình/chiến tranh, xung đột. + Thương yêu/căm ghét, căm giận, + Đoàn kết/chia rẽ, bè phái, xung khắc - Gọi HS giải nghĩa một số cặp từ. - HS giải nghĩa. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp - Yêu cầu HS đặt câu vào vở. từ trái nghĩa. - Gọi HS nêu câu đã đặt. - HS đặt câu vào vở. - HS lần lượt nêu câu đặt được. *VD: Ông em thương yêu tất cả các cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào. Chúng em yêu hòa bình, ghét chiến - Nhận xét. Khen ngợi. tranh. 4. Củng cố - Thế nào là từ trái nghĩa? - GV nhận xét giờ học. 10
  11. 5. Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau. Toán: LUYỆN TẬP (Trang 19) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 2. Kĩ năng: Giải được các bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”. 3. Thái độ: Tích cực học tập II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT2. Bảng phụ BT 4 III. Hoạt động dạy – học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS làm bài tập 3 (T.19) - 2 HS lên bảng. - Nhận xét. *Đáp số: a) 84 người ; b) 60 người 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - Lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Yêu cầu HS đọc bài toán. Bài 1: (19) - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - 1HS đọc. giải bài toán. - HS nêu. - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng giải. Bài giải Giá tiền một quyển vở là: 24000 : 12 = 2000 (đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2000 x 30 = 60000 (đồng) Đáp số: 60 000 đồng Bài 2: (19) - Yêu cầu HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. Tóm tắt: 2 tá = 24 cái 24 bút chì: 30000 đồng 8 bút chì: đồng? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp. 1 HS giải bài trên phiếu. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: 24 : 8 = 3 (bút) Số tiền mua 8 bút chì là: 11
  12. 30000 : 3 = 10000 (đồng) Đáp số: 10 000 đồng Bài 3: (20) - Yêu cầu HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa - Nhận xét, chữa bài. bài. Bài giải Một ô tô chở được số học sinh là: 120 : 3 = 40 (học sinh) Để chở 160 học sinh cần dùng số ô tô là: 160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô - Yêu cầu HS đọc bài toán. Bài 4: (20) - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - 1 HS đọc. giải bài toán. - HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS giải trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải Số tiền trả cho 1 ngày công là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Số tiền trả cho 5 ngày công là: 36 000 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 đồng 4. Củng cố - Giải bài toàn liên quan đến quan hệ tỉ lệ có mấy cách giải? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập. 12
  13. Khoa học VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Biết được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. 2. Kĩ năng: Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. *KNS : Kĩ năng tự nhận thức. Kĩ năng xác định giá trị của bản thân. Kĩ năng quản lí thời gian. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập HĐ3 III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của từng giai đoạn. - 2 HS trình bày. phát triển của con người. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Động não. * Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. * Cách tiến hành: GV nêu vấn đề. + Ở tuổi này chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho - Lắng nghe, nêu ý kiến. và tránh bị mụn “trứng cá” *KNS: Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì - GV nhận xét, kết luận. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học * Mục tiêu: HS nêu được những việc tập nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy - Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm nam thì. và nhóm nữ. - Yêu cầu HS trao đổi làm bài vào - HS nhận phiếu, trao đổi trong nhóm, phiếu. làm bài. *KNS: Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể. - Gọi các nhóm trình bày. 13
  14. - GV nhận xét, kết luận. - Đại diện nhóm trình bày. + Phiếu nam: 1- b ; 2 - a,b,d ; 3 - b,d + Phiếu nữ: 1- b,c ; 2 - a,b,d ; 3 - a ; 4- a * Cần vệ sinh cá nhân, quần áo mặc thoải mái không chật, vệ sinh cơ quan sinh dục 3.4: Quan sát tranh và thảo *Mục tiêu: HS xác định được những luận. việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần. * Cách tiến hành: Tổ chức cho HS trao - HS trao đổi nhóm 4 quan sát hình, trả đổi trong nhóm 4. Yêu cầu HS quan lời câu hỏi. sát hình 4, 5, 6 (SGK) trả lời câu hỏi (SGK) - Gọi HS trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận: *Cần ăn đủ chất tăng cường luyện tập thể dục, vui chơi giải trí lành mạnh 3.5: Trò chơi “Tập làm diễn giả” *Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS ở tuổi dậy thì. chơi. - HS lắng nghe. - Tổ chức cho HS sinh chơi. - Nhận xét, khen ngợi. - HS chơi. *KNS: Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. 4. Củng cố - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài và vận dụng điều đã học. 14
  15. Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019 Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). 2. Kĩ năng: Giải được các bài toán có quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng dạy - học : - GV: Bảng lớp kẻ bảng số liệu (ví dụ), Bảng phụ BT 1. III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT của HS. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. (bảng lớp) - Nêu ví dụ, yêu cầu HS quan sát bảng - Quan sát, nêu nhận xét: Khi số ki-lô- số liệu nêu nhận xét về số ki-lô-gam gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu gạo và số bao giữa mỗi loại bao. lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần. - Chốt lại: mối quan hệ trên là một - HS lắng nghe. dạng quan hệ tỉ lệ (Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần) 3.3: Giới thiệu bài toán và cách giải. - Nêu - tóm tắt bài toán. Yêu cầu HS - HS theo dõi. làm bài cá nhân. - HS giải bài vào nháp. - 1 HS trình bày bài giải. - Giới thiệu bước giải rút về đơn vị - Nhận biết và ghi nhớ bước giải rút về (Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày, đơn vị. cần số người là : 12 2 = 24 (người) - Hướng dẫn giải cách 2: - Nhận biết + 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần? Vậy số 4 : 2 = 2 (lần) người sẽ giảm đi hay tăng lên? GV - Số người giảm đi 2 lần giải thích lí do số người giảm đi. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm bài. - Giới thiệu bước đi tìm tỉ số (4 ngày - Nhận biết và ghi nhớ bước giải đi tìm gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) tỉ số. - Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ (dạng 2) có mấy cách giải? - Có hai cách giải 15
  16. Cách 1: Rút về đơn vị Cách 2: Đi tìm tỉ số 3.4: Thực hành Bài 1: (21) - Gọi HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Giúp HS xác định cách giải bài toán. - HS xác định. (Thực hiện bước rút về đơn vị) - HS làm bài vào vở. 1 HS giải bài trên - Yêu cầu HS làm bài. bảng phụ. Bài giải: - Nhận xét, chữa bài. Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 10 x 7 = 70 (người) Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người) Đáp số : 14 người - Bài toán có giải được bằng cách hai - HS nêu cách xác định không? Vì sao? Bài 2: (21) - Yêu cầu HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. - HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng - Yêu cầu HS làm bài. giải. Bài giải - GV nhận xét, chữa bài. 1 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là: 20 x 120 = 2400 (ngày) 150 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là: 2400 : 150 = 16 (ngày) Đáp số : 16 ngày Bài 3: (21) - Yêu cầu HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. - Yêu cầu HS làm bài. - HS giải bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải 6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là: - GV nhận xét, chữa bài 6 : 3 = 2 (lần) 6 máy bơm hút hết nước trong thời gian là: 4 : 2 = 2 (giờ) Đáp số : 2 giờ - GV nói về ứng dụng của dạng toán trong cuộc sống. 4. Củng cố - Nêu sự khác nhau giữa hai dạng quan hệ tỉ lệ đã học. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bị bài mới. 16
  17. Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. Học thuộc lòng bài thơ. (Học thuộc lòng ít nhất một khổ thơ, HS khá, giỏi học thuộc lòng và đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ) 3. Thái độ: Có tinh thần đoàn kết; yêu hòa bình. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi nội dung. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài “Những con sếu - 2 HS đọc bài. bằng giấy”; Trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét. 3. Bài mới : 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn luyện đọc. - Gọi HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - GV tóm tắt nội dung bài; hướng dẫn giọng đọc chung. - Bài chia thành mấy khổ thơ. - 3 khổ thơ. - Gọi HS đọc nối tiếp các khổ thơ, - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải - 3 HS đọc nối tiếp lần 2 nghĩa từ: hải âu, bom H, bom B, khói hình nấm. - Yêu cầu HS đọc bài theo cặp. - HS luyện đọc theo cặp. - Các nhóm đọc bài. - 2 nhóm đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi SGK. 3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ, suy - Đọc từng khổ thơ - trả lời câu hỏi. nghĩ, trả lời câu hỏi. + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? + Trái đất như quả bóng xanh có tiếng chim, sóng biển, quả bóng xanh, bầu trời xanh. + Em hiểu hai câu cuối khổ thơ hai + Mỗi loại hoa đều có vẻ đẹp riêng đều nói gì? thơm và đáng quý, mọi người dù màu da khác nhau nhưng đều có quyền bình đẳng tự do như nhau nên đều đáng quý, đáng yêu. + Chúng ta phải làm gì để giữ bình + Phải cùng nhau chống chiến tranh, xây 17
  18. yên cho trái đất? dựng một thế giới hoà bình * Giải nghĩa từ: Tai hoạ, hành tinh - HS nêu ý hiểu. + Hai câu thơ cuối ý nói gì? + Khẳng định trái đất và vạn vật là của tất cả mọi người yêu chuộng hoà bình. - Gợi ý cho HS nêu nội dung. *Nội dung: Bài thơ kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - GV chốt lại, gắn bảng phụ. - 2 HS đọc. 3.4: Luyện đọc diễn cảm và HTL. - Gọi HS khá đọc bài thơ. - 1 HS đọc. - GV đọc mẫu - Hướng dẫn đọc. - Lắng nghe. - Luyện đọc trong nhóm đôi. - Gọi HS đọc bài. - 2 HS đọc. - Tổ chức cho HS nhẩm đọc HTL - Nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. bài thơ. - Gọi HS đọc thuộc lòng. - HS thi đọc. - Nhận xét, khen ngợi. 4. Củng cố - Tìm từ đồng nghĩa với từ “hành tinh” có trong bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau. 18
  19. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Trang 43) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; Biết cách lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. 2. Kĩ năng: Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý lập dàn bài (bài 1) - HS: Ghi chép kết quả quan sát ngôi trường. III. Hoạt đông dạy – học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS nêu kết quả quan sát được về - 2 HS nêu. ngôi trường. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - Lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (43) - Gọi HS nêu yêu cầu. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi gợi mở, - HS theo dõi. kết quả quan sát lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ngôi trường. (Bảng phụ) + Tên trường em là gì? Em đã quan sát trường vào thời điểm nào? + Nhìn từ xa trường em có đặc điểm gì - HS dựa vào câu hỏi gợi mở, kết quả dễ nhận ra? Đến gần có những cảnh vật quan sát lập dàn ý cho bài văn tả cảnh gì? ngôi trường. + Em tả phần nào của dàn ý, những cảnh đó có đặc điểm và hình ảnh, âm thanh gì nổi bật? + Tình cảm của em với ngôi trường như thế nào? *Lưu ý: Khuyến khích HS dựa vào kết quả quan sát được tự lập dàn bài. Lập dàn ý đủ bố cục, lựa chọn đặc điểm tiêu biểu của cảnh, sắp xếp chi tiết tả hợp lí. - Gọi HS trình bày dàn ý đã viết. - 3 HS trình bày dàn ý đã xây dựng được. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. - Tự sửa lỗi. 19
  20. Bài 2: (43) - Gọi HS nêu yêu cầu. - 1 HS nêu. - Nhắc HS lưu ý: Cần chọn tả một phẩn trong dàn ý, chọn những chi tiết đặc - Lắng nghe. điểm nổi bật của ngôi trường, tìm những từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh, để diễn đạt. Nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn sinh động. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS viết bài vào vở. - HS nối tiếp trình bày. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS, khen ngợi - HS tự sửa lỗi. bài làm tốt. 4. Củng cố - Khi viết văn tả cảnh ta cần chú ý đến điều gì? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị cho bài viết giờ sau. Luyện Tiếng Việt TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện toán TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) 20
