Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Nguyễn Văn Linh

docx 3 trang hoaithuong97 5401
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_nguyen_van_linh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Nguyễn Văn Linh

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÝ – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút; Họ, tên thí sinh: Lớp: Số báo danh: Câu 1 (1đ): - Hạt tải điện trong kim loại là những hạt nào? Vì sao kim loại dẫn điện tốt? - Hãy nêu bản chất dòng điện trong kim loại? Câu 2 (1đ): Hãy phát biểu định luật Ôm đối với toàn mạch? Viết biểu thức của định luật và nêu đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 3 (1đ): Vì sao chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại? Câu 4 (1đ): Hãy cho biết vì sao sẽ rất nguy hiểm nếu hiện tượng đoản mạch xảy ra đối với mạng điện ở gia đình. Biện pháp nào được sử dụng để tránh không xảy ra hiện tượng này? Câu 5 (1đ): Cho một tụ điện như hình bên. Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế 12V thì tụ điện tích được điện tích là bao nhiêu? Câu 6 (1đ): Bạn An cần mạ bạc cho một chiếc huy chương nên bạn lấy một bình điện phân chứa dung dịch AgNo3 và tiến hành mắc mạch như sau: An gắn chiếc huy chương vào cực âm, còn cực dương thì gắn miếng Bạc có khối lượng 10g. Sau đó An nối hai cực của bình điện phân vào một nguồn điện một chiều và đo được cường độ dòng điện chạy qua mạch là 2A. (Cho A = 108 và n = 1) . Hỏi sau thời gian 16 phút 5 giây, khối lượng miếng bạc ở cực dương còn lại bao nhiêu gam? Câu 7 (1,5 đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động là E ξ; r I = 8 V, và điện trở trong r = 1 . Các điện trở mạch ngoài có giá trị là R1 = R2 = R4 8 , R3 = 2 , R4 = 6 . Điện trở dây nối không đáng kể. a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính? R1 R3 b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R3 trong 10 phút và hiệu suất của nguồn điện? R2 Câu 8 (2,5 đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết bộ nguồn gồm 4 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động E = 1,5 V; điện trở trong r = 0,25 . Đèn (6V_3W). R là biến trở có giá trị thay đổi được. Điện trở dây nối không đáng kể. a) Điều chỉnh để R đến giá trị là 2 . Hãy cho biết độ sáng của bóng đèn? 5 b) Điều chỉnh biến trở R đến giá trị bao nhiêu để công suất toả nhiệt trên R là (W)? 9 - HẾT - Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  2. ĐÁP ÁN KHỐI 11 Câu Đáp án Điểm GHI CHÚ 0.25 Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. 0.25 1 Mật độ các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại rất lớn nên kim loại dẫn điện tốt. (1đ) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các 0.5 electron tự do dưới tác dụng của điện trường. 0.5 Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. 2 E (1đ) I = 0.25 RN r I (A); E (V); R (Ω) 0.25 + mật độ các ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron trong 0.25 kim loại, + khối lượng và kích thước các ion lớn hơn cuả electron nên tốc 3 0.25 x 2 độ chuyển động sẽ chậm, (1đ) + môi trường dung dịch rất mất trật tự làm cản trở chuyển động của các ion 0.25 nên chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại. - Hiệu điện thế sử dụng ở gia đình là 220V. Khi đoản mạch xảy ra, 0.5 dòng điện tăng hàng trăm ampe làm dây nóng đỏ dẫn đến cháy nổ. 4 - Để tránh không xảy ra đoản mạch, cần sử dụng cầu chì đúng loại (1đ) 0.5 hoặc cầu dao ngắt mạch tự động khi dòng điện tăng đến một giá trị nào đó chưa gây nguy hiểm. 5 Q = C.U 0.5 (1đ) Thay số đúng Q = 0,0564 (C) 0.25 x 2 m = 1 .A .It 0.25 6 F n 0.25 x2 (1đ) Thay số đúng m = 2,16 g Suy ra khối lượng miếng bạc còn lại là 10 – 2,16 = 7,84g 0.25 a) R12 = 4  0.25 7 R123 = 6  0.25 (1,5đ) RN = 3  0.25
  3. Imc = 2 A 0.25 b) UN = U123 = 6 V; I3 =I123 = 1 A 2 Q3 = R3.I3 .t = 1200 J 0.25 H = 75% 0.25 a) E = 6 V, rb = 1 Ω 0.25 x 2 Rđ = 12 Ω RN = 14 Ω 0.25 Imc = 0,4 A 0.25 8 Iđ < Iđm 0.25 (2,5đ) đèn sáng yếu (mờ) 0.25 2 2 2 b) P = RI = R.Eb /(R+rb) 0.25 5R2 – 194R + 845 = 0 0.25 R = 5Ω v R = 33,8Ω 0.25 x 2 Chú ý: Bài toán có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được trọn số điểm. Sai đơn vị – 0,25đ mỗi bài. Không quá 0,5đ trên toàn bài thi.