Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

docx 12 trang Hùng Thuận 26/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_va_tieng_viet_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

  1. TUẦN 5: MÔN: TOÁN LỚP: 5D TIẾT 12 Ngày 25/ 10 / 2021 TOÁN ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng. 2.Kĩ năng: -Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. -Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. 3.Thái độ: Thích học toán, giải toán. 4.Góp phần phát triển các năng lực: +Phẩm chất: -Có tinh thần ham học hỏi. Khám phá +Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học *Bài tập cần làm: Bài 2a, b, c dòng thứ nhất /23; bài 3/23; bài 2a, b, c, d dòng thứ nhất /24. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:- Bảng phụ ghi bài tập 1a HS: SGK, bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS A.MỞ ĐẦU: -Yêu cầu HS hát. - Hát. -Báo cáo sĩ số. -Lớp trưởng báo cáo sĩ số. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: a/Giới thiệu bài: -GV: Tiết này các em ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài -HS lắng nghe. và đo khối lượng. -GV ghi tựa bài lên bảng. -HS nhắc lại. b/Luyện tập, thực hành: *Bài 2a,b,c (dòng thứ nhất): Cả lớp -Yêu cầu HS đọc đề. - 1 HS CHT đọc - Yêu cầu làm gì? - Viết số hoặc phân số vào chỗ chấm - Các bài a, c có dạng gì? - Bài a đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và bài c đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn - Yêu cầu HS làm vào SGK. -HS làm SGK. 1 a/135m = 1350dm c/ 1mm = cm 10 b / 8300dm = 830 m *Bài 3/23: Cả lớp -GV yêu cầu HS đọc đề. -1HS đọc: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm -Yêu cầu HS làm vào vở
  2. - GV hướng dẫn và sửa bài - HS tự làm bài vào vở. - Tiếp nối lên bảng sửa bài. 4km 37m = 4037 m 354dm = 35m 4dm 8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 40m - GV nhận xét. - Cả lớp nhận xét. *Bài 2a,b,c /24: Cả lớp - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Bài 2a, b, c, d có dạng gì? - 2 HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé; bé sang lớn; 2 -Yêu cầu HS làm vào SGK. đơn vị sang 1 đơn vị và ngược lại - HS làm vào SGK 2a,b,c. a/ 18yến = 180 kg b/ 430kg = 43yến c/ 2kg 326g =2326g - Nhận xét. - Sửa bài +Cả lớp nhận xét. C.VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM: - Gọi 2 HS nêu lại bảng đơn vị đo độ dài. - Về tập làm lại các bài tập. -HS nêu. - Về nhà đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn -HS thực hiện. học của em và tính diện tích mặt bàn đó. -HS nghe và thực hiện. - Nhận xét tiết học. *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
  3. TUẦN 5: MÔN: TẬP ĐỌC LỚP: 5D TIẾT 6 Ngày 25/ 10 / 2021 TẬP ĐỌC Ê-MI-LI, CON (Trích) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của 1 công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN. 2.Kĩ năng: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; đọc diễn cảm được bài thơ. - Thuộc lòng 01 khổ thơ trong bài. 3.Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh 4.Góp phần phát triển các năng lực: +Phẩm chất: -Khả năng khám phá, ham học hỏi. +Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Gv :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh, ảnh về những cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước VN ; đoạn thơ luyện đọc diễn cảm - HS : SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.MỞ ĐẦU: -GV yêu cầu HS hát. - Hát tập thể. -Báo cáo sĩ số. -Lớp trưởng báo cáo. B.KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi vài HS đọc bài « Một chuyên gia máy xúc » - Đọc bài và trả lời câu hỏi của GV và trả lời câu hỏi + Ngoại hình anh A-lếch-xây cò gì nổi bật ? +Nội dung của bài là gì ? - Nhận xét C.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI : a/ Giới thiệu bài: -GV : Bài Ê-mi-li, con mà các em học hôm nay kể -Theo dõi. về hành động dũng cảm của 1 công dân Mĩ – chú Mo-ri-xơn. Ngày 2-11-1965, chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược VN. Xúc động trước hành động của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài Ê-mi-li, con b/ HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:  Luyện đọc: - HS đọc xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ. - Giới thiệu tranh minh hoạ; ghi bảng các tên riêng - Đọc to, rõ; cả lớp theo dõi phiên âm. - Quan sát - HD HS đọc bài thơ theo từng khổ.  Tìm hiểu bài (Trả lời câu 1,2,3,4.) - Đọc theo HD của GV qua 4 khổ thơ.
  4. - Câu 1 : Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện - Đọc theo HD. Giọng chú Mo-ri-xơn trang tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li. nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, - Câu 2 :Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến hồn nhiên. tranh xâm lược của đế quốc Mĩ? - Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa-“không nhân - Câu 3 : Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ danh ai” và vô nhân đạo biệt? (HS CHT) - Chú nói trời sắp tối, không bế bé Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ « Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” - Câu hỏi bổ sung: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với - Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi con:”Cha đi vui ”? chú đã đi thanh thản, tự nguyện. - Câu 4 :Em có suy nghĩ gì về hành động của chú - Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho Mo-ri-xơn? (HSHTT) nhân dân VN, đó là hành động chính nghĩa của những người yêu chuộng hòa bình.  Luyện tập – thực hành: - Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ. -Đoc theo HD của GV - Cho HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng 1 khổ - Nối tiếp nhau đọc; lớp nghe và nhận xét góp ý thơ. cho bạn D.VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM: - Gọi nhiều HS nêu ý chính của bài - Ca ngợi hành động dũng cảm của 1 công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN. - Sửa chữa, ghi bảng. - Ghi vào vở. - Về tiếp tục HTL cả bài thơ. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
  5. TUẦN 5: MÔN: LTVC LỚP: 5D TIẾT 6 Ngày 25/ 10 / 2021 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). 2.Kĩ năng:- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1,mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. 3.Thái độ: Thích tìm từ đồng âm. 4.Góp phần phát triển năng lực: +Phẩm chất: -Khả năng khám phá, ham học hỏi, cẩn thận. +Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ ghi bài tập 1 phần Nhận xét - HS: SGK III.CÁC NỘI DUNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS A.MỞ ĐẦU: -Yêu cầu HS hát. - Hát tập thể -Báo cáo sĩ số. -Lớp trưởng báo cáo. B.KIỂM TRA BÀI CŨ: -Gọi HS đọc đoạn văn ở BT3. - Đọc to, rõ, cả lớp theo dõi -Nhận xét, sửa chữa. - Lắng nghe nhận xét của GV C.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: a/Giới thiệu bài: -GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài từ đồng - Theo dõi âm. -GV ghi tựa bài lên bảng. -Vài HS nhắc lại. b/Nhận xét: *Bài 1: HS CHT -GV yêu cầu HS đọc đề. - Đọc yêu cầu BT - Làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của +Câu(cá): Bắt cá, tôm, bắng móc sắt nhỏ mỗi từ câu. (thường có mồi) +Câu(văn): đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn. - Chốt ý: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn - Lắng nghe. toàn giống nhau(đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm. c/ Phần ghi nhớ: - Cả lớp đọc thầm - Nhìn SGK đọc - 2 HS nhắc lại ghi nhớ. - Đọc to, rõ nội dung ghi nhớ d/ Luyện tập – thực hành: *Bài tập 1: Làm miệng - Gọi từng học sinh nêu nghĩa các từ đồng âm - Đọc yêu cầu BT làm
  6. + Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, ; Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền VN. + Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, ; Đá trong đá bóng: đưa chân ra hất mạnh +Ba trong ba và má: bố(cha, thầy, ); ba trong ba tuổi: Số tiếp theo số 2 của dãy số tự nhiên. - Kết luận chung *Bài tập 2: Làm vở -GV yêu cầu HS đọc đề. - Đọc yêu cầu BT, làm bài - HS tự làm và trình bày (HS CHT) VD: Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp./ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam *Bài tập 3: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS đọc đề. - Đọc yêu cầu BT - Gọi HS trả lời (HS HTT) - Nam nhằm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.) - GV nhận xét, sửa chữa *Bài tập 4: -Yêu cầu HS đọc đề bài. -HS đọc đề. -Yêu cầu