  21. Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP (Trang 21) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỷ lệ, kĩ năng giải toán có lời văn. 3. Thái độ: Tự giác tích cực trong học tập, cẩn thận, chính xác trong tính toán. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ BT 3 III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS chữa. - KT: Gọi HS chữa miệng bài tập 3. *Đáp số: 2 giờ - Nhận xét. 3. Bài mới: - HS lắng nghe. 3.1: Giới thiệu bài. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: (21) - HS đọc bài toán, tóm tắt, cách giải - Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, bài toán. cách giải. Tóm tắt: 3000 đồng/ 1 quyển: 25 quyển 1500 đồng/ 1 quyển: quyển ? - 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở. Bài giải: - Ycầu HS làm bài. 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2 (lần) Với giá 1500 đồng/ 1quyển thì mua được số quyển vở là: 25 x 2 = 50 (quyển) Đáp số: 50 quyển vở. Bài 2: (21) - 1 HS đọc bài toán. - HS theo dõi. - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên chữa. - Nhận xét. Chữa bài. Bài giải Với 3 người, tổng thu nhập là: 800000 x 3 = 2400000(đồng) Với 4 người, bình quân thu nhập đầu - Gọi HS nêu yêu cầu. người là: - HD HS giải qua 3 bước. 2400000 : 4 = 600000(đồng) - Yêu cầu HS làm bài. Bình quân thu nhập hàng tháng mỗi người giảm đi: 21
  22. 800000 - 600000 = 200 000(đồng) Đáp số : 200 000 đồng. Bài 3: (21) - HS đọc bài toán. - HS theo dõi. + Trước hết tìm số người đào mương - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. sau khi bổ sung thêm người là: 10 + 20 = 30 (người) Tóm tắt - Gọi HS đọc bài toán. 10 người : 35 m - Hướng dẫn HS giải theo cách tìm tỉ 30 người : m ? số. - HS làm bài vào vở. 1HS làm vào - Trước hết phải tìm gì? bảng phụ. Bài giải 30 người gấp 10 người số lần là: - Gọi HS tóm tắt. 30 : 10 = 3 (lần) 30 người cùng đào trong 1 ngày được số mét mương là: - Yêu cầu HS làm bài. 35 x 3 = 105 (m) - Nhận xét, chữa bài. Đáp số: 105 m Bài 4: (21) - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu. - Yêu cầu HS nêu tóm tắt. - 1 HS nêu tóm tắt. Tóm tắt Mỗi bao 50 kg: 300 bao Mỗi bao 75 kg: bao? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. - Nhận xét. Chữa bài. Bài giải Xe tải có thể chở được số kg gạo là: 50 x 300 = 15000 (kg) Xe tải có thể chở được số bao gạo 75 kg là: 15000 : 75 = 200 (bao) Đáp số: 200 bao gạo. 4. Củng cố - Chốt lại cách giải toán. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài giờ sau. 22
  23. Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA (Trang 43) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3; Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4, BT5. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu với từ trái nghĩa, kĩ năng học thuộc lòng, ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ trái nghĩa trong giao tiếp. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ BT2, phiếu BT4. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu ghi nhớ. + Nêu ghi nhớ của bài. - 1 HS đọc thuộc lòng thành ngữ của + Đọc thuộc lòng thành ngữ của BT1, BT1,2. 2 tiết trước. - Nhận xét. 3. Bài mới: - HS lắng nghe. 3.1: Giới thiệu bài. 3. 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Bài 1: (43) Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau: - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm - HS thảo luận, làm bài gạch chân từ vào SGK. trái nghĩa. (ít/ nhiều; chìm/nổi; nắng/ mưa; trẻ/ già) - Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng 4 - Học thuộc lòng 4 câu. câu trên. + Ăn ít ngon nhiều. + Ba chìm bảy nổi. + Nắng chóng mưa, mưa chóng tối. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: (44) Điền vào mỗi ô trống một - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm từ trái nghĩa với từ in đậm: bài, chữa bài. - HS làm bài. 4 HS nối tiếp lên bảng - Nhận xét. Chốt lời giải đúng. điền. * Lời giải: Từ trái nghĩa với từ đã cho. (lớn, già, dưới, sống) 23
  24. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3: (44) Tìm từ trái nghĩa thích hợp - Yêu cầu HS làm bài và chữa miệng. với mỗi ô trống: - Nhận xét. Kết luân. - HS làm bài. Nêu miệng. - Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng 3 * Đáp án: (Nhỏ, vụng, khuya) câu thành ngữ trên. - Nhẩm đọc TL. - Gọi HS nêu yêu cầu + mẫu Bài 4: (44) Tìm những từ trái nghĩa nhau: - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS làm bài theo nhóm. 4 nhóm làm bài trên phiếu. - Ycầu HS trình bày kết quả. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, bình chọn. a, Tả hình dáng: Cao/ thấp; To/ nhỏ; béo/ gầy b, Tả hành động: Khóc/ cười; đứng/ ngồi; ra/ vào c, Tả trạng thái: Buồn/vui; sướng/ khổ; khoẻ/ yếu d, Tả phẩm chất: Tốt/ xấu; ngoan/ hư; hèn nhát/ dũng cảm; tế nhị / thô lỗ - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 5: (44) Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa ở bài tập trên. - HD HS cách đặt câu. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS đặt câu. - HS nối tiếp đặt câu. + Bạn Mai thì béo múp còn bạn Lan thì - Nhận xét, khen ngợi. gầy nhom. 4. Củng cố - Chốt lại nội dung: Biết xác định được từ trái nghĩa, đặt được câu hoàn chỉnh. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Làm bài, chuẩn bị bài sau. 24
  25. Chính tả: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ (Trang 38) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3). 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nghe viết chính tả cho HS, viết đúng tốc độ, rõ ràng, chính xác, không mắc quá 5 lỗi trong bài; Kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng, vần. 3. Thái độ: - HS có ý thức giữ vở sạch, luyện chữ đẹp, cẩn thận, nắn nót trong khi viết. II. Đồ dùng dạy - học. - GV: Phiếu BT2 III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Ycầu HS phân tích vần của các tiếng: - HS lên bảng phân tích. chúng - tôi - mong - thế - giới - hoà - bình. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn nghe viết. - GV đọc nội dung bài viết. - HS đọc. - Nêu câu hỏi. - HS phát biểu. + Nói về một người lính . - Yêu cầu HS đọc thầm SGK tìm từ khó. - HS đọc thầm bài, tìm từ khó, luyện viết. Phrăng Đơ Bô-en, Bỉ, Pháp, Phan - GV nhận xét. Lăng, chính nghĩa. - GV đọc cho HS viết bài. - HS nghe - viết bài vào vở. - GV đọc cho HS soát bài. - HS tự soát lỗi. - Thu một số bài. Nhận xét. 3.3: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: (38) - 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc - Gọi HS nêu yêu cầu, nội dung. thầm. - HS theo dõi. - HD phân tích so sánh. - HS trao đổi theo cặp, làm bài vào - Yêu cầu HS làm bài. VBT, 1 cặp làm bài trên phiếu. + Giống nhau: âm chính là nguyên - Nhận xét. âm đôi iê, ia + Khác nhau: chiến có âm cuối; 25
  26. nghĩa không có âm cuối. Bài 3: (38) Nêu quy tắc ghi dấu thanh - Gọi HS nêu yêu cầu. ở các tiếng trên. - HS theo dõi. - HD HS điền vào mô hình cấu tạo tiếng điền dấu thanh. - HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài. - HS lên bảng chữa bài. + nghĩa (không có âm cuối) đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi. + chiến (có âm cuối) chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung: Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia,iê. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về luyện viết lại bài. 26
  27. Lịch sử: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của xã hội) 2. Kĩ năng: Nêu được một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Lấy được dẫn chứng để chứng minh mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của xã hội) - Dành cho HS giỏi. 3. Thái độ: HS ham tìm hiểu lịch sử Việt Nam. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Sử dụng hình (SGK), phiếu HĐ3. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: + Cuộc phản công ở kinh thành Huế - 2 HS trình bày. do ai lãnh đạo, diễn biến ra sao, nó có tác dụng gì đến lịch sử nước ta khi đó? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - Lắng nghe. 3.2: Làm việc cá nhân. 1. Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. - Yêu cầu HS quan sát hình đọc - HS quan sát, đọc thông tin. thông tin trong SGK cho biết: - HS phát biểu. + Trước khi thực dân Pháp xâm + Chủ yếu là ngành nông nghiệp; tiểu thủ lược, nền kinh tế Việt Nam có công nghiệp cũng phát triển (dệt, gốm, đúc những ngành nào là chủ yếu? đồng ) + Sau khi thực dân Pháp xâm lược + Xuất hiện các ngành kinh tế: Khai thác những ngành kinh tế nào mới ra đời khoáng sản, nhà máy, đồn điền, có đường ở nước ta? ô tô, xe lửa. + Ai là người được hưởng những + Thực dân Pháp được hưởng tất cả các nguồn lợi do phát triển kinh tế? nguồn lợi đó. * GV nhận xét, bổ sung. 3.3: Làm việc nhóm. 2. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân ta. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm, - Thảo luận nhóm. 27
  28. trả lời. - Đại diện trình bày ý kiến. + Trước khi thực dân Pháp vào xâm + Tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân. lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào? + Đến đầu thế kỉ XX xuất hiện thêm + Các tầng lớp mới: Viên chức, trí thức, những giai cấp, tầng lớp mới nào? chủ xưởng, công nhân. + Đời sống của công nhân, nông dân + Nông dân mất ruộng đất đói nghèo, vào Việt Nam lúc bấy giờ ra sao? làm công nhân đời sống vô cùng cực khổ. - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng so - HS trao đổi nhóm, làm bài trên phiếu. sánh (Phiếu) - GV nhận xét, kết luận - Đại diện trình bày. 4. Củng cố - Gọi HS đọc tóm tắt trong SGK. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau. 28
  29. Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 2. Kĩ năng: Kể một việc làm của mình dù rất nhỏ và tự rút ra bài học. *KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. Kĩ năng tư duy phê phán. 3. Thái độ: Có ý thức trước trách nhiệm của mình, không đổ lỗi cho người khác. II. Tài liệu và phương tiện: - GV: SGK III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS trả lời. - Thế nào là người có trách nhiệm về việc làm của mình? - Nhận xét. 3. Bài mới: - HS nghe. 3.1: Giới thiệu bài. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải 3.2: Xử lí tình huống (Bài 3 SGK). quyết phù hợp trong mỗi tình huống . - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. - Thảo luận tình huống theo nhóm. *KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng tư duy phê phán. - Theo dõi, giúp đỡ thêm. - Gọi các nhóm trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, kết luận. * Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm 3.3: Tự liên hệ bản thân. * Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) Và tự rút ra bài học. - Gợi ý HS nhớ lại một việc làm dù rất nhỏ chứng tỏ mình có trách nhiệm - HS theo dõi. hoặc thiếu trách nhiệm. + Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em làm gì ? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? *KNS: Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. - Gọi HS trình bày trước lớp. - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, kết luận: *Kết luân: + Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta 29
  30. thấy vui và thanh thản và ngược lại. + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cản thận nhằm mục đích tốt đẹp. Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm. *Bài tập KNS: - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: (7) Những tình huống gây căng thẳng - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp - HS trao đổi cặp, làm bài. khoanh tròn vào những tình huống em thường bị căng thẳng. - Gọi HS trình bày. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét – kết luận: *Đáp án: Những tình huống thường bị căng thẳng: Tình huống 1,2,3,5,8,9,14,18 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: (7) Tâm trạng khi căng thẳng. - Yêu cầu HS khoanh tròn vào chữ số - HS làm bài cá nhân. chỉ tâm trạng mà em thường có khi bị căng thẳng. - Gọi HS trình bày. - HS trình bày. - GV nhận xét – Kết luận: *Đáp án: Khi bị căng thẳng thường có tâm trạng buồn, tức giận, sợ hãi, mất ngủ, hoảng hốt, lo lắng, chán nản, ăn không ngon, không tập trung tư tưởng học tập. 4. Củng cố - Gọi HS nêu ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài giờ sau. 30
  31. Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2019 Tập làm văn: KIỂM TRA VIẾT: TẢ CẢNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức đã học về văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ ghi đề kiểm tra. III. Hoạt đông dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - HS lắng nghe. 3.1: Giới thiệu bài. 3. 2: Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề bài. Đề bài: Tả ngôi nhà của em. - 2 HS đọc. - Gọi HS đọc đề bài (bảng phụ) - Đọc đề, xác định yêu cầu. - Gọi HS xác định yêu cầu. - Hướng dẫn HS viết bài. - Lắng nghe. - Nhắc nhở: Bài viết đảm bảo bố cục, chọn chi tiết tả đặc trưng, nổi bật, sắp xếp trình tự tả hợp lí - Viết bài vào vở. - Yêu cầu HS viết bài. - Quan sát, gợi ý giúp HS yếu. - Nộp bài. - GV thu bài. 4. Củng cố - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Viết lại bài văn. 31
  32. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 22) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học. 2. Kĩ năng: Xác định được hướng giải và giải được các bài tập cụ thể theo các dạng toán nêu trên 3. Thái độ: Chăm chỉ làm bài tập. II. Đồ dùng dạy - học : - GV: Bảng phụ BT2, BT3. III. Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên làm bài 4 (T. 21) - 1 HS thực hiện - Nhận xét đánh giá *Đáp số: 20 bao 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: (22) - Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, - 1HS đọc. cách giải. - HS nêu. - Ycầu HS làm bài. ? em - Nhận xét. Chữa bài. Nam - Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số Nữ đó. ? em - HS làm bài vào nháp. 1HS lên bảng giải Bài giải Theo sơ đồ, số học sinh nam là: 28 : (2 + 5) x 2 = 8 (học sinh) Số học sinh nữ là: 28 – 8 = 20 (học sinh) Đáp số: Nam : 8 học sinh Nữ : 20 học sinh Bài 2: (22) - Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, - 1HS đọc. cách giải. - HS nêu. - Ycầu HS làm bài. Dài - Nhận xét. Chữa bài. - Củng cố cách giải bài toán tìm hai Rộng 15 m số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 32
  33. - HS trao đổi cặp làm bài. 1 cặp giải bài trên bảng phụ. Bài giải Theo sơ đồ, chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : (2 – 1) x 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 (m) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (30 + 15) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90 m Bài 3: (22) - Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, - 1HS đọc. cách giải. - HS nêu. - Bài có thể làm bằng 2 cách. Tóm tắt 100km : 12l xăng 50km : l xăng? - Ycầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS giải trên bảng phụ. Bài giải - Nhận xét. Chữa bài. 100 km gấp 50 km số lần là : - Củng cố phương pháp giải toán 100 : 50 = 2 (lần) theo cách “tìm tỉ số” Ô tô đi 50 km tiêu thụ số l xăng là : 12 : 2 = 6 (l) Đáp số : 6 l xăng Bài 4: (22) - Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, - 1HS đọc. cách giải. - HS nêu. - Ycầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét. Chữa bài. Bài giải - Củng cố cách giải bài toán liên quan Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn đến quan hệ tỉ lệ và giải bằng cách ghế thì phải làm trong thời gian là : “rút về đơn vị” 30 x 12 = 360 (ngày) Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là : 360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày 4. Củng cố - Gọi HS nêu các dạng toán được luyện tập. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bị bài mới. 33
  34. Địa lí: SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam. 2. Kĩ năng: Chỉ vị trí mọt số con sông và trình bày được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam trên bản đồ. Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ; sử dụng lược đồ SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: +Tại sao nói nước ta có khí hậu nhiệt - 2 HS trình bày. đới gió mùa? + Nêu những ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc theo nhóm 2. 1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: - Yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát - HS đọc SGK, quan sát lược đồ, thảo lược đồ, đọc chú giải (SGK) trao đổi luận nhóm. trong nhóm. - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện trình bày kết hợp chỉ trên bản đồ. + Nước ta có nhiếu sông hay ít sông? + Nước ta có nhiều sông, phân bố rộng khắp cả nước. + Kể tên và chỉ trên lược đồ (hình 1) vị + Sông Hồng, sông Thái Bình, Sông trí một số sông ở Việt Nam. Tiền, Sông Hâụ, sông Đồng Nai, Sông Mã, Sông Cả. + Nhận xét về sông ngòi ở miền + Sông ngắn và dốc. Trung. - GV nhận xét bổ sung. Kết luận. - HS lắng nghe. 3.3: Làm việc theo nhóm 4 2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. - Yêu cầu HS đọc và quan sát hình 2, 3 - HS đọc SGK, quan sát H 2,3 thảo luận (SGK) trao đổi trong nhóm. nhóm. - Đại diện trình bày. + Mùa nào nước sông cạn, mùa nào + Mùa khô nước sông cạn, mùa mưa 34
  35. nước sông lên cao? Vì sao sông lại có nước sông lớn. Sông có đặc điểm này là đặc điểm này? do khí hậu mang đến (khí hậu nhiệt đới, gió mùa) + Tại sao nói, sông nước ta mang + Do mưa to nước cuốn chôi theo lớp nhiều phù sa? đất màu vùng núi. - GV nhận xét bổ sung, rút ra kết luận. - HS lắng nghe. 3.4: Làm việc cả lớp 3. Vai trò của sông ngòi - Yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 - 2 HS đọc thông tin. (SGK) - HS phát biểu. + Hãy kể về vai trò của sông ngòi đối + Bồi đắp nên nhiều đồng bằng; là với đời sống của con người. nguồn thuỷ điện; là đường giao thông - Gọi HS chỉ trên bản đồ 2 đồng bằng - 3 HS lên bảng thực hiện. lớn và những con sông bồi đắp nên chúng, vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-li, Trị An, Tuyên Quang. - Nhận xét, kết luận. - 1 HS nêu phần tóm tắt cuối bài. * Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Giáo dục HS sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt - Lắng nghe. hàng ngày. 4. Củng cố - Gọi HS đọc phần kết luận cuối bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài sau. 35
  36. Hoạt động tập thể NHẬN XÉT NỀ NẾP TUẦN 4 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu, nhược điểm trong tuần. - Giáo dục HS ý thức tự giác thực hiện nội quy của trường lớp đề ra. II. Tiến hành: 1. GV nhận xét ưu, nhược điểm trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện nền nếp do nhà trường, liên đội và lớp tương đối tốt. - Học tập: Đa số đã có ý thức học tập, về nhà có học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Trang phục đúng quy định. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Các hoạt động khác: Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ, các hoạt động giữa giờ. + Tuyên dương: . * Nhược điểm: - Một số em còn chưa chú ý trong giờ học : II. Phương hướng tuần sau: - Thực hiện nghiêm túc nền nếp quy định. - Tiếp tục ổn định nền nếp lớp. - Nghiêm túc học bài và làm bài theo yêu cầu. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ đề 1: Kỹ năng Giao tiếp ở nơi công cộng” Kĩ năng sống Chủ đề 1 KĨ NĂNG GIAO TIẾP Ở NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Làm và hiểu được nội dung bài tập 3. 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh có kĩ năng giao tiếp nơi công cộng và ứng xử văn minh. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh có ý thức tôn trọng người già và lịch sự nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Xử lý tình huống. Bài tập 3: 36
  37. - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức:Khi đi trên xe buýt phải biết nhường chỗ ngồi cho cụ già, em bé và phụ nữ có thai.Phải có thái độ, lời nói lịch sự khi làm phiền người khác. HĐ 2: Đóng vai *Tình huống 1: - Số người: Các thành viên trong tổ. - Vai: cụ già, em bé và các người ngồi trên xe. *Tình huống 2: - Số người tham gia: Các thành viên trong tổ. - Phân vai: Một số người ngồi xem phim và một số em nhỏ đi xem phim muốn đi nhờ vào trong. * HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá. * GV kết luận chung IV. Củng cố dặn dò - Chúng ta vừa học kĩ năng gì ? - Về chuẩn bị bài sau. 37
  38. Luyện toán: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) Luyện Tiếng Việt: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện viết BÀI 4: KIÊN ĐÀI - DI TÍCH CẤP QUỐC GIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Viết đúng tốc độ, mẫu chữ, cỡ chữ. 2. Kĩ năng: - Nhìn chép bài văn, viết sạch đẹp, rõ ràng 3. Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Mẫu chữ HS: - Vở luyện viết (vở in) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1. Giới thiệu bài: 1. Tổ chức: Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra vở tập viết của HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Nội dung bài: a, Hướng dẫn HS nghe viết. - Đọc toàn bài - Lắng nghe - Yêu cầu HS đọc lại bài văn cần viết. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Kiên Đài – Di tích cấp Quốc gia. - Kiên Đài – Di tích cấp Quốc gia có đặc - Là 1 xã vùng sâu của huyện Chiêm điểm như thế nào? Hóa, có địa thế hiểm trở, là vùng giáp ranh giữa Tuyên Quang và Bắc Kan 38
  39. - Kiên Đài diễn ra sự việc gì? - Được Đảng, bác Hồ và nhiều cơ quan Trung Ương chọn làm nơi ở và làm việc trong thời gian từ năm 1948 đến năm 1952. + Nội dung của bài nói lên điều gì? - Trả lời : Bài văn nói về một di tích Quốc gia thuộc huyện Chiêm Hóa - Yêu cầu HS tìm những từ khó, dễ lẫn - Hs tìm từ dễ lẫn và luyện viết ra nháp: khi viết. Giáp ranh, vị trí, - Yêu cầu HS viết bài vào vở luyện viết - Nhìn-viết bài vào vở. - Đọc cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi - Nhận xét bài viết của học sinh (Chú ý - Nghe những em viết chậm, chữ viết chưa đẹp) 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Rèn luyện chữ viết nhiều cho đẹp hơn. 39
  40. 3.1. Giới thiệu bài: 1. Tổ chức: Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra vở tập viết của HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Nội dung bài: a, Hướng dẫn HS nghe viết. - Đọc toàn bài - Lắng nghe - Yêu cầu HS đọc lại bài văn cần viết. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Phiên chợ vùng cao. - Phiên chợ vùng cao có những dân tộc - Mông, Tày, Nùng, Dao nào sinh sống? - Ở đây có những làn điệu dân ca nào? - Tính tẩu, Páo dung, khèn Mông + Nội dung của bài nói lên điều gì? - Trả lời : Bài văn nói về nét độc đáo của chợ phiên vùng cao - Yêu cầu HS tìm những từ khó, dễ lẫn - Hs tìm từ dễ lẫn và luyện viết ra nháp: khi viết. đặc trưng, chuyện trò, Páo dung, - Yêu cầu HS viết bài vào vở luyện viết - Nhìn-viết bài vào vở. - Đọc cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi - Nhận xét bài viết của học sinh (Chú ý - Nghe những em viết chậm, chữ viết chưa đẹp) 40