Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trần Thị Tính

docx 5 trang Hùng Thuận 26/05/2022 3980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trần Thị Tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_9_cac_dan_toc_su_phan_bo_dan_cu_tra.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trần Thị Tính

  1. Trường TH&THCS Vĩnh Hòa Kế hoạch bài dạy lớp 5B Địa lí CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư . - HSHTT: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động. - Có thái độ bình đẳng với các dân tộc thiểu số. * GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ bộ phận: Giúp HS hiểu sức ép của dân số đối với môi trường, sự cần thiết phải phân bố lại dân cư giữa các vùng. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực quan sát. 3. Phẩm chất: : Tôn trọng, đoàn kết các dân tộc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng dạy học - GV: Bài giảng điện tử, - HS: SGK, phương tiện học trực tuyến, các bài thuyết trình về một số dân tộc. 2. Dự kiến phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Vượt - HS chơi chướng ngại vật" - Cách chơi: Em hãy giúp chiếc xe của - HS lắng nghe và tiến hành chơi Xì-trum về nhà bằng cách vượt các chướng ngại vật. Mỗi chướng ngại vật là một câu hỏi. Câu hỏi 1:Hiện nay nước ta có dân số là bao nhiêu? A. 1,4 tỉ người B. 52 triệu người C. 97 triệu người D. 150 triệu người (Đáp án C) Câu hỏi 2: Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước khu vực Đông Nam Á? A. Đứng thứ tư Giáo viên: Trần Thị Tính
  2. Trường TH&THCS Vĩnh Hòa Kế hoạch bài dạy lớp 5B B. Đứng thứ ba C. Đứng thứ hai D. Đứng thứ nhất (Đáp án B) Câu hỏi 3: Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? A. Thiếu việc làm, kinh tế sa sút B. Gây sức ép lên giáo dục,y tế,nhà ở C. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường D. Cả ba ý trên đều đúng (Đáp án D) - GV nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Giới thiệu bài. - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư . - Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động. * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Các dân tộc. + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? + Nước ta có 54 dân tộc + Kể tên một số dân tộc ở nước ta? + Dân tộc Kinh, Thái, Mường, H’Mông, Tày, Dao, Zara - Chiếu bảng chứa tên 54 dân tộc và cho - HS nối tiếp nhau đọc. HS nối tiếp đọc theo từng cột. - Nước ta dân tộc nào là đông dân nhất? - Dân tộc Kinh đông dân nhất. - Vậy chúng ta thuộc dân tộc gì? - Thuộc dân tộc Kinh - Vậy dân tộc Kinh chủ yếu phân bố ở - Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các đâu? đồng bằng, ven biển. - Kể tên một số dân tộc ít người? - Các dân tộc ít người: Dao, Mông, Thái, Mường, Tày, - Các dân tộc ít người chủ yếu sinh sống + Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở ở đâu? vùng núi và cao nguyên. - GV nhận xét và kết luận. - Lắng nghe - Cho HS quan sát hình ảnh về một số - Quan sát. dân tộc - GV nêu: Thực tế hiện nay do sự phát - Lắng nghe triển kinh tế nên nhiều người là dân tộc Kinh nhưng lại đến các vùng đồi núi và cao nguyên để sinh sống và làm việc. Giáo viên: Trần Thị Tính