HS làm cá nhân. -HS thực hiện: +Câu a: con chó thui; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín. +Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng) - GV cùng cả lớp theo dõi, khen ngợi, tuyên dương - Lắng nghe tổ trả lời đúng. D.VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM: - Đọc lại nội dung ghi nhớ. - Nhiều HS đọc phần ghi nhớ. - Cho HS tìm từ đồng âm trong hai câu sau: -HS tìm. - Con bò sữa đang gặm cỏ. - Em bé đang bò ra chỗ mẹ. - Nhiều HS nêu VD - Bà la đang la con la./ con ngựa đá con ngựa đá. - Nhận xét tiết học. *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
  7. TUẦN 5: MÔN: CHÍNH TẢ LỚP: 5D TIẾT 5 Ngày 27 / 10 / 2021 CHÍNH TẢ MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Viết đúng bài chính tả. không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng đoạn văn. 2.Kĩ năng: - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. 3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích viết chính tả. 4.Góp phần phát triển các năng lực: +Phẩm chất: -Khả năng ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá. +Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng kẻ mô hình cấu tạo vần +HS: Vở, viết , bút chì. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.MỞ ĐẦU: -GV yêu cầu HS hát. -HS hát. -Báo cáo sĩ số. -HS báo cáo. B.KIỂM TRA BÀI CŨ: -Cho HS chép các tiếng: tiếng, kiến, bìa, mía vào - HS tham gia làm. mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh - Lớp theo dõi (Tiếng, kiến dấu thanh đặt trên âm trong từng tiếng. ê; bìa, mía:đặt trên âm i vì không có âm cuối). -Nhận xét C.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: a/ Giới thiệu bài: -GV: Hôm nay chúng ta học bài Một chuyên gia - Theo dõi máy xúc. -GV ghi tựa bài lên bảng. -HS nhắc lại. b/ Luyện tập – thực hành: *Bài tập 2: Làm việc cá nhân. -GV yêu cầu HS đọc đề. - Đọc yêu cầu BT - Viết vào nháp những tiếng chứa ua, uô. - Của, múa; cuốn, cuộc, buôn, muôn. - Gọi HS nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh - Trong các tiếng có ua (không có âm cuối): đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua- chữ u Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô- chữ ô. -GV nhận xét. *Bài tập 3: Làm SGK -GV yêu cầu HS CHT đọc đề. - Đọc yêu cầu BT. - Cho HS tự làm -HS tự làm + Muôn người như một: ý nói đoàn kết 1 lòng.
  8. - Em hiểu nghĩa của các thành ngữ trên là thế nào? + Chậm như rùa: quá chậm chạp. (HS HTT) + Cày sâu cuốc bẫm: Chăm chỉ làm việc trên - Giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ ruộng đồng. Ngang như cua: Tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến. D.VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM: -Nhắc lại quy tắc đámh dấu thanh các tiếng chứa - 2 HS nêu lại. các nguyên âm đôi ua / uô. -Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh của các -HS thực hiện. tiếng: lúa, của, mùa, chùa. -GV nhận xét, tiết học. -HS lắng nghe. *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
  9. TUẦN 5: MÔN: TOÁN LỚP: 5D TIẾT 13 Ngày 27 / 10 / 2021 TOÁN ĐỀ -CA - MÉT VUÔNG HÉC- TÔ MÉT VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, hec-tô-mét vuông. 2.Kĩ năng: - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông, đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. - Biết chuyển đổi số đo diện tích ( Trường hợp đơn giản) 3.Thái độ: Thích học toán, giải toán. 4.Góp phần phát triển các năng lực: +Phẩm chất: -Khả năng tư duy, ham học hỏi, sáng tạo. +Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3a. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:Hình vẽ biểu thị 1 dam2 HS: Bảng con, sgk III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.MỞ ĐẦU: -GV cho HS hát. - Hát. -Báo cáo sĩ số. -Lớp trưởng báo cáo. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: a/ GV giới thiệu bài: -GV: Hôm nay các em học đo đơn vị mới dam2 và - Lớp lắng nghe hm2 . b/ GV giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích dam2 - HS chú ý và hm2 : * Đề-ca-mét vuông: +Hình thành biểu tượng về Đề-ca-mét vuông - GV: Để đo diện tích, người ta còn dung đơn vị đề- ca-mét vuông - Cho HS quan sát hình vẽ biểu diễn 1 đề-ca-mét -Hs quan sát vuông (hình vuông cạnh dài 1 dam thu nhỏ, chia thành 100 hình vuông có cạnh dài 1m, như SGK -Gv: đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có -1 dam cạnh dài bao nhiêu? -Gv giới thiệu cách viết tắt và đọc Viết tắt là : dam2
  10. Đọc là: đề-ca-mét vuông +HS đọc: Đề-ca-mét vuông -Quan sát hình vẽ biểu diễn 1 dam2 cho biết: +Có bao nhiêu hình vuông nhỏ(cạnh dài 1dam)ở bên -100 hình vuông nhỏ trong hình vuônglớn? +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu? -1m2 -Vậy 100 hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu? - 100m2 GV: Vậy hình vuông 1 dam2 gồm 100 hình vuông 1m2 cũng có nghĩa là: 1 dam 2 = 100 m2 ( Gv ghi bảng) -HS nhắc lại *Héc-tô-mét vuông: Hướng dẫn tương tự Đề-ca-mét vuông. c/ Luyện tập – thực hành: *Bài 1: Cả lớp -Yêu cầu HS đọc đề. -HS CHT đọc đề. - Cho HS đọc số đo diện tích . -HS đọc như SGK nối tiếp từng em - Nhận xét *Bài 2: Cả lớp -Yêu cầu HS đọc đề. -HS CHT đọc đề. - Cho HS viết các số đo diện tích vào SGK . -HS lần lượt viết các số đo vào SGK . a/ 271 dam2; b/ 18954 dam2 ; c/ 603 hm2 d/ 34620 hm2 - GV nhận xét *Bài 3a : Cả lớp -Yêu cầu HS đọc đề. -HS đọc: viết số thích hợp : - GV rèn kỹ năng đổi đơn vị đo cho HS a/ 2dam2 = 200m2 ; 3dam215m2=315m2 - GV hướng dẫn mẫu. 30hm2 =3000dam2 ;12hm25dam2= 1205dam2 - Cho HS làm bài vào vở -HS thực hiện. - Chữa bài cho lớp . C.VẬN DỤNG –TRẢI NGHIỆM: -Xem lại các bài tập và học thuộc đơn vị đo diện tích - HS đọc lại. vừa học. -Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe. *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
  11. TUẦN 5: MÔN: TẬP LÀM VĂN LỚP: 5D TIẾT 6 Ngày 27 / 10 / 2021 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: -Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ); nhận biết được lỗi trong bài và tự sử được lỗi. 2.Kĩ năng: Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. 3.Thái độ: Yêu thích văn tả cảnh. 4.Góp phần phát triển các năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng lớp ghi các đề bài của tiết Tả cảnh, 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp - HS: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.MỞ ĐẦU: - Ổn định tổ chức - Hát tập thể B.KIỂM TRA BÀI CŨ: a/ Giới thiệu bài: -GV: Hôm nay chúng ta học bài Trả bài văn tả -HS lắng nghe. cảnh. -GV ghi tựa bài lên bảng. -HS nhắc lại. b/ Nhận xét chung và HD HS chữa một số lỗi điển hình: - Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lí, ý rõ ràng. Thiếu sót:Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều, 1 số bài chỉ - Một số HS đọc chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp liệt kê tự chữa trên nháp. - Hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi điển hình về ý và - Cả lớp trao đổi về bài chữa. cách diễn đạt theo trình tự sau: - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu. c/ Trả bài và HD HS chữa bài: * Trả bài và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài - Đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi theo trình tự sau: - Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc - Sửa lỗi trong bài: sửa lỗi - Trao đổi, thảo luận dưới sự HD của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn - Học tập những đoạn văn, bài văn hay: (HS HTT) + Đọc 1 đoạn văn, bài văn hay
  12. - Tự chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài - Viết lại một đoạn văn trong bài làm làm của mình để viết lại cho hay hơn. - Trình bày to đoạn văn đã viết lại - Gọi 1 số HS trình bày đoạn văn đã viết lại (HS CHT) C.VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM: -Lắng nghe -Biểu dương những HD viết bài hay - Về sửa bài theo sự HD của GV - Những em viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn - Nhận xét tiết học *ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: