Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ - Năm học 2023-2024

docx 46 trang Đào Yến 11/05/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_sach_chan_troi_sang_tao_chuong.docx

Nội dung text: Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ - Năm học 2023-2024

  1. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ Chuyên đề 3.1: HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ I. LÝ THUYẾT 1. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ a) Khái niệm - Hợp chất hữu cơ: là hợp chất của carbon trừ các oxide của carbon (CO, CO2), muối 2 carbonate ( CO3 ), cyanide (CN ), - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. b) Đặc điểm và tính chất - Liên kết: thường là liên kết cộng hóa trị o o - Tính chất vật lí: tnc và t s thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. - Tính chất hóa học: dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy. Phản ứng thường xảy ra chậm, không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định. Để tăng tốc độ phản ứng, cần đun nóng hoặc thêm xúc tác. c) Phân loại: gồm 2 loại - Hydrocarbon: chỉ được tạo thành từ 2 nguyên tố carbon và hydrogen. - Dẫn xuất của hydrocarbon: ngoài carbon còn có các nguyên tố như oxygen, nitrogen, sulfur, halogen (F, Cl, Br, I), 2. Nhóm chức và phổ hồng ngoại  Nhóm chức: là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất đặc trưng của hợp chất hữu cơ.  Phổ hồng ngoại: là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Mỗi liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ hấp thụ một vài bức xạ hồng ngoại đặc trưng cho liên kết đó dưới dạng các peak (các đỉnh). Số sóng (cm-1) Nhóm chức Hợp chất Ví dụ (số liệu theo SGK CTST 11) Halogen (F,Cl,Br,I) Dẫn xuất halogen CH3Cl, C2H5Br, OH Alcohol, phenol CH3OH, C6H5OH, 3 600 – 3 200 (O – H) O Ether CH3OCH3, 1 740 – 1 720 ( C = O) CHO Aldehyde CH CHO, 3 2 900 – 2 700 (C – H) C Ketone CH3COCH3, 1 725 – 1 700 (C = O) O 1 725 – 1 700 (C = O) COOH Carboxylic acid CH COOH, 3 3 300 – 2 500 (O – H) 1 750 – 1 735 (C = O) COO Ester HCOOCH , 3 1 300 – 1 000 (C – O) NH Amine bậc I CH3NH2, 2 3 500 – 3 300 (N H) NH Amine bậc II CH3NHCH3, Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 1
  2. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 N Amine bậc III (CH3)3N, II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. [KNTT] Trong các chất sau đây, chất nào là chất hữu cơ? C6H12O6, C12H22O11, C2H2, CO2, CaCO3. Bài 2. [CTST] Trong các chất sau Na2CO3, BaCl2, MgSO4, CH3COONa, C2H5Br, CaO, CHCl3, HCOOH. Xác định chất nào là hợp chất hữu cơ, chất nào là hợp chất vô cơ trong các chất trên Bài 3. [CTST] Cho các hợp chất sau: (1) CaCl 2; (2) CH2 = CH - Cl; (3) C6H5 - OH; (4) CaC2; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ba(NO3)2. Hợp chất nào là chất hữu cơ, hợp chất nào là chất vô cơ? Bài 4. [CTST] Cho các chất sau: NaCl, H2SO4, CH4, CH2=CH2, HCOONa, CH3-CH2-OH, CH3-CH=O, KOH, Ba(NO3)2, CO2, AI4C3, KCN. Chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ? Bài 5. [CD] Trong các chất sau đây, chất nào là chất vô cơ, chất nào là chất hữu cơ: CaCO3 (1); CO (2); CH3COONa (3); C6H5CH3 (4); CH3CH2CH2CN (5); CH3CH2SCH3 (6); CH3C=CCH2NH2 (7). Bài 6. [CTST] Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3COONa, C2H5Br, C2H6, CHCl3, HCOOH, C6H6. Cho biết chất nào là hydrocarbon chất nào là dẫn xuất hydrocarbon. Bài 7. [CD] Cho các hợp chất: C 3H6 (1), C7H6O2 (2), CCl4 (3), C18H38 (4), C6H5N (5) và C4H4S (6). Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon? Bài 8. [CTST] Cho các chất sau: CH3-CH2-CH3, CH3-NH2, CH2=CH-CH3, CH2=CH-COOH, CH2=CH-CH=CH2, CH3OH, CH=CH, C6H5OH, HCHO, CH3COOCH3, H2N-CH2-COOH. Chất nào là hydrocarbon, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon? Bài 9. [KNTT] Hãy phân loại các hợp chất hữu cơ cho dưới đây thành hai nhóm hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon. H C 3 H CH C 3 OH COOH CH3CH2CH=CHCH2CH3 Bài 10. [CTST] Hãy nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ về thành phần nguyên tố, tính chất vật lí, tính chất hóa học Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 2
  3. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 11. [CD] Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi –88,5 °C, 100 °C và 1 676 °C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó. Bài 12. [CD] Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O): o C2H6O l 3O2 g 2CO2 g 3H2O g rH298 1 300 kJ Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không. Bài 13. [KNTT] Glutamic acid là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt glutamic acid như mắt ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, Glutamic acid có công thức cấu tạo: HOOC–CH–CH2–CH(NH2)–COOH. Hãy nêu tên các nhóm chức có trong phân tử glutamic acid. Bài 14. [CTST] Chỉ ra các nhóm chức trong các chất hữu cơ sau (1) C2H5- O - C2H5 (2) C6H5 - NH2 (3) C2H5 - CHO (4) C2H5 – COOH (5) CH3 - CO - CH2 - CH3 (6) CH3 – OH (7) CH3 - COOH Bài 15. [CTST] Chỉ ra các nhóm chức trong các hợp chất hữu cơ sau: (1) CH3-CH2-OH; (2) CH3-NH-CH2-CH3; (3) CH3-O-CH2-CH3; (4) H-CH=O; (5) CH3-CH2-CH2-NH2; (6) CH3-CH2-CH2-COOH. Bài 16. [CTST] Glutamic acid là một trong 20 amino acid cần thiết cho cơ O thể, giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, xây dựng cấu trúc protein và trong các biến đổi sinh hoá của hệ thần kinh H2N OH trung ương. Hãy chỉ ra các nhóm chức trong glutamic acid, biết rằng glutamic acid có công thức cấu tạo như hình bên. Bài 17. [CD] Cho dãy chuyển hoá sau: (1) (2) (3) CaO  CaC2  C2H2  CH3CHO HO O calcium oxide calcium carbide acetylene acetaldehyde Trong các chuyển hoá trên, chuyển hoá nào được thực hiện bằng phản ứng hoá học: a) giữa hai chất vô cơ? b) giữa hai chất hữu cơ? c) giữa chất vô cơ và chất hữu cơ? Bài 18. [KNTT] Hãy giải thích: a) Tại sao chỉ hai nguyên tố carbon và hydrogen nhưng tạo được nhiều hợp chất hydrocarbon? b) Tại sao liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị? c) Tại sao các phân tử hợp chất hữu cơ thường dễ nóng chảy, dễ bay hơi và ít tan trong nước? d) Tại sao phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm? Bài 19. [CD] Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau: a) Khoanh vào nhóm nguyên tử tạo thành nhóm chức acid hoặc nhóm chức ester có trong phân tử các chất trên. b) Giải thích vì sao formic acid và methyl formate có thể thể hiện được tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức aldehyde. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 3
  4. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 O H H O O H C H C H C C O C H O H O H H H formic acid acetic acid methyl formate Bài 20. [CTST] Phổ hồng ngoại (IR) của hựp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là CH 4O được cho như hình bên dưới. Chất này thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông, làm dung môi trong nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photocopy và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ, Hãy cho biết dựa vào peak nào có thể dự đoán được (X) là một alcohol. Bài 21. [KNTT] Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm –OH trên phổ hồng ngoại của chất sau: Bài 22. [KNTT] Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm C═O (ketone) trên phổ hồng ngoại: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 4
  5. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 23. [CTST] Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (Y) có công thức phân tử là C 2H4O2 như hình bên dưới. Chất (Y) này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polymer trong công nghiệp sản xuất sơn, chất kết dính, là dung môi hoà tan các chất hoá học, sản xuất và bảo quản thực phầm, đặc biệt dùng để sản xuất giấm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy xác định peak nào có thể chứng minh nhóm chức -COOH có trong (Y). Bài 24. [KNTT] Chất X có công thức phân tử là C5H10O và có phổ hồng ngoại như sau: Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy dự đoán nhóm chức có trong phân tử X. Bài 25. [KNTT] Chrysanthemic acid được tách từ hoa cúc, có công thức cấu tạo như sau: O OH Phổ hồng ngoại của chrysanthemic acid có năm tín hiệu sau: khoảng 1 650 cm -1; khoảng 1 715 cm-1;< 3000 cm-1; khoảng 3 100 cm-1; khoảng 2 200 – 3 600 cm-1. Xác định các nhóm cấu trúc hình thành năm tín hiệu này. Bài 26. [CTST] Ethanol (CH3CH2OH) và dimethyl ether (CH3-O-CH3) là 2 chất có cùng công thức C2H6O. Ethanol hiện diện trong đồ uống có cồn, nếu sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ. Dimethyl ether được sử dụng làm chất đẩy trong các sản phẩm bình xịt (keo xịt tóc, keo xịt diệt côn trùng, ). Quan sát phổ hồng ngoại sau đây và cho biết phổ này tương ứng với chất nào trong 2 chất nêu trên. Giải thích. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 5