  3. Trường TH&THCS Vĩnh Hòa Kế hoạch bài dạy lớp 5B Ngược lại, những người dân tộc miền núi họ xuống dưới đồng bằng, xuống dưới thành phố để sinh sống, học tập và làm việc. Dù sống ở đâu nhưng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà. - Chiếu nội dung về đặc điểm dân tộc và - HS đọc lại cho HS đọc lại. *Hoạt động 2: Mật độ dân số. - Em hiểu thế nào là mật độ dân số? - HS nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên. - GV giảng: Để biết mật độ dân số người - Lắng nghe ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó. - Dựa vào công thức hãy tính mật độ - HS tính: 97 000 000 : 330 000 = 293 (dư dân số của nước ta hiện nay ? 31) Vậy mật độ dân nước ta khoảng 293 người/km2. - Chiếu bảng số liệu mật độ dân số của - Quan sát: một số nước Châu Á năm 2004 và năm 2020. + So sánh mật độ dân số năm 2020 so + Mật độ dân số nước ta nawmg 2020 cao với mật độ dân số 2004? hơn nhiều so với năm 2004. + So sánh mất độ dân số nước ra năm + Mật độ dân số nước ta cao hơn các nước 2020 so với mật độ dân số của các nước khác. Châu Á? - Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì - Mật độ dân số của Việt Nam rất cao. về mật độ dân số Việt Nam? - GV kết luận: Nước ta có mật độ dân - Lắng nghe số cao. * Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư. - Quan sát lược đồ mật độ dân số nước - Qaun sát và thực hiện ta và đọc kĩ phần chú giải. - Cho HS thảo luận theo 3 nhóm tương - Tiến hành vào nhóm để thảo luận ứng với 3 tổ trong thời gian 5 phút. Câu hỏi 1: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những khu vực nào? Thưa thớt ở những khu vực nào? Tại sao lại có sự phân bố như vậy? Câu hỏi 2: Phần lớn dân cư sống ở thành thị hay nông thôn? Tại sao? Giáo viên: Trần Thị Tính
  4. Trường TH&THCS Vĩnh Hòa Kế hoạch bài dạy lớp 5B - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và kết luận - Lắng nghe. 3. Hoạt động vận dụng : - Mật độ dân số đông và sự phân bố dân - HS trả lời. cư không đồng đều dẫn đến hậu quả gì? - GV chốt:Những hậu quả của mật độ dân cư đông và phân bố không đồng đều: + Gây tắc đường + Thừa lao động-thiếu việc làm + Rác thải sinh hoạt, - Chiếu hình ảnh về các hậu quả. - Quan sát. - Làm thế nào để giảm bớt những hậu - Hạn chế đi xe ô tô và xe máy, không vứt quả này? rác bừa bãi, - Chiếu 1 số hình ảnh giảm bớt những - Quan sát hậu quả đó. * Sử dụng phần mềm Kahoot củng cố - HS chơi. kiến thức cho HS: Đườnglink: toc-su-phan-bo-dan-cu/0264a0a5- a9e8-4b2f-b780-65171689feaa Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? A. 34 dân tộc B. 64 dân tộc C. 54 dân tộc ( Đáp án C) Câu 2: Mật độ dân số là: A. Số dân trung bình trên 1m2 B. Số dân trung bình trên 10km2 C. Số dân trung bình trên 1km2 D. Số dân trung bình trên 100km2 ( Đáp án C) Câu 3: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. A. Đúng B. Sai (Đáp án: A) Câu 4: Những dân tộc nào dưới đây sốngchủ yếu ở vùng núi phía Bắc? A. Khơ-me, Chăm Giáo viên: Trần Thị Tính
  5. Trường TH&THCS Vĩnh Hòa Kế hoạch bài dạy lớp 5B B. Tày, Nùng, Thái C. Ê-đê, Gia-rai D. Dao, Chứt, Co (Đáp án: B) Câu 5: Dân tộc Khơ-me có số dân đông nhất A.Đúng B. Sai (Đáp án: B) Câu 6: Dân cư nước ta phân bố khôngđồng đều gây ra hậu quả gì? A. Thành thị thừa nguồn lao động. Nông thôn thiếu nguồn lao động. B. Ô nhiễm môi trường C. Gây ùn tắc giao thông D. Cả 3 ý trên (Đáp án: D) Câu 7: Mật độ dân số = Tổng số dân : Diện tích đất tự nhiên A. Đúng B. Sai (Đáp án: A) Câu 8: Dân cư nước ta phân bố thế nào? A. Đồng đều B. Không đồng đều C. Đông đúc D. Thưa thớt (Đáp án: B) - GV nhận xét và kết luận. Giáo viên: Trần Thị Tính