Đề minh họa kiểm tra giữa học kì 1 lần 1 mônHóa học Lớp 11 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

docx 3 trang Đào Yến 13/05/2024 991
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra giữa học kì 1 lần 1 mônHóa học Lớp 11 (Kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_lan_1_monhoa_hoc_lop_11_k.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra giữa học kì 1 lần 1 mônHóa học Lớp 11 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

  1. CẤU TRÚC ĐỀ THI KIỂM TRA LẤY ĐIỂM 15P – HKI LẦN 1 (Trắc nghiệm: 28 Câu – 7 điểm và Tự luận: 4 Câu – 3 điểm) Nội dung: Bài 1 đến hết bài 3. - Phản ứng 1 chiều, phản ứng thuận nghịch, cân bằng hóa học. - Hằng số cân bằng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học; đến hằng số cân bằng. - KN chất điện li; chất điện li mạnh yếu; Sự điện li; độ điện li anpha; Viết phương trình điện li; Xác định thành phần trong 1 dung dịch. - Xác định acid, base theo bronsted – Lowry; Môi trường dung dịch muối và giải thích; Chất chỉ thị màu acid – base và bài toán nhận biết. - pH dung dịch và bài toán về nồng độ mol ion, bài toán pH dung dịch. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: Xác định phản ứng trao đổi ion; Bản chất của phản ứng trao đổi ion; Xác định phương trình ion thu gọn, xác định phương trình phân tử. - Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích. Đề minh họa theo cấu trúc. A. Trắc nghiệm. Câu 1: Chất nào sau đây không phải chất điện li? A. HNO3 B. CuSO4 C. C2H5OHD. C 6H5ONa Câu 2: Trong dung dịch H2S có chứa mấy loại ion? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 3: Dung dịch KOH 0,001 có pH bằng A. 1B. 3C. 11D. 13 Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu chất chỉ thị phenolphtalein? A. Na3PO4 B. CuSO4 C. NaNO3 D. HNO3 Câu 5: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol thì dung dịch có pH nhỏ nhất là A. NaOHB. Ba(OH) 2 C. NaClD. NH 3 Câu 6: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. Al(OH)3 B. Cu(OH)2 C. Zn(OH)2 D. Cr(OH)3 Câu 7: Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau, cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa – khử? A. CuSO4 và NaOHB. CaCO 3 và H2SO4 C. Na2SO4 và CuCl2 D. Ba(OH)2 và H2SO4 Câu 8: Hằng số KC của phản ứng phụ thuộc vào yếu tố A. nhiệt độ.B. nồng độ.C. áp suất.D. chất xúc tác. + Câu 9: Trong dung dịch K2SO4 0,1M thì nồng độ mol ion K là A. 0,1MB. 0,05MC. 0,2MD. 0,5M Câu 10: Cho phương trình HF H2O ƒ F H3O . Trong phản ứng thuận, theo thuyết bronsted – Lowry thì chất đóng vai trò acid là + A. H2OB. HFC. F D. H3O 0 Câu 11: Cho cân bằng 2NO(g) O2(g) ƒ 2NO2(g) rH298 118 kJ. Để tăng hiệu suất của phản ứng thì cần thực hiện sự thay đổi nào sau đây? A. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.D. Tăng áp suất và giảm nồng độ NO. Câu 12: Acid nào sau đây là acid yếu? A. HNO3 B. HClO4 C. H2CO3 D. H2SO4 Câu 13: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn H OH H2O? A. HNO3 + KOH → KNO3 + H2OB. 2HCl + Mg(OH) 2 → MgCl2 + 2H2O C. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2OD. 3HNO 3 + Al(OH)3 → Al(NO3)3 + 3H2O 1