  6. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 27. [CTST] Heptanoic acid được ứng dụng trong mĩ phẩm, nước hoa và các ứng dụng tạo mùi thơm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức carboxyl. Bài 28. [CTST] Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một chất dễ bay hơi. dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong Y có nhóm chức aldehyde Bài 29. [CD] Phân tử của mỗi chất A, B và D chứa một trong các nhóm chức: alcohol, ketone hoặc carboxylic acid. Biết rằng trên phổ IR, A cho các hấp thụ đặc trưng ở 2 690 cm −1 và 1 Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 6
  7. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 715 cm−1; B chỉ có hấp thụ đặc trưng ở 3 348 cm −1 còn D cho hấp thụ đặc trưng ở 1 740 cm−1. Cho biết nhóm chức có trong phân tử mỗi chất A, B và D. Bài 30. [CD] Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm −1, 2860 cm−1, 2668 cm−1 và 1712 cm−1. Hợp chất hữu cơ này là chất nào trong số các chất: CH3COOCH2CH2 (A), CH3CH2CH2COOH (B), HOCH2CH=CHCH2OH (C)? Bài 31. [CD] Cho phổ IR của ba chất hữu cơ như hình dưới đây. Hãy cho biết mỗi hình ứng với chất nào trong các chất sau: HOCH2CH2OH (1); CH3CH2CHO (2); CH3COOCH3 (3). Bài 32. [CD] Cho phản ứng: a) Có những nhóm chức nào trong phân tử mỗi chất hữu cơ ở phản ứng trên? b) Sau khi tiến hành phản ứng một thời gian, người ta tách được một chất hữu cơ tinh khiết từ hỗn hợp phản ứng. Có thể ghi và sử dụng phổ hồng ngoại của chất lỏng này để xác định chất đó là CH3COOCH2CH3 hay CH3COOH hoặc CH3CH2OH được không? Vì sao? Bài 33. [CD] Đốt cháy hoàn toàn chất A tạo thành CO2 và H2O. a) Trình bày phương pháp nhận ra sự có mặt của CO2 và H2O trong sản phẩm cháy. b) Những nguyên tố nào chắc chắn có mặt trong chất A? Nguyên tố nào có thể có trong thành phần chất A? Cần thêm dữ kiện nào để chắc chắn điều này? c) Trên phổ IR của A thấy có hấp thụ ở 1 720 cm−1. Nhóm chức nào có thể có trong phân tử chất A? III. TRẮC NGHIỆM Câu 1: [KNTT] Hợp chất hữu cơ là hợp chất của (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide, ) Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 7
  8. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen. Câu 2: [CD] Những phát biểu nào sau đây là đúng? (a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ. (b) Hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm các nguyên tố carbon và hydrogen là hydrocarbon. (c) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các carbide, ). (d) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hữu cơ. (e) Phổ hồng ngoại cho phép xác định loại nhóm chức có trong phân tử hữu cơ. (g) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion. Câu 3: [CTST] Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ phải luôn có nguyên tố A. carbon và hydrogen. B. carbon. C. carbon, hydrogen và oxygen. D. carbon và nitrogen. Câu 4: [KNTT] Hóa học hữu cơ là nghành hóa học chuyên nghiên cứu về các A. hợp chất hữu cơ. B. hợp chất vô cơ. C. hợp chất thiên nhiên.D. hợp chất phức. Câu 5: [CTST] Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. chậm, hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. Câu 6: [CTST] Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là A. liên kết cộng hoá trị. B. liên kết kim loại. C. liên kết hydrogen.D. liên kết ion. Câu 7: [CTST] Các hợp chất hữu cơ thường có A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ. C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan trong nước. Câu 8: [KNTT] Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng? A. Các hợp chất hữu cơ thường khí bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. B. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. D. Các phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và nhiều hướng khác nhau tạo ra hỗn hợp sản phẩm. Câu 9: [CTST] Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm A. carbon và hydrogen. B. hydrogen và oxygen. C. carbon và oxygen.D. carbon và nitrogen. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 8
  9. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Câu 10: [CD] Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ? A. Acetic acid. B. Urea.C. Ammonium cyannate. D. Ethanol. Câu 11: [KNTT] Xét phản ứng quang hợp: 6CO2 6H2O C6H12O6 6O2 . Chất nào trong phản ứng này thuộc loại hợp chất hữu cơ? A. CO2. B. H2O. C. C6H12O6. D. O2. Câu 12: [KNTT] Xét các chất CH4, HCN, CO2, CH2=CH2, CH3CH=O, Na2CO3, CH3COONa, H2NCH2COOH và Al4C3. Trong các chất này, số hợp chất hữu cơ là A. 3.B. 4. C. 5.D. 6. Câu 13: [KNTT] Phân tử chất nào sau đây không chỉ chứa liên kết cộng hoá trị? A. CH3CH₂OH.B. CH 3CH=O.C. CHCH. D. CH 3COONa. Câu 14: [KNTT] Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất? A. CO2.B. C₂H₂OH. C. Na 2CO3. D. N₂. Câu 15: [KNTT] Cho các hợp chất sau: CH 4, NH3, C2H2, CCl4, C2H4, C6H6. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 16: [KNTT] Biết rằng hydrocarbon no chỉ chứa liên kết đơn, hydrocarbon không no có chứa liên kết bội và hydrocarbon thơm có chứa vòng benzene. Xét các chất sau: H H H H H O H H C H H C Cl H C C O H H C C O H H H H H H H H C H H H H C H C C C C H C C H C C H H H C C H H H C H H Nhận định nào sau đây không đúng? A. Số hydrocarbon bằng 5. B. Số dẫn xuất hydrocarbon bằng 3. C. Số hydrocarbon no bằng 2.D. Số hydrocarbon không no bằng 3. Câu 17: [KNTT] Nhóm chức là gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu trên là A. nguyên tử. B. phân tử. C. nhóm nguyên tử.D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử. Câu 18: [CD] Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ? A. Vì biết được nhóm chức thì biết được thành phần các nguyên tố hoá học có trong phân tử hợp chất hữu cơ. B. Vì nhóm chức không bị biến đổi khi phân tử hữu cơ tham gia phản ứng. C. Vì nhóm chức tham gia vào các phản ứng trong cơ thể sống. D. Vì nhóm chức gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hữu cơ. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 9
  10. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Câu 19: [CD] Trường hợp nào dưới đây khoanh đúng nhóm chức carboxylic acid của ethanoic acid? H H O O H C C H C C O H O H A. H B. H H H O O H C C H C C O H O H C. H D. H Câu 20: [KNTT] Nhận định nào sau đây không đúng A. CH4, CH2=CH2 và CHCH là những hydrocarbon. B. CH3OH và HOCH2CH2OH là những alcohol. C. CH3COOH và CH2COOH)2 là những carboxylic acid D. CH3CH=O và CH3COCH3 là những aldehyde. Câu 21: [KNTT] Xét các chất sau: CH3 CH2OH CH2 CH2 CH2 CH CH2 CH3 CH COOH OH OH OH OH OH OH H2N[CH2]6NH2 HOOC [CH2]2 CH COOH HOOC[CH2]3COOH NH2 Nhận định nào sau đây không đúng? A. Số hợp chất hữu cơ đa chức (có 2 nhóm chức giống nhau trở lên) bằng 4. B. Số hợp chất hữu cơ tạp chức (có 2 nhóm chức khác nhau trở lên) bằng 2. C. Số hợp chất hữu cơ thuộc loại alcohol bằng 3. D. Số hợp chất hữu cơ thuộc loại carboxylic acid bằng 3. Câu 22: [KNTT] Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ.D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 23: Câu 24: [CD] Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2 817 cm−1 và 1 731 cm−1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây? A. CH3C(O)CH2CH3. B. CH 2=CHCH2CH2OH. C. CH3CH2CH2CHO. D. CH3CH=CHCH2OH. Câu 25: [CD] Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1 750 − 1 600 cm−1? A. Alcohol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde. Câu 26: Phổ IR của chất A được cho như Hình 8.2. A có thể là chất nào trong số các chất sau? A. CH3CH2−COOH B. CH3CH2CH2−CHO C. CH3CH2−NH−CH2CH3 D. CH3COCH2CH3 Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 10
  11. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 11
  12. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Chuyên đề 3.2: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ I. LÝ THUYẾT Phương Nguyên tắc Cách tiến hành Ví dụ pháp Tách ethanol Đun sôi hỗn hợp, chất nào có nhiệt độ sôi thấp (rượu) từ hỗn hợp hơn sẽ bay hơi trước, ngưng tụ hơi thu được nước và rượu, tách Chưng cất Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau chất lỏng. oxygen từ không khí, - Chiết lỏng – lỏng: + Cho hỗn hợp chứa chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi có khả năng hòa tan tốt chất cần chiết và không tan trong hỗn hợp ban đầu) Tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào Chiết tinh dầu, + Lắc đều, hỗn hợp trong phễu tách thành 2 lớp sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi ngâm rượu Chiết + Mở khóa phễu và lần lượt thu được từng lớp trường không trộn lẫn vào nhau. thuốc, . chất lỏng riêng biệt + Bay hơi dung môi từ dung dịch chiết thu được chất cần chiết - Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn. - Hòa tan chất rắn chứa tạp chất vào dung môi (nước, ethanol, ether, ) để tạo dung dịch bão Tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa hòa ở nhiệt độ cao. Tinh chế đường đỏ vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của Tách - Lọc nóng để loại bỏ phần chất rắn không tan. thành đường chúng theo nhiệt độ. - Để nguội và làm lạnh từ từ. trắng, . - Lọc lấy chất rắn kết tinh. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 12
  13. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Tách và tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự - Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí. khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong Xác định tỉ lệ và - Cho dung môi thích hợp chảy qua cột. Chất bị pha động (dung môi thích hợp được đổ vào trên cấu tạo của các hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt Sắt kí cột pha tĩnh) khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh chất màu trong trong dung môi sẽ đi ra khỏi cột trước. (bột silica gel, alumminium oxide, được nhồi màu thực phẩm, - Làm bay hơi dung môi từ dung dịch thu được trong một ống thủy tinh thẳng đứng) do sự khác màu sơn, mực in, thu được chất cần tách. nhau và khả năng hấp phụ trên pha tĩnh. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 13
  14. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. [KNTT] Hãy cho biết bản chất của các cách làm sau đây thuộc loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào? a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. b) Nấu rượu uống. c) Ngâm rượu thuốc. d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. Bài 2. [CTST] Hãy cho biết người ta đã sử dụng phương pháp tách nào trong các thí nghiệm sau: a) Quá trình làm muối ăn từ nước biển. b) Quá trình làm đường phản từ nước mưa. c) Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ tinh bột hoặc cellulose Bài 3. [CTST] Một hỗn hợp gồm dầu hoả có lẫn nước. Bằng cách nào để tách nước ra khỏi dầu hoà? Bài 4. [CD] Hình 9.5 mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau. a) Phương pháp nào đã được sử dụng để tách các chất ra khỏi nhau trong trường hợp này? b) Tên của các quá trình chuyển trạng thái của các chất từ vị trí A sang vị trí B, từ vị trí B sang vị trí C là gì? c) Thành phần các chất ở các vị trí A và C có giống nhau không? Vì sao? Bài 5. [KNTT] Một học sinh muốn tách một hỗn hợp gồm: benzoic acid, naphthalene và n-butylamine hoà tan trong ether. Đầu tiên, bạn học sinh thêm vào hỗn hợp dung dịch HCl và chiết phần dung dịch nước thì thu được dung dịch A. Sau đó, bạn thêm dung dịch NaOH vào phần còn lại và chiết phần dung dịch nước thì thu được dung dịch B. Phần còn lại là dung dịch C. Xác định các chất được chuyển vào các dung dịch A, B và C. Bài 6. [CD] Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g.mL−1. a) Tinh dầu nằm ở phần nào (A hay B)? b) Phương pháp để tách A và B ra khỏi nhau là phương pháp gì? Bài 7. [CTST] Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm benzene và aniline. Cho biết nhiệt độ sôi của benzene là 80,1 oC aniline là 184,1 oC. Bài 8. [KNTT] Để tách đường saccharose (succrose, C,H,O,) từ nước mía (đã làm sạch tạp chất rắn và tạp chất màu), người ta dùng phương pháp kết tinh lại. Nhược điểm của việc đun nóng nước đường để bay hơi nước và kết tinh đường là ở nhiệt độ cao, dung dịch nước đường đặc có thể bị caramel hoá (chuyển qua màu vàng nâu và có mùi đặc trưng) hoặc than hoá (chuyển thành carbon màu đen). Đề xuất biện pháp kết tinh đường tránh hiện tượng caramel hoá và than hoá này. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 14
  15. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 9. [CD] Ethyl iodide có khối lượng riêng là 1,94 g.mL −1 và có nhiệt độ sôi là 72 °C. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g.mL −1 và có nhiệt độ sôi là 78 °C. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường bị lẫn ethanol. Đề xuất phương pháp tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol. Bài 10. [CTST] Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tổ bằng phương pháp hoàn học, người ta làm như sau – Giai đoạn 1: Sử dụng lá tươi đã loại bỏ cuống là và gần chính. Sau đó cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền nát thật nhuyễn với một ít acetone, sau đó tiếp tục thêm acetone, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào một bình chứa, thu được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. – Giai đoạn 2: Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa thu được cho vào bình, lắc đều, rồi để yên. Vài phút sau quan sát thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp: • Lớp dưới có màu vàng là màu của carotenoid hoà tan trong benzene. • Lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp lục hoà tan trong acetone. Hãy cho biết trong 2 giai đoạn của quy trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp tách nào. Bài 11. [CTST] Mật ong để lâu thường có những hạt chất rắn xuất hiện ở đáy chai đó là hiện tượng gì? Bài 12. [CTST] Trong quy trình sản xuất đường từ cây mía, phương pháp kết tinh được sử dụng trong công đoạn nào? Bài 13. [CD] Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine. a) Phương pháp nào đã được sử dụng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả ở trên? b) Hình 9.2 mô tả hiện tượng xảy ra trong dụng cụ dùng thu lấy iodine trong thí nghiệm trên. Cho biết tên của dụng cụ này. c) Mô tả cách làm để tách riêng phần nước và phần hữu cơ từ dụng cụ ở Hình 9.2. d) Giải thích sự khác nhau về màu sắc của lớp nước và lớp hữu cơ trong dụng cụ trên trước và sau khi lắc. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 15
  16. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 14. [CD] Để tinh chế chất hữu cơ rắn chứa tạp chất, người ta hoà tan chất rắn trong dung môi thích hợp rồi lọc bỏ tạp chất không tan (Hình 9.3). a) Đưa các chú thích trên hình (đã cho trong khung) vào các vị trí (A, B, C, D, E, F) cho phù hợp. b) Để yên nước lọc một thời gian nhưng chưa thấy chất rắn kết tinh như mong muốn. Yếu tố nào có thể là nguyên nhân của hiện tượng này? c) Cần làm gì để có thể có được chất rắn kết tinh từ dung dịch thu được ở trường hợp b). d) Cho biết tên của phương pháp đã sử dụng để tinh chế chất rắn ở trên. Bài 15. [CD] Một học sinh tiến hành kết tinh lại để tinh chế một chất hữu cơ rắn có nhiễm chất bẩn và vẽ lại quá trình tiến hành như ở Hình 9.4. a) Mô tả quá trình kết tinh lại mà học sinh trên đã thực hiện. b) Giải thích vì sao sau khi kết tinh lại thì chất rắn ban đầu lại sạch hơn. o Bài 16. [CD] Benzene thương mại (t s = 80,1 C) thu được từ quá trình chưng cất nhựa than đá o chứa 3-5% thiophene (ts = 84,2 C). Thiophene được loại khỏi benzene bằng cách chiết với dung dịch sulfuric acid đậm đặc. Quá trình tinh chế này dựa trên cơ sở là phản ứng giữa sulfuric acid với thiophene xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với benzene. Khi lắc benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc, chỉ thiophene phản ứng với sulfuric acid để tạo thành thiophene-2-sulfonic acid tan trong sulfuric acid. Chiết lấy lớp benzene, rửa nhiều lần bằng nước rồi làm khô bằng CuSO 4 khan và đem chưng cất thu lấy benzene tinh khiết. a) Benzene thương mại lẫn tạp chất gì? Vì sao không tiến hành chưng cất ngay benzene thương mại để thu lấy benzene tinh khiết? b) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc thì loại bỏ được tạp chất? c) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc lại phải rửa benzene nhiều lần với nước? Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 16
  17. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 d) Nước lẫn trong benzene được loại bỏ bằng cách nào? Dự đoán hiện tượng xảy ra và cho biết làm sao để biết nước đã không còn trong benzene sau khi được xử lí. Bài 17. [KNTT] Phương pháp sắc kí giấy được áp dụng để xét nghiệm độ tinh khiết của các hoá chất trong dược khoa, phát hiện thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng trong thức ăn, Sự tách các chất bằng phương pháp sắc kí giấy dựa chủ yếu trên sự khác nhau về sự phân bổ của của các chất trên giấy (cellulose) tẩm nước. Loại chất nào sẽ di chuyển nhanh và loại chất nào sẽ di chuyển chậm trên pha tĩnh là cellulose này? Bài 18. [CTST] Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sắc kí cột sau: Hãy cho biết trong điều kiện thí nghiệm: a) Chất nào bị hấp phụ mạnh nhất? Chất nào bị hấp phụ kém nhất? b) Chất nào hòa tan tốt hơn trong dung môi? Bài 19. [CD] Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100 oC) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100 oC và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25oC. a) Cần dùng thể tích nước tối thiểu là bao nhiêu để chiết được lượng rutin có trong 100 gam hoa hoè? b) Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hoè ở trên từ 100oC xuống 25oC thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh? c) Vì sao khi sử dụng lượng nước lớn hơn thì khối lượng rutin thu được khi kết tinh lại giảm đi? Bài 20. [CD] Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 °C là 112 g/100 g nước; ở 25 °C là 74 g/100 g nước. Tính khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60 °C xuống 25 °C. III. TRẮC NGHIỆM Câu 1: [CTST] Phương pháp nào không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp kết tinh.D. Phương pháp cô cạn. Câu 2: [CTST] Phương pháp chung cất dùng để tách các chất A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. C. có độ tan khác nhau.D. có khối lượng riêng khác nhau. Câu 3: [KNTT] Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí (ở một áp suất nhất định) nào sau đây của các chất trong hỗn hợp? A. Nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Độ tan.D. Màu sắc. Câu 4: [CD] Tính chất vật lí nào sau đây được quan tâm khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất? A. Nhiệt độ sôi của chất. B. Nhiệt độ nóng chảy của chất. C. Tính tan của chất trong nước. D. Màu sắc của chất. Câu 5: [CTST] Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 17
  18. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 A. về kích thước phân tử. B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng. C. về khả năng bay hơi.D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Câu 6: [KNTT] Chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hoà tan chất cần tách chuyển sang pha lỏng (gọi là dịch chiết) và chất này được tách ra khỏi hỗn hợp các chất còn lại. Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được A. chất cần tách.B. các chất còn lại. C. hỗn hợp ban đầu.D. hợp chất khí. Câu 7: [CTST] Phương pháp kết tinh dùng để tách các chất A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nguyên tử khối khác nhau . C. có độ tan khác nhau.D. có khối lượng riêng khác nhau. Câu 8: [KNTT] Dung môi thích hợp được lựa chọn trong phương pháp kết tinh thường là dung môi trong đó độ tan của chất cần tinh chế A. không thay đổi khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch. B. tăng nhanh khi tăng nhiệt độ, tan kém ở nhiệt độ thường. C. giảm nhanh khi tăng nhiệt độ, tan tốt ở nhiệt độ thường. D. lớn ở nhiệt độ thường và nhỏ ở nhiệt độ cao. Câu 9: [CD] Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi? A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực. B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh. C. Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh. D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh. Câu 10: [KNTT] Trong phương pháp sắc kí, hỗn hợp lỏng hoặc khí của các chất cần tách là pha động. Pha động tiếp xúc liên tục với pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ (1) với các chất trong hỗn hợp cần tách, khiến cho các chất trong hỗn hợp di chuyển với tốc độ (2) và tách ra khỏi nhau. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) và (2) lần lượt là A. (1) giống nhau và (2) giống nhau. B. (1) khác nhau và (2) khác nhau. C. (1) khác nhau và (2) giống nhau.D. (1) giống nhau và (2) khác nhau. Câu 11: [CD] Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất? A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi. C. Khả năng hấp phụ và hòa tan. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 12: [CTST] Nhiệt độ sôi của rượu (thành phần chính là ethanol) là 78 °C và của nước là 100 °C. Phương pháp nào có thể tách rượu ra khỏi nước? A. Cô cạn.B. Lọc. C. Bay hơi.D. Chưng cất. o o Câu 13: [CD] Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (t s = 36,1 C), heptane (ts = 98,4 C), octane o o (ts = 125,7 C) và nonane (ts = 150,8 C). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào sau đây? A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Sắc kí. D. Chiết. Câu 14: [CTST] Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây? A. Nước và dầu ăn.B. Bột mì và nướcC. Cát và nước.D. Nước và rượu. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 18
  19. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Câu 15: [CTST] Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sỏi ở 36 °C), heptane (sôi ở 98 °C), octane (sôi ở 126 °C) và nonane (sôi ở 151°C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây? A. Chiết.B. Kết tinh. C. Bay hơi.D. Chưng cất. Câu 16: [CTST] Để tách benzene (nhiệt độ sôi là 80 °C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 118 °C) ra khỏi nhau, có thể dùng phương pháp A. chưng cất ở áp suất thấp. B. chưng cất ở áp suất thường. C. chiết bằng dung môi hexane.D. chiết bằng dung môi ethanol. Câu 17: [CTST] Phương pháp kết tình được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây? A. Làm đường cát, đường phèn tử mía. B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. C. Nấu rượu để uống. D. Ngâm rượu thuốc. Câu 18: [KNTT] Trong quá trình chưng cất dầu thô, người ta thu được nhiều phân đoạn dầu mỏ trong đó có xăng (thành phần chính là hỗn hợp các hydrocarbon có số nguyên tử C từ 4 đến 12, nhiệt độ sôi khoảng từ 40 °C đến 200 °C) và dầu hoả (thành phần chính là hỗn hợp các hydrocarbon có số nguyên tử C từ 12 đến 16, nhiệt độ sôi khoảng từ 200 °C đến 250 °C). Sản phẩm thu được ở 150 °C đến 200 oC là A. xăng. B. xăng và dầu hoả.C. dầu hoả.D. dầu hoả và xăng. Câu 19: [CD] Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ. A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh. C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Câu 20: [KNTT] Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine A. chủ yếu trong lớp nước. B. chủ yếu trong lớp benzene. C. phân bố đồng đều ở hai lớp.D. bị mất màu hoàn toàn. Câu 21: [KNTT] Xét ba yêu cầu: (a) không hoà tan tạp chất; (b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; (c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh? A. 0.B. 1. C. 2.D. 3. Câu 22: [CD] Một học sinh tiến hành chưng cất để tách o o CHCl3 (ts = 61 C) ra khỏi CHCl 2CHCl2 (ts = 146 C) bằng bộ dụng cụ như ở Hình 9.1. Khi bắt đầu thu nhận CHCl 3 vào bình hứng thì nhiệt độ tại vị trí nào trong hình đang là 61 oC? A. Vị trí X. B. Vị trí Y. C. Vị trí Z. D. Vị trí T. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 19
  20. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Câu 23: [CD] Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8 oC; 30,0 oC và 186,8 oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là A. pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether.B. pent-l-ene, pentan-l-ol và dipentyl ether. C. dipentyl ether, pent-l-ene và pentan-l-ol.D. pent-l-ene, dipentyl ether và pentan-l-ol. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 20
  21. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Chuyên đề 3.3: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ I. LÝ THUYẾT 1. Công thức phân tử a) Khái niệm - Công thức phân tử (CTPT): cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. - Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) hay công thức thực nghiệm: cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. - Ví dụ: Ethylen có CTPT: C2H4; CTĐNG: CH2 2. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ a) Xác định phân tử khối (M) dựa vào phổ khối lượng: phổ khối lượng có thể cho thông tin về phân tử khối của hợp chất hữu cơ thông qua mảnh ion phân tử (M +) thường ứng với tín hiệu có giá trị m/z lớn nhất. E M 10 100 eV M e - Vd: Phân tử khối của phenol (ứng với tín hiệu có m/z lớn nhất) là 94 b) Lập CTPT: với A có CTPT CxHyOz  Cách 1 (CTST): %m M %m M %m M x C . y H . z O . 12 100 1 100 16 100  Cách 2 (KNTT): %m %m %m - Lập CTĐGN: x : y : z C : H : C n : n : n 12 1 16 C H O - Dựa vào M, từ CTĐNG suy ra CTPT II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. [CD] Hãy xác định công thức đơn giản nhất của các hợp chất có công thức dưới đây: a) C4H10 (butane). b) HOCH2CH2OH (ethane – 1,2 – diol). c) C6H6 (benzene). d) CHCl2COOH (dichloroethanoic acid). Bài 2. [KNTT] Khi nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu quế, người ta thu được nhiều hợp chất hữu cơ trong đó có cinnamaldehyde và o – methoxycinnamaldehyde với công thức cấu tạo: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 21
  22. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 HC CH HC CH HC C CH HC C CH HC CH CH CHO HC C CH CHO O CH3 cinnamaldehyde o-methoxycinnamaldehyde Hãy viết công thức phân tử và công thức đơn giản nhất của các hợp chất này. Bài 3. [KNTT] Hãy gán các chất hữu cơ sau: C6H6; C3H8O; C4H8O2 vào các phổ khối lượng tương ứng dưới đây. Bài 4. [CD] Ethyne (C2H2) và benzene (C6H6) đều có cùng công thức đơn giản nhất là CH. Cần thông tin gì để biết chính xác công thức phân tử của các chất sau khi biết công thức đơn giản nhất của chúng? Bài 5. [CD] Xác định công thức phân tử của propene, biết rằng propene có công thức đơn giản nhất là CH2 (xác định từ phân tích nguyên tố) và phân tử khối là 42. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 22
  23. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 6. [CTST] Hai hợp chất (A) và (B) đều có dạng công thức là (CH 2)n. Phổ MS của hai hợp chất này được cho trong hình dưới. Xác định công thức phân tử của (A) và (B). Biết mảnh [M+] của chất (A) có cường độ tương đối lớn nhất, mảnh [M+] của chất (B) có giá trị m/z lớn nhất. Bài 7. [CD] Hai hợp chất A và B có cùng công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy A và B có các tín hiệu sau: Chất A Chất B m/z Cường độ tương đối (%) m/z Cường độ tương đối (%) 29 19 31 100 31 100 59 50 Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 23
  24. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 60 38 90 16 Xác định công thức phân tử của A và B. Biết mảnh [M+] có giá trị m/z là lớn nhất. Bài 8. [CD] Hợp chất Y có công thức thực nghiệm là CH2O. a) Trong thành phần của Y có những nguyên tố nào? b) Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của Y là 60. Xác định công thức phân tử của Y. c) Nếu Y là một ester thì trên phổ IR, Y có hấp thụ đặc trưng ở vùng nào? Bài 9. [CD] Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% còn hydrogen chiếm 14,3% về khối lượng. a) Y là hydrocarbon hay dẫn xuất của hydrocarbon? b) Xác định công thức đơn giản nhất của Y. c) Biết Y có phân tử khối là 56, xác định công thức phân tử của Y. Bài 10. [KNTT] Camphor (có trong cây long não) là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong camphor lần lượt là 78,94% carbon, 10,53% hydrogen và 10,53% oxygen. Từ phổ khối lượng của camphor xác định được giá trị m/z của peak [M +] bằng 152. Hãy lập công thức phân tử của camphor theo các bước: - Lập công thức đơn giản nhất của camphor. - Xác định phân tử khối. - Xác định công thức phân tử của camphor. Bài 11. [KNTT] Eugenol là thành phần chính trong tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu hương nhu. Chất này được sử dụng làm chất diệt nấm, dẫn dụ côn trùng. Phân tích phần trăm khối lượng các nguyên tố cho thấy, eugenol có 73,17% carbon; 7,31% hydrogen, còn lại là oxygen. Lập công thức phân tử của eugenol, biết rằng kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của eugenol là 164. Bài 12. [CD] Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen. Xác định công thức đơn giản nhất của hợp chất X. Bài 13. [CD] Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Phổ MS của safrol cho thấy chất này có phân tử khối là 162. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là: 74,07%; 6,18% và 19,75%. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của safrol. Bài 14. [CD] Methyl salicylate thường có mặt trong thành phần của một số thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp, cao dán dùng điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân, Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử methyl salicylate như sau: 63,16% C; 5,26% H và 31,58% O. Từ phổ MS của methyl salicylate xác định được phân tử khối là 152. Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của methyl salicylate. Bài 15. [KNTT] Vitamin C (ascorbic acid) chứa 40,92% C, 4,58% H và 54,50% O về khối lượng. Hình dưới đây là phổ khối lượng của ascorbic acid, hãy xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của vitamin C. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 24
  25. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 16. [CTST] Acetylene là một hydrocarbon được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxy- acetylene (khi tác dụng với oxygen) để hàn hay cắt kim loại. Hãy lập công thức phân tử của acetylene, biết kết quả phân tích nguyên tố của acetylene có 7,69% H về khối lượng. Phân tử khối của acetylene gấp 13 lần phân tử khối của hydrogen. Bài 17. [CTST] Một hợp chất hữu cơ Y có 32% C; 6,67% H; 18,67% N về khối lượng còn lại là O. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. Lập công thức phân tử của Y. Bài 18. [CTST] Acetone là một hợp chất hữu cơ dùng để làm sạch dụng cụ trong phòng thí nghiệm, tẩy rửa sơn móng tay và là chất đầu trong nhiều quá trình tổng hợp hữu cơ. Kết quả phân tích nguyên tố của acetone như sau: 62,07% C; 27,59% O về khối lượng, còn lại là hydrogen. Phân tử khối của acetone được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 58. Lập công thức phân tử của acetone. Bài 19. [CTST] Chất hữu cơ X được sử dụng khá rộng rãi trong ngành y tế với tác dụng chống vi khuẩn, vi sinh vật. Kết quả phân tích của nguyên tố X như sau: 52,17% C; 13,04% H về Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 25
  26. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 khối lượng, còn lại là oxygen. Phân tử khối của X được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 46. Lập công thức phân tử của X. Bài 20. [CTST] Glycine là một amino acid mà cơ thể sử dụng để tạo ra protein và các chất quan trọng khác như hormone và enzyme. Hãy lập công thức phân tử của glycine, biết kết quả phân tích nguyên tố của glycine có 32,00% C; 6,67% H; 18,67% N về khối lượng, còn lại là O. Phân tử khối của glycine là 75. Bài 21. [CTST] Thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluene) là hợp chất hữu cơ được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO 3 đặc và H2SO4 đặc trong điều kiện đun nóng. Hãy lập công thức phân tử của TNT, biết kết quả phân tích nguyên tố của TNT có 37,00% C; 2,20% H; 42,29% O về khối lượng; còn lại là N. Phân tử khối của TNT gấp khoảng 2,91 lần phân tử khối của benzene (C6H6). Bài 22. [CTST] Aniline là hợp chất quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm và sản xuất polymer. Kết quả phân tích nguyên tố của aniline như sau: 77,42% C; 7,53% H về khối lượng, còn lại là nitrogen. Phân tử khối của aniline được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có cường độ tương đối mạnh nhất. Lập công thức phân tử của aniline. Bài 23. [CTST] Hãy lập công thức phân tử của (X), biết kết quả phân tích nguyên tố của (X) có 25% H về khối lượng. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 26
  27. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 24. [CTST] Hydrocarbon (Y) có tác dụng kích thích các tế bào thực vật tăng trưởng nên được sử dụng vào mục đích kích thích sự ra hoa, quả chín ở các loại cây ăn trái. Hãy lập công thức phân tử của (Y), biết kết quả phân tích nguyên tố của (Y) có 85,71% C về khối lượng. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. Bài 25. [CTST] Diethyl ether là hợp chất dùng làm thuốc gây mê toàn thân theo đường thở. Nó cũng có tác dụng giảm đau và giãn cơ. Hãy lập công thức phân tử của diethyl ether, biết kết quả phân tích nguyên tố của hợp chất này có 64,86% C; 13,51% H về khối lượng; còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của diethyl ether được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 27
  28. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Bài 26. [CTST] Formic acid là một dung dịch khử trùng mạnh được dùng để làm sạch trong công nghiệp hoặc trong hộ gia đình. Hãy lập công thức phân tử của formic acid, biết kết quả phân tích nguyên tố của hợp chất này có 26,09% C; 69,57% O về khối lượng, còn lại là H. Khối lượng mol phân tử của formic acid được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có cường độ tương đối xấp xỉ 60%. Bài 27. [CTST] Phenol là hợp chất hữu cơ được sử dụng để sản xuất chất kích thích tăng trưởng ở thực vật, kích thích tổ thực vật 2,4-D cũng như chất diệt cỏ dại. Hãy lập công thức phân tử của phenol, biết kết quả phân tích nguyên tố của phenol có mC : mH : mO 36:3:8 Phân tử khối của phenol lớn hơn methane 78 đơn vị. Bài 28. [CD] Tỉ lệ về khối lượng giữa carbon và hydrogen trong phân tử hydrocarbon A là 9:2. Trong cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ, hai thể tích bằng nhau của khí A và khí CO 2 có khối lượng bằng nhau. Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của A. Bài 29. [CTST] Buta-1,3-diene là một hydrocarbon được dùng nhiều nhất trong sản xuất cao su. Hãy lập công thức phân tử của buta-1,3-diene, biết kết quả phân tích nguyên tố của Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 28
  29. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 %C buta-1,3-diene có 8 . Phân tử khối của của buta-1,3-diene gấp 1,6875 phân tử khối %H của oxygen. Bài 30. [CTST] Hãy lập công thức phân tử của formaldehyde, biết kết quả phân tích nguyên tố %H của hợp chất này có 40% C về khối lượng và 0,125. Khối lượng mol phân tử của %O formaldehyde được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất. Bài 31. [KNTT] Một hợp chất hữu cơ X chứa 37,5% C, 3,2% H và 59,3% F về khối lượng. Cho bay hơi 1,00 g chất này tại 90 °C với áp suất 0,50 bar thì thể tích thu được là 0,93 L. Xác định công thức phân tử của X. Bài 32. [CD] Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố có trong hexachlorane là: 24,78% C; 2,08% H và 73,14% Cl. Dựa vào phổ MS, xác định được phân tử khối của hexachlorane là 288 (ứng với 35Cl) hoặc 300 (ứng với 37Cl). Trong tự nhiên, 35Cl chiếm 75,77% số lượng nguyên tử còn 37Cl chiếm 24,23% số lượng nguyên tử. a) Xác định công thức thực nghiệm của hexachlorane. b) Xác định công thức phân tử của hexachlorane. Bài 33. [KNTT] Đốt cháy 20,63 mg hợp chất Y (chỉ chứa C, H, và O) bằng lượng dư khí oxygen tạo 57,94 mg CO2 và 11,85 mg H2O. a) Tính khối lượng (theo mg) của C, H và O trong hợp chất Y. b) Xác định công thức thực nghiệm của Y. c) Dựa trên phổ khối lượng của Y như hình cho dưới đây, xác định công thức phân tử của Y. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 29
  30. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 III. TRẮC NGHIỆM Câu 1: [KNTT] Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ? A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. Câu 2: [CD] Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Công thức thực nghiệm của chất có thể được xác định theo thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử chất đó. B. Công thức thực nghiệm của chất có thể được xác định qua phổ hồng ngoại của chất đó. C. Công thức thực nghiệm của chất có thể được xác định qua phổ khối lượng của chất đó. D. Công thức thực nghiệm của chất có thể được xác định qua các phản ứng hoá học đặc trưng của chất đó. Câu 3: [CD] Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có thể có phân tử khối khác nhau. B. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử của chúng như nhau. C. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm thì thành phần các nguyên tố trong phân tử của chúng giống nhau. D. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm luôn có cùng công thức phân tử. Câu 4: [CD] Acetic acid có công thức phân tử là C2H4O2. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có khối lượng riêng lớn gấp 30 lần so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất). B. Acetic acid có công thức phân tử là CH2O và có tỉ khối hơi so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất) là 30. C. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có phân tử khối là 60. D. Acetic acid có công thức thực nghiệm là (CH2O)2 và có phân tử khối là 60. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 30
  31. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Câu 5: [CD] Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây? A. Phân tử khối của chất. B. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất. C. Khối lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định. D. Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất. Câu 6: [KNTT] Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M +] và giá trị này bằng giá trị của chất nghiên cứu. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là A. phân tử khối. B. nguyên tử khối. C. điện tích ion. D. khối lượng Câu 7: [KNTT] Công thức nào sau đây là công thức phân tử của acetic acid? A.CH3COOH. B. C2H4O2. C. CH2O. D. CxHyOz. Câu 8: [KNTT] Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetic acid. Phân tử khối của acetic acid là A. 43. B. 45. C. 60. D. 29. Câu 9: [KNTT] Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử benzene. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 31
  32. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Phân tử khối của benzene là A. 76. B. 77. C. 78. D. 79. Câu 10: [CD] Phổ MS của chất Y cho thấy Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y? A. C3H8O. B. C2H4O2. C. C3H7F. D. C2H8N2. Câu 11: [KNTT] Công thức phân tử của methyl formate và glucose lần lượt là C2H4O2 và C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của hai chất này là A. CH₂O. B. C2H4O2. C. C4H8O4. D. C6H12O6. Câu 12: [CD] Freon-12 là một loại chất CFC được sử dụng khá phổ biến, có chứa 31,40% fluorine và 58,68% chlorine về khối lượng. Công thức phân tử của freon-12 là A. CCl3F. B. CCl2F2. C. CClF3. D. C2Cl4F2. Câu 13: [CD] Glyoxal có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố là: 41,4% C; 3,4% H và 55,2% O. Công thức nào dưới đây phù hợp với công thức thực nghiệm của glyoxal? A. CHO. B. CH2O. C. CH2O2. D. C2H6O. Câu 14: [KNTT] Một hợp chất hữu cơ A chứa 32% C, 4% H và 64% O về khối lượng. Biết một phân tử A có 6 nguyên tử oxygen, công thức phân tử của A là A. C₂H₂O3. B. C4H6O6. C. C6H12O6. D. C6H4O6. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 32
  33. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Chuyên đề 3.4: CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ I. LÝ THUYẾT 1. Thuyết cấu tạo hóa học - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Khi thay đổi thứ tự liên kết thay đổi cấu tạo hóa học tạo ra hợp chất khác. - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Nguyên tử carbon không những có thể liên kết với các nguyên tố khác mà có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon (mạch không nhánh, mạch nhánh, mạch vòng, mạch hở). - Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết). 2. Công thức cấu tạo (CTCT): cho biết cách liên kết và thứ tự liên kết. CTCT đầy đủ CTCT thu gọn CT khung phân tử Dùng nét gạch để biễu diễn Các nguyên tử, nhóm liên kết của nguyên tử carbon Biểu diễn đầy đủ tất cả các nguyên tử cùng liên kết với nguyên tử carbon hoặc liên kết trên một mặt phẳng với một nguyên tử carbon nguyên tử khác (trừ được viết thành một nhóm hydrogen) H H H CH3 CH CH2 CH3 H C H H CH3 H C C C C H hoặc CH CH(CH )CH CH H H H H 3 3 2 3 H H H H CH3 CH2 CH CH3 H C C C C H OH H H O H hoặc OH CH CH CH(OH)CH H 3 2 3 3. Đồng đẳng, đồng phân a) Đồng đẳng: là những chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau. Ví dụ: - Một số chất thuộc dãy đồng đẳng alkane: CH4 CH3CH3 CH3CH2CH3 Methane Ethane Propane - Một số chất thuộc dãy đồng đẳng alcohol đơn chức, no, mạch hở: CH3OH CH3CH2OH CH3CH(OH)CH3 Methanol Ethanol Propan-2-ol b) Đồng phân: là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về trật tự liên kết, cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc vị trí không gian của các nguyên tử, nhóm nguyên tử. Gồm: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 33
  34. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 CH3 CH CH3 Đồng phân mạch carbon CH3 CH2 CH2 CH3 CH3 Đồng phân loại nhóm chức CH3 CH2 CH2 COOH CH3 CH2 COO CH3 CH3 CH CH3 Đồng phân vị trí nhóm chức CH3 CH2 CH2 NH2 NH2 II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. [CD] Để viết được cấu tạo hoá học của một chất cần biết những yếu tố nào sau đây? (a) Thành phần phân tử của chất. (b) Hoá trị của các nguyên tố có trong phân tử chất. (c) Trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử chất. (d) Nhiệt độ sôi của chất. Bài 2. [KNTT] Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau: a) C3H8O b) C4H8 c) C5H12 d) C4H10O Bài 3. [CTST] Viết công thức cấu tạo đầy đủ, thu gọn của các chất có công thức phân tử sau C4H10, C2H6O Bài 4. [CD] Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C4H10O. Trong các hợp chất này, hãy chỉ ra: a) Các chất là đồng phân về nhóm chức. b) Các chất là đồng phân về vị trí nhóm chức. c) Các chất là đồng phân về mạch carbon. Bài 5. [KNTT] Hãy cho biết có loại mạch carbon nào trong công thức cấu tạo của các chất sau đây: CH3 CH CH3 a) CH3 CH2 CH2 CH3 b) CH3 H C H2C CH2 HC CH CH3 H3C C CH C HC CH CH2 C c) HC CH2 d) H Bài 6. [CTST] Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất sau: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 34
  35. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 CH3 H3C CH CH3 (A) HC CH CH (D) 2 CH2 CH H3C CH 2 2 CH2 CH C H CH 3 H3C H C CH3 CH 3 CH3 CH (B) CH CH2 C H2C CH2 CH (E) 2 CH3 CH2 CH (C) H C 2 2 CH2 CH 2 (F) CH3 CH2 H2C H3C H2C Bài 7. [CTST] Viết công thức khung phân tử của hợp chất hữu cơ sau H H H H H C C C H H C C C H H H H H Bài 8. [CD] Cho công thức khung phân tử của các chất hữu cơ sau: O Cl OH HO OH O Cl O (A) (B) (C) (D) a) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các hợp chất trên. b) Cho biết công thức phân tử và công thức đơn giản nhất ứng với mỗi hợp chất. Bài 9. [CTST] Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau: CH CH2 OH CH O (A) (B) (C) OH (D) (E) (F) O OH (G) (H) Bài 10. [CTST] Viết công thức cấu tạo thu gọn của những hợp chất hữu cơ sau: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 35
  36. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 H H H H H H H H C C C C C C (A) (B) H C C C O C H OH OH H OH OH OH H H N H H Br C Br N (C) C C (D) H C O C C H C C H H C H H H O Br Bài 11. [CTST] Citronellol là hợp chất được sử dụng tạo mùi hương tự nhiên có nguồn gốc từ các loại thực vật như hoa hồng, phong lữ hoặc sả, có công thức cấu tạo đầy đủ như sau: H H H C H H C H H C C H H H H C C O H H C H C H C C H H H H H Trên thực tế, người ta dùng dạng công thức khung phân tử để biểu diễn cấu tạo của citronellol. Hãy biểu diễn công thức đó. Bài 12. [CTST] Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau a) CH2Br - CH2Br b) CH2 = CH2 c) (CH3)2CHOH d) HCH=O Bài 13. [CD] Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau: CH3CH3, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH. Bài 14. [CD] Điền các thông tin thích hợp vào ô trống để hoàn thành bảng dưới đây: Tên nhóm Tên chất hữu cơ CTCT thu gọn Công thức khung phân tử chức Alkene But-2-ene CH3CH=CHCH3 Alcohol Butan-1-ol CH3CH2CH2CH2OH (1) (2) Propanal CH3CH2CHO (3) O (4) Pentanoic acid (5) OH O (6) Ethyl propanoate (7) O (8) Pentylamine CH3CH2CH2CH2CH2NH2 (9) Bài 15. [CTST] Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 36
  37. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 H H H CH2 CH2 H C C OH H C CH3 H OH H H OH (1) (2) (3) H H Cl Cl H C O C H H C H H C Cl H H Cl H (4) (5) (6) Bài 16. [KNTT] Viết công thức phân tử của các chất có từ 3 đến 5 nguyên tử carbon trong phân tử thuộc dãy đồng đẳng của acetylene (C2H2). Bài 17. [CTST] Cho các chất sau: CH3CH2OH (a) (CH3)2CHCH2CH2OH (b) CH3CH2CH2OH (c) (CH3)3COH (d) (CH3)2CHOH (e) HOCH2CH2OH (f) (CH3)2CHCH2OH (g) Những chất nào thuộc dãy đồng đẳng của CH3OH (methanol)? Bài 18. [CD] Methanol (CH3OH), ethanol (CH3CH2OH), propan-1-ol (CH3CH2CH2OH), butan-1- ol (CH3CH2CH2CH2OH) là các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. a) Nhận xét về sự thay đổi trong công thức cấu tạo của các chất trên. b) Viết công thức chung cho các chất trên. Bài 19. [CD] Ethene có công thức cấu tạo là CH 2=CH2. Viết công thức cấu tạo của ba chất kế tiếp ethene trong dãy đồng đẳng của chúng. Cho biết công thức chung của dãy đồng đẳng này. Bài 20. [CD] Hai chất đầu trong các chất thuộc một số dãy đồng đẳng được cho dưới đây: Dãy 1: CH2O, C2H4O. Dãy 2: C2H3N, C3H5N. Dãy 3: C6H6, C7H8. a) Viết công thức phân tử của chất thứ 5 trong mỗi dãy. b) Viết công thức chung cho mỗi dãy. Bài 21. [CTST] Chất nào sau đây là đồng phân của nhau: CH3COOCH3; CH3COCH3; CH3CH2COOH; CH3OH; C2H5OCH3? Giải thích. Bài 22. [CTST] Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau: a) CH2 CH2 e) CH2 CH CH3 b) CH CH CH CH 3 2 2 3 f) CH3 CH CH3 c) CH3 CH2 OH CH3 d) CH3 O CH3 Bài 23. [CD] Trong các công thức cấu tạo dưới đây: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 37
  38. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 HO OH (1) (2) (3) (4) (5) a) Những công thức nào biểu diễn công thức cấu tạo của cùng một chất? b) Những công thức nào biểu diễn công thức cấu tạo của hai chất là đồng phân của nhau? Hai chất đồng phân này thuộc loại đồng phân gì (đồng phân về mạch carbon, đồng phân về nhóm chức hay đồng phân về vị trí nhóm chức)? Bài 24. [CD] Cho các chất có công thức cấu tạo: CH 3CHO (A), CH3COOH (B), CH3CH2OCH3 (C), CH3CH2CHO (D), CH3COCH3 (E) và CH3CH2COOH (F). Những chất nào trong các chất trên có tính chất hoá học tương tự nhau? Vì sao? Bài 25. [CD] Các chất hữu cơ eugenol, chavibetol và methyl eugenol được thấy trong thành phần của nhiều loại tinh dầu. Eugenol và isoeugenol là nguyên liệu quan trọng dùng sản xuất vanillin (chất tạo hương cho thực phẩm); chavibetol có tác dụng sát khuẩn, kháng oxi hoá; methyl eugenol là chất có tác dụng dẫn dụ côn trùng. Sử dụng methyl eugenol có thể "lôi kéo" một số loại côn trùng có hại tập trung lại một khu vực rồi tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Eugenol, chavibetol và methyl eugenol có công thức cấu tạo như sau: HO O O O HO O eugenol chavibetol methyl eugenol a) Chất nào trong số các chất trên là đồng phân của nhau? Chúng thuộc loại đồng phân gì (đồng phân nhóm chức, đồng phân vị trí nhóm chức hay đồng phân mạch carbon)? b) Eugenol và methyl eugenol có thuộc cùng dãy đồng đẳng không? Vì sao? Bài 26. [CD] a) Carboxylic acid Z là đồng phân cấu tạo của methyl acetate (CH 3COOCH3). Viết công thức cấu tạo của Z. b) X, Y là các chất đồng đẳng của Z. Viết công thức cấu tạo của X, Y biết rằng số nguyên tử carbon có trong phân tử mỗi chất X, Y đều nhỏ hơn số nguyên tử carbon có trong phân tử Z. c) Có thể phân biệt carboxylic acid Z với methyl acetate dựa vào phổ hồng ngoại của chúng không? Vì sao? Bài 27. [CD] Một hợp chất hữu cơ A được xác định có công thức thực nghiệm là CH2O. a) Các nguyên tố nào có trong thành phần phân tử của A? b) Bằng phổ MS, người ta xác định được phân tử khối của A là 60. Tìm công thức phân tử của A. c) Trên phổ IR của A thấy có tín hiệu hấp thụ ở 1 715 cm −1 đồng thời cũng thấy một số tín hiệu hấp thụ trong vùng 3 400 – 2 500 cm −1. A có thể có nhóm chức nào? Xác định công thức cấu tạo của A. Bài 28. [CD] Thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố có trong hợp chất X là 85,7% C và 14,3% H. a) Xác định công thức thực nghiệm của hợp chất X. b) Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 56. Xác định công thức phân tử của X. c) Cho biết công thức cấu tạo có thể có của X trong mỗi trường hợp: Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 38
  39. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 - X là hydrocarbon mạch thẳng. - X là hydrocarbon mạch hở, phân nhánh. III. TRẮC NGHIỆM Câu 1: [KNTT] Cấu tạo hoá học là giữa các nguyên tử trong phân tử. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là A. thứ tự liên kết. B. phản ứng. C. liên kết. D. tỉ lệ số lượng. Câu 2: [KNTT] Có 4 loại cấu tạo mạch phân tử: (a) mạch hở không phân nhánh; (b) mạch hở phân nhánh; (c) mạch vòng không phân nhánh và (d) mạch vòng phân nhánh. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó hình thành bao nhiêu loại mạch? A. 1. B. 2. C. 3 . D. 4 . Câu 3: [KNTT] Trong các yếu tố: (a) thành phần nguyên tố; (b) số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và (c) thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử, thì tính chất của phân tử hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào các yếu tố A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a), (b) và (c). Câu 4: [KNTT] Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 5: [KNTT] Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 6: [CTST] Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng đẳng là những chất có tỉ lệ thành phần nguyên tử trong phân tử giống nhau. B. Đồng đẳng là những chất mà phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2. C. Đồng đẳng là những chất có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất hoá học cơ bản giống nhau, nhưng phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2. D. Các hydrocarbon đều là đồng đẳng. Câu 7: [CTST] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân? A. Những hợp chất có thành phần hoá học tương tự nhưng có cấu tạo khác nhau là những chất đồng phân. B. Những hợp chất khác nhau nhưng có cấu tạo tương tự nhau là những chất đồng phân. C. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân. D. Những chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những chất đồng phân. Câu 8: [KNTT] Công thức nào dưới đây là công thức cấu tạo? A. HOCH2CH2OH. B. C2H6O2. C. CH3O. D. CnH3nOn. Câu 9: [CD] Công thức nào dưới đây biểu diễn đúng cấu tạo hoá học của chất? Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 39
  40. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 H H H H H H C C O H H C C N CH3 H C O C H Cl C C H H O H O O H H H H (1) (2) (3) (4) A. Công thức (1). B. Công thức (2) và công thức (3). C. Công thức (4). D. Công thức (1) và công thức (3). Câu 10: [CD] Nhận xét nào sau đây về hai công thức cấu tạo bên là đúng? A. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về mạch carbon. B. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức. C. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. D. Biểu diễn cấu tạo hoá học của cùng một chất. Câu 11: [CD] Nhận xét nào sau đây là đúng về hai công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)2 và CH3CH2CH2CH2CH3? A. Biểu diễn cấu tạo hoá học của cùng một chất. B. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức. C. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. D. Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về mạch carbon. Câu 12: [KNTT] Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau? A. CH3–CH2–OH và CH3–CH2–CH2–OH. B. CH3–O–CH3 và CH3–CH2–OH. C. CH4, C2H6 và C4H8. D. CH4 và C3H6. Câu 13: [KNTT] Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C2H5OH và CH3 – O – C2H5. B. CH3 – O – CH3 và CH3CHO. C. CH3 – CH2 – CH2 – OH và CH3 – CH(OH) – CH3. D. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 và CH3 – CH2 – CH = CH2. Câu 14: [CTST] Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. CH4, CH3-CH3. B. CH3OCH3, CH3CH=O. C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH3. Câu 15: [KNTT] Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3CH=CH2 và CH3–CH2–CH2–CH3. B. CH2=CH–CH=CH2 và CH3C≡CH. C. CH3CH2CH2CH3 và (CH3)2CHCH3. D. CH2=CH–CH=CH2 và CH2=C(CH3)–CH=CH2. Câu 16: [KNTT] Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3OH và CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2OH và HOCH2CH2OH. C. CH3CH2CHO và CH3COCH2CH3. D. CH3COOH và CH3COOCH3. Câu 17: [CTST] Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Câu 18: [KNTT] Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức? A. CH3OCH3 và CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH và HCOOCH3. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 40
  41. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 C. CH2=CH–CH3 và CH2=C(CH3)CH3. D. CH3CH2CH2OHvà CH3CH(OH)CH3. Câu 19: [KNTT] Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức? A. CH3OCH2CH3 và CH3CH2CH2OH. B. CH3COCH3 và CH3CH2CH=O. C. CH≡CCH2CH3 và CH3CH2=CH–CH=CH2CH3. D. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3. Câu 20: [CD] Chọn phát biểu đúng về bốn chất (đều có phân tử khối là 60) sau đây. (1) (2) (3) (4) CH3CH2CH2OH CH3C OH NH2CH2CH2NH2 CH3CH OH O CH3 A. Chất (1) và chất (4) là đồng phân của nhau. B. Chất (1), chất (2) và chất (4) là đồng phân của nhau. C. Chất (1) và chất (2) là đồng phân của nhau. D. Cả bốn chất đều là đồng phân của nhau. Câu 21: [CD] Số đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6Br2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: [CD] Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng? A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật. B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật. C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau. D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 41
  42. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 ÔN TẬP CHƯƠNG 3 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: [CTST] Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau thường dùng phương pháp A. chưng cất. B. chiết. C. kết tinh. D. sắc kí. Câu 2: [CTST] Để tách các chất từ một hỗn hợp lỏng không đồng nhất thường dùng phương pháp A. chưng cất. B. chiết. C. kết tinh. D. sắc kí. Câu 3: [CTST] Để tinh chế các chất rắn tan ra khỏi dung dịch thường dùng phương pháp A. chưng cất. B. chiết. C. kết tinh. D. sắc kí. Câu 4: [KNTT] Cho các phát biểu sau: (1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon; (2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion; (3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi; (4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước; (5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định; (6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5: [KNTT] Cho hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo sau: O HO OH NH2 X không chứa loại nhóm chức nào sau đây? A. Alcohol. B. Aldehyde. C. Amine. D. Carboxyl. Câu 6: [KNTT] Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) CH4; (2) CH3OH; (3) CH2 = CH2; (4) CH2OH – CHOH – CH2OH; (5) CH ≡ CH; (6) CH3CH = O; (7) CH3COOH; (8) HOOC[CH2]4COOH; (9) C6H6 (benzen); (10) H2NCH2COOH; (11) CH2OH[CHOH]4CH = O. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Có hai hợp chất hữu cơ đa chức và hai hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Có hai hợp chất thuộc loại alcohol và ba hợp chất thuộc loại carboxylic acid. C. Có bốn hợp chất thuộc loại hydrocarbon, trong đó có hai hydrocarbon không no. D. Có bảy hợp chất thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon, trong đó ba hợp chất đơn chức. Câu 7: [KNTT] Cho các phát biểu sau: (1) Cấu tạo hoá học là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử; (2) Cấu tạo hoá học khác nhau tạo ra các chất khác nhau; (3) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hoá trị bốn; (4) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 42
  43. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 (5) Tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: [KNTT] Cho các phát biểu sau: (1) Công thức cấu tạo biểu diễn kiểu liên kết và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử; (2) Chất đồng phân có cùng công thức phân tử nhưng có thể khác nhau về loại nhóm chức, mạch carbon, vị trí liên kết pi ( ) hoặc vị trí nhóm chức; (3) Chất đồng đẳng có cấu tạo và tính chất tương tự, nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2. Số phát biểu đúng là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 9: [KNTT] Nhận định nào sau đây không đúng? A. Người ta có thể chiết tách các chất hữu cơ hữu ích từ thuốc Bắc bằng cách ngâm thuốc Bắc trong dung dịch ethanol. B. Sau khi ép cây mía và làm sạch các chất bẩn rắn cũng như chất bẩn màu, người ta thu được dung dịch nước đường. Cô cạn nước đường ở áp suất thấp sẽ tách được đường. C. Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta thu được lớp tinh dầu (chứa terpene) nồi trên mặt nước. Dùng phương pháp chiết sẽ tách riêng được lớp tinh dầu. D. Để tách ethanol (ethylic alcohol) từ hỗn hợp với nước và bã rượu. Dùng kĩ thuật lọc tách sẽ tách riêng được ethanol ra khỏi hỗn hợp này. Câu 10: [CTST] Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. CH3COOH, HCOOCH3. B. CH3OOH, HCOOH. C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH2CH3. Câu 11: [CTST] Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? A. CH4, CH3-CH2-CH2-CH3. B. CH3OCH3, CH3-CH2OH. C. HCHO, CH3COOH. D. CH2OH-CH2OH, C3H5(OH)3. Câu 12: [KNTT] Cho các cặp chất sau: (a) CH ≡ CH và CH 2=C=CH2; (b) CH≡CH và CH3CH2C≡CH; (c) CH3CH2CH2OH và (CH3)2CHCH2OH; (d) C6H5OH và C6H4(OH)2; (e) HCH=O và CH3COCH3. Số cặp chất là đồng đẳng của nhau là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: [KNTT] Cho các cặp chất sau: (a) CH≡CH và CH3-C≡CH3; (b) (CH3)2C=CH2 và CH3CH2CH=CH2; (c) CH3CH2CH=O và CH3COCH3; (d) CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3; (e) CH2=CH-CH2-CH3 và CH2=CH-CH=CH2. Số cặp chất là đồng phân của nhau là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. TỰ LUẬN Câu 14: [CTST] Người ta thực hiện chiết xuất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm như sau: – Giai đoạn 1 (xử lí nguyên liệu): Sau khi lấy về, quả hồi phải được xử lí sơ bộ nhằm loại bỏ các tạp chất cơ học chứa lẫn như lá, cành vụn, cây, đất cát (không nên loại bỏ cuống của quả hồi vì cuống quả hồi có chứa một hàm lượng tinh dầu khá cao, từ 5,49% – 6,01%). Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 43
  44. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 – Giai đoạn 2 (cản dập): Sau khi xử lí, nguyên liệu quả hồi dùng để chưng cất nên được cán dập. – Giai đoạn 3: Chiết xuất tinh dầu hồi dựa trên cơ sở nhiệt độ sôi khác nhau giữa tinh dầu và nước có trong nguyên liệu. – Giai đoạn 4: Tinh dầu hồi thu được ở giai đoạn 3 vẫn còn lẫn một ít nước, dù không đáng kể nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu hồi. Do đó, sau khi hoàn thành giai đoạn 3, tinh dầu hồi phải được khử nước bằng cách để lắng yên một ngày đêm trong phễu, sau đó tiến hành tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỉ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Sau khi tách bỏ lớp nước phía dưới, lớp tinh dầu còn lại phía trên phễu vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ bằng cách xử lí với Na2SO4 khan. Hãy cho biết phương pháp tách và tinh chế nào được sử dụng ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 trong quy trình trên. Câu 15: [CTST] Cho các chất sau: AlCl3, HNO3, CH3–CH2–CH3, CH2=CH–CH2CH3, NaOOC- COONa, CH2OH-CH2OH, H-CH=O, Ba(OH)2, Na2CO3, CO, CaC2, NaCN. Chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ? Câu 16: [CTST] Cho các chất sau: CH4, CH3–CH2-NH2, CH2=CH2, CH3-COOH, CH2=C(CH3)- CH=CH2, C3H5(OH)3, CH≡CH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOCH2CH3, H2N–CH(CH3)-COOH. Chất nào là hydrocarbon, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon? Câu 17: [CTST] Glycerol là hợp chất dùng làm dược phẩm để giảm cân, cải thiện hoạt động tập thể dục, giúp cơ thể bù lượng nước bị mất trong suốt thời gian bị tiêu chảy và nôn mửa cũng như làm giảm áp lực bên trong mắt ở những người bị tăng nhãn áp. Dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho biết peak nào có thể xác định được nhóm chức –OH có trong hợp chất (X). Câu 18: [KNTT] Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H8O. Câu 19: [KNTT] Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất có công thức phân tử C4H9Cl và C8H10 (hydrocarbon thơm). Câu 20: [KNTT] Hợp chất A có công thức phân tử C 3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình bên. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 44
  45. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 Hãy xác định công thức cấu tạo của A. Câu 21: [KNTT] Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Hãy xác định công thức thực nghiệm của Atabrine. Câu 22: [KNTT] Hợp chất hữu cơ A có chứa carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon, hydrogen, nitrogen lần lượt là 34,29%, 6,67%, 13,33%. Công thức phân tử của A cũng là công thức đơn giản nhất. Xác định công thức phân tử của A. Câu 23: [KNTT] Retinol là một trong những thành phần chính tạo nên vitamin A có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt còn vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau: Hợp chất % C % H % O Giá trị m/z của peak ion phân tử Vitamin C 40,90 4,55 54,55 176 Vitamin A 83,92 10,49 5,59 286 Hãy lập công thức phân tử của vitamin A và vitamin C. Câu 24: [KNTT] Một mẫu aspirin được xác định là có chứa 60,00% carbon, 4,44% hydrogen và 35,56% oxygen về khối lượng. Phân tử khối theo phổ khối lượng là 180. Xác định công thức phân tử của Aspirin. Câu 25: [CTST] Lập công thức phân tử của naphthalene, biết kết quả phân tích nguyên tố của naphthalene có 93,75% C về khối lượng. Khối lượng mol phân tử của naphthalene được xác định trên phổ khối lượng ứng với 128. Câu 26: [CTST] a) Lập công thức phân tử của acetic acid, biết kết quả phân tích nguyên tố của acetic acid có 40% C; 53,33% O về khối lượng; còn lại là H. Phân tử khối của acetic acid được xác định trên phổ khối lượng tương ứng với peak có giá trị m/z lớn nhất. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 45
  46. Năm học: 2023 – 2024 Hóa H￿c 11 b) Dựa vào phổ IR bên, hãy cho biết có thể xác định được nhóm chức carboxyl có trong acetic acid từ peak nào. Cô Hạnh Hóa: 0388 52 9595 46