Đề kiểm tra trắc nghiệm - Môn: Sinh học 12

docx 6 trang hoaithuong97 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm - Môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_12.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm - Môn: Sinh học 12

  1. Trường THPT Đa Phúc ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Tổ: Tự nhiên MÔN: SINH HỌC 12 Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Câu 1. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn.D. mất đoạn. Câu 2. Cho các bệnh, hội chứng sau: 1- Bệnh hồng cầu hình liềm. 2 - Bệnh bạch tạng. 3 - Bệnh máu khó đông. 4 - Bệnh mù màu đỏ-lục. 5- Hội chứng Đao 6- Hội chứng Tơcnơ. 7- Hội chứng Claiphentơ. 8- Bệnh phêninkêtô niệu. Có bao nhiêu bệnh được gọi là bệnh di truyền phân tử? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là: A. Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. D. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.Trắc nghiệm khách quan Câu 4: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. Giữa các gen có sự tương tác với nhau. B. Các gen qui định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. C. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối. D. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Mọi tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài. B. Các tổ chức sống thường xuyên tự đổi mới là vì nó không ngừng trao đổi chất với môi trường. C. Chỉ có sinh vật mới có trao đổi chất với môi trường ngoài D. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là dấu hiệu quan trọng để phân biệt sinh vật với vật vô sinh. Câu 6. Khâu đầu tiên trong quy trình kĩ thuật chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen B. biến dị tổ hợp C. gen đột biến D. ADN tái tổ hợp Câu 7. Ở người, ung thư di căn là hiện tượng A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào Câu 8: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tiêu diệt hàng loạt là: A. Loài xuất hiện sau đã tiêu diệt những loài sinh vật xuất hiện trước. B. Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài với nhau C. Có sự thay đổi lớn về địa chất và khí hậu. D Có sự thay đổi lớn về nguồn thức ăn và nơi ở. Câu 9: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể ba? A. AaBb B. AaBbDdd. C. BbDd. D. AaBbd. Câu 10: Ở đại thái cổ, sự sống đang tập trung dưới nước vì: A. cơ thể có cấu tạo đơn giản. B. chưa có tầng ôzôn để ngăn chặn tia tử ngoại. C. động vật hô hấp bằng mang.D. hầu hết cơ thể sinh vật đều đơn bào. Câu 11: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây chưa chính xác? A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư ở đại tân sinh. B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. C. Có hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
  2. D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu của sự tiến hoá. Câu 12: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AUA3'. B. 5'AUG3'. C. 5'AAG3'. D. 5'UAA3'. Câu 14: Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 20% thì khoảng cách tương đối giữa hai gen này nằm trên NST là A. 40cM.B. 20cM.C. 30cM.D. 10cM. Câu 15: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới đực là XX và ở giới cái là XY A. Chim. B. Thỏ. C. Bò. D. Châu chấu. Câu 16: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn.D. Dung hợp tế bào trần. Câu 17: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã Cột 1 Cột 2 1. Trong phiên mã, ARN pôlimeraza trượt dọc a. làm phát sinh đột biến gen. 2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra b. theo chiều 5' - 3'. 3. Khi ribôxôm dịch mã, nếu gặp mã kết thúc trên c. theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. mARN thì 4. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển d. theo mạch mã gốc của gen có chiều 3' 5'. trên mARN 5. Quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo e. quá trình dịch mã ngừng lại. nguyên tắc bổ sung thì sẽ Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e. C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. Câu 18: Các cơ chế cách li có vai trò: A. củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong loài. B. củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. C. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ, hình thành loài mới. Câu 19: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt. III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới. IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 20: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào B. công nghệ sinh học C. công nghệ gen D. công nghệ vi sinh vật Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 22: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lý thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 100% cây lá đốm.B. 3 cây lá đốm: 1 cây lá xanh. C. 3 cây lá xanh: 1 cây lá đốm. D. 100% lá xanh. Câu 23: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng? A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit. B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. C. Chiều dịch chuyển của ribôxôm trên mARN là 5' → 3'. D. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit. Câu 24: Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong các trường hợp nào?
  3. 1. Gen lặn ở thể đồng hợp lặn 2. Gen lặn nằm trên NST thường ở thể dị hợp 3. Gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở giới dị giao 4. Gen lặn nằm trên NST giới tính ở giới đồng giao thuộc thể di hợp 5. Gen lặn ở thể đơn bội 6. Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm Các phương án đúng A. 1, 4, 5 B. 1, 2, 5C. 1, 3, 5D. 1, 2, 4 Câu 25: Từ một cây có kiểu AABbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau? A. 2.B. 1. C. 3.D. 4. Câu 26: Điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm bàn về tần số hoán vị gen: A. tần số hoán vị gen không vượt quá 50%; B. bằng tổng tần số các giao tử có hoán vị gen; C. tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen; D. được sử dụng để thiết lập bản đồ gen. Câu 27: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (2) →(4) →(3) →(1) B. (1) →(2) →(3) →(4) C. (2) → (1)→ (3) → (4)D. (1) → (4) → (3) → (2) Câu 28 : Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 29. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,6. B. 0,8. C. 0,4.D. 0,3. Câu 30: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24, theo lý thuyết số dạng thể ba của loài này là A. 24. B. 8. C. 16.D. 12. Câu 31: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen dị hợp A. AA × aa.B. aa × aa. C. AA × Aa.D. Aa × Aa. Câu 32: Triplet 3’TXA5’ mã hóa axit amin xêrin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là A. 5’AGU3’.B. 3’UXA5’. C. 5’UGU3’.D. 3’AGU5’. Câu 33: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là A. 0,42. B. 0,60. C. 0,49. D. 0,09. Câu 34: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử, trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là AB Ab Ab AB A. và 40 cM. B. và 20 cM. C. và 40 cM. D. và 20 cM. ab aB aB ab Câu 35: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. B. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. C. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. D. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
  4. AB Câu 36: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai: Dd x ab AB dd , nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ : ab A. 45% B. 33% C. 35% D. 30% Câu 37: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Phân tích phả hệ này, người ta rút ra các nhận xét sau: (1). Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định. (2). Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. (3). Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. (4). Có 2 người trong phả hệ không xác định chắc chắn được kiểu gen là người số 17 và 20. Trong các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 38: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 75% số cá thể mang alen a. II. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. IV. Nếu chỉ có tác động của di - nhập gen thì tần số các alen luôn thay đổi theo một hướng xác định. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 39: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1. F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1. F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1. F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. Câu 40: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau: Côđon 5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’ Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Histiđin Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau: Alen M1: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ATX5’. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ATX5’. Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ATX5’. Alen M4: 3’TAX XTA GTA GTG TXA ATX5’. Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa? A. 3.B. 2. C. 4.D. 1.
  5. Năm học: 2020-2021 Môn: Sinh học 12 Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 B 21 C 31 A 2 C 12 C 22 D 32 B 3 C 13 D 23 D 33 C 4 C 14 B 24 C 34 C 5 C 15 A 25 A 35 C 6 D 16 D 26 C 36 B 7 B 17 A 27 D 37 A 8 C 18 A 28 A 38 A 9 B 19 D 29 B 39 B 10 B 20 C 30 D 40 D Câu 33: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là A. 0,42. B. 0,60. C. 0,49. D. 0,09. QT ở trạng thái cân bằng DT thì tần số kiểu gen aa = (0,7)2 = 0,49 Đáp án: C Câu 34: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử, trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là AB Ab Ab AB A. và 40 cM. B. và 20 cM. C. và 40 cM. D. và 20 cM. ab aB aB ab Ab Giao tử AB chiếm 20%- đây là giao tử sinh ra do hoán vị gen → kiểu gen của cơ thể này là và tần số aB HVG = 20% x 2 = 40% (40 cM) Đáp án: C AB Câu 36: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai: Dd x ab AB dd , nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ : ab A. 45% B. 33% C. 35% D. 30% xét cặp AB//ab x AB//ab với f=20% => ab//ab = 0,4.0,4=0,16 =>A-B- =M 0,5+0,16 =0,66 xét Dd x dd => D- = 0,5 => A-B-D- = 0,66.0,5=0,33 Đáp án: B Câu 37: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Phân tí ch phả hệ nà y, ngườ i ta rú t ra cá c nhậ n xé t sau: (1). Bệ nh do gen trộ i nằ m trên NST thườ ng quy đị nh. (2). Bệ nh do gen lặ n nằ m trên NST thườ ng quy đị nh. (3). Nhữ ng ngườ i không bị bệ nh trong phả hệ nà y đề u không mang alen gây bệ nh. (4). Có 2 ngườ i trong phả hệ không xá c đị nh chắ c chắ n đượ c kiể u gen là ngườ i số 17 và 20. Trong cá c nhậ n xé t trên, có bao nhiêu nhậ n xé t đú ng? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1