Đề kiểm tra học kỳ I - Sinh học 9 - Mã đề 103

doc 2 trang hoaithuong97 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Sinh học 9 - Mã đề 103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_sinh_hoc_9_ma_de_103.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Sinh học 9 - Mã đề 103

  1. Mã đề 103 PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS Năm học 2020 -2020 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 1 Mã đề 103 I.TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn đáp án đúng nhất A; B;C hoặc D Câu 1. Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nucleotit, điển hình có các dạng sau đây: A. Mất, thêm một cặp nucleotit B. Mất, thay thế một cặp nucleotit C. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit D. Mất, thay thế một cặp A - T Câu 2. Trường hợp nào sau đây thuộc dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? A. Cặp NST số 21 có 3 chiếc B. Một cặp NST có 1 chiếc C. Một đoạn NST bị lặp lại 2 lần D. Toàn bộ các cặp NST đều có 3 chiếc Câu 3. Cấu trúc di truyền nào sau đây là biểu hiện người mắc hội chứng tơcnơ? A. Mang nst XXO B. Mang nst XXY C. Mang nst XO D. Mang nst XYY Câu 4. Khi phân tử ADN nhân đôi 3 lần, số ADN con được tạo ra là A. 6 ADN con B. 15 ADN con C. 8 ADN con D. 12 ADN con. Câu 5. Cấu trúc di truyền nào sau đây là biểu hiện người mắc hội chứng đao? A. 3 NST số 21 B. 3 NST số 12 C. NST số 21 mất đoạn D. NST số 21 thêm đoạn Câu 6. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Thiếu máu hình liềm. B. Claiphentơ C. Ung thư máu D. Đao Câu 7. Các biện pháp nào sau đây để hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người? (1).Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân,vũ khí hóa học (2).Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ. (3).Hạn chế kết hôn hoặc sinh con giữa những người mang gen gây tật, bệnh. (4).Cấm kết hôn những người có quan hệ huyết thống (3 đời) A. (1).(2).(3).(4) B. (2).(3).(4) C. (1).(2).(3) D. (1).(2).(4) Câu 8. Hai con bồ câu, chắc chắn phân biệt con mái hay con trống bằng cách nào sau đây? A. Xét nghiệm tế bào, có cặp NST XX là con trống B. Màu lông đậm là con trống C. Chân to là con trống D. Xét nghiệm tế bào, có cặp NST XY là con trống Câu 9. Một loài 2n = 80NST giảm phân tạo thành 4 tế bào con, số NST mỗi tế bào con là A. 20 B. 24 C. 40 D. 34 Câu 10. Kiểu gen Aabb tạo ra các loại giao tử nào dưới đây ? A. AB;Ab B. AB;Ab;aB; ab C. AB; ab D. Ab;ab Câu 11. Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân của ADN (axit deoxiribonucleic)? A. Guanin B. Ađênin C. Uraxin D. Xitozin. Câu 12. Bệnh câm điếc bẩm sinh ở người do A. đột biến gen lặn B. đột biến cấu trúc NST Trang 1/2
  2. Mã đề 103 C. đột biến gen trội D. thường biến II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 13. (1 điểm) Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ dưới đây: Gen(ADN) -> ARN -> Pr ->Tính trạng Câu 15. (2 điểm) Ở đậu Hà Lan, Hạt vàng (genA), hạt xanh (gen a); Hạt trơn (genB) hạt nhăn(gen b). Một số cơ thể đậu có kiểu gen sau: (1). AaBb (2) aaBB (3) Aabb (4) aabb a. Hãy gọi tên kiểu hình của các kiểu gen trên. b. Cơ thể đậu có kiểu gen nào là thuần chủng? c. Lập sơ đồ lai cho cơ thể đậu có kiểu gen (1) lai với cơ thể có kiểu gen (4). Câu 14. (2 điểm) Quan sát hình vẽ A,B,C,D của một tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân. a. Mỗi hình vẽ đang ở kì nào của giảm phân? Sắp xếp lại theo thứ tự diễn ra của quá trình giảm phân. b.Trình bày diễn biến của NST ở kì sau của quá trình giảm phân I ? Ý nghĩa của kì sau I ? Câu 16. (2 điểm) Ở ruồi giấm 2n= 8 NST. Xét 3 cơ thể ruồi có hiện tượng như sau: Cặp NST I II III IV Cơ thể Ruồi a 2 1 2 2 Ruồi b 2 2 2 3 Ruồi c 4 4 4 4 a) Gọi tên các hiện tượng trên? Nêu cơ chế phát sinh thể đột biến ở ruồi a? b) Bộ NST của ruồi b là bao nhiêu? Hết Duyệt của BGH Người ra đề Trang 2/2