  2. Câu 14: Hòa tan chất nào sau đây vào nước thì thu được dung dịch dẫn điện? A. C2H5OHB. C 12H22O11 C. CH3COONaD. C 6H12O6 Câu 15: Theo thuyết bronsted – Lowry, chất nào sau đây là acid? A. NH3 B. Ba(OH)2 C. KOHD. CH 3COOH 0 Câu 16: Cho cân bằng hóa học Fe2O3(s) 3CO(g) ƒ 2Fe(s) 3CO2(g) rH298 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi A. giảm áp suất chung của hệ.B. tăng nhiệt độ của hệ. C. Tăng nồng độ CO2.D. giảm nồng độ CO. Câu 17: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. H2(g) + S(s) ƒ H2S(g) B. 2KNO3(s) 2KNO2(s) + O2(g) C. 2Al(s) + 6HCl(aq) 2AlCl3(aq) + 3H2(g) D. 2KMnO4(s) K2MnO4(s) +MnO2(s)+ O2(g) Câu 18: Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2(k) + I2(k) 2HI(k) Biểu thức nào sau đây biểu diễn đúng hằng số cân bằng K của phan ứng? HI 2 2HI H . I H . I A.   B. K C.    D.  2  2  K K 2 K 2 H 2 .I 2  H 2 .I2  HI  HI  Câu 19: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. B. xảy ra giữa hai chất khí. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. Câu 20: Cho cân bằng 2A(g) + B(g) ƒ 2XY(g) r H > 0. Để tăng hiệu suất của phản ứng thì cần thay đổi yếu tố nào sau đây? A. Tăng nhiệt độ.B. Dùng xúc tác.C. Giảm nhiệt độ.D. Diện tích tiếp xúc. Câu 21: Điền vào khoảng trống bằng cụm từ thích hợp: “Cân bằng hóa học là cân bằng (1) vì tại thời điểm cân bằng phản ứng (2) ” A. (1) động; (2) tiếp tục xảy ra. B. (1) động; (2) dừng lại. C. (1) tính; (2) tiếp tục xảy ra. D. (1) tĩnh; (2) dừng lại. Câu 22: Cặp chất nào sau đây đều là chất điện li yếu? A. HCl, C2H5OHB. H 2S, H3PO4 C. Na3PO4, Ca(OH)2 D. C2H5OH, C12H22O11. Câu 23: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. HI, H2SO4, KNO3 B. HNO3, MgCO3, HF C. HCl, Ba(OH)2, CH3COOH D. NaCl. H2S, (NH4)2SO4 Câu 24: Phương trình điện li nào sau đây là đúng: A. NaOH Na1 OH 1 B. NaOH Na 1 OH 1 2 2 C. NaOH Na OH D. NaOH Na2 2OH Câu 25: Đối với dung dịch axit mạnh HF 0,2M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol sau đây là đúng? A. [H+] 0,2M. 2+ Câu 26: Hòa tan 16 gam CuSO4 vào nước để thu được 500 ml dd. Nồng độ mol ion Cu trong dung dịch là A. 0,2M. B. 0,5M. C. 0,1M. D. 0,15M. Câu 27: Phản ứng trung hòa giữa dung dịch NaOH và acid HCl có thể biểu diễn theo phương trình hóa học dưới đây: OH(aq) H(aq) H2O(l) . Chuẩn độ 10 ml dung dịch NaOH 0,1M thì trung hòa hết 100 ml dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch HCl là A. 0,06M. B. 0,01M C. 0,02M D. 0,015M Câu 28: Trộn lẫn 300 ml dung dịch HCl 0,5M với 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 aM thì thu được 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,50. C. 0,25. D. 0,75. 2
  3. B. Tự luận. Câu 29 (0,5 điểm): Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn (nếu có) khi cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: a). Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. b). BaCO3 và dung dịch acid HCl. Câu 30 (0,5 điểm): Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch không màu gồm H2SO4, CuSO4, Na2SO4, Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng lọ? Câu 31 (1,0 điểm): Ở trạng thái bình thường, dịch vị dạ dày thường có nồng độ [H+] là 2.10 -4(M). Khi tiến hành tiêu hóa thức ăn vào dạ dày làm giải phóng acid HCl và dịch vị dạ dày cũng vì vậy mà có giá trị thay đổi, khi này nồng độ ion [H+] là 4,6.10 -2(M). a). Tính giá trị pH của dạ dày ở trạng thái bình thường và khi dạ dày tiêu hóa thức ăn. b). Thành phần của một số thuốc kháng acid (giảm đau dạ dày) thường chứa NaHCO3, Mg(OH)2. Viết phương trình hóa học của HCl với các chất NaHCO3. Mg(OH)2. Câu 32 (1,0 điểm): a). Trộn 400 ml dung dịch HCl 0,1M với 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M thì thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. b). Một bình phản ứng có dung dịch không đổi, chứa hỗn hợp N2 và H2 với nồng độ tương ứng 0 0,4M và 0,9M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t C, thấy H2 chiếm 20% thể tích hỗn hợp thu được. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng. Link YouTube bài sửa: 3