Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh Học

doc 5 trang hoaithuong97 6091
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_9_cap_huyen_mon_thi_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh Học

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: SINH HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu 1 (1,0 điểm). Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt dài. Không dùng phép lai phân tích, làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó. Câu 2 (1,5 đ điểm). a) Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. b) Ở một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng của một cá thể cái, khi xét một cặp gen dị hợp. Sự giảm phân bình thường của tế bào sinh dục chứa các cặp gen dị hợp làm cho loài có 16 loại trứng khác nhau. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu ? Loài đó là loài nào? Cho biết những thuận lợi của loài đó trong nghiên cứu di truyền? Câu 3 (1,5 điểm). a) H·y viÕt tªn cña ph©n tö lµ b¶n sao cña gen cÊu tróc vµ ph©n tö mang ®¬n ph©n cÊu t¹o nªn pr«tªin? b) So s¸nh hai ph©n tö ®ã vÒ cÊu tróc vµ chøc n¨ng. Câu 4 (1,5 điểm). a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào? b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai: 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục. Câu 5 (1,5 điểm). a) Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào? - Bệnh đao. - Bệnh bạch tạng. - Bệnh câm điếc bẩm sinh. b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó? Câu 6 (1,5 điểm). Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F 1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến. a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. b) Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào? Câu 7 (1,5 điểm). a) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường. b) Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau. Hết (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  2. UBND HUYỆN YÊN LẠC HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: Sinh học ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề ) Nội dung Điểm Câu 1 1,0 Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp tử, người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn 0,25 Quy ước gen: A- thân cao, a – thân thấp; B - hạt tròn, b - hạt dài. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 9 : 3: 3: 1 thì các gen phân ly độc lập và cơ 0,25 thể đó có kiểu gen là AaBb. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và cơ 0,25 thể đó có kiểu gen là AB//ab. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 1: 2: 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và 0,25 cơ thể đó có kiểu gen là Ab//aB. Câu 2 1,5đ a. Ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. - Sự trao đổi chéo cromatit của cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 của 0,25 đ giảm phân -> tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST. - Kì sau của giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập – tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau-> tạo ra các loại giao tử khác nhau về 0,25 đ nguồn gốc NST. - Kì sau của giảm phân II: xảy ra sự phân li ngẫu nhiên của các NST 0,25 đ đơn trong cặp NST tương đồng về các tế bào con. b. Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n Theo bài mỗi cặp NST xét một cặp gen dị hợp , nên Số cặp NST = Số cặp gen dị 0,25 hợp Theo bài có 16 loại trứng tạo ra sau giảm phân của TB sinh dục , nên ta có : 2n = 16 = 24 n = 4 là số cặp gen dị hợp 0,25 Số cặp NST = 4 Vậy loài này có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 là ruồi giấm * Những thuận lợi : SGK / 42 0,25 Câu 3. 1,5đ - Tªn cña ph©n tö lµ b¶n sao cña gen cÊu tróc lµ ARN th«ng tin (mARN) 0,25 - Ph©n tö mang ®¬n ph©n cÊu t¹o nªn pr«tªin lµ ARN vËn chuyÓn (tARN). 0,25 b. So s¸nh hai ph©n tö mARN vµ tARN vÒ cÊu tróc vµ chøc n¨ng * Gièng nhau: - §Òu ®­îc cÊu t¹o theo nguyªn t¾c ®a ph©n, gåm nhiÒu ®¬n ph©n lµ c¸c rinuclªotit. 0,25 ChØ cã 1 m¹ch ®¬n.
  3. - §ªu tham gia vµo qu¸ tr×nh tæng hîp pr«tªin. 0,25 * Kh¸c nhau mARN tARN - Ph©n tö dµi h¬n, chØ cã cÊu tróc - Ph©n tö ng¾n h¬n, cã thÓ tù xo¾n 0,25 bËc 1 gåm 1 m¹ch ®¬n. thµnh cÊu tróc bËc cao h¬n cã c¸c thïy trßn. Cã liªn kÕt hi®r«. - Mang c¸c bé 3 m· sao chøa - Mang bé 3 ®èi m·, vËn chuyÓn th«ng tin di truyÒn, truyÒn ®¹t aa 0,25 th«ng tin di truyÒn Câu 4 1,5đ a) - Ở người, nam là giới dị giao tử (XY), nữ là giới đồng giao tử (XX). Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X, còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng 0,25 là 22A + X và 22A + Y (tỷ lệ 1 : 1). - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử XX và phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY và phát 0,25 triển thành con trai. - Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1: 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất 0,25 ngang nhau. - Tỉ lệ 1 nam: 1 nữ chỉ đúng khi: Số lượng cá thể đủ lớn, xác suất thụ tinh giữa tinh trùng mang X và mang Y là ngang nhau. 0,25 b) - Hiện tượng trên gọi là mất cân bằng giới tính. Nguyên nhân sâu xa là do quan niệm trọng nam, khinh nữ của người Trung Quốc và tình trạng chẩn đoán giới 0,25 tính thai nhi trước khi sinh. - Cách khắc phục: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ; nghiêm cấm tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi 0,25 trước sinh với mục đích loại bỏ thai nhi nữ. Câu5 1,5đ b) - Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn 0,25 - Bệnh đao là do đột biến thể dị bội (người có 3 NST thứ 21) 0,25 - Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường 0,25
  4. c) - Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội. 0.25 - Cơ chế: + Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ 0.25 làm mất đi 1 đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen od. + Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình 0.25 thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od. Câu 6. 1,5đ a) * Ta có P: Đỏ x Đỏ F1 xuất hiện cây hoa trắng. Chứng tỏ hoa đỏ là tính trạng trội; hoa trắng là tính trạng lặn. 0,25 * Quy ước: Gen A quy định tính trạng hoa đỏ; a- Hoa trắng - Để F1 xuất hiện cây hoa trắng (aa) thì bố mẹ đều cho giao tử a. Suy ra P 0,25 có kiểu gen Aa. * Sơ đồ lai; P: Aa x Aa G: A; a A; a 0,25 F1: 3 A – (hoa đỏ) : 1 aa (hoa trắng) b) * Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn: - Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ 1/3AA: 2/3 Aa. 0,25 * Khi xảy ra tự thụ phấn: F1: 1/3 (AA x AA) và 2/3 (Aa x Aa) F2: 1/3 AA và 2/3( 1/4AA: 2/4 Aa : 1/4aa) 0,25 - Tỉ lệ kiểu gen: (1/3 + 2/3.1/4)AA + 2/3. 2/4Aa + 2/3.1/4 aa = 3/6AA + 2/6Aa + 1/6 aa. - Tỉ lệ kiểu hình: 5 đỏ : 1 trắng. 0,25 Câu 7. 1,5đ
  5. - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen: M: bình thường m: bệnh máu khó đông - Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó: Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY. 0,25 - Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm M M m GP: X , Y X , X M M M m M m F1: X X , X X , X Y, X Y - Tính xác suất: + 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16 0,25 + 2 con trai bị bệnh (XmY): (1/4)2= 1/16 0,25 + 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm): 1/4.1/4= 0,25 1/16 b. - Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (X mY), còn ở nữ cần đến hai gen 0,25 lặn (thể đồng hợp lặn X mXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ. 0,25 - Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường- NST số 21 có 3 chiếc.