Giáo án Tin học Khối 5 - Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hùng Thuận 26/05/2022 6660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Khối 5 - Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_khoi_5_hoc_va_choi_cung_may_tinh_windows_mov.docx

Nội dung text: Giáo án Tin học Khối 5 - Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6 - Năm học 2021-2022

  1. Tuần 19 Lớp 5 Ngày soạn: 05/01/2022 Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6 (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức – kỹ năng: Biết cách sử dụng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, video để xây dựng đoạn phim ngắn hoặc làm album ảnh. 2. Năng lực: HS chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: HS tôn trọng nội quy và thực hiện nghiêm túc quy định về học tập. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phần mềm Windows Movie Maker. 2. Học sinh: Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho học sinh xem một đoạn video - Quan sát theo dõi video được làm từ phần mềm Windows movie maker 2.6 - Vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức HĐ 1: Giới thiệu phần mềm: - Phần mềm Windows Movie Maker 2.6 - Lắng nghe. cho phép tích hợp các dữ liệu đa phương tiện đã có trong máy tính như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình động, video, thành một tệp video. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng - Thực hiện thao tác khởi động. Windows Movie Maker để mở phần mềm. - Giao diện phần mềm Windows Movie - Quan sát giao diện phần mềm. Maker 2.6 như sau: HĐ 2: Hướng dẫn sử dụng phần mềm: Chèn hình ảnh và nhạc để trình chiếu: - HS thực hiện theo GV hướng dẫn. - Để chèn hình ảnh và nhạc để trình chiếu, em thực hiện các bước sau: Bước 1: Nháy vào Import Pictures để chèn tranh ảnh. Trên màn hình xuất hiện - HS lắng nghe. cửa sổ Import File. Nhấn giữ phím Ctrl
  2. 2 và nháy chọn vào các ảnh cần chèn. Sau đó nháy vào Import. Bước 2: Kéo hình ảnh từ vị trí A rồi thả xuống vị trí B. 3. Luyện tập - Yêu cầu HS chia thành các nhóm, - HS thực hiện theo nhóm máy phân công công việc cụ thể: - Trưởng nhóm, phụ trách chung - Một bạn viết kịch bản của sản phẩm - Một bạn chịu trách nhiệm tìm kiếm hình ảnh - Một bạn chịu trách nhiệm trình bày video trước lớp - Một bạn chịu trách nhiệm tìm kiếm âm thanh - Sau đó nhóm sẽ thực hành tạo ra một video theo chủ đề tự chọn - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS - HS nêu khó khăn trong quá trình thực yếu. hành - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài - HS báo cáo kết quả làm được. tập. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng HĐ 1: Vận dụng - GV hướng dẫn các nhóm đưa video - Lắng nghe, ghi nhớ lên youtube HĐ 2: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số em học tích cực. Dặn HS về chuẩn bị bài IV. Điều chỉnh sau bài dạy Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6 (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức – kỹ năng: Học sinh nắm được cách thao tác với phần mềm Windows movie maker 2.6. Nắm được công dụng của phần mềm, tạo được sản phẩm hoàn chỉnh từ phần mềm. 2. Năng lực: HS tích cực, tự giác hoàn hành công việc được giao đúng hẹn. 3. Phẩm chất: HS chủ động tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện. II. Đồ dùng dạy - học
  3. 3 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phần mềm Windows Movie Maker. 2. Học sinh: Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Em hãy nêu cách chèn hình ảnh và - HS nêu đầy đủ hai bước thực hiện. nhạc để trình chiếu trong phần mềm Windows movies maker? - Yêu cầu HS thực hiện chèn hình và - HS thực hiện đúng yêu cầu. nhạc để trình chiếu? - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức HĐ 1: Chỉnh sửa hiệu ứng cho từng ảnh: - HS thực hiện như hướng dẫn. - Để chỉnh sửa hiệu ứng cho từng hình ảnh, em nháy vào Collections chọn Video Effects. - Cửa sổ Video Effects hiện ra, em nháy chọn vào một hiêu ứng bất kì, kéo giữ chuột rồi thả vào hình ảnh cần thêm hiệu ứng. - Báo cáo kết quả - GV nhận xét, tuyên dương HĐ2: Thêm hiệu ứng chuyển cảnh: - Để thêm hiệu ứng chuyển cảnh (biểu - Chú ý lắng nghe tượng) giữa các hình ảnh em chọn Video Transitions. - Cửa sổ Video Transtions hiện ra, em nháy chọn vào một hiệu ứng bất kì kéo giữ chuột rồi thả vào để thêm hiệu ứng. - Cho HS thao tác tương tự để tạo hiệu ứng cho các hình ảnh còn lại. - HS quan sát GV làm mẫu cách làm bài Bước 3 : Sau khi hoàn thành sản phẩm, thực hành. em nháy vào Finish Movie, chọn Save - HS thực hiện tương tự các hình còn to my computer để đặt tên và lưu. lại. 3. Luyện tập - Các nhóm mở bài thực hành ở tiết 1, - Các nhóm thực hành theo yêu cầu tiếp tục thực hiện các thao tác chỉnh sửa hiệu ứng cho từng ảnh, thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các hình ảnh - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp - Một bạn đại diện lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Chú ý lắng nghe 4. Vận dụng HĐ 1: Để sản phẩm được tạo ra sinh động hơn, em có thể chèn thêm video/âm thanh bằng cách chọn Import - Lắng nghe
  4. 4 video/Import audio or music rồi thao tác tương tự như Import Pictures. Ngoài ra - Thực hành em cũng có thể cắt xén các đoạn âm thanh/video theo sở thích. HĐ 2: Củng cố, dặn dò - GV hướng dẫn HS cách lưu và cách - Quan sát đặt tên cho bài làm của mình. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số em thực hiện tốt. Dặn HS về nhà - Lắng nghe, ghi nhớ. chuẩn bị bